Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 12 có đáp án
Hoatieu xin chia sẻ một số Đề kiểm tra giữa kì 2 Sinh học 12 có đáp án và hướng dẫn giải chi tiết nhất. Mời các bạn tham khảo.
Mẫu đề thi giữa kỳ 2 lớp 12 môn Sinh học được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm có lời giải phù hợp với các hình thức đề kiểm tra hiện nay, giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp.
Đề thi Sinh học 12 giữa kỳ 2
1. Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 12
Câu 1: Khoảng thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể tính từ lúc cá thể được sinh ra cho đến khi nó chết dogià được gọi là:
A. tuổi sinh thái.
B. tuổi sinh lí.
C. tuổi trung bình.
D. tuổi quần thể.
Câu 2: Tuổi quần thể là:
A. tuổi thọ trung bình của cá thể.
B. tuổi bình quân của các cá thể trong quần thể.
C. thời gian sống thực tế của cá thể.
D. thời gian quần thể tồn tại ở sinh cảnh.
Câu 3: Ý nghĩa sinh thái của kiểu phân bố đồng đều của các cá thể trong quần thể là:
A. làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể.
B. làm tăng khả năng chống chịu của các cá thể trước các điều kiện bất lợi của môi trường.
C. duy trì mật độ hợp lí của quần thể.
D. tạo sự cân bằng về tỉ lệ sinh sản và tỉ lệ tử vong của quần thể.
Câu 4: Kiểu phân bố ngẫu nhiên có ý nghĩa sinh thái là:
A. tận dụng nguồn sống thuận lợi.
B. phát huy hiệu quả hỗ trợ cùng loài.
C. giảm cạnh tranh cùng loài.
D. hỗ trợ cùng loài và giảm cạnh tranh cùng loài.
Câu 5: Mật độ của quần thể là:
A. số lượng cá thể trung bình của quần thể được xác định trong một khoảng thời gian xác định nào đó.
B. số lượng cá thể cao nhất ở một thời điểm xác định nào đó trong một đơn vị diện tích nào đó của quần tể.
C. khối lượng sinh vật thấp nhất ở một thời điểm xác định trong một đơn vị thể tích của quần thể.
D. số lượng cá thể có trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể.
Câu 6: Nếu nguồn sống không bị giới hạn, đồ thị tăng trưởng của quần thể ở dạng:
A. tăng dần đều.
B. đường cong chữ J.
C. đường cong chữ S.
D. giảm dần đều.
Câu 7: Phần lớn quần thể sinh vật trong tự nhiên tăng trưởng theo dạng:
A. tăng dần đều.
B. đường cong chữ J.
C. đường cong chữ S.
D. giảm dần đều.
Câu 8: Kích thước của một quần thể không phải là:
A. tổng số cá thể của nó.
B. tổng sinh khối của nó.
C. năng lượng tích luỹ trong nó.
D. kích thước nơi nó sống.
Câu 9: Mật độ cá thể của quần thể có ảnh hưởng tới:
A. khối lượng nguồn sống trong môi trường phân bố của quần thể.
B. mức độ sử dụng nguồn sống, khả năng sinh sản và tử vong của quần thể.
C. hình thức khai thác nguồn sống của quần thể.
D. tập tính sống bầy đàn và hình thức di cư của các cá thể trng quần thể.
Câu 10: Các cực trị của kích thước quần thể là gì?
1. Kích thước tối thiểu.
2. Kích thước tối đa.
3. Kích thước trung bình.
4. Kích thước vừa phải.
Phương án đúng là:
A. 1, 2, 3.
B. 1, 2.
C. 2, 3, 4.
D. 3, 4.
Câu 11: Kích thước của quần thể sinh vật là:
A. số lượng cá thể hoặc khối lượng sinh vật hoặc năng lượng tích luỹ trong các cá thể của quần thể.
B. độ lớn của khoảng không gian mà quần thể đó phân bố.
C. thành phần các kiểu gen biểu hiện thành cấu trúc di truyền của quần thể.
D. tương quan tỉ lệ giữa tỉ lệ tử vong với tỉ lệ sinh sản biểu thị tốc độ sinh trưởng của quần thể.
Câu 12: Khi số lượng cá thể của quần thể ở mức cao nhất để quần thể có khả năng duy trì phù hợp nguồn sống thì gọi là:
A. kích thước tối thiểu.
B. kích thước tối đa.
C. kích thước bất ổn.
D. kích thước phát tán.
Câu 13: Quần thể dễ có khả năng suy vong khi kích thước của nó đạt:
A. dưới mức tối thiểu.
B. mức tối đa.
C. mức tối thiểu.
D. mức cân bằng
Câu 14: Một quần thể như thế nào là quần thể không sinh trưởng nhanh?
A. Trong quần thể có nhiều cá thể ở tuổi trước sinh sản hơn cá thể sinh sản.
B. Trong quần thể có kiểu phân bố tập trung.
C. Quần thể gần đạt sức chứa tối đa.
D. Quần thể có nhiều cá thể ở tuổi sau sinh sản hơn cá thể sinh sản.
Câu 15: Thay đổi làm tăng hay giảm kích thước quần thể được gọi là
A. biến động kích thước.
B. biến động di truyền.
C. biến động số lượng.
D. biến động cấu trúc.
Câu 16: Các dạng biến động số lượng?
1. Biến động không theo chu kì.
2. Biến động the chu kì.
3. Biến động đột ngột (do sự cố môi trường)
4. Biến động theo mùa vụ.
Phương án đúng là:
A. 1, 2.
B. 1, 3, 4.
C. 2, 3.
D. 2, 3, 4.
Câu 17: Phát biểu nào dưới đây là không đúng:
A. Quá trình tự sao chép của ADN là cơ sở phân tử của sự di truyền và sinh sản, đảm bảo cho sự sống sinh sôi, nảy nở và duy trì liên tục
B. Tự điều chỉnh là khả năng tự động duy trì và giữ vững sự ổn định về thành phần và tính chất
C. ADN có khả năng tự sao đúng mẫu của nó, do đó cấu trúc của ADN luôn luôn duy trì được tính đặc trưng, ổn định và bền vững qua các thế hệ
D. Cơ sở phân tử của sự tiến hoá là quá trình tích luỹ thông tin di truyền. Cấu trúc của ADN ngày càng phức tạp hơn và biến hoá đa dạng hơn so với nguyên mẫu
Câu 18: Quan niệm hiện đại xem sự phát sinh sự sống là quá trình tiến hoá của các hợp chất của ..... (N: axit nuclêic, P: prôtêin, C: carbon) dẫn tới sự hình thành tương tác giữa các đại phân tử ..... (H: vô cơ và hữu cơ, P: prôtêin, N: axit nuclêic, PN: prôtêin và axit nuclêic) có khả năng ..... (S: sinh trưởng, sinh sản và cảm ứng, V: vận động, sinh trưởng và cảm ứng, T: tự nhân đôi, tự đổi mới).
A. C, PN, T
B. N, H, S
C. P, P, V
D. C, N, T
Câu 19: Hai quần thể được phân hoá từ một quần thể ban đầu sẽ trở thành hai loài khác nhau khi giữa chúng xuất hiện dạng cách li
A. tập tính.
B. không gian.
C. sinh sản.
D. địa lí.
Câu 20: Trong giai đoạn tiến hoá hoá học đã có:
A. Hình thành mầm mống những cơ thể đầu tiên
B. Tạo thành các côaxecva
C. Xuất hiện các enzim
D. Tổng hợp những chất hữu cơ từ những chất vô cơ theo phương thức hoá học
Câu 21: Trong khí quyển nguyên thuỷ của quả đất chưa có:
A. Mêtan (CH4) và amôniac (NH3)
B. Oxy (O2) và nitơ (N2)
C. Xianôgen (C2N2)
D. Hơi nước (H2O)
Câu 22: Giai đoạn tiến hoá hoá học từ các chất vô cơ đã hình thành các chất hữu cơ đơn giản rồi phức tạp là nhờ:
A. Sự xuất hiện của cơ chế tự sao chép
B. Tác động của các enzim và nhiệt độ
C. Tác dụng của các nguồn năng lượng tự nhiên (bức xạ nhiệt, tia tử ngoại, ...)
D. Do các cơn mưa kéo dài hàng ngàn năm
Câu 23: Phát biểu nào dưới đây là không đúng về các sự kiện xảy ra trong giai đoạn tiến hoá hoá học:
A. Có sự tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ theo phương thức hoá học
B. Trong khí quyển nguyên thuỷ của quả đất chưa có O2 và N2
C. Do tác dụng của các nguồn năng lượng tự nhiên mà từ các chất vô cơ hình thành nên những hợp chất hữu cơ đơn giản đến phức tạp như axit amin, nuclêôtit
D. Quá trình hình thành các chất hữu cơ bằng con đường hoá học mới chỉ là giả thiết chưa được chứng minh bằng thực nghiệm
Câu 24: Sự kiện nào dưới đây không phải là sự kiện nổi bật trong giai đoạn tiến hoá tiền sinh học:
A. Sự xuất hiện các enzim
B. Hình thành các chất hữu cơ phức tạp prôtêin và axit nuclêic
C. Sự tạo thành các côaxecva
D. Sự hình thành màng
Câu 25: Giả sử trong cùng một cánh đồng rau, quần thể côn trùng thuộc loài A lại chỉ sống trên cây rau cải xanh, còn quần thể khác cũng thuộc loài côn trùng A lại thích nghi sống trên cây bắp cải. Giữa hai quần thể này đã có sự
A. Cách li sinh sản
B. Cách li di truyền
C. Cách li sau hợp tử
D. Cách li thời gian
Câu 26: Theo quan điểm hiện đại, nguyên liệu thứ cấp của quá trình tiến hóa là
A. du nhập gen.
B. chọn lọc tự nhiên.
C. giao phối ngẫu nhiên.
D. đột biến.
Câu 27: Hiện tượng nào sau đây là biểu hiện của mối quan hệ hỗ trợ cùng loài?
A. Động vật cùng loài ăn thịt lẫn nhau.
B. Tỉa thưa tự nhiên ở thực vật.
C. Cá mập con khi mới nở, sử dụng trứng chưa nở làm thức ăn.
D. Các cây thông mọc gần nhau, có rễ nối liền nhau.
Câu 28: Khi nói về chọn lọc tự nhiên theo quan niệm hiện đại, phát biểu nào sau đây sai?
A. Kết quả của chọn lọc tự nhiên dẫn đến hình thành các quần thể có nhiều cá thể mang các kiểu gen quy định các đặc điểm thích nghi.
B. Chọn lọc tự nhiên chống lại alen trội thường làm thay đổi tần số alen chậm hơn chọn lọc chống alen lặn.
C. Khi môi trường thay đổi theo một hướng xác định thì chọn lọc tự nhiên sẽ làm biến đổi tần số alen theo một hướng xác định.
D. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm biến đổi tần số alen của quần thể.
Câu 29: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về hoá thạch?
(1) Hoá thạch là di tích của các sinh vật để lại trong các lớp đất đá của vỏ Trái Đất.
(1) Xác của các sinh vật được bảo quản nguyên vẹn trong các lớp băng hoặc trong các lớp hổ phách được coi là một dạng hoá thạch.
(3) Hoá thạch cung cấp cho chúng ta những bằng chứng gián tiếp về lịch sử tiến hoá của sinh giới.
(4) Tuổi hoá thạch có thể được xác định bằng phân tích các đồng vị phóng xạ có trong hoá thạch hoặc đồng vị phóng xạ có trong các lớp đất đá chứa hoá thạch.
A. 2.
B. 3.
C. 1.
D. 4.
Câu 30: Nếu hai quần thể của cùng một loài sống trong cùng một khu vực địa lí nhưng ở hai ổ sinh thái khác nhau thì sau một thời gian cũng có thể dẫn đến cách li sinh sản và hình thành loài mới. Đây là con đường hình thành loài
A. nhờ cơ chế lai xa và đa bội hoá.
B. khác khu vực địa lí.
C. bằng cách li tập tính.
D. bằng cách li sinh thái.
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
B | B | A | A | D | B | C | D | B | B |
11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
A | B | A | A | C | A | C | A | C | D |
21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 |
B | C | D | B | A | B | D | B | B | D |
2. Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 12
Câu 1: Để xác định quan hệ họ hàng giữa các loài sinh vật người ta không dựa vào
A. bằng chứng sinh học phân tử.
B. cơ quan tương đồng.
C. bằng chứng phôi sinh học.
D. cơ quan tương tự.
Câu 2: Giả sử trong cùng một cánh đồng rau, quần thể côn trùng thuộc loài A lại chỉ sống trên cây rau cải xanh, còn quần thể khác cũng thuộc loài côn trùng A lại thích nghi sống trên cây bắp cải. Giữa hai quần thể này đã có sự
A. Cách li sinh sản
B. Cách li di truyền
C. Cách li sau hợp tử
D. Cách li thời gian
Câu 3: Theo quan điểm hiện đại, nguyên liệu thứ cấp của quá trình tiến hóa là
A. du nhập gen.
B. chọn lọc tự nhiên.
C. giao phối ngẫu nhiên.
D. đột biến.
Câu 4: Đặc trưng nào sau đây không phải là đặc trưng của quần thể?
A. Kích thước quần thể.
B. Đa dạng về thành phần loài.
C. Sự phân bố cá thể.
D. Mật độ cá thể.
Câu 5: Căn cứ vào những biến cố lớn về địa chất, khí hậu và các hóa thạch điển hình, người ta đã chia lịch sử phát triển sự sống thành các đại:
A. Cổ sinh, Tiền Cambri, Trung sinh, Tân sinh.
B. Tân sinh, Trung sinh, Thái cổ, Nguyên sinh, Cổ sinh.
C. Cổ sinh, Nguyên sinh, Trung sinh, Tân sinh.
D. Nguyên sinh, Tiền Cambri, Trung sinh, Tân sinh.
Câu 6: Đối với quá trình tiến hóa, đột biến gen có vai trò:
A. Tạo ra các alen mới.
B. Phát tán đột biến trong quần thể.
C. Định hướng quá trình tiến hóa.
D. Cùng với chọn lọc tự nhiên làm tăng tần số các alen trội có hại trong quần thể.
Câu 7: Hiện tượng nào sau đây là biểu hiện của mối quan hệ hỗ trợ cùng loài?
A. Động vật cùng loài ăn thịt lẫn nhau.
B. Tỉa thưa tự nhiên ở thực vật.
C. Cá mập con khi mới nở, sử dụng trứng chưa nở làm thức ăn.
D. Các cây thông mọc gần nhau, có rễ nối liền nhau.
Câu 8: Có bao nhiêu nhận định sau đây không đúng theo quan điểm của học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại?
(1) Các cơ chế cách li là nhân tố tiến hóa đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình tiến hóa hình thành loài, giúp bảo toàn đặc điểm riêng cho mỗi loài.
(2) Các quần thể cùng loài sống ở các điều kiện địa lí khác nhau, chọn lọc tự nhiên sẽ làm thay đổi tần số alen của các quần thể đó theo những hướng khác nhau.
(3) Sự sai khác về vốn gen giữa các quần thể cách li địa lí, đến một lúc nào đó có thể xuất hiện sự cách li sinh sản như cách li tập tính, cách li mùa vụ... làm xuất hiện loài mới.
(4) Khi một nhóm sinh vật tiên phong di cư tới đảo mới, điều kiện sống mới và sự cách li tương đối về mặt địa lí dễ dàng biến quần thể nhập cư thành một loài mới sau một thời gian tiến hóa.
(5) Nếu kích thước quần thể quá nhỏ thì tần số alen có thể bị thay đổi hoàn toàn do yếu tố ngẫu nhiên.
A. 1
B. 1, 2, 3
C. 3, 4, 5
D. 1, 2, 5
Câu 9: Điểm đáng chú ý nhất trong đại Tân sinh là
A. Phồn thịnh của cây hạt kín, sâu bọ, chim, thú và người.
B. Phát triển ưu thế của hạt trần, bò sát.
C. Phát triển ưu thế của cây hạt trần, chim, thú.
D. Chinh phục đất liền của thực vật và động vật.
Câu 10: Mật độ cá thể của quần thể sinh vật là
A. Tỉ lệ đực và cái trong quần thể.
B. Tỉ lệ các nhóm tuổi trong quần thể.
C. Số lượng cá thể có trong quần thể.
D. Số lượng cá thể sinh vật sống trên một đơn vị diện tích hay thể tích.
Câu 11: Sự cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài sẽ làm
A. suy thoái quần thể do các cá thể cùng loài tiêu diệt lẫn nhau.
B. tăng mật độ cá thể của quần thể, khai thác tối đa nguồn sống của môi trường.
C. tăng số lượng cá thể của quần thể, tăng cường hiệu quả nhóm.
D. giảm số lượng cá thể của quần thể đảm bảo cho số lượng cá thể của quần thể tương ứng với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.
Câu 12: Khi nói về quá trình hình thành loài mới, những phát biểu nào sau đây là đúng?
(1) Cách li tập tính và cách li sinh thái có thể dẫn đến hình thành loài mới.
(2) Cách li địa lí sẽ tạo ra các kiểu gen mới trong quần thể dẫn đến hình thành loài mới.
(3) Cách li địa lí luôn dẫn đến hình thành loài mới.
(4) Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hoá thường gặp ở động vật.
(5) Hình thành loài bằng cách li địa lí xảy ra một cách chậm chạp, qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp.
(6) Cách li địa lí luôn dẫn đến hình thành cách li sinh sản.
A. (1), (5).
B. (2), (4).
C. (3), (4).
D. (3), (5).
Câu 13: Câu nào dưới đây nói về vai trò của sự cách li địa lí trong quá trình thành loài là đúng nhất?
A. Cách li địa lí luôn dẫn tới cách li sinh sản.
B. Môi trường địa lí khác nhau là nguyên nhân chính dẫn đến hình thành loài mới.
C. Cách li địa lí có vai trò duy trì sự khác biệt về vốn gen giữa các quần thể.
D. Không có sự cách li địa lí thì không thể hình thành loài mới.
Câu 14: Nghiên cứu cấu trúc tuổi của 3 quần thể cá A, B và C, kết quả được biểu diễn bằng các biểu đồ sau đây: (Ghi chú: 1. Số lượng cá thể; 2. Tuổi)
Quần thể cá nào bị đánh bắt quá mức, nếu cứ tiếp tục khai thác sẽ bị suy kiệt và diệt vong
A. Quần thể C.
B. Cả A và B.
C. Quần thể A.
D. Quần thể B.
Câu 15: Khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian được gọi là
A. ổ sinh thái.
B. giới hạn sinh thái.
C. môi trường.
D. sinh cảnh.
Câu 16: Bằng chứng sinh học phân tử chứng minh mọi sinh vật trên trái đất có chung một nguồn gốc là:
1. Mọi sinh vật đều sử dụng chung một loại mã di truyền.
2. Đều sử dụng hơn 20 loại axit amin để cấu tạo nên prôtêin.
3. Những loài có quan hệ họ hàng gần thì trình tự các axit amin và trình tự các nuclêôtit càng giống nhau.
4. Mọi sinh vật được cấu tạo từ tế bào.
Phương án đúng là:
A. 1, 2, 3.
B. 2, 3, 4.
C. 1, 2 ,4.
D. 1 , 3 ,4.
Câu 17: Tiến hóa nhỏ thực chất là quá trình
A. làm xuất hiện các đặc điểm thích nghi.
B. làm thay đổi thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể.
C. hình thành loài mới.
D. làm thay đổi tần số alen của loài.
Câu 18: Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen ở một quần thể qua 5 thế hệ liên tiếp được kết quả
Thành phần kiểu gen | Thế hệ F1 | Thế hệ F2 | Thế hệ F3 | Thế hệ F4 | Thế hệ F5 |
AA | 0,64 | 0,64 | 0,2 | 0,16 | 0,16 |
Aa | 0,32 | 0,32 | 0,4 | 0,48 | 0,48 |
Aa | 0,04 | 0,04 | 0,4 | 0,36 | 0,36 |
Nhân tố gây nên sự thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ F3 là
A. giao phối không ngẫu nhiên.
B. đột biến.
C. các yếu tố ngẫu nhiên.
D. giao phối ngẫu nhiên.
Câu 19: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về vai trò của giao phối đối với quá trình tiến hóa?
A. Giao phối tạo alen mới trong quần thể.
B. Giao phối trung hòa tính có hại của đột biến.
C. Giao phối tạo nguồn nguyên liệu thứ cấp cho tiến hóa.
D. Giao phối phát tán đột biến trong quần thể.
Câu 20: Nhân tố tiến hóa có tính chất qui định chiều hướng tiến hóa là
A. đột biến.
B. giao phối không ngẫu nhiên.
C. chọn lọc tự nhiên.
D. di - nhập gen.
Câu 21: Đối với quá trình tiến hóa nhỏ, chọn lọc tự nhiên
A. là nhân tố có thể làm thay đổi tần số alen theo một hướng xác định.
B. là nhân tố làm thay đổi tần số alen không theo một hướng xác định.
C. cung cấp các biến dị di truyền làm phong phú vốn gen của quần thể.
D. tạo ra các alen mới, làm thay đổi tần số alen theo một hướng xác định.
Câu 22: Đối với quá trình tiến hóa, các cơ chế cách li có vai trò:
A. Hình thành cá thể và quần thể sinh vật thích nghi với môi trường.
B. Ngăn cản sự giao phối tự do, củng cố và tăng cường sự phân hóa kiểu gen trong quần thể bị chia cắt.
C. Tạo các elen mới, làm phong phú thêm vốn gen của quần thể.
D. Tạo các tổ hợp alen mới trong đó có các tổ hợp có tiềm năng thích nghi cao.
Câu 23: Chọn lọc tự nhiên đào thải các đột biến có hại và tích lũy các đột biến có lợi trong quần thể. Alen đột biến có hại sẽ bị chọn lọc tự nhiên đào thải
A. không triệt để khỏi quần thể nếu đó là alen trội.
B. khỏi quần thể rất nhanh nếu đó là alen trội.
C. triệt để khỏi quần thể nếu đó là alen lặn.
D. khỏi quần thể rất chậm nếu đó là alen trội.
Câu 24: Số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển, gọi là
A. mật độ của quần thể.
B. kích thước tối đa của quần thể.
C. kích thước tối thiểu của quần thể.
D. kích thước trung bình của quần thể.
Câu 25: Tập hợp sinh vật nào sau đây không phải là quần thể?
A. Tập hợp cây cỏ trên mọi đồng cỏ.
B. Tập hợp cây thông trong một rừng thông ở Đà lạt
C. Tập hợp cây cọ trên một quả đồi Phú Thọ.
D. Tập hợp cá chép đang sinh sống ở Hồ Tây.
Câu 26: Theo quan điểm hiện đại, cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống là
A. AND và prôtêin.
B. Axit nuclêic và prôtêin.
C. ARN và prôtêin.
D. AND và ARN.
Câu 27: Di tích của sinh vật sống trong các thời đại trước đã để lại trong các lớp đất đá được gọi là:
A. Cổ sinh vật học.
B. Sinh vật.
C. Sinh vật nguyên thủy.
D. Hoá thạch.
Câu 28: Theo quan niệm của Đacuyn về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Chọn lọc tự nhiên dẫn đến hình thành các quần thể có nhiều cá thể mang các kiểu gen quy định các đặc điểm thích nghi với môi trường.
B. Chọn lọc tự nhiên là sự phân hóa về khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể trong quần thể.
C. Kết quả của chọn lọc tự nhiên là hình thành nên loài sinh vật có các đặc điểm thích nghi với môi trường
D. Đối tượng tác động của chọn lọc tự nhiên là các cá thể trong quần thể.
Câu 29: Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Các yếu tố ngẫu nhiên có thể làm biến đổi đột ngột tần số alen của quần thể.
B. Di – nhập gen có thể làm thay đổi vốn gen của quần thể.
C. Quá trình tiến hóa nhỏ diễn ra dưới tác động của các nhân tố tiến hóa.
D. Giao phối không ngẫu nhiên là nhân tố định hướng quá trình tiến hóa.
Câu 30: Ngày nay, sự sống không còn tiếp tục được hình thành từ các chất vô cơ theo phương thức hóa học vì
A. Không có sự tương tác giữa các chất hữu cơ được tổng hợp.
B. Không tổng hợp được các hạt côaxecva nữa trong điều kiện hiện tại.
C. Thiếu các điều kiện cần thiết và nếu có chất hữu cơ được hình thành ngoài cơ thể sống thì sẽ bị các vi khuẩn phân hủy ngay.
D. Các quy luật chọn lọc tự nhiên chi phối mạnh mẽ.
Đáp án
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
D | A | B | B | B | A | D | D | A | D |
11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
D | A | C | D | B | C | C | C | D | C |
21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 |
3. Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh lớp 12 kết hợp tự luận
A. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
Câu 1: Tuổi quần thể là:
A. tuổi thọ trung bình của cá thể.
B. tuổi bình quân của các cá thể trong quần thể.
C. thời gian sống thực tế của cá thể.
D. thời gian quần thể tồn tại ở sinh cảnh.
Câu 2: Ý nghĩa sinh thái của kiểu phân bố đồng đều của các cá thể trong quần thể là:
A. làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể.
B. làm tăng khả năng chống chịu của các cá thể trước các điều kiện bất lợi của môi trường.
C. duy trì mật độ hợp lí của quần thể.
D. tạo sự cân bằng về tỉ lệ sinh sản và tỉ lệ tử vong của quần thể.
Câu 3: Kiểu phân bố ngẫu nhiên có ý nghĩa sinh thái là:
A. tận dụng nguồn sống thuận lợi.
B. phát huy hiệu quả hỗ trợ cùng loài.
C. giảm cạnh tranh cùng loài.
D. hỗ trợ cùng loài và giảm cạnh tranh cùng loài.
Câu 4: Một quần thể như thế nào là quần thể không sinh trưởng nhanh?
A. Trong quần thể có nhiều cá thể ở tuổi trước sinh sản hơn cá thể sinh sản.
B. Trong quần thể có kiểu phân bố tập trung.
C. Quần thể gần đạt sức chứa tối đa.
D. Quần thể có nhiều cá thể ở tuổi sau sinh sản hơn cá thể sinh sản.
Câu 5: Quần thể dễ có khả năng suy vong khi kích thước của nó đạt
A. dưới mức tối thiểu.
B. mức tối đa.
C. mức tối thiểu.
D. mức cân bằng
Câu 6: Để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay, cần tập trung vào các biện pháp nào sau đây?
(1) Xây dựng các nhà máy xử lý và tái chế rác thải.
(2) Quản lí chặt chẽ các chất gây ô nhiễm môi trường.
(3) Tăng cường khai thác rừng đầu nguồn và rừng nguyên sinh.
(4) Giáo dục để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho mọi người.
(5) Tăng cường khai thác nguồn tài nguyên khoáng sản.
A. (1), (3), (5).
B. (2), (3), (5).
C. (3), (4), (5).
D. (1), (2), (4).
Câu 7: Lưới thức ăn của một quần xã sinh vật trên cạn được mô tả như sau: Các loài cây là thức ăn của sâu đục thân, sâu hại quả, chim ăn hạt, côn trùng cánh cứng ăn vỏ cây và một số loài động vật ăn rễ cây. Chim sâu ăn côn trùng cánh cứng, sâu đục thân và sâu hại quả. Chim sâu và chim ăn hạt đều là thức ăn của chim ăn thịt cỡ lớn. Động vật ăn rễ cây là thức ăn của rắn, thú ăn thịt và chim ăn thịt cỡ lớn. Phân tích lưới thức ăn trên cho thấy:
A. Chim ăn thịt cỡ lớn có thể là bậc dinh dưỡng cấp 2, cũng có thể là bậc dinh dưỡng cấp 3.
B. Chuỗi thức ăn dài nhất trong lưới thức ăn này có tối đa 4 mắt xích.
C. Nếu số lượng động vật ăn rễ cây bị giảm mạnh thì sự cạnh tranh giữa chim ăn thịt cỡ lớn và rắn gay gắt hơn so với sự cạnh tranh giữa rắn và thú ăn thịt.
D. Các loài sâu đục thân, sâu hại quả, động vật ăn rễ cây và côn trùng cánh cứng có ổ sinh thái trùng nhau hoàn toàn.
Câu 8: Một quần xã có các sinh vật sau:
(1) Tảo lục đơn bào.
(2) Cá rô.
(3) Bèo hoa dâu.
(4) Tôm.
(5) Bèo Nhật Bản.
(6) Cá mè trắng.
(7) Rau muống.
(8) Cá trắm cỏ.
Trong các sinh vật trên, những sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cấp 1 là:
A. (3), (4), (7), (8).
B. (1), (2), (6), (8).
C. (2), (4), (5), (6).
D. (1), (3), (5), (7).
B. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1: (4 điểm): Trình bày đặc điểm và vai trò của các mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể.
Câu 2: (2 điểm): Nhân tố sinh thái là gì? Phân loại các nhân tố sinh thái.
Đáp án và thang điểm
A. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng 0.5 điểm
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
B | A | A | A | A | D | B | D |
B. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1
* Mối quan hệ hỗ trợ: (2 điểm)
- Là mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sống như lấy thức ăn, chống lại kẻ thù, sinh sản, …
- Vai trò:
+ Đảm bảo cho quần thể tồn tại một cách ổn định và khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường.
+ Làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể trong quần thể.
* Mối quan hệ cạnh tranh: (2 điểm)
- Cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể xuất hiện khi mật độ cá thể của quần thể tăng lên quá cao, nguồn sống của môi trường không đủ cung cấp cho mọi cá thể trong quần thể.
- Các cá thể cạnh tranh về nơi ở, thức ăn, ánh sáng; các con đực tranh giành con cái.
- Cạnh tranh là đặc điểm thích nghi của quần thể. Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể.
Câu 2
- Khái niệm: Nhân tố sinh thái là tất cả những nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới đời sống của sinh vật. Tất cả các nhân tố sinh thái gắn bó chặt chẽ với nhau thành tổ hợp sinh thái tác động lên sinh vật.
- Các nhóm nhân tố sinh thái:
+ Nhóm nhân tố vô sinh: là các nhân tố vật lí và hóa học của môi trường xung quanh sinh vật
+ Nhóm nhân tố hữu sinh: là thế giới hữu cơ của môi trường, là những mối quan hệ giữa sinh vật này và sinh vật khác sống xung quanh.
4. Ma trận đề thi giữa kì 2 môn Sinh học lớp 12
Mức độ Chủ đề | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng thấp | Vận dụng cao |
TNKQ | TNKQ |
| TNKQ | |
Tính quy luật của hiện tượng di truyền | - Đối tượng xảy ra hoán vị gen -Hiểu được bản chất của sự di truyền gen trên NST giới tính X và NST Y - Khái niệm và bản chất của di truyền ngoài nhân. - Sơ đồ mối quan hệ giữa gen và tính trạng - Khái niệm mức phản ứng của gen | - Giải thích được cơ sở tế bào học của hoán vị gen. - Giải thích được cách xác định mức phản ứng. - Cách tính tần số hoán vị gen - Xác định được sự di truyền trên NST X và Y - Xác định được hiện tượng thường biến qua các ví dụ - Giải thích sự thay đổi của kiểu hình trước tác động của môi trường | - Phân biệt liên kết gen với hoán vị gen - Xác định được kiểu gen từ tỷ lệ phân tính kiểu hình ở F1
| - Vận dụng tính được tỷ lệ giao tử trong trường hợp hoán vị và liên kết gen . Viết được giao tử hoán vị gen
|
Số câu: 10 Số điểm: 3,3 = 33% | Số câu: 2 Số điểm: 0,66 | Số câu: 3 Số điểm: 1
| Số câu: 4 Số điểm:1,33
| Số câu: 1 Số điểm: 0,33
|
Ứng dụng di truyền học | - Nêu được các nguồn vật liệu chọn giống và các phương pháp gây đột biến nhân tạo, lai giống. - Nêu các phương pháp tạo ưu thế lai. - Nêu được khái niệm về ưu thế lai. - Nêu được khái niệm về công nghệ tế bào ở thực vật và động vật. - Nêu được khái niệm, nguyên tắc kĩ thuật di truyền trong chọn giống vi sinh vật, thực vật và động vật. | - Phân biệt nguồn gen tự nhiên và nguồn gen nhân tạo. - Trình bày được quy trình tạo ưu thế lai cao.
| - Giải thích được các bước trong quy trình tạo giống bằng phương pháp gây đột biến. - Giải thích được cơ sở di truyền của ưu thế lai. - Giải thích được ý nghĩa của kỹ thuật áp dụng đối với động vật và thực vật.
|
|
Số câu: 16 Số điểm: 5,28 = 52,8% | Số câu: 6 Số điểm: 1,98 | Số câu: 8 Số điểm: 2,64
| Số câu: 2 Số điểm: 0,66 |
|
Di truyền học người | - Nêu được một số tật và bệnh di truyền ở người. - Nêu được các khái niệm: Di truyền y học, Di truyền y học tư vấn, liệu pháp gen., di truyền học phân tử,... - Nêu được việc bảo vệ vốn gen của loài người liên quan tới một số vấn đề di truyền học. - Nêu được nguyên nhân, hậu quả của bệnh ung thư và bệnh AIDS | - Biết được những khó khăn, thuận lợi trong nghiên cứu di truyền người - Biết được mục đích, nội dung, kết quả của các phương pháp nghiên cứu di truyền người: Nghiên cứu phả hệ, nghiên cứu trẻ đồng sinh, nghiên cứu tế bào.
|
|
|
Số câu: 4 Số điểm: 1 = 10% | Số câu: 2 Số điểm: 0,66 | Số câu: 2 Số điểm: 0,66
|
|
|
Tổng số câu: 30 Tổng số điểm:10
| Số câu: 10 Số điểm: 3,3
| Số câu: 13 Số điểm: 4,29
| Số câu: 6 Số điểm: 1,98 | Số câu: 1 Số điểm: 0,33
|
Trên đây là các mẫu Đề thi giữa kì 2 Sinh học 12 có đáp án chi tiết nhất. Mời các bạn cùng tham khảo thêm các bài tập khác trong chương trình Lớp 12 mảng Học tập nhé.
Các bạn cùng tham gia group Bạn Đã Học Bài Chưa? để thảo luận học tập và giải đáp bất cứ điều gì chưa hiểu nhé, thành viên trong nhóm sẽ giúp đỡ rất tận tình.
- Chia sẻ:Lê Diệu Linh
- Ngày:
Tham khảo thêm
8 Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 12 có đáp án 2025
Nêu nội dung của hai dòng thơ: tập con bước vịn vào ca dao tục ngữ
Lực lượng tiền thân của cứu quốc quân là?
Trong sản xuất và lưu thông hàng hoá, khi cung nhỏ hơn cầu thì giá cả thị trường thường cao hơn?
Tại sao nói quyền học tập của công dân Việt Nam thể hiện tính nhân văn của chế độ xã hội ở nước ta?
Mâu thuẫn của xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX là những mâu thuẫn nào?
Đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh được đề ra trong văn kiện lịch sử nào?
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27