Giáo án dạy thêm Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo cả năm

Tải về

Tải giáo dạy thêm Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo miễn phí

Giáo án dạy thêm Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo được Hoatieu chia sẻ trong bài viết sau đây là mẫu giáo án dạy thêm môn Văn lớp 7 của bộ sách Chân trời sáng tạo được trình bày ở dạng file word rất thuận tiện cho các thầy cô trong việc biên soạn và chỉnh sửa. Sau đây là nội dung chi tiết mẫu giáo án dạy thêm Văn 7 Chân trời sáng tạo kì 1, kì 2, mời các thầy cô cùng tham khảo.

Lưu ý: Hiện giáo án buổi 2 Ngữ văn 7 CTST kì 1 vẫn chưa đủ hết. Hoatieu sẽ cập nhật các nội dung còn lại trong thời gian sớm nhất.

Giáo án buổi 2 Ngữ văn 7 CTST kì 1

Bài 1:

ÔN TẬP. TIẾNG NÓI VẠN VẬT

(THƠ BỐN CHỮ, NĂM CHỮ)

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Ôn tập các đơn vị kiến thức của bài học 1 Tiếng nói vạn vật (thơ bốn chữ, năm chữ):

- Ôn tập một số đặc điểm hình thức (vần, nhịp, biện pháp tu từ), nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa,...) của bài thơ bốn chữ, năm chữ.

- Ôn tập các kiến thức về tiếng Việt để giải quyết các bài tập thực hành về tiếng Việt: Nhận biết và chỉ ra được tác dụng của phó từ; sử dụng phó từ để mở rộng câu

- Ôn tập cách viết và thực hành viết được một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ; một đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ.

2. Năng lực:

+ Năng lực chung: Tự chủ và tự học; giải quyết vấn đề và sáng tạo

+ Năng lực chuyên môn: Năng lực ngôn ngữ (đọc – viết – nói và nghe); năng lực văn học.

3. Phẩm chất:

- Cảm nhận và yêu vẻ đẹp của thiên nhiên.

- Trân trọng những tình cảm đẹp đối với thiên nhiên, quê hương, đất nước. Có nhiều hành động tích cực bảo vệ môi trường thiên nhiên.

- Có ý thức ôn tập nghiêm túc.

B. PHƯƠNG TIỆN VÀ HỌC LIỆU

1. Học liệu:

- Tham khảo SGV, SGK, SBT Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo, tập 1,

- Tài liệu ôn tập bài học.

2. Thiết bị và phương tiện:

- Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu có liên quan đến bài học.

- Sử dụng ngôn ngữ trong sáng, lành mạnh.

- Sử dụng máy chiếu/tivi kết nối wifi

C. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC

- Phương pháp: Thảo luận nhóm,động não, dạy học giải quyết vấn đề, thuyết trình, đàm thoại gợi mở, dạy học hợp tác... .

- Kĩ thuật: Sơ đồ tư duy, phòng tranh, chia nhóm, đặt câu hỏi, khăn trải bàn,...

D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ

BUỔI 1

HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG

1. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút sự chú ý của HS vào việc thực hiện nhiệm việc học tập.

2. Nội dung hoạt động: HS chia sẻ suy nghĩ

3. Sản phẩm: Những suy nghĩ, chia sẻ của HS.

4. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

Báo cáo sản phẩm dạy học dự án mà GV đã giao sau khi học xong bài 1 buổi sáng:

- Nhóm 1, 2: Nhóm Phóng viên:

Yêu cầu: Làm video giới thiệu tác giả và tác phẩm có trong bài học 1, ví dụ:

+ Trần Hữu Thung và những bài thơ về đồng quê.

+Lời thì thầm của tự nhiên trong các văn bản “Lời của cây”, “Sang thu”, “Chim chiền chiện”.

(Có thể tưởng tượng ra cuộc gặp gỡ giữa nhà văn với phóng viên và tiến hành cuộc phỏng vấn).

- Nhóm 3, 4: Nhóm Hoạ sĩ (PP phòng tranh)

Yêu cầu:

+ Cách 1: Chọn 1 văn bản và vẽ các bức tranh minh hoạ nội dung của văn bản đó.

+ Cách 2: Triển lãm phòng tranh các bức tranh vẽ minh hoạ nội dung các văn bản đã học của bài 1.

(Nhiệm vụ các nhóm đã được giao trước một tuần sau tiết học buổi sáng)

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

Các nhóm lần lượt báo cáo sản phẩm dự án của nhóm.

GV khích lệ, động viên.

Bước 3: Báo cáo sản phẩm học tập:

Các nhóm nhận xét sản phẩm của nhóm bạn sau khi nhóm bạn báo cáo.

Bước 4: Đánh giá, nhận xét

- GV nhận xét, khen và biểu dương các nhóm có sản phẩm tốt.

- GV giới thiệu nội dung ôn tập bài 1:

KĨ NĂNG

NỘI DUNG CỤ THỂ

Đọc hiểu văn bản

Đọc hiểu văn bản:

+ Văn bản 1: Lời của cây (Trần Hữu Thung)

+ Văn bản 2: Sang thu (Hữu Thỉnh)

Thực hành đọc hiểu:

+ Ông Một (Vũ Hùng)

+ Con chim chiền chiện (Huy Cận)

Thực hành Tiếng Việt: Đặc điểm và chức năng của phó từ.

Viết

Viết: Làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ; viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ.

Nghe

Nói và nghe: Nghe và tóm tắt ý chính do người khác trình bày.

......................

Giáo án buổi 2 Ngữ văn 7 CTST kì 2

BUỔI 1-2: BÀI 6. BÀI HỌC CUỘC SỐNG

ÔN TẬP VĂN HỌC DÂN GIAN:TRUYỆN NGỤ NGÔN;TỤC NGỮ

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Năng lực

+ Ôn tập các đơn vị kiến thức của bài học (Chủ đề bài 6):

- Củng cố một số yếu tố của truyện ngụ ngôn: đề tài, tình huống, cốt truyện, nhân vật, chủ đề.

- Nhận biết được một số yếu tố của tục ngữ: số lượng câu, chữ; vần

2. Phẩm chất:

- Có ý thức học hỏi kinh nghiệm, trí tuệ của dần gian hay cùa người xưa để rèn các đức tính: khiêm tốn, cẩn trọng, kiên trì, nhân nghĩa, có trách nhiệm

- Hoàn thiện nhân cách, hướng đến lối sống tích cực.

- Có ý thức ôn tập nghiêm túc.

B. NỘI DUNG ÔN TẬP

I. Củng cố tri thức ngữ văn ở bài 6.

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

1.Nhắc lại những kiến thức về truyện ngụ ngôn, tục ngữ

2.Nêu ý nghĩa những bài học rút ra từ những câu chuyện ngụ ngôn mà em đã học?

3.Giải nghĩa 1 số câu tục ngữ?

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

– HS hoạt động cá nhân

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trình bày sản phẩm thảo luận:

1.*Truyện ngụ ngôn (+ Ngụ: Hàm chứa ý kín đáo; Ngôn: Lời nói-> Ngụ ngôn là lời nói có ngụ ý, tức lời nói có ý kín đáo để người đọc, người nghe tự suy ra mà hiểu)

+ Khái niệm: là hình thức tự sự cỡ nhỏ, trình bày những bài học đạo lí và kinh nghiệm sống, thường sử dụng lối diễn đạt ám chỉ, ngụ ý, bóng gió.

+ Đặc điểm:

- Ngắn gọn, được viết bằng thơ hoặc văn xuôi.

- Nhân vật: con người hoặc con vật, đồ vật được nhân hóa.

- Nội dung: nêu lên những tư tưởng, đạo lí hay bài học cuộc sống

* Tục ngữ

+Khái niệm:là những câu ngắn gọn, nhịp nhàng, cân đối, thường có vần, có điệu, đúc kết nhận thức về tự nhiên và xã hội, kinh nghiệm về đạo đức và ứng xử trong đời sống.

- Về hình thức

+Tục ngữ thường ngắn gọn, cô đúc.

+Có vần điệu; nhịp nhàng, cần đối.

+Hoàn chỉnh về ngữ pháp (đủ CN và VN).

+ Dễ thuộc dễ nhớ

- Về nội dung

+ Tục ngữ thường đúc kết kinh nghiệm về tự nhiên, về lao động sản xuất, về ứng xử trong cuộc sống

- Giá trị:Tục ngữ là “Túi khôn” của nhân dân; là trí tuệ của xã hội được lưu truyền và sử dụng phổ biến trong đời sống

2. Bài học từ 1 số truyện ngụ ngôn:

+ Đẽo cày giũa đường:

- Ý nghĩa: Mượn câu chuyện về người thợ mộc để ám chỉ những người thiếu chủ kiến khi làm việc và không suy xét kĩ khi nghe người khác góp ý.

- Bài học:

+Cần phải tự tin, có chính kiến khi làm bất cứ việc gì.

+ Trong cuộc sống luôn có rất nhiều ý kiến trái chiều, chín người mười ý, vì thế chúng ta cần biết lắng nghe và chọn lọc để biết đâu là lời khuyên phù hợp và đâu là lời khuyên không hữu ích, cần phải loại bỏ để tránh những hậu quả đáng tiếc

+ Ếch ngồi đáy giếng

- Ý nghĩa: Ngụ ý phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp mà lại huyênh hoang.Khuyên nhủ chúng ta phải mở rộng tầm hiểu biết, không chủ quan, kiêu ngạo.

- Bài học

+ Môi trường sống có ảnh hưởng đến suy nghĩa, cảm xúc và tính cách của mỗi cá nhân.

+ Cần khiêm tốn, tế nghị, có tinh thần học hỏi khi giao tiếp.

+ Biết nhận lỗi và sửa lỗi, không nên dấu dốt

.....................

Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết hữu ích khác tại mục Dành cho giáo viên thuộc chuyên mục Tài liệu nhé.

Đánh giá bài viết
1 2.212
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm