Theo luật trẻ em, chăm sóc thay thế được hiểu như thế nào?

Theo luật trẻ em, chăm sóc thay thế được hiểu như thế nào? Chăm sóc thay thế là một quyền lợi của trẻ em. Quyền được chăm sóc thay thế được quy định cụ thể trong Luật trẻ em 2016. Vậy chăm sóc thay thế nghĩa là gì? Cùng hoatieu.vn tìm hiểu cụ thể trong bài viết dưới đây.

1. Theo luật trẻ em, chăm sóc thay thế được hiểu như thế nào?

Cụ thể theo khoản 3 điều 4 Luật trẻ em 2016 quy định như sau:

3. Chăm sóc thay thế là việc tổ chức, gia đình, cá nhân nhận trẻ em về chăm sóc, nuôi dưỡng khi trẻ em không còn cha mẹ; trẻ em không được hoặc không thể sống cùng cha đẻ, mẹ đẻ; trẻ em bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa, xung đột vũ trang nhằm bảo đảm sự an toàn và lợi ích tốt nhất của trẻ em.

Có thể thấy chăm sóc thay thế có thể hiểu là việc các chủ thể pháp luật quy định chăm sóc trẻ em khi không có cha mẹ chăm sóc.

Những chủ thể được chăm sóc thay thế trẻ em là cá nhân, gia đình, tổ chức xã hội, người thân thích được thực hiện theo quy định pháp luật.

2. Các trường hợp trẻ em cần chăm sóc thay thế

Theo luật trẻ em, chăm sóc thay thế được hiểu như thế nào?
Theo luật trẻ em, chăm sóc thay thế được hiểu như thế nào?

Theo quy định tại điều 62 Luật trẻ em 2016 về các trường hợp trẻ em cần chăm sóc thay thế như sau:

Điều 62. Các trường hợp trẻ em cần chăm sóc thay thế

1. Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em không nơi nương tựa.

2. Trẻ em không thể sống cùng cha, mẹ vì sự an toàn của trẻ em; cha, mẹ không có khả năng bảo vệ, nuôi dưỡng trẻ em hoặc chính là người xâm hại trẻ em.

3. Trẻ em bị ảnh hưởng của thiên tai, thảm họa, xung đột vũ trang cần được ưu tiên bảo vệ.

4. Trẻ em lánh nạn, tị nạn chưa xác định được cha mẹ.

3. Hình thức chăm sóc thay thế

Cụ thể có bốn hình thức chăm sóc thay thế như sau:

Điều 61. Các hình thức chăm sóc thay thế

1. Chăm sóc thay thế bởi người thân thích.

2. Chăm sóc thay thế bởi cá nhân, gia đình không phải là người thân thích.

3. Chăm sóc thay thế bằng hình thức nhận con nuôi.

Việc nuôi con nuôi được thực hiện theo quy định của pháp luật về nuôi con nuôi.

4. Chăm sóc thay thế tại cơ sở trợ giúp xã hội.

Có thể thấy việc chăm sóc thay thế được ưu tiên đối với người thân thích chăm sóc đối với trẻ em. Sau đó là đối với những cá nhân, gia đình, nhận con nuôi, trợ giúp xã hội không thân thích với trẻ.

4. Trách nhiệm của người nhận chăm sóc thay thế

Người nhận chăm sóc thay thế trẻ cần phải tuân thủ pháp luật về quyền của trẻ em và được pháp luật trao quyền khi nuôi trẻ em mồ côi như sau:

Điều 64. Trách nhiệm và quyền của người nhận chăm sóc thay thế

1. Người nhận chăm sóc thay thế có trách nhiệm sau đây:

a) Bảo đảm Điều kiện để trẻ em được sống an toàn, thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em phù hợp với Điều kiện của người nhận chăm sóc thay thế;

b) Thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú về tình hình sức khỏe thể chất, tinh thần, sự hòa nhập của trẻ em sau 06 tháng kể từ ngày nhận chăm sóc thay thế và hằng năm; trường hợp có vấn đề đột xuất, phát sinh thì phải thông báo kịp thời.

2. Người nhận chăm sóc thay thế có quyền sau đây:

a) Được ưu tiên vay vốn, dạy nghề, hỗ trợ tìm việc làm để ổn định cuộc sống, chăm sóc sức khỏe khi gặp khó khăn;

b) Được hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em theo quy định của pháp luật và được nhận hỗ trợ của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân để thực hiện việc chăm sóc thay thế.

Như vậy đối với việc chăm sóc trẻ em mồ côi thì được pháp luật trao quyền được ưu tiên nhằm để có việc làm ổn định, chăm sóc tốt cho trẻ em. Cùng với đó là được nhận hỗ trợ theo chính sách của nhà nước.

Trên đây là những tìm hiểu của Hoa Tiêu về vấn đề Theo luật trẻ em, chăm sóc thay thế được hiểu như thế nào? Mời bạn đọc tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Hỏi đáp pháp luật chuyên mục Dân sự liên quan.

Đánh giá bài viết
1 96
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm