PowerPoint Ngữ Văn 12 Bài 9: Viết bài phát biểu trong lễ phát động một phong trào hoặc một hoạt động xã hội
Giáo án PowerPoint Ngữ Văn 12 Bài 9: Viết bài phát biểu trong lễ phát động một phong trào hoặc một hoạt động xã hội trên Hoatieu.vn sẽ giúp các thầy cô chuẩn bị giáo án dễ dàng hơn.
Kế hoạch bài dạy Ngữ văn 12 Cánh Diều Bài 9: Viết bài phát biểu trong lễ phát động một phong trào hoặc một hoạt động xã hội
Văn 12 Cánh Diều Bài 9: Viết bài phát biểu trong lễ phát động một phong trào hoặc một hoạt động xã hội
Giáo án Bài 9: Viết bài phát biểu trong lễ phát động một phong trào hoặc một hoạt động xã hội
PHẦN 3. VIẾT
VIẾT BÀI PHÁT BIỂU TRONG LỄ PHÁT ĐỘNG MỘT PHONG TRÀO HOẶC MỘT HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI
(Thời gian thực hiện: 2 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức:
Viết được bài phát biểu trong lễ phát động một phong trào hoặc một hoạt động xã hội.
2. Về năng lực:
2.1. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: chủ động, tích cực hoàn thành các nhiệm vụ học tập do giáo viên chuyển giao trước khi đến lớp ở hoạt động hình thành kiến thức, hoạt động luyện tập, vận dụng; nhận biết tình cảm, cảm xúc của bản thân sau khi đọc hiểu tác phẩm từ đó hiểu được ảnh hưởng của tình cảm, cảm xúc đến suy nghĩ, hành vi; nhận ra và điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của bản thân khi được giáo viên, bạn bè góp ý.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: chủ động, tự tin trao đổi thông tin với các thành viên trong nhóm, lớp và giáo viên; sử dụng ngôn ngữ kết hợp với kí hiệu để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận các nhiệm vụ được giao; lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp; nhận xét được ưu điểm, thiếu sót của bản thân, của từng thành viên trong nhóm và của cả nhóm trong công việc.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: phân tích được tình huống trong học tập, trong cuộc sống; phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập, trong cuộc sống; đặt ra được những câu hỏi khác nhau về một vấn đề, lắng nghe và tiếp nhận thông tin với sự cân nhắc, chọn lọc.
2.2. Năng lực đặc thù
Viết được bài phát biểu trong lễ phát động một phong trào hoặc một hoạt động xã hội.
3. Về phẩm chất:
- Yêu nước: tự hào, trân trọng những tác phẩm văn học – giá trị văn hóa dân tộc.
- Trách nhiệm: giữ gìn và phát huy nét đẹp văn học dân tộc. Từ đó hướng đến thái độ lối sống tích cực, tiến bộ hoàn thiện nhân cách bản thân,
- Chăm chỉ: tích cực và sáng tạo trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập được giao.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU
1. Thiết bị dạy học: Máy chiếu, máy tính, Giấy A0 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm, Phiếu học tập, …
2. Học liệu: Sách Cánh diều, sách bài tập đọc hiểu; Tranh ảnh và video liên quan.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng HS thực hiện nhiệm vụ học tập của mình từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b. Nội dung: GV đặt những câu hỏi gợi mở vấn đề cho HS chia sẻ.
c. Sản phẩm: HS chia sẻ về bài thơ mình yêu thích.
d. Tổ chức thực hiện:
B1. Chuyển giao nhiệm vụ:
GV cho HS xem tranh ảnh một số Lễ phát động và phát hiện điểm chung của chúng.
B2. Thực hiện nhiệm vụ: HS xem tranh ảnh, suy nghĩ và chia sẻ ý kiến.
B3. Báo cáo thảo luận: GV mời 2 – 3 HS chia sẻ
B4. Đánh giá kết quả thực hiện: GV nhận xét, khen ngợi các HS đã chia sẻ.
Giáo viên nhận xét, dẫn dắt vào nội dung tiết học: Lễ phát động một phong trào hoặc một hoạt động xã hội là hoạt động diễn ra thường xuyên và phổ biến trong xã hội. Trong các buổi lễ đó luôn cần có những bài phát biểu phát động. Bài học hôm nay, các em sẽ tìm hiểu cách viết bài phát biểu trong lễ phát động một phong trào hoặc một hoạt động xã hội.
2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
2.1 Hoạt động: Tìm hiểu các nội dung định hướng
a. Mục tiêu: Giúp học sinh hình thành kiến thức, kĩ năng viết bài phát biểu trong lễ phát động một phong trào hoặc một hoạt động xã hội.
b. Nội dung: HS sử dụng SKG, chắt lọc kiến thức đã học, tiến hành trả lời các câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS | Dự kiến sản phẩm |
B1. Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS dựa vào nội dung Định hướng trong SGK (trang 103) - GV đặt câu hỏi: + Bài phát biểu là gì? Bài phát biểu trong buổi lễ phát động một phong trào hay một hoạt động xã hội là gì? + Để viết bài phát biểu trong buổi lễ phát động một phong trào hay một hoạt động xã hội, cần lưu ý gì? B2. Thực hiện nhiệm vụ: HS nghe câu hỏi, thảo luận theo cặp đôi và hoàn thành yêu cầu. B3. Báo cáo thảo luận: GV mời đại diện HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung. B4. Đánh giá kết quả thực hiện: GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức. | I. Định hướng 1. Nhận biết dạng bài - Bài phát biểu là bài trình bày ý kiến của người nói một cách trang trọng trong hoàn cảnh cụ thể, thường là trong các sự kiện đặc biệt dạng văn bản phổ biến, được sử dụng trong nhiều lĩnh vực với nhiều mục đích khác nhau. Tuỳ của sự kiện mà bài phát biểu sẽ được viết theo những cách nhất định. - Bài phát biểu trong buổi lễ phát động một phong trào hay một hoạt động xã hội là bài trình bày để hưởng ứng, ủng hộ mục đích và nội dung của phong trào hay hoạt động xã hội đó. 2. Xác định kĩ năng Để viết được bài phát biểu trong buổi lễ phát động một phong trào hay một hoạt động xã hội, các em cần lưu ý: - Tìm hiểu về thời gian, địa điểm, mục đích, nội dung chính của buổi lễ ấy. - Xác định và tìm hiểu về người nghe (lứa tuổi, nghề nghiệp, trình độ, nguyện vọng,…) - Xác định bố cục của bài phát biểu (có mở đầu, nội dung chính và kết thúc); lựa chọn và sắp xếp nội dung phát biểu theo bố cục đã lựa chọn. Nội dung phát biểu cần đúng trọng tâm, rõ ràng, mạch lạc. - Lựa chọn từ ngữ, các phương tiện hỗ trợ (tranh, ảnh, đoạn phim ngắn,…) để làm nổi bật thông điệp mà em muốn truyền đạt. |
Mời các bạn sử dụng file tải về để xem đầy đủ nội dung chi tiết.
- Chia sẻ:Phương Nga
- Ngày:
PowerPoint Ngữ Văn 12 Bài 9: Viết bài phát biểu trong lễ phát động một phong trào hoặc một hoạt động xã hội
15,9 MB 25/12/2024 10:18:00 SATải giáo án Ngữ Văn 12 Bài 9: Viết bài phát biểu trong lễ phát động một phong trào hoặc một hoạt động xã hội
25/12/2024 10:34:08 SA
Tham khảo thêm
- Bài 6: Thơ văn Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh
- Bài 7: Tiểu thuyết hiện đại
- Bài 8: Thơ hiện đại
- Bài 9: Văn bản thông tin tổng hợp
- Cách mạng công nghiệp 4.0 và vai trò của trí thức khoa học - công nghệ
- Phụ nữ và việc bảo vệ môi trường
- Thực hành đọc hiểu: Tin học có phải là khoa học?
- Thực hành tiếng Việt: Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ
- Viết bài phát biểu trong lễ phát động một phong trào hoặc một hoạt động xã hội
- Tranh luận về một vấn đề có những ý kiến trái ngược nhau
- Bài 10: Tổng kết
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Giáo án lớp 12
Giáo án STEM hóa học 12: Làm cơm rượu file word
PowerPoint Ngữ Văn 12 Bài 8: Thực hành tiếng Việt: Giữ gìn và phát triển tiếng Việt
(Các môn) Giáo án lớp 12 Chân trời sáng tạo
PowerPoint Ngữ Văn 12 Bài 9: Thực hành đọc hiểu: Tin học có phải là khoa học?
(Cả năm file word) Kế hoạch bài dạy Ngữ văn 12 Kết nối tri thức
PowerPoint Ngữ Văn 12 Bài 8: Thực hành đọc hiểu: Thời gian