Mẫu thẻ kho (sổ kho) mới nhất 2024

Mẫu thẻ kho, sổ kho mới nhất năm 2024 quy định như thế nào? Mẫu thẻ kho (sổ kho) đang áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế có khác mẫu thẻ kho (sổ kho) dành cho chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ không? Mời bạn đọc tham khảo các mẫu thẻ kho, sổ kho trong bài viết dưới đây của Hoatieu.vn để tìm mẫu phù hợp với đặc điểm kinh doanh và yêu cầu quản lý của mình.

Hoạt động rà soát, kiểm tra, quản lý hàng hóa trong kho rất quan trọng đối với mọi doanh nghiệp. Làm tốt công tác quản lý kho là một trong những quy trình cần thiết để đạt hiệu quả kinh doanh. Do đó, thẻ kho ra đời và nhanh chóng được ứng dụng phổ biến, giúp quản lý doanh nghiệp xử lý thông tin hàng xuất - nhập - tồn kho. Dưới đây là các mẫu thẻ kho đã được quy định theo văn bản quy phạm pháp luật.

1. Thẻ kho (sổ kho) là gì?

Thẻ kho hay sổ kho là văn bản bảng biểu được sử dụng nhằm phục vụ cho công việc kiểm soát hàng hóa trong kho của một doanh nghiệp. Thông qua thẻ kho (sổ kho), mọi thông tin biến động về hàng hóa, sản phẩm trong kho như thời gian, số lượng xuất kho, nhập kho, tồn kho được thể hiện rõ ràng, cụ thể.

Sử dụng thẻ kho giúp nhân viên kế toán truy soát nhanh chóng biến động hàng hóa trong kho đã được ghi chép lại, dễ dàng nắm chi tiết số lượng hàng tồn kho thực tế, từ đó lên bảng báo cáo chi tiết về chi phí tồn kho, tính toán tổng lợi nhuận theo tháng, theo quý hoặc năm của công ty. Ngoài ra, thẻ kho còn phản ánh chính xác tình hình số lượng hàng hóa thực tế, lượng tồn kho cuối kỳ có trùng khớp với lượng nhập và xuất kho hay không. Áp dụng theo công thức:

Hàng tồn kho = SL tồn kho đầu kỳ (hoặc SL hàng nhập đầu kỳ + SL tồn kho kỳ trước) - SL đã xuất.

Thẻ kho (sổ kho) không phải là loại giấy tờ bắt buộc được các cơ quan thuế, quản lý hành chính hoặc các cơ quan có liên quan đến quản lý hoạt động kinh doanh kiểm tra, cũng không bắt buộc doanh nghiệp phải sử dụng. Nhưng đây là văn bản quan trọng giúp người quản lý kiểm soát và tính toán hiệu quả hoạt động của cơ sở sản xuất, doanh nghiệp.

Nội dung chính của thẻ kho (sổ kho) gồm:

- Phần tiêu đề: tên công ty/doanh nghiệp, địa chỉ.

- Phần thông tin thẻ kho:

+ Ngày lập thẻ, số thẻ, người đại diện lập thẻ.

+ Thông tin hàng hóa: tên sản phẩm, nhãn hiểu, mã sản phẩm (nếu có), thương hiệu, loại  số hiệu.

+ Đơn vị tính (chiếc, cái, met, sợi...)

- Phần bảng biểu số liệu: thể hiện chi tiết nội dung xuất - nhập - tồn kho, thời gian xuất nhập kho thể hiện sự biến động của hàng hóa theo tháng hoặc theo quý.

- Phần thông tin xác nhận: yêu cầu người lập bảng biểu (thủ kho), kế toán trưởng của doanh nghiệp và người đại diện pháp lý của doanh nghiệp ký xác nhận nội dung chính xác, làm căn cứ pháp lý để lưu sổ kho

2. Mẫu số S08-DNN - Thẻ kho (sổ kho) theo Thông tư 133

Mẫu số S08-DNN: Thẻ kho (sổ kho) được ban hành theo Thông tư 133/2016/TT-BTC ngày 26/08/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính hướng dẫn về chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ. Mẫu thẻ kho, sổ kho được dùng để theo dõi việc xuất, nhập kho của đơn vị doanh nghiệp. Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết và tải về mẫu thẻ kho, sổ kho tại đây.

=> Mẫu thẻ kho (sổ kho) theo thông tư 133 áp dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Thẻ kho (sổ kho) theo Thông tư 133

Đơn vị: .....................

Địa chỉ: ....................

Mẫu số S08-DNN
(Ban hành theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC ngày 26/8/2016 của Bộ Tài chính)
THẺ KHO (SỔ KHO)

Người lập thẻ: ...............

Tờ số ..................

- Tên, nhãn hiệu, quy cách vật tư: .........................................................................

- Đơn vị tính: .......................................................................................................

- Mã số: ..............................................................................................................

STTNgày thángSố hiệu chứng từDiến giảiNgày nhập xuấtSố lượngKý xác nhận
của kế toán
NhậpXuấtNhậpXuấtTồn
ABCDEF123G
Cộng cuối kỳxx

- Sổ này có ....trang, đánh từ trang 01 đến trang.......

- Ngày mở sổ: .......

Ngày ... tháng ... năm ...
Người lập biểu
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Người đại diện theo pháp luật
(Ký, họ tên, đóng dấu)

Ghi chú: Đối với trường hợp thuê dịch vụ làm kế toán, làm kế toán trưởng thì phải ghi rõ số Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán, tên đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán.

3. Mẫu thẻ kho (sổ kho) theo Thông tư 200

Mẫu số S12-DN - Thẻ kho (sổ kho) theo Thông tư 200/2014/TT-BTC dùng để theo dõi số lượng nhập, xuất, tồn, kho từng thứ nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá ở từng kho. Làm căn cứ xác định số lượng tồn kho dự trữ vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá và xác định trách nhiệm vật chất của thủ kho.

=> Mẫu thẻ kho (sổ kho) theo Thông tư 200 áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế.

Mẫu thẻ kho (sổ kho) theo Thông tư 200

Đơn vị:……………………

Địa chỉ:…………………..

Mẫu số S12-DN

(Ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC

Ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính)

Thẻ kho (Sổ kho)

Ngày lập thẻ:....................

Tờ số.................................

- Tên, nhãn hiệu, quy cách vật tư:...........................................................................

- Đơn vị tính:............................................................................................................

- Mã số:....................................................................................................................

STTNgày, thángSố hiệu chứng từDiễn giảiNgày nhập, xuấtSố lượngKý xác nhận của kế toán 
NhậpXuấtNhậpXuấtTồn
ABCDEFGHIK
Cộng cuối kỳxx

- Sổ này có ... trang, đánh số từ trang 01 đến trang ...

- Ngày mở sổ: ...

Ngày..... tháng.... năm .......

Người ghi sổ

(Ký, họ tên)

Kế toán trưởng

(Ký, họ tên)

Giám đốc 

(Ký, họ tên, đóng dấu)

Cách ghi thẻ kho (sổ kho) theo Thông tư 200

Thẻ kho là sổ tờ rời. Nếu đóng thành quyển thì gọi là “Sổ kho”. Thẻ tờ rời sau khi dùng xong phải đóng thành quyển. “Sổ kho” hoặc “thẻ kho” sau khi đóng thành quyển phải có chữ ký của giám đốc.

Mỗi thẻ kho dùng cho một thứ vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá cùng nhãn hiệu, quy cách ở cùng một kho. Phòng kế toán lập thẻ và ghi các chỉ tiêu: tên, nhãn hiệu, quy cách, đơn vị tính, mã số vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá sau đó giao cho thủ kho để ghi chép hàng ngày. Hàng ngày thủ kho căn cứ vào Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho ghi vào các cột tương ứng trong thẻ kho. Mỗi chứng từ ghi 1 dòng, cuối ngày tính số tồn kho.

– Cột A: Ghi số thứ tự;

– Cột B: Ghi ngày tháng của Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho;

– Cột C, D: Ghi số hiệu của Phiếu nhập kho hoặc Phiếu xuất kho;

– Cột E: Ghi nội dung của nghiệp vụ kinh tế phát sinh;

– Cột F: Ghi ngày nhập, xuất kho;

– Cột 1: Ghi số lượng nhập kho;

– Cột 2: Ghi số lượng xuất kho;

– Cột 3: Ghi số lượng tồn kho sau mỗi lần nhập, xuất hoặc cuối mỗi ngày.

Theo định kỳ, nhân viên kế toán vật tư xuống kho nhận chứng từ và kiểm tra việc ghi chép Thẻ kho của Thủ kho, sau đó ký xác nhận vào Thẻ kho (Cột G).

Sau mỗi lần kiểm kê phải tiến hành điều chỉnh số liệu trên Thẻ kho cho phù hợp với số liệu thực tế kiểm kê theo chế độ quy định.

Mời bạn đọc đón xem các bài viết hữu ích khác tại mục Biểu mẫu: Thuế - Kế toán - Kiểm toán của Hoatieu.vn

Đánh giá bài viết
54 73.870
0 Bình luận
Sắp xếp theo