Nhận định đề Vật Lý THPT quốc gia 2024
Nhận định đề Lý THPT 2024
Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 đã chính thức diễn ra trên cả nước từ ngày 26/6/2024. Ngày 28/6/2024, các em học sinh làm bài thi môn Vật Lý THPT Quốc gia 2024. HoaTieu.vn xin chia sẻ các thông tin mới nhất về đề thi tốt nghiệp THPT 2024 môn Vật Lý và Nhận định đề Vật Lý THPT 2024 từ những giáo viên giàu kinh nghiệm để cùng phân tích và đánh giá mức độ phân hóa của đề thi đối với các thí sinh, nhằm giúp các em dự đoán phổ điểm môn Lý THPT 2024. Đồng thời nêu lên những khía cạnh nổi bật trong đề thi Vật Lý THPT 2024, mức độ khó dễ của đề, xu hướng ra đề, những kỹ năng cần chú trọng để làm bài tốt, và các lưu ý quan trọng cho thí sinh.
1. Đánh giá đề thi THPT 2024 môn Vật Lý
Với môn Vật lý, cô Trần Thị Kim Ngân - giáo viên dạy Vật lý, Trường THPT Kim Liên (Hà Nội), nhận định mức độ đề thi môn vật lý THPT 2024 vẫn giữ ổn định về cấu trúc nội dung như đề thi chính thức năm 2023 và tương đồng với đề thi tham khảo mà Bộ GD&ĐT đã công bố trước đó, không có thay đổi gì mới.
Có thể nói đề môn Vật lý khá dễ thở với học sinh. 30 câu đầu hoàn toàn là kiến thức rất cơ bản nên việc học sinh đạt điểm 7 khá dễ dàng. Từ câu 31-34, những học sinh chắc kiến thức (gồm học sinh khá và học sinh giỏi) sẽ dễ dàng làm được và có thể đạt được mức 8,5 điểm. Từ câu 35-40, có 2 câu những học sinh học lực giỏi sẽ làm được, còn 4 câu còn lại khó, đề khá dài.
Với đề thi này, cô Ngân dự đoán phổ điểm sẽ tập trung nhiều nhất ở ngưỡng từ 7-8.
Cấu trúc của đề thi THPT 2024 môn Vật Lý như sau:
- Đề gồm 45% (18 câu) số câu hỏi trong đề là bài tập tính toán, 55% (22 câu) số câu hỏi lý thuyết. Các câu hỏi khó của đề thi vẫn rơi vào các chuyên đề quen thuộc trong chương trình Vật lý 12 là: dao động cơ, sóng cơ và sóng âm, điện xoay chiều và sóng ánh sáng.
- Số lượng câu khó thuộc các chuyên đề cụ thể như sau: dao động cơ (1 câu về dao động của con lắc lò xo); sóng cơ và sóng âm (1 câu về giao thoa sóng cơ); điện xoay chiều (1 câu về mạch điện có chứa các hộp kín kết hợp đồ thị điện áp phụ thuộc tần số); sóng ánh sáng (1 câu về giao thoa sóng ánh sáng đơn sắc).
Tham khảo:
2. Nhận định đề minh họa 2024 môn Lý
Theo thầy Phạm Quốc Toản - Giáo viên Vật lí Tuyensinh247.com cho biết: Về tổng quan, đề tham khảo môn Vật lí năm 2024 vẫn theo tinh thần, cấu trúc, mức độ phân hóa như đề thi tốt nghiệp năm 2023.
Về mức độ, đề minh họa 2024 môn Lý có phần nhẹ nhàng với học sinh có mục tiêu tốt nghiệp (dễ kiếm điểm 5), phân loại tốt với học sinh dùng môn Vật lí để xét tuyển Đại học (8 câu cuối).
Về cấu trúc: 40 câu hỏi sắp xếp từ dễ đến khó, chủ yếu nội dung kiến thức lớp 12 THPT (90% - 36 câu hỏi) và một phần nhỏ kiến thức lớp 11 (10% - 4 câu).
Về phổ điểm: Phổ điểm chủ yếu từ 5 - 7; ít điểm từ 9 - 10; điểm 10 tuyệt đối vẫn ít.
Các câu vận dụng cao vẫn rơi vào chương Dao động cơ (Hệ dao động), Dòng điện xoay chiều (đồ thị, mạch điện), Sóng cơ và sóng âm (Giao thoa sóng). Có hai câu khai thác đồ thị. Nhìn chung các câu lấy điểm 9,5 – 10 đều khá nặng về Toán học.
Đánh giá chi tiết đề thi, thầy Toản nhận định như sau:
* Cấu trúc đề tham khảo năm 2024
Lớp | Tên chương | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | Số câu | Số điểm |
12 | Dao động cơ | 2 | 2 | 1 | 1 | 7 | 9,0 |
Sóng cơ và sóng âm | 2 | 2 | 1 | 1 | 6 | ||
Dòng điện xoay chiều | 2 | 3 | 2 | 1 | 8 | ||
Dao động và sóng điện từ | 1 | 1 | 1 | 3 | |||
Sóng ánh sáng | 3 | 1 | 1 | 5 | |||
Lượng tử ánh sáng | 1 | 2 | 3 | ||||
Hạt nhân nguyên tử | 2 | 1 | 1 | 4 | |||
11 | Điện tích – Điện trường | 1 | 1 | 1,0 | |||
Dòng điện không đổi | 1 | 1 | |||||
Dòng điện trong các môi trường | 1 | 1 | |||||
Từ trường | 1 | 1 | |||||
Cảm ứng điện từ | |||||||
Khúc xạ ánh sáng | |||||||
Mắt – Các dụng cụ quang | |||||||
TỔNG | 10,0 |
Về nội dung kiến thức: Tỉ trọng câu các chương vẫn không thay đổi nhiều so với đề thi các năm trước và đề tham khảo. Vẫn tập trung nhiều vào 3 chương đầu của Vật lí 12 (Dao động cơ, Sóng cơ và sóng âm, Dòng điện xoay chiều).
Về mức độ: Khoảng 70% cơ bản và 30% mang tính phân loại. Câu hỏi trắc nghiệm định tính (Lí thuyết) chiếm khoảng 40%.
Các câu hỏi mang tính phân loại cao vẫn khai thác tư duy Vật lí sâu sắc như: kiến thức liên quan đến thực tiễn, ứng dụng, câu hỏi khai thác đồ thị về dao động cơ và dòng điện xoay chiều, câu hỏi thí nghiệm. Những câu khó mất khá nhiều thời gian để tư duy hiện tượng và giải.
>>> Xem Đáp án đề minh họa 2024 môn Vật lý thi tốt nghiệp THPT Quốc gia
3. Nhận định đề minh họa 2025 môn Lý
Đề Vật lý thi tốt nghiệp THPT 2025 sẽ có một số những điều chỉnh so với đề thi những năm trước, vẫn với mục đích chính là để xét công nhận tốt nghiệp THPT nhưng sẽ có những điều chỉnh về hình thức câu hỏi, dạng thức hỏi và bám sát tinh thần đánh giá năng lực.
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, cấu trúc định dạng đề minh họa thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025 môn Vật lý theo định hướng đánh giá năng lực, phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và được thể hiện thông qua đề minh họa, bảng năng lực - cấp độ tư duy kèm theo.
Thành phần năng lực | Cấp độ tư duy | Tổng | ||||||||
Phần I | Phần II | Phần III | ||||||||
Biết | Hiểu | VD | Biết | Hiểu | VD | Biết | Hiểu | VD | ||
Nhận thức vật lí | 7 | 1 | 2 | 1 | 2 | 1 | 1 | 1 | 1 | 17 |
Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí | 1 | 1 | 2 | 1 | 5 | |||||
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học | 1 | 5 | 1 | 4 | 4 | 1 | 2 | 18 | ||
Tổng | 9 | 6 | 3 | 6 | 4 | 6 | 1 | 2 | 3 | 40 |
Tỉ lệ | 22,5% | 15% | 7,5% | 15% | 10% | 15% | 2,5% | 5% | 7,5% | 100% |
Điểm tối đa | 4,5 | 4 | 1,5 | 10 |
Đề thi gồm 40 lệnh hỏi (28 câu hỏi) thực hiện trong thời gian 50 phút, trong đó có 18 câu hỏi trắc nghiệm 4 đáp án; 4 câu Đúng/sai với 16 ý hỏi tương đương với 16 lệnh hỏi; 6 câu dạng trả lời ngắn. Các câu hỏi thuộc 3 cấp độ tư duy Biết-Hiểu-Vận dụng theo tỉ lệ 40%-30%-30%, tập trung đánh giá 3 thành phần của năng lực Vật lí: Nhận thức vật lí; Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí; Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học theo tỉ lệ 42,5%-12,5%-45%.
Theo đó, đề thi sẽ bao gồm 3 dạng thức câu hỏi thi trắc nghiệm như sau:
- Dạng thức 1: Trắc nghiệm nhiều lựa chọn, (4 lựa chọn, 1 phương án đúng), là dạng câu hỏi phổ biến được áp dụng nhiều năm tại Việt Nam. Đề thi gồm 18 câu hỏi (chiếm 45% số lệnh hỏi trong đề thi), thuộc 3 cấp độ Biết, Hiểu, Vận dụng với tỉ lệ 23%-15%-8%. Mỗi câu trả lời đúng thí sinh được 0,25 điểm.
- Dạng thức 2: Câu hỏi trắc nghiệm dạng Đúng/Sai, mỗi câu hỏi có 4 ý, thí sinh phải trả lời Đúng/Sai đối với từng ý của câu hỏi. Dạng thức này đòi hỏi thí sinh phải có năng lực, kiến thức kỹ năng toàn diện mới đạt được điểm tối đa, hạn chế được việc dùng “mẹo mực” chọn đáp án từcác phương án nhiễu như của dạng trắc nghiệm nhiều lựa chọn. Xác suất đánh ngẫu nhiên đạt điểm tối đa là 1/16, nhỏ hơn 4 lần so với dạng thức trắc nghiệm nhiều lựa chọn hiện nay.
Đề thi gồm 4 câu hỏi dạng thức 2, mỗi câu hỏi gồm 4 lệnh hỏi, tổng đề thi có 16 lệnh (chiếm 40% số lệnh hỏi trong đề thi), thuộc 3 cấp độ Biết, Hiểu, Vận dụng với tỉ lệ 15%-10%-15%. Cách tính điểm các câu hỏi thuộc dạng thức này như sau:
Điểm tối đa của 1 câu hỏi là 1 điểm
+ Thí sinh chỉ lựa chọn đúng 1 ý trong 1 câu được 0,1 điểm.
+ Thí sinh chỉ lựa chọn đúng 2 ý trong 1 câu được 0,25 điểm.
+ Thí sinh chỉ lựa chọn đúng 3 ý trong 1 câu được 0,5 điểm.
+ Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác cả 4 ý trong 1 câu được 1 điểm.
- Dạng thức 3: Câu hỏi trắc nghiệm dạng trả lời ngắn. Dạng thức này gần với dạng câu hỏi tự luận, được đánh giá thông qua kết quả cuối cùng mà thí sinh phải tự điền vào phiếu trả lời. Thí sinh có thể đã gặp dạng câu hỏi này trong các đề thi ĐGNL của ĐHQG Hà Nội hay đề thi ĐGTD của ĐHBK Hà Nội. Dạng thức này đòi hỏi thí sinh phải có năng lực, kiến thức kĩ năng chắc chắn, hạn chế được việc dùng “mẹo mực” chọn đáp án từ các phương án nhiễu như của dạng trắc nghiệm nhiều lựa chọn.
Đề thi gồm 6 câu hỏi dạng trả lời ngắn (chiếm 15% số lệnh hỏi trong đề thi), thuộc 3 cấp độ Biết, Hiểu, Vận dụng với tỉ lệ 3%-5%-8%. Mỗi câu trả lời đúng thí sinh được 0,25 điểm.
Tại thời điểm này, CT GDPT mới thực hiện đến lớp 11, do vậy các nội dung kiến thức được sử dụng trong các đề minh họa chỉ thuộc chương trình lớp 10, nội dung câu hỏi gắn với các bối cảnh có ý nghĩa liên quan đến thực tiễn, ứng dụng của vật lí trong đời sống, khoa học và công nghệ. Các dạng thức trắc nghiệm mới phù hợp với việc thiết kế đề thi theo định hướng đánh giá năng lực, đồng thời nâng cao khả năng phân loại thí sinh.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 12 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Nguyễn Thị Hải Yến
- Ngày:
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Lớp 12
Đến đầu những năm 70 của thế kỷ XX, Liên Xô đã
Hãy phân tích các nguồn thức ăn cho chăn nuôi ở nước ta
Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2023 Sở giáo dục và đào tạo Nam Định lần 2
(194 trang) Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn 2024
Lấy trộm tiền của người khác là vi phạm pháp luật hay vi phạm đạo đức?
Ví dụ về sử dụng pháp luật (20+ Ví dụ)