Đọc hiểu Thúc Sinh từ biệt Thúy Kiều (5 đề)

Thúc Sinh từ biệt Thúy Kiều là một đoạn thơ tả cảnh ngụ tình tuỵêt bút ghi lại giây phút từ biệt và nỗi buồn cảu Kiều đối với Thúc Sinh cũng như đối với số phận mình. Qua đoạn trích ta thấy được Nguyễn Du là một bậc thầy về phân tích tâm lí nhân vật cũng như tấm lòng yêu thương, trân trọng của ông đối với mối tình Thúy Kiều với Thúc Sinh. Sau đây là tổng hợp một số đề đọc hiểu Thúc Sinh từ biệt Thúy Kiều có đáp án sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về nội dung đoạn trích.

1. Đọc hiểu Thúc Sinh từ biệt Thúy Kiều tự luận

Đọc đoạn trích sau:

Thương nhau xin nhớ lời nhau,

Năm chầy cũng chẳng đi đâu mà chầy.

Chén đưa nhớ bữa hôm nay,

Chén mừng xin đợi ngày này năm sau!

Người lên ngựa kẻ chia bào,

Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san.

Dặm hồng bụi cuốn chinh an,

Trông người đã khuất mấy ngàn dâu xanh.

Người về chiếc bóng năm canh,

Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi.

Vầng trăng ai sẻ làm đôi,

Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường!”

( Trích “Truyện Kiều”, Nguyễn Du, NXB Văn học, 2018)

Chú thích:

* Tác giả: Nguyễn Du (1765 – 1820), tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên. Quê làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Nguyễn Du sinh trưởng trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học. Nguyễn Du là một thiên tài văn học, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn. Sáng tác của Nguyễn Du gồm những tác phẩm có giá trị cả chữ Hán và chữ Nôm: Thanh Hiên thi tập, Nam Trung tạp ngâm, Truyện Kiều, Văn chiêu hồn… Các tác phẩm thể hiện sự cảm thông sâu sắc của Nguyễn Du đối với cuộc sống của con người, nhất là những người nhỏ bé, bất hạnh,… và lên án, tố cáo những thế lực đen tối chà đạp con người.

*Bối cảnh đoạn trích: Sau khi bị Sở Khanh lừa, Thuý Kiều phải sống kiếp của một cô gái lầu xanh. Sau đó, Kiều đã được Thúc Sinh “chuộc” ra khỏi lầu xanh, và có một cuộc sống hạnh phúc. Sau một thời gian, Thúc Sinh chia tay Thuý Kiều về nhà gặp Hoạn Thư để thông báo chuyện giữa hai người. Đoạn thơ này miêu tả cuộc chia tay trên, được trích từ câu 1501 đến câu 1526 trong Truyện Kiều.

* Giải thích từ ngữ:

- Bào: áo. Khi ly biệt người ta hay nắm lấy áo nhau, thể hiện sự quyến luyến. Chia bào tức là buông áo.

- Phong: Một loại cây ở Trung Quốc, lá chia ra nhiều cành, đến mùa thu thì sắc lá hoá đỏ.

- Quan san: Quan ải, núi non, thường được dùng để chỉ sự xa xôi cách trở.

- Dặm hồng: Dặm đường đi giữa bụi hồng. Chinh là đi đường xa, an là yên ngựa. Người ta thường dùng hai chữ chinh an để chỉ việc đi đường xa.

Thực hiện các yêu cầu dưới đây:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?

Câu 2. Chỉ ra những hình ảnh thiên nhiên được miêu tả trong đoạn trích?

Câu 3. Trong các câu thơ: “Người lên ngựa kẻ chia bào”,Người về chiếc bóng năm canh”,“Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi”,Người”kẻ” được nhắc đến là những nhân vật nào? (

Câu 4. Chỉ ra và nêu tác dụng của phép đối được sử dụng trong hai câu thơ “Người lên ngựa kẻ chia bào/ Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san.”? 

Câu 5 . Tâm trạng của nhân vật trữ tình được thể hiện như thế nào qua hai câu thơ: “Người về chiếc bóng năm canh/Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi”? 

Câu 6 . Anh/Chị hiểu như thế nào về nội dung hai câu thơ sau: “Vầng trăng ai xẻ làm đôi/

Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường”? 

Câu 7. Ngoài tác phẩm Truyện Kiều, anh/ chị hãy kể tên hai tác phẩm khác viết về đề tài người phụ nữ trong văn học trung đại?

Câu 8. Thái độ tình cảm của tác giả thể hiện trong đoạn trích?

Đáp án

1

Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm

2

Những hình ảnh thiên nhiên được miêu tả trong đoạn trích: rừng phong, dặm hồng bụi cuốn, ngàn dâu, vầng trăng.

3

“Người” và “kẻ” được nhắc đến trong các câu thơ là các nhân vật: Thúc Sinh, Thúy Kiều.

4

Chỉ ra và nêu tác dụng của phép đối được sử dụng trong hai câu thơ “Người lên ngựa kẻ chia bào/ Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san.

- Phép đối : Người lên ngựa/ kẻ chia bào

- Tác dụng:

+ Giúp cho lời thơ cân đối, nhịp nhàng, tăng tính nhạc, giàu giá trị biểu cảm.

+ Phép đối có tác dụng biểu đạt thấm thía hơn, cảm động hơn tâm trạng lưu luyến của Thúc Sinh – Thúy Kiều khi chia ly và tình cảnh cô đơn vò võ của Thúy Kiều sau khi chia tay Thúc Sinh.

5

Tâm trạng của nhân vật trữ tình được thể hiện hai câu thơ: Người về chiếc bóng năm canh/Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi.

- Nỗi cô đơn và nhỏ bé, cảm giác lẻ loi, bất lực: người về thì “chiếc bóng”, kẻ đi xa thì “một mình”, người thì “năm canh” vò võ thao thức, kẻ thì “muôn dặm... xa xôi”.

- Nỗi buồn thao thức, đơn chiếc, lẻ bóng vô cùng, vô tận củaThúy Kiều.

6

Nội dung của hai câu thơ:

- Mượn hình ảnh thiên nhiên là vầng trăng để nhấn mạnh sự chia lìa của Thúy Kiều và Thúc Sinh.

- Diễn tả nỗi buồn thương, cô đơn, trống vắng của Thúy Kiều sau khi từ biệt Thúc Sinh.

7

Ngoài tác phẩm Truyện Kiều, hai tác phẩm khác viết về đề tài người phụ nữ trong văn học trung đại. Gợi ý HS có thể kể tên các tác phẩm sau: Chuyện người con gái Nam Xương, Quan Âm Thị Kính, Chinh phụ ngâm, Bánh Trôi nước.

8

- Đoạn trích đã tái hiện được cảnh chia li lưu luyến, bịn rịn giữa kẻ ở (Thúy Kiều) và người đi (Thúc Sinh) cùng với dự cảm tan vỡ của Thúy Kiều.

- Diễn tả sâu sắc tâm trạng của nhân vật; thể hiện sự đồng cảm của tác giả với niềm khát khao hạnh phúc và bi kịch đau đớn của con người.

2. Đọc hiểu Thúc Sinh từ biệt Thúy Kiều lớp 9

Đọc đoạn trích sau:

THÚC SINH TỪ BIỆT THÚY KIỀU

Người lên ngựa kẻ chia bào,

Rừng phong, thu đã nhuốm màu quan san.

Dặm hồng bụi cuốn chinh an,

Trông người đã khuất mấy ngàn dâu xanh.

Người về chiếc bóng năm canh,

Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi.

Vầng trăng ai xẻ làm đôi,

Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường.

Trích “Truyện Kiều”, Nguyễn Du, NXB Văn hóa thông tin, 2002, tr. 142-143)

(Chú thích: chia bào: Rời vạt áo; màu quan san: Màu đỏ, ngụ ý chỉ sự xa xôi cách trở; chinh an: Việc đi đường xa; gối chiếc: Gối đơn – ngụ ý chỉ sự cô đơn; dặm trường: Đường xa.

Trả lời các câu hỏi:

Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào? Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên?

Câu 2. Tìm trong đoạn trích câu thơ có sử dụng điển cố?

Câu 3. Anh/chị hãy khái quát giá trị nội dung đoạn trích.

Câu 4. Xác định phép tu từ được sử dụng trong câu: “Người lên ngựa, kẻ chia bào”. Nêu tác dụng.

Câu 5. Cảm nhận về hai câu thơ:

"Vầng trăng ai xẻ làm đôi

Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường".

Gợi ý

Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ: Lục bát

Câu 2.

Phương thức biểu đạt: Biểu cảm

Câu thơ có sử dụng điển cố:

“Người lên ngựa kẻ chia bào,

Rừng phong, thu đã nhuốm màu quan san”.

Câu 3. Giá trị nội dung đoạn trích Thúc Sinh từ biệt Thúy Kiều:

Đoạn trích Thúc Sinh từ biệt Thúy Kiều đã tái hiện lại cảnh chia li đầy lưu luyến giữa kẻ ở người đi cùng với những dự cảm về sự tan vỡ của Thúy Kiều. Đoạn trích đã diễn tả sâu sắc tâm trạng của nhân vật; thể hiện sự đồng cảm của tác giả với niềm khát khao hạnh phúc và bi kịch đau đớn của con người.

Câu 4.

Câu thơ "Người lên ngựa kẻ chia bào" sử dụng phép tu từ đối (tiểu đối).

Tác dụng là cho câu thơ cân xứng, nhịp nhàng. Góp phần thể hiện tâm trạng bịn rịn và lưu luyến như bị tách rời ra hai phía của không gian. Sau bao nhiêu dùng dằng trì hoãn Thúc Sinh đành phải lên ngựa. Và Thúy Kiều đành buông vạt áo của chàng ra.

Câu 5.

Hai câu thơ cuối của đoạn trích Thúc Sinh từ biệt Thúy Kiều là hai câu thơ vô cùng đặc sắc. Nguyễn Du đã sử dụng hình ảnh vầng trăng để miêu tả tâm trạng của Thúy Kiều. Vầng trăng đẹp nhất khi nó tròn đầy vành vạnh. Những ở đây vầng trăng đã bị xẻ làm đôi khiến cho câu thơ trở nên ai oán đau xót.  Chữ "ai" trong câu thơ "Vầng trăng ai xẻ làm đôi" như một tiếng thở dài ngao ngán về sự bất lực trươc số phận. Ai đã đang tâm chia rẽ hạnh phúc tròn đầy êm ấm của Kiều? Số phận lẽ mọn buộc nàng phải cam chịu và chấp nhận? Vì ai mà Thúc Sinh phải đi về Vô Tích "muôn dặm một mình xa xôi?".

Cuộc chia tay không thể tránh khỏi. Kiều như dự cảm một cuộc chia tay vĩnh biệt đã bắt đầu. Không phải là từ biệt mà là sự chấm dứt của tình duyên. Có thể họ còn gặp nhau nhưng chẳng bao giờ tái hợp nữa. Tràn ngập cả không gian và thời gian là nỗi buồn nhớ xa xôi đến muôn dặm. Thúc Sinh với chuyến đi này sẽ phải "đối diện" với người vợ cả "Ở ăn thì nết cũng hay – Nói điều ràng buộc thì tay cũng già".Kiều phấp phổng lo âu càng cảm thấy cô đơn hơn bao giờ hết!Hai câu thơ cuối đoạn đã thể hiện sâu sắc lòng thương cảm của Nguyễn Du đối với nàng Kiều.

3. Đọc hiểu Thúc Sinh từ biệt Thúy Kiều đề 1

Đọc hiểu Thúc Sinh từ biệt Thúy Kiều

Đọc đoạn thơ sau:

Người lên ngựa kẻ chia bào,

Rừng phong, thu đã nhuốm màu quan san.

Dặm hồng bụi cuốn chinh an,

Trông người đã khuất mấy ngàn dâu xanh.

Người về chiếc bóng năm canh,

Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi.

Vầng trăng ai xẻ làm đôi,

Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường.

(Thúc Sinh từ biệt Thúy Kiều, Trích Truyện Kiều, Nguyễn Du, NXB Văn hóa thông tin, 2002, tr. 142-143)

(Chú thích: chia bào: Rời vạt áo; màu quan san: Màu đỏ, ngụ ý chỉ sự xa xôi cách trở; chinh an: Việc đi đường xa; gối chiếc: Gối đơn – ngụ ý chỉ sự cô đơn; dặm trường: Đường xa.

Trả lời các câu hỏi:

Câu 1. Xác định nhịp thơ, phép tu từ được sử dụng trong câu: Người lên ngựa, kẻ chia bào. Nêu tác dụng.

Câu 2. Ghi lại những từ ngữ, hình ảnh biểu đạt tâm trạng Thúy Kiều? Đó là tâm trạng gì?

Câu 3. Hình ảnh thiên nhiên có tác dụng như thế nào trong việc biểu đạt tâm trạng Thúy Kiều?

Câu 4. Cảm nhận về hai câu thơ:

"Vầng trăng ai xẻ làm đôi

Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường".

Đáp án

Câu 1:

Câu thơ "Người lên ngựa kẻ chia bào" được ngắt nhịp 3/3; phép tu từ đối (tiểu đối).

Tác dụng: Góp phân thể hiện tâm trạng bịn rịn và lưu luyến như bị tách rời ra hai phía của không gian. Sau bao nhiêu dùng dằng trì hoãn Thúc Sinh đành phải lên ngựa. Và Thúy Kiều đành buông vạt áo của chàng ra.

Làm cho câu thơ cân xứng, nhịp nhàng.

Câu 2. Những từ ngữ, hình ảnh biểu đạt tâm trạng Thúy Kiều: Gối chiếc, chiếc bóng năm canh.

Đó là tâm trạng cô đơn, buồn nhớ của Kiều sau khi chia tay Thúc Sinh.

Câu 3. Hình ảnh thiên nhiên có tác dụng biểu đạt thành công trạng Thúy Kiều:

Hình ảnh rừng phong lá đỏ, bụi hồng: Gợi một vùng biên ải ảm đạm hoang biệt khiến ta hình dung tâm trạng buồn thấm thía của NVTT trong cảnh tiễn đưa.

Vầng trăng xẻ nửa gợi sự chia lìa, không trọn ven, góp phần thể hiện tâm trạng cô đơn của Thúy Kiều.

Câu 4. Đây là hai câu thơ tuyệt bút. Nguyễn Du đã lấy ngoại cảnh (vầng trăng) để đặc tả tâm cảnh Thuý Kiều. Có phải Kiều và Thúc Sinh hai người như một vầng trăng tròn bị cắt bị "xẻ" làm hai nửa? Hay từ nay trở đi mỗi người một phương trời chỉ soi lẻ một vầng trăng mà chỉ thấy một nửa? Trăng thượng huyền hay trăng hạ huyền mà chỉ có một nửa: Nửa thì soi gối chiếc của nàng Kiều cô đơn nửa thì soi dặm trường một mình lẻ loi của Thúc Sinh?

Câu thơ vừa xót xa vừa ai oán. Chữ "ai" trong câu thơ "Vầng trăng ai xẻ làm đôi" như một tiếng thở dài ngao ngán về sự bất lực trươc số phận. Ai đã đang tâm chia rẽ hạnh phúc tròn đầy êm thấm của Kiều? Số phận lẽ mọn buộc nàng phải cam chịu và chấp nhận? Vì ai mà Thúc Sinh phải đi về Vô Tích "muôn dặm một mình xa xôi?". Cuộc chia tay không thể tránh khỏi. Kiều như dự cảm một cuộc chia tay vĩnh biệt đã bắt đầu. Không phải là từ biệt mà là sự chấm dứt của tình duyên. Có thể họ còn gặp nhau nhưng chẳng bao giờ tái hợp nữa. Tràn ngập cả không gian và thời gian là nỗi buồn nhớ xa xôi đến muôn dặm. Thúc Sinh với chuyến đi này sẽ phải "đối diện" với người vợ cả "Ở ăn thì nết cũng hay – Nói điều ràng buộc thì tay cũng già".

Kiều phấp phổng lo âu càng cảm thấy cô đơn hơn bao giờ hết!

Hai câu thơ cuối đoạn đã thể hiện sâu sắc lòng thương cảm của Nguyễn Du đối với nàng Kiều.

4. Đọc hiểu Thúc Sinh từ biệt Thúy Kiều đề 2

Người lên ngựa kẻ chia bào

Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san.

Dặm hồng bụi cuốn chinh an

Trông người đã khuất mấy ngàn dâu xanh.

Người về chiếc bóng năm canh

Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi.

Vầng trăng ai xẻ làm đôi

Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường.

(Trích Truyện Kiều, Nguyễn Du, NXB Văn học,1987, tr. 20)

Chú thích:

(1) Màu quan san: vé xa xôi cách trở

(2) Chính an: việc đi đường xa

Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 2. Chỉ ra hai hình ảnh thiên nhiên được miêu tả trong đoạn thơ trên.

Câu 3. Nêu tác dụng của phép điệp được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 4. Anh/chị hãy nhận xét về tâm trạng của nhân vật Thúy Kiều trong hai câu thơ sau:

Vầng trăng ai xẻ làm đôi

Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường

Gợi ý

Đọc hiểu Thúc Sinh từ biệt Thúy Kiều

5. Trắc nghiệm Thúc Sinh từ biệt Thúy Kiều

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

Người lên ngựa kẻ chia bào

Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san.

Dặm hồng bụi cuốn chinh an

Trông người đã khuất mấy ngàn dâu xanh.

Người về chiếc bóng năm canh

Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi.

Vầng trăng ai xẻ làm đôi

Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường.

(Trích Truyện Kiều, Nguyễn Du, NXB Văn học,1987, tr. 20)

Lựa chọn đáp án đúng:

Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?

A. Thơ tự do

B. Thơ tám chữ

C. Thơ lục bát

D. Thơ thất ngôn bát cú Đường luật.

Câu 2: Đoạn thơ trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào?

A. Nghệ thuật

B. Chính luận

C. Biểu cảm

D. Thuyết minh

Câu 3. Đâu không phải là những hình ảnh diễn tả đôi lứa biệt li trong đoạn trích:

A. Người lên ngựa, kẻ chia bào

B. Trông người đã khuất

C. Rừng phong thu nhuốm màu quan san

D. Vầng trăng ai xẻ làm đôi

Câu 4. Chỉ ra nhân vật trữ tình trong đoạn thơ trên:

A. Thuý Kiều, Từ Hải

B. Thuý Kiều, Thuý Vân

C. Kẻ ở, người đi

D. Người đi

Câu 5. Đoạn trích trên sử dụng bao nhiêu từ láy?

A. 4 từ

B. 3 từ

C. 2 từ

D. 1 từ

Câu 6. Từ “quan san” trong câu: “Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san” được hiểu là:

A. Quan trường, thường được dùng để chỉ sự đấu tranh về quyền lực.

B. Quan trọng, nhấn mạnh vị trí của người đi trong lòng kẻ ở.

C. Quan sát, san sẻ dùng để chỉ sự chia li, cách biệt.

D. Quan ải, núi non, thường được dùng để chỉ sự xa xôi cách trở

Câu 7. Tâm trạng của nhân vật trữ tình trong đoạn trích như thế nào?

A. Buồn bã, cô đơn, lo lắng

B. Đau thương, xót xa, cô đơn

C. Yếu đuối, lo lắng, bất an

D. Quyến luyến, bịn rịn không muốn chia xa.

Trả lời câu hỏi:

Câu 8. Nêu hiệu quả phép đối được sử dụng trong câu: Người lên ngựa kẻ chia bào

- Hiệu quả của phép đối: đối giữa 2 hình ảnh: “Người lên ngựa” và “kẻ chia bào”

+ Diễn tả cảnh chia li cách trở của người đi (Thúc Sinh) và kẻ ở (Thúy Kiều)

+ Nhấn mạnh nỗi buồn thương, lưu luyến của kẻ ở và người đi.

Câu 9. Anh/Chị hiểu như thế nào về nội dung hai câu thơ sau?

Vầng trăng ai xẻ làm đôi

Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường.

Nội dung của hai câu thơ:

- Nhấn mạnh sự chia lìa của Thúy Kiều và Thúc Sinh sau khi từ biệt.

- Diễn tả nỗi buồn thương, xót xa, lo âu, phấp phỏng của Thúy Kiều sau khi từ biệt Thúc Sinh.

Câu 10. Anh/chị hãy khái quát giá trị nội dung đoạn trích.

- Đoạn trích đã tái hiện được cảnh chia li lưu luyến, bịn rịn giữa kẻ ở (Thúy Kiều) và người đi (Thúc Sinh) cùng với dự cảm tan vỡ của Thúy Kiều.

- Diễn tả sâu sắc tâm trạng của nhân vật; thể hiện sự đồng cảm của tác giả với niềm khát khao hạnh phúc và bi kịch đau đớn của con người.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập - Lớp 9 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
43 80.008
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm