Phân biệt Cơ quan Nhà nước và Đơn vị sự nghiệp

Phân biệt Cơ quan Nhà nước và Đơn vị sự nghiệp. Hai khái niệm này đều gắn liền với sự hiện diện của các cơ quan hành chính nhà nước, Cơ quan Nhà nước và Đơn vị sự nghiệp được phân biệt như thế nào? Cùng Hoatieu.vn tìm hiểu qua bài viết sau nhé.

Hiện nay, Cơ quan Nhà nước và Đơn vị sự nghiệp (công lập) là hai khái niệm khá dễ để gây sự nhầm lẫn. Đây không phải là điểu quá ngạc nhiên bởi vì trước đây, hai loại hình cơ quan này có cơ chế tài chính cơ bản là giống nhau, hơn nữa đội ngũ các bộ trong hai loại hình tổ chức này cũng như nhau về chế độ tiền lương, tiền thưởng và các chế độ đãi ngộ. Vậy để xác định rõ hai đơn vị hành chính này có những điểm cụ thể gì khác nhau, mời bạn cùng tham khảo.

Sự khác nhau giữa Cơ quan Nhà nước và Đơn vị sự nghiệp công lập

1. Cơ quan Nhà nước là gì?

Cơ quan Nhà nước là bộ phận cấu thành của bộ máy Nhà nước, là tổ chức (cá nhân) mang quyền lực Nhà nước được thành lập và có thẩm quyền theo quy định của Pháp luật nhằm thực hiện nhiệm vụ và chức năng của Nhà nước.

2. Đơn vị sự nghiệp công lập là gì?

Đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước.

(Khoản 1 Điều 9 Luật Viên chức 2010)

3. Phân biệt Cơ quan Nhà nước và Đơn vị sự nghiệp

Ngoài những đặc điểm giống nhau như: Gắn liền với chức năng quản lý Nhà nước, nguồn thu từ Ngân sách Nhà nước thì hai loại cơ quan này cũng cần được phân biệt bằng:

Cơ quan Nhà nướcĐơn vị sự nghiệp
Ví dụ

Ủy ban Nhân Dân

Tòa Án Nhân Dân

Bệnh viện Công lập

Trường Đại học Công Lập

Đặc điểm

- Mang tính quyền lực Nhà nước;

- Nhân danh Nhà nước để thực thi quyền lực Nhà nước;

- Trong phạm vi thẩm quyền của mình, cơ quan Nhà nước có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật hoặc văn bản áp dụng pháp luật;

- Giám sát thực hiện các văn bản mà mình ban hành;

- Có quyền thực hiện biện pháp cưỡng chế khi cần thiết;

- Thẩm quyền của các cơ quan nhà nước có những giới hạn về không gian (lãnh thổ), về thời gian có hiệu lực, về đối tượng chịu sự tác động. Thẩm quyền của cơ quan phụ thuộc vào địa vị pháp lý của nó trong bộ máy nhà nước. Giới hạn thẩm quyền của cơ quan nhà nước là giới hạn pháp lý vì được pháp luật quy định.

- Mỗi cơ quan nhà nước có hình thức và phương pháp hoạt động riêng do pháp luật quy định.

- Không mang quyền lực nhà nước, không có chức năng quản lý nhà nước như: Xây dựng thể chế, thanh tra, xử lý vi phạm hành chính… Các đơn vị sự nghiệp công lập bình đẳng với các tổ chức, cá nhân trong quan hệ cung cấp dịch vụ công.

- Được thành lập bởi cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định;

- Là bộ phận cấu thành trong tổ chức bộ máy của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội;

- Có tư cách pháp nhân;

- Cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước;

- Viên chức là lực lượng lao động chủ yếu, bảo đảm cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đơn vị.

Phân loại

Căn cứ vào hình thức thực hiện quyền lực:

- Cơ quan quyền lực nhà nước: Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất; HĐND là cơ quan quyền lực ở địa phương;

- Cơ quan hành chính Nhà nước: Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc chính phủ, các UBND cấp tỉnh, huyện và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND.

- Cơ quan tư pháp: Tòa án, Viện kiểm sát;

Căn cứ vào trình tự thành lập:

Cơ quan Nhà nước do dân bầu ra;

Cơ quan Nhà nước không do dân bầu ra.

Căn cứ vào tính chất thẩm quyền:

Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chung;

Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chuyên môn.

Căn cứ vào cấp độ thẩm quyền:

Cơ quan Nhà nước ở Trung ương;

Cơ quan Nhà nước ở địa phương.

Căn cứ vào quyền tự chủ:

- Đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự;

- Đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự .

Căn cứ vào cơ quan

Căn cứ vào vị trí pháp lý:

- Đơn vị thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ;

- Đơn vị thuộc Tổng cục, Cục;

- Đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

- Đơn vị thuộc cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

- Đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Căn cứ vào lĩnh vực:

- Đơn vị hoạt động Y tế;

- Đơn vị hoạt động Giáo dục;

- Đơn vị hoạt động Thông tin báo chí;

- Đơn vị hoạt động Nghiên cứu ứng dụng;

4. Thế nào là đơn vị thuộc và trực thuộc Cơ quan nhà nước?

Đơn vị thuộc và trực thuộc Cơ quan nhà nước là hai khái niệm cơ bản thường được sử dụng trong hệ thống hành chính nhà nước. Nhiều người vẫn thường nhầm lẫn hai đơn vị này là một, nhưng thực chất chúng có những điểm khác biệt quan trọng như sau:

Đơn vị thuộc Cơ quan nhà nướcĐơn vị trực thuộc Cơ quan nhà nước
Khái niệm

Đơn vị thuộc là một bộ phận cấu thành trực tiếp của cơ quan nhà nước cấp trên.

Nó hoạt động dưới sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp và chịu trách nhiệm trước cơ quan cấp trên về mọi hoạt động.

Đơn vị trực thuộc là một đơn vị hành chính nhà nước có quan hệ phụ thuộc với cơ quan nhà nước cấp trên, nhưng không phải là bộ phận cấu thành trực tiếp.

Nó thường có một mức độ tự chủ nhất định trong hoạt động, nhưng vẫn phải tuân thủ các quy định của cơ quan cấp trên.

Mối quan hệMối quan hệ giữa đơn vị thuộc và cơ quan cấp trên là mối quan hệ cấp trên - cấp dưới.Mối quan hệ giữa đơn vị trực thuộc và cơ quan cấp trên là mối quan hệ lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý.
Trách nhiệmTrực tiếp trước cơ quan cấp trênGián tiếp trước cơ quan cấp trên
Ví dụCác vụ, cục, phòng ban trực thuộc các bộ, ngành chính phủ là những ví dụ điển hình cho đơn vị thuộc.Các sở, ban, ngành cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là những ví dụ điển hình cho đơn vị trực thuộc.

5. Thành lập, tổ chức đơn vị sự nghiệp

Phân biệt Cơ quan Nhà nước và Đơn vị sự nghiệp

Việc Thành lập, giải thể đơn vị sự nghiệp được quy định tại Nghị định số 120/2020/NĐ-CP.

Các đơn vị sự nghiệp công lập được thành lập mới phải tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư (trừ trường hợp phải thành lập mới để cung ứng dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu). Riêng đối với đơn vị sự nghiệp công lập thuộc đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm về chi thường xuyên và chi đầu tư, khi thành lập mới phải tự bảo đảm về chi thường xuyên và chi đầu tư.

Về khung số lượng cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập

Cụ thể, đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, số lượng cấp phó của các đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ được bố trí bình quân không quá 03 người trên một đơn vị; các đơn vị khác được thực hiện theo Đề án thành lập (trong trường hợp thành lập mới) hoặc Đề án tự chủ của đơn vị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên: số lượng cấp phó của các đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ được bố trí bình quân không quá 03 người trên một đơn vị; các đơn vị khác được bố trí không quá 03 người.

Đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên, đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên:

Số lượng cấp phó của các đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ được bố trí bình quân không quá 03 người trên một đơn vị.

Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ (bao gồm: Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ cấu tổ chức của Bộ, đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ và đơn vị sự nghiệp công lập ở nước ngoài); (trừ các đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ), đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ quan thuộc Chính phủ (bao gồm cả đơn vị sự nghiệp công lập ở nước ngoài) và đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có từ 20 người làm việc là viên chức trở xuống được bố trí không quá 02 cấp phó; có trên 20 người làm việc là viên chức được bố trí không quá 03 cấp phó.

Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tổng cục và tổ chức tương đương tổng cục thuộc Bộ (Bộ); đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cục, thuộc chi cục thuộc cục thuộc Bộ; đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Văn phòng thuộc Bộ; đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cục thuộc tổng cục thuộc Bộ; đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập; đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (sở); đơn vị sự nghiệp công lập thuộc chi cục và tương đương thuộc sở; đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tổ chức hành chính khác thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (cấp huyện) được bố trí không quá 02 cấp phó.

Hoa Tiêu vừa giúp các bạn tìm hiểu điểm khác nhau giữa Cơ quan Nhà nước và Đơn vị sự nghiệp. Cơ quan Nhà nước có lẽ sẽ dễ hiểu và dễ hình dung hơn với mọi người so với đơn vị sự nghiệp công lập. Điểm khác biệt dễ nắm bắt nhất chính là cơ quan nhà nước mang tính quyền lực nhà nước, thực hiện chức năng quản lý nhà nước (điều tra, thanh tra, xét xử,...) trong khi đơn vị sự nghiệp công lập lại không có tính quyền lực nhà nước và không tham gia vào quản lý nhà nước mà chỉ cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước (ví dụ: Trường học công lập, bệnh viện công,...)

Mời bạn cùng tham khảo thêm các bài viết liên quan tại mảng Hỏi đáp pháp luật trên trang Hoatieu.vn.

Đánh giá bài viết
2 11.787
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm