Trượt lớp 10 nên làm gì?

Thi trượt lớp 10 thì làm gì? Thi trượt lớp 10 có được thi lại không? Đây là một trong những câu hỏi được rất nhiều thí sinh và phụ huynh quan tâm khi mà kì thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2203-2024 đã chính thức đi được một nửa chặng đường. Vậy nếu không thi đỗ cấp 3 thì phải làm gì hay nếu rớt hết nguyện vọng lớp 10 thì sao? Trong bài viết này Hoatieu sẽ chia sẻ đến bạn đọc một số thông tin hữu ích giúp các bạn nắm được nếu không thi đỗ cấp 3 thì phải làm gì?

Sau khi các trường THPT chính thức công bố điểm chuẩn vào lớp 10 thì sẽ có một số thí sinh không đủ điểm đỗ nguyện vọng 1, thậm chí là trượt hết tất cả các nguyện vọng. Dưới đây là một số ý kiến của các chuyên gia về việc thi trượt lớp 10 thì làm gì để có cái nhìn tích cực hơn về vấn đề này. Mời các em cùng tham khảo.

Thi trượt lớp 10 có được thi lại không?

Theo ông Nguyễn Tiến Đạt, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM, trả lời: "Theo quy định, tuổi vào lớp 10 phải đúng 15 tuổi hoặc phải vừa học xong lớp 9 và tốt nghiệp THCS tại TP.HCM. Tuy nhiên, với những trường hợp năm trước đã thi rớt tuyển sinh lớp 10 thì vẫn có thể được thi lại trong kỳ thi năm nay dưới dạng thí sinh tự do. Với điều kiện, sau khi thi rớt năm vừa rồi, em này chưa nộp hồ sơ để theo học lớp 10 hoặc học nghề ở các loại hình trường khác. Đồng thời, em phải có giấy xác nhận của chính quyền địa phương về việc không vi phạm pháp luật trong thời gian một năm qua. Để nộp hồ sơ, em liên hệ lại trường THCS cũ, nơi em đã học lớp 9 để được hướng dẫn và nộp hồ sơ tại đó".

Không nên quá lo lắng

Trượt lớp 10 trường công dường như là nỗi ám ảnh với bất kỳ học sinh nào. Tuy nhiên, theo các thầy cô, một cách cửa này đóng lại sẽ có cánh cửa khác mở ra và "trong cái rủi biết đâu lại có cái may".

Cô Trần Thuỳ Dương - Hiệu trưởng THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam cho rằng, lớp 10 trường công chỉ là một chặng tiếp theo của quãng đường còn dài phía trước và dù học ở trường nào thì đích đến cuối cùng vẫn là vào đại học hoặc giúp mình chạm tay được tới ước mơ. "Dù học ở trường nào thì chúng ta hãy nhớ rằng chúng ta học như thế nào, có đạt được đích đến cuối cùng mà mình mong muốn hay không mới là quan trọng", cô Dương nói.

Thầy Nguyễn Tùng Lâm (Chủ tịch Hội tâm lý Giáo dục Hà Nội) cũng đưa ra nhiều gợi ý đối với những học sinh không may mắn trượt lớp 10: "Sở dĩ phải tổ chức tuyển sinh là do lượng học sinh vào các trường công lập quá lớn, vì vậy vẫn phải có 1 lượng học sinh học ở các trường ngoài công lập, trung tâm giáo dục thường xuyên để học nghề. Đó là 1 ngã rẽ chúng ta phải tính toán".

Nếu có điều kiện, các học sinh có thể tìm hiểu những trường ngoài công lập, có nhiều trường hiện nay chất lượng dạy rất tốt. Còn điều kiện gia đình khó khăn, học sinh có thể đi học nghề để vừa học vừa làm.

"Các em đừng coi trượt lớp 10 là một thất bại, đó chỉ là một cú vấp ngã trên quãng đường mình đi, khó khăn và buộc mình phải lựa chọn. Nhiều khi trong các rủi lại có cái may, chính điều đó sẽ giúp các em lựa chọn được ngôi trường phù hợp với mình hơn. Quan trọng nhất là phải tìm được môi trường phù hợp với mình để sáng tạo và phát triển. Miễn là mình có lý tưởng ước mơ, bất cứ công việc nào nếu mình làm thành công cũng đều vinh quang như nhau", thầy Lâm chia sẻ.

*Thầy Nguyễn Tùng Lâm và lời khuyên dành cho các em học sinh không may mắn trượt lớp 10 trường công.

Trượt lớp 10 công lập, cửa vẫn rộng - Ảnh 1.

 Học sinh lớp 10 Trung tâm giáo dục thường xuyên Chu Văn An, TP.HCM học môn văn hóa 

Con không đó cấp 3 thì phải làm gì?

Thời điểm này, đã có nhiều tỉnh, thành công bố điểm thi, điểm chuẩn vào các trường Trung học phổ thông công lập. Có những trường điểm rất cao, có những trường điểm rất thấp nhưng cao hay thấp thì học sinh trên địa bàn đó vẫn có nhiều thí sinh không đậu tuyển sinh 10.

Không đậu bởi vì chỉ tiêu các trường công lập chỉ lấy đến ngưỡng đó là đã đủ chỉ tiêu, không đậu vì lực học của các em chưa bằng các bạn của mình, cũng có thể chuyện không đậu vì một nguyên nhân khách quan nào đó.

Rơi vào những hoàn cảnh như vậy, chắc chắn sẽ có nhiều em buồn rầu, mặc cảm trước bạn bè và bản thân mình.

Chính những lúc khó khăn này, phụ huynh cần thiết ở bên cạnh con mình để động viên các em. Trách cứ con, la mắng con cũng chẳng thay đổi được điều gì bởi đó đã là sự thật mà con mình không đạt được.

Hãy nhìn vào thực tế mà định hướng con mình bước tiếp những chặng đường phía trước dù lúc này có thể sẽ đối mặt với những thử thách không hề nhỏ.

Phía trước các em không đậu tuyển sinh 10 công lập vẫn có rất nhiều hướng mở ra. Nếu phụ huynh muốn cho con học tiếp văn hóa thì có thể cho các em vào học các trường dân lập, các trung tâm giáo dục thường xuyên và dạy nghề trên địa bàn.

Trường dân lập có thể chưa phổ biến ở nông thôn nhưng trung tâm giáo dục thường xuyên và dạy nghề thì huyện nào cũng có.

Vào đây, các em cũng vẫn được học các môn văn hóa bình thường như các trường công lập. Cơ hội vào đại học cũng không hề thua kém các trường trung học phổ thông công lập nếu các em xác định rõ mục tiêu ngay từ khi vào học.

Thực tế, với việc học hiện nay thì học ở nhà trường cũng chỉ là một phần, phần còn lại là sự chủ động học tập, nghiên cứu bài vở ở nhà và học thêm ở nhà thầy, nhà cô. Nên khoảng cách giữa 2 hệ đào tạo này không phải là quá lớn.

Một hướng đi khác nữa là các em vừa học văn hóa, vừa học nghề tại các trường cao đẳng nghề.

Ngày 7/3/2019 vừa qua, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 07/2019/TT-BLĐTBXH với rất nhiều điểm mới, tạo điều kiện cho các trường cao đẳng, trung cấp tuyển sinh và cơ hội cho người học.

Học sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở có nguyện vọng học trình độ cao đẳng cũng có thể đăng ký dự tuyển. Tuy nhiên, các đối tượng này trong quá trình học phải hoàn thiện chương trình văn hóa trung học phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Như vậy, sau 3 năm thì các thí sinh không đậu tuyển sinh 10 hôm nay vừa hoàn thiện chương trình học trung học phổ thông vừa có bằng cao đẳng nghề. Việc học “2 trong 1” như thế này rõ ràng mở ra nhiều điểm nhấn thuận lợi cho thí sinh lựa chọn nghề nghiệp của mình.

Nếu không muốn học văn hóa thì có thể các em sẽ chọn một nghề để học và xác định cuộc đời mình sẽ gắn bó với nghề mình học.

Trong khoảng thời gian 3 năm các bạn của mình học văn hóa cấp trung học phổ thông thì những em rớt tuyển sinh hôm nay sẽ học được một nghề vững vàng. Các em sẽ vào đời sớm hơn để kiếm sống và tự lo cho bản thân mình.

Thực tế những năm qua có một điều tréo ngoe là nhiều cử nhân đại học, thậm chí là tốt nghiệp cao học vẫn phải cất bằng chuyên môn của mình để đi học nghề vì không xin được việc làm mà mình đã học.

Lúc ấy, những cử nhân, những thạc sỹ lại phải làm lại từ đầu mà đáng lẽ ra đã làm từ 4-6 năm trước.

Xét đến cùng, tương lai của mỗi con người là kiếm được một nghề nghiệp ổn định để đem lại thu nhập nhằm nuôi sống bản thân và gia đình mình.

Việc phân luồng thí sinh là cần thiết để đảm bảo cơ cấu nghề nghiệp trong xã hội. Chính vì thế, việc thí sinh không đậu tuyển sinh 10 không phải là kết thúc quá trình học của mình. Nhiều cơ hội, nhiều cánh cửa mới sẽ được mở ra cho các em lựa chọn.

Với rất nhiều chính sách ưu đãi cho học nghề hiện nay, có rất nhiều ngành nghề đang cần những người thợ giỏi thì việc học nghề là một xu thế tất yếu.

Bởi, ai cũng muốn làm thầy thì ai sẽ làm thợ? Làm thợ mà có công việc, thu nhập ổn định sớm sẽ tốt hơn rất nhiều cử nhân ra trường lay lắt đi tìm công việc từ năm này qua năm khác.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
21 25.862
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm