Che phủ đất có tác dụng gì?

Che phủ đất có tác dụng gì? Vấn đề đất đai luôn là vấn đề được nhiều người dân và nhà nước quan tâm, bởi đất đai giúp con người có nguồn thực phẩm để sinh sống. Đất đai màu mỡ tươi tốt sẽ giúp cho cây trồng phát triển tốt tạo ra những thực phẩm giàu dinh dưỡng. Cần có những biện pháp bảo vệ đất đai trong đó quan trọng nhất là che phủ đất. Vậy che phủ đất là gì? Che phủ đất có tác dụng gì?

1. Che phủ đất là gì?

Che phủ đất là một cách làm của con người để bảo vệ đất, con người sẽ dùng những thực vật, hoặc những nguyên liệu từ thực vật để trồng hoặc đặt lên vùng đất cần che phủ. Khi vùng đất mà chúng ta không sử dụng để trồng trọt thì cần phải có biện pháp che phủ đất bằng thực vật để bề bặt đất luôn được bảo vệ.

Những hệ sinh thái rừng lớn mà chúng ta thấy là cây vẫn phát triển tươi tốt mà không cần chăm sóc là do đất có nguồn dinh dưỡng và rừng có độ che phủ lớn nên những vùng đất đó luôn được bảo vệ để những cây khác phát triển.

2. Che phủ đất có tác dụng gì?

Che phủ đất có tác dụng lớn trong quá trình canh tác cũng như bảo vệ đất đai:

  • Tác dụng đầu tiên cũng là quan trọng nhất đó là chống xói mòn, rửa trôi đất. Ở những vùng đất cao khi mưa xuống dễ xảy ra sạt lở đất và lũ lụt khiến đất bị cuốn trôi. Nhưng khi che phủ đất bằng những thực vật thì rễ thực vật sẽ ăn sâu vào vùng đất đó giữ cho đất đai không bị nước rửa trôi;
  • Che phủ đất là nơi trú ẩn của các sinh vật, vi sinh vật, côn trùng có lợi cho đất;
  • Giúp tăng lượng phân bón tự nhiên cho đất, khi thực vật chẻ phủ đất bị chết đi thì sẽ được phân huỷ vào đất thành phân bón để những cây khác phát triển.
  • Khi che phủ đất sẽ giúp cho cây phát triển bộ rễ tốt hơn khi người dân trồng trọt;
  • Che phủ đất còn giúp cho đất hạn chế lượng bốc hơi nước do nắng nóng,
  • Che phủ đất còn giúp tăng sự trao đổi của cacbon và nito trong đất, giúp cân bằng pH của đất.

3. Biện pháp che phủ đất?

Các biện pháp che phủ đất mà chúng ta thường thấy đó là:

- Che phủ bằng tàn dư thực vật: Người nông dân sẽ sử dụng rơm, rạ, lá, thân chuối, thân cây lạc,... để che phủ phần đất bị bên cạnh những cây đang trồng. Phương pháp này sử dụng trong thời gian ngắn vì thực vật dễ bị phân huỷ thành phân bón.

- Che phủ bằng thực vật: Với biện pháp này thì con người sẽ dùng những cây thực vật có khả năng leo, bò để trồng và che phủ vùng đất như cây lạc dại, hàn the ba lá, muồng lá tròn kép, đậu mèo, đậu công,... Phương pháp này có ưu việt hơn đó là có thời gian che phủ lâu dài hơn, làm thức ăn cho gia súc và gia tăng thu nhập.

Như vậy dù với phương pháp nào thì người nông dân cũng vận dụng linh hoạt để đạt được mục đích trồng trọt, gia tăng thu nhập cho gia đình và bảo vệ đất trồng.

Trên đây là những tìm hiểu của Hoa Tiêu về vấn đề Che phủ đất có tác dụng gì? Mời các bạn tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Học tập.

Đánh giá bài viết
6 56
0 Bình luận
Sắp xếp theo