Nhận định đề Sử THPT quốc gia 2024

Nhận định đề Lịch sử THPT quốc gia 2024 là nội dung nhận được sự quan tâm của nhiều người khi mà kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 đã chính thức diễn ra trên toàn quốc từ ngày 26/6/2024. Vào ngày 28/6/2024, các em học sinh tham gia bài thi môn Lịch sử THPT Quốc gia 2024.

HoaTieu.vn xin gửi đến các em những thông tin mới nhất về đề thi tốt nghiệp THPT 2024 môn Lịch sử cùng Nhận định đề Lịch sử THPT quốc gia 2024 từ các chuyên gia giàu kinh nghiệm để đánh giá cấu trúc, nội dung, mức độ phân hóa của đề thi Sử THPT quốc gia 2024, giúp các em dự đoán được phổ điểm môn Lịch Sử THPT 2024 của mình. Từ đó điều chỉnh nguyện vọng vào các trường Đại học, Cao đẳng... cho phù hợp. Cùng đón chờ đánh giá nhận định đề Sử THPT 2024 sau khi kì thi kết thúc nhé!

Đánh giá đề thi THPT 2024 môn Sử
Đánh giá đề thi THPT 2024 môn Sử

1. Đánh giá đề thi THPT 2024 môn Lịch sử

Nhận định đề thi chính thức môn Lịch sử THPT quốc gia 2024:

Nhiều giáo viên cho biết Đề thi lịch sử tốt nghiệp THPT 2024 có nhiều điểm mới so với đề thi năm trước, ở việc xuất hiện dạng câu hỏi tiệm cận với cách ra đề thi năm 2025. Như câu 32, 37 mã 309, cho học sinh đoạn tư liệu và yêu cầu dựa vào đoạn tư liệu để trả lời câu hỏi.

Theo TS. Hoàng Thị Hồng Nga, Tổ trưởng Tổ Lịch sử, Trường THPT Chuyên Khoa học Xã hội & Nhân văn, Trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội đánh giá: "Tổng quan, đề thi năm nay khó hơn năm ngoái một chút vì các em học sinh phải tiệm cận với một số câu hỏi dài hơn, dẫn dắt phức tạp hơn khi dẫn đoạn trích và đọc hiểu để làm".

Cô Nga ấn tượng với một số câu hỏi tiệm cận theo dạng mới như đưa đoạn trích và buộc học sinh phải vận dụng kỹ năng đọc hiểu để làm. "Đó là những dạng thức câu hỏi sử dụng các đoạn sử liệu trích dẫn từ các nguồn trong SGK và trong các nguồn tư liệu lịch sử đáng cậy. Từ việc đọc hiểu các đoạn trích, học sinh vận dụng kiến thức đọc hiểu sử liệu trong hoàn cảnh cụ thể của từng câu để có thể lựa chọn được đáp án đúng.

Nếu như đề thi kiểu cũ mới chỉ dừng lại ở việc đưa ra câu dẫn từ chủ quan của người ra đề thì đề năm nay đã có những dạng thức trong câu dẫn là các đoạn văn bản để liên kết ý được hỏi vởi sử liệu. Do đó năng lực của học sinh cần được nâng lên một bước là cần đọc hiểu, khắc phục cách học vẹt, học máy móc, học thụ động", TS Nga cho hay.

Nhân định phổ điểm môn Sử 2024:

Với đề thi này, cô Nga cho rằng những các học sinh khá có thể đạt từ 5 - 7 điểm; học sinh giỏi có thể đạt 8-9 điểm; học sinh chuyên, học sinh xuất sắc vẫn có thể được 10. Tuy nhiên, vì đề vẫn còn nhiều câu dài, phức tạp nên điểm trung bình môn Sử có thể vẫn không cao.

Cấu trúc đề thi THPT 2024 môn Lịch sử: 

  1. Đề thi Lịch sử có 90% tổng số câu hỏi trong đề thuộc kiến thức lớp 12 và 10% câu hỏi thuộc lớp 11 - bao gồm 2 câu hỏi phần lịch sử Việt Nam và 2 câu phần lịch sử thế giới.
  2. Đề thi có tỷ lệ câu hỏi nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao tương đương đề thi tham khảo năm 2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhưng có tính phân loại cao do độ khó của các câu vận dụng cao tăng lên.
  3. 80% câu hỏi nhận biết, thông hiểu thuộc những kiến thức cơ bản, độ nhiễu giữa các phương án không cao, thí sinh dễ dàng chọn được đáp án đúng. Bên cạnh đó vẫn xuất hiện dạng câu hỏi liên quan đến xác định vị trí của quốc gia, hoặc phong trào cách mạng (liên quan đến kiến thức Địa lý), thí dụ câu 9, câu 15 (mã 309).
  4. 20% câu hỏi thuộc phần vận dụng, vận dụng cao, rải đều ở các chuyên đề lịch sử Việt Nam từ 1919 đến 1975, không có câu hỏi thuộc phần lịch sử thế giới.
  5. Những câu hỏi chủ yếu xoay quanh dạng bài so sánh (4 câu: 31, 34, 39, 40 mã 309), liên chuyên đề (câu 29 - mã 310), liên hệ kiến thức lịch sử thế giới, lịch sử Việt Nam hoặc nhận xét, tổng kết cả giai đoạn lịch sử để tìm ra điểm đặc trưng.
  6. "Đặc biệt, có 3 câu hỏi về các nội dung liên quan đến hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở các giai đoạn khác nhau, trong chương trình Lịch sử lớp 12 mới, nội dung liên quan đến Hồ Chí Minh cũng là một trong những chuyên đề quan trọng, thể hiện sự tiệm cận về nội dung với chương trình học và đề thi năm tới" - giáo viên nhận định.

Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm Full đáp án 24 mã đề thi Sử THPT quốc gia 2024 để so sánh đáp án và dự đoán phổ điểm bài thi Sử THPT 2024 của bản thân.

2. Nhận định đề minh họa 2024 môn Sử

Nhận định đề minh họa 2024 môn Sử, HoaTieu.vn sẽ đề cập đến những khía cạnh đáng chú ý trong đề thi Lịch sử THPT 2024, mức độ khó dễ của đề, xu hướng ra đề, các kỹ năng quan trọng cần chú trọng để làm bài tốt, cùng với những lưu ý quan trọng dành cho thí sinh. Chúng tôi hy vọng các em sẽ tìm thấy thông tin hữu ích từ nội dung bài viết.

So với đề thi chính thức năm 2023, đề thi lịch sử tham khảo năm 2024 có mức độ khó tương đương. Cấu trúc đề thi minh họa tốt nghiệp THPT 2024 môn Sử vẫn giống năm 2023, kiến thức chủ yếu nằm trong chương trình sách giáo khoa. Đề thi khá phù hợp với năng lực của học sinh hiện nay và có tính phân hóa cao.

Đề tham khảo gồm 40 câu trắc nghiệm, nội dung tập trung vào kiến thức lịch sử lớp 12. Trong đó, có 24 câu thuộc nội dung lịch sử Việt Nam từ 1919 đến 1975.

Đề thi có 5 câu thuộc chương trình lịch sử lớp 11 bao gồm: 2 câu thuộc nội dung lớn của lịch sử Việt Nam giai đoạn từ cuối thế kỷ XIX đến hết Chiến tranh thế giới thứ nhất, 1 câu về Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1921 - 1941), 1 câu về Việt Nam từ năm 1858 đến cuối thế kỉ XIX. Còn lại 1 câu về Chiến tranh thế giới thứ hai.

Nhìn chung, đề thi bắt đầu phân hóa từ câu 30, phân hóa cao từ câu 33 đến câu 40.

Theo cô Thuỷ, với đề thi năm nay, học sinh dễ đạt được mức trên 8 điểm, học sinh khá sẽ làm tốt tới câu 37, để đạt điểm 9,5 trở lên. Ngoài sự chuẩn bị kỹ lưỡng về kiến thức, học sinh cần có tốc độ giải bài nhanh, chính xác, giữ được tâm lý, sức khỏe ổn định.

5. Nhận định đề tham khảo môn Lịch sử thi tốt nghiệp THPT 2025

Khác với dạng đề thi trước đây có 40 câu trắc nghiệm khách quan với mỗi câu có 4 phương án lựa chọn trong đó chỉ có một phương án đúng. Đề minh hoạ môn Lịch sử cho kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025 đã thêm một dạng trắc nghiệm mới so với hiện tại. HoaTieu.vn sẽ đưa ra nhận định về xu hướng ra đề, độ khó dễ của đề cùng những kỹ năng cần chú trọng để hoàn thành tốt bài thi.

Đề tham khảo môn Lịch sử thi tốt nghiệp THPT 2025 được thiết kế theo hướng đánh giá năng lực, phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông 2018. Dựa vào bảng năng lực - cấp độ tư duy được đính kèm đề thi, người học sẽ biết đề gồm mấy phần, có những câu hỏi trắc nghiệm và thành phần năng lực nào có trong đề.

Do chương trình 2018 mới triển khai tới lớp 11, đề minh họa chủ yếu sử dụng kiến thức lớp 10 và 11. Bộ cho biết thêm các câu hỏi trong đề "cố gắng gắn với các bối cảnh có ý nghĩa", tức có tác dụng, giá trị nhất định đến đời sống, thực tiễn khoa học.

Đề minh hoạ môn Lịch sử cho kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 có nhiều điểm mới:

- Về số lượng câu hỏi: Chuyển từ 40 câu, thời gian 50 phút xuống còn 28 câu (40 lệnh hỏi), thời gian 50 phút.

- Về cách ra đề và tính điểm:

* Đối với Phần I: Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn gồm 24 câu (mỗi câu đúng được 0,25 điểm) nên có tổng điểm là 6,0 điểm. Phần này cách ra đề không thay đổi nhiều so với cách ra đề nhiều phương án lựa chọn hiện hành.

* Đối với Phần II: Câu trắc nghiệm chọn lựa đáp án đúng/sai gồm 4 câu (16 lệnh hỏi) với điểm tối đa của một câu hỏi là 1 điểm. Đây là cách ra đề và tính điểm mới. Theo đó:

- Về cách ra đề: Ở phần này hướng ra đề của Bộ là từ khai thác 1 đoạn tư liệu/bảng kiến thức/hình ảnh… để trả lời câu hỏi đúng/sai. Mỗi câu hỏi 4 ý.

- Về cách tính điểm:

+ Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 01 ý trong 1 câu hỏi được 0,1 điểm;

+ Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 02 ý trong 1câu hỏi được 0,25 điểm;

+ Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 03 ý trong 1 câu hỏi được 0,5 điểm;

+ Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 04 ý trong 1 câu hỏi được 1,0 điểm.

Thí sinh phải trả lời Đúng/Sai đối với từng ý của câu hỏi. Dạng thức này đòi hỏi thí sinh phải có năng lực, kiến thức kỹ năng toàn diện mới đạt được điểm tối đa, hạn chế được việc dùng “mẹo” chọn đáp án từ các phương án nhiễu như của dạng trắc nghiệm nhiều lựa chọn. Xác suất đánh ngẫu nhiên đạt điểm tối đa là 1/16, nhỏ hơn 4 lần so với dạng thức trắc nghiệm nhiều lựa chọn hiện nay.

- Về mức độ:

Thành phần năng lực

Cấp độ tư duy

PHẦN 1

PHẦN 2

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Tìm hiểu lịch sử

8

2

4

1

Nhận thức và tư duy lịch sử

4

4

3

4

Vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học

2

4

4

Tổng

12

8

4

4

4

8

(Ghi chú: Các con số trong bảng thể hiện số lượng lệnh hỏi. Mỗi câu hỏi tại phần I là 1 lệnh hỏi; mỗi ý hỏi tại phần II là 1 lệnh hỏi)

Gồm 3 mức độ: Nhận biết: 16 câu (12 câu phần 1+ 4 câu phần 2.); Thông hiểu: 12 (8 câu phần 1 + 4 câu phần 2); Vận dụng: 12 câu (4 câu phần 1 + 8 câu phần 2)

Nhìn vào đề này có thể thấy đề năm 2025 đã cơ bản thay đổi so với cấu trúc đề cũ: Có sự thay đổi số lượng câu hỏi, lệnh hỏi, độ khó tăng lên rất nhiều so với đề hiện hành: 16NB- 12TH- 12VD (Đề Bộ các năm gần đây: 20NB- 10TH- 10VD).

Năm 2025 là thời điểm lứa học sinh đầu tiên theo chương trình giáo dục phổ thông mới thi tốt nghiệp theo phương án và cách ra đề mới. Về phương thức xét công nhận tốt nghiệp THPT 2025, Bộ cho biết sẽ kết hợp giữa kết quả đánh giá quá trình và kết quả thi tốt nghiệp theo tỷ lệ phù hợp. Ngoài ra, kỳ thi giữ ổn định hình thức thi trên giấy đến năm 2030, sau năm 2030 thí điểm thi trên máy tính với các môn trắc nghiệm ở những nơi đủ điều kiện.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 12 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
17 983
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm