Phiếu hiệu trưởng tự đánh giá theo chuẩn 2024

Phiếu hiệu trưởng tự đánh giá theo Thông tư 14/2018/TT-BGDĐT là biểu mẫu đánh giá chuẩn hiệu trưởng giáo dục phổ thông mới nhất do Bộ giáo dục ban hành. Mời các bạn cùng theo dõi nội dung chi tiết mẫu phiếu hiệu trưởng tự đánh giá trong bài viết sau đây của Hoatieu.vn.

Việc đánh giá chuẩn hiệu trưởng, chuẩn nghề nghiệp giáo viên hiện nay là việc làm diễn ra vào dịp cuối năm tại các nhà trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.  Nội dung trong mẫu phiếu tự đánh giá bao gồm các thông tin cơ bản như: thông tin cá nhân, các tiêu chuẩn đánh giá, kết quả đạt được, minh chứng, tự nhận xét và kế hoạch học tập phát triển năng lực lãnh đạo... Dưới đây là Mẫu Phiếu hiệu trưởng tự đánh giá mới nhất 2024 cùng hướng dẫn cách viết chi tiết. Sau đây là nội dung chi tiết.

1. Phiếu hiệu trưởng tự đánh giá

Mẫu phiếu đánh giá chuẩn hiệu trưởng/phó hiệu trưởng được quy định tại Thông tư 14/2018/TT-BGDĐT quy định chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông. Các bạn có thể chỉnh sửa mẫu trực tiếp trên trang. Ngoài ra để có thể điền mẫu một cách đầy đủ, ngắn gọn, xúc tích thì Hoatieu mời bạn tham khảo thêm minh chứng đánh giá chuẩn Hiệu trưởng theo Thông tư 14 tại đây:

Phiếu hiệu trưởng tự đánh giá theo chuẩn 2024

(Kèm theo Công văn số 4529/BGĐĐT-NGCBQLGD ngày 01 tháng 10 năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo

BIỂU MẪU 01.
PHIẾU HIỆU TRƯỞNG TỰ ĐÁNH GIÁ

1) Tỉnh/Thành phố..............................................................................................................

2) Huyện/Quận/Thị xã:.......................................................................................................

3) Cấp học:.........................................................................................................................

4) Trường:..........................................................................................................................

5) Họ và tên người tự đánh giá:.........................................................................................

6) Thời gian đánh giá (ngày, tháng, năm): ………../………/20……..

Hướng dẫn: Người được đánh giá điền vào cột minh chng ít nhất 1 minh chứng cho mức phù hợp, sau đó đánh dấu X vào chỉ 1 ô phù hợp với mức đạt được của tiêu chí (đã có minh chứng tương ứng). Nếu tiêu chí nào không có minh chứng hoặc được đánh giá là chưa đạt thì đánh dấu X vào ô “Chưa đạt”. Kèm theo phiếu này là minh chứng cho mức đạt được của từng tiêu chí thì kết quả tự đánh giá mới có giá trị.

Tiêu chuẩn/Tiêu chí

Mức đánh giá tiêu chí1

Minh chứng

Chưa đạt

Đạt

Khá

Tốt

Tiêu chuẩn 1. Phẩm chất nghề nghiệp

Tiêu chí 1. Đạo đức nghề nghiệp

Tiêu chí 2. Tư tưởng đổi mới trong lãnh đạo, quản trị nhà trường

Tiêu chí 3. Năng lực phát triển chuyên môn, nghiệp vụ bản thân

Tiêu chuẩn 2. Quản trị nhà trường

Tiêu chí 4. Tổ chức xây dựng kế hoạch phát triển nhà trường

Tiêu chí 5. Quản trị hoạt động dạy học, giáo dục học sinh

Tiêu chí 6. Quản trị nhân sự nhà trường

Tiêu chí 7. Quản trị tổ chức, hành chính nhà trường

Tiêu chí 8. Quản trị tài chính nhà trường

Tiêu chí 9. Quản trị cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ trong dạy học, giáo dục học sinh của nhà trường

Tiêu chí 10. Quản trị chất lượng giáo dục trong nhà trường

Tiêu chuẩn 3. Xây dựng môi trường giáo dục

Tiêu chí 11. Xây dựng văn hóa nhà trường

Tiêu chí 12. Thực hiện dân chủ cơ sở trong nhà trường

Tiêu chí 13. Xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường

Tiêu chuẩn 4. Phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình, xã hội

Tiêu chí 14. Phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội để thực hiện hoạt động dạy học cho học sinh

Tiêu chí 15. Phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội để thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh

Tiêu chí 16. Phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội trong huy động và sử dụng nguồn lực để phát triển nhà trường

Tiêu chuẩn 5. Sử dụng ngoại ngữ và công nghệ thông tin

Tiêu chí 17. Sử dụng ngoại ngữ

Tiêu chí 18. Ứng dụng công nghệ thông tin

Tự nhận xét (ghi rõ):

- Điểm mạnh:

Đạo đức phẩm chất tốt, sống giản dị và lành mạnh. Có tinh thần và ý thức vươn lên về mọi mặt. Quan hệ với bạn bè, đồng chí, đồng nghiệp đúng mực.

Có tinh thần xây dựng khối đoàn kết nội bộ. Tận tụy với công việc được giao. Gần gũi, hòa đồng và có trách nhiệm với đồng chí đồng nghiệp.

Quản lý dạy và học trong nhà trường nghiêm túc, hiệu quả. Chất lượng hoạt động trong nhà trường ngày một nâng cao. Tạo được niềm tin cho học sinh và nhân dân trên địa bàn. Có tinh thần học hỏi để không ngừng tiến bộ.

- Những vấn đề cần cải thiện:

Lớn tuổi, sức khỏe giảm nên thiếu linh hoạt và sự nhạy bén trong việc xử lý công việc. Hiệu quả công việc đôi lúc chưa cao.

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

Kế hoạch học tập phát triển năng lực lãnh đạo, quản lý nhà trường của bản thân trong năm học tiếp theo

- Mục tiêu: .........................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

- Nội dung đăng ký học tập (các năng lực cần ưu tiên cải thiện): .....................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

- Thời gian: .........................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

- Điều kiện thực hiện: ..........................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

Tự xếp loại kết quả đánh giá2:………………………

……………, ngày……tháng……năm…………
Người tự đánh giá
(Ký và ghi rõ họ tên)

Chú thích:

1- Tiêu chí được đánh giá chưa đạt khi không đáp ứng yêu cầu mức đạt của tiêu chí;

- Mức đạt: có năng lực tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao trong lãnh đạo, quản trị cơ sở giáo dục phổ thông theo quy định;

- Mức khá: có năng lực đổi mới, sáng tạo trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao trong lãnh đạo, quản trị cơ sở giáo dục phổ thông đạt hiệu quả cao;

- Mức tốt: có ảnh hưởng tích cực đến đổi mới lãnh đạo, quản trị cơ sở giáo dục phổ thông và phát triển giáo dục địa phương.

2 - Đạt chuẩn hiệu trưởng ở mức tốt: có tất cả các tiêu chí đạt từ mức khá trở lên, tối thiểu 2/3 tiêu chí đạt mức tốt, trong đó có các tiêu chí 1, 2, 4, 5, 6, 8, 10, 12, 13 và 14 đạt mức tốt;

- Đạt chuẩn hiệu trưởng ở khá: có tất cả các tiêu chí đạt từ mức đạt trở lên, tối thiểu 2/3 tiêu chí đạt từ mức khá trở lên, trong đó có các tiêu chí 1, 2, 4, 5, 6, 8, 10, 12, 13 và 14 đạt từ mức khá trở lên;

- Đạt chuẩn hiệu trưởng: có tối thiểu 2/3 tiêu chí đạt từ mức đạt trở lên, trong đó có các tiêu chí 1, 2, 4, 5, 6, 8, 10, 12, 13 và 14 đạt từ mức đạt trở lên;

- Chưa đạt chuẩn hiệu trưởng: có trên 1/3 tiêu chí được đánh giá chưa đạt hoặc có tối thiểu 01 (một) tiêu chí trong số các tiêu chí 1, 2, 4, 5, 6, 8, 10, 12, 13 và 14 được đánh giá chưa đạt.

2. Cách điền phiếu Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng tự đánh giá

PHIẾU HIỆU TRƯỞNG/PHÓ HIỆU TRƯỞNG TỰ ĐÁNH GIÁ

1) Tỉnh/Thành phố:...........................................

2) Huyện/Quận/Thị xã:.....................................

3) Cấp học: Tiểu học

4) Trường: Tiểu học..........................................

5) Họ và tên người tự đánh giá: .......................

6) Thời gian đánh giá: Ngày.....tháng..... năm .....

Hướng dẫn: Người đánh giá điền vào cột minh chứng ít nhất 1 minh chứng cho phù hợp, sau đó đánh dấu X vào chỉ 1 ô phù hợp với mức đạt được của tiêu chí (đã có minh chứng tương ứng). Nếu tiêu chí nào không có minh chứng hoặc được đánh giá là chưa đạt thì đánh dấu X vào ô "chưa đạt". Kèm theo phiếu này là minh chứng cho mức đạt được của từng tiêu chí thì kết quả tự đánh giá mới có giá trị.

Tiêu chuẩn/Tiêu chíMức đánh giá tiêu chíMinh chứng
Chưa
đạt
ĐạtKháTốt
Tiêu chuẩn 1. Phẩm chất nghề nghiệp

Tiêu chí 1. đạo đức nghề nghiệp

X

- Bản đánh gia viên chức....

- Bảng phân loại đảng viên năm 2020

-VB quy định về ĐĐ nhà giáo

Tiêu chí 2. Tư tưởng đổi mới trong
lãnh đạo, quản trị nhà trường

X

- Kế hoạch chuyên môn năm học.....

- Kế hoạch thực hiện chỉ thị 05 năm 2018

Tiêu chí 3. Năng lực phát triển chuyên
môn, nghiệp vụ bản thân

X

- Giấy chứng nhận, chứng chỉ.

- Kế hoạch BDTX

- Danh sách tham gia các lớp tập huấn

Tiêu chuẩn 2. Quản trị nhà trường

Tiêu chí 4. Tổ chức xây dựng kế hoạch
phát triển nhà trường

X

- Kế hoạch tháng, kế hoạch đào tạo mũi nhọn

- Bảng phân công tháng

- Bảng báo cáo Sơ, tổng kết

Tiêu chí 5. Quản trị hoạt động dạy học,
giáo dục học sinh

X

- Báo cáo TK năm học

- Kế hoạch năm học, HK

- Kế hoạch HĐNGLL, phiếu đánh giá giờ dạy của GV

Tiêu chí 6. Quản trị nhân sự nhà trường

X

- KHBDTX.

- Danh sách Gv tham gia các lớp tập huấn

Tiêu chí 7. Quản trị tổ chức, hành chính nhà trường

X

Quy chế hoạt động, quy chế làm việc.

- Sổ liên lạc điện tử

Tiêu chí 8. Quản trị tài chính nhà trường

X

- Tham mưu xây dựng QCCTNB.

Tiêu chí 9. Quản trị cơ sở vật chất, thiết
bị và công nghệ trong dạy học, giáo dục học sinh của nhà trường

X

- Hồ sơ quản lý thiết bị, đồ dùng dạy học.

Tiêu chí 10. Quản trị chất lượng giáo
dục trong nhà trường

X

- Kế hoạch chuyên môn năm học

- Báo cáo chất lượng cuối năm

- Kế hoạch dạy học 2b/ngày

Tiêu chuẩn 3. Xây dựng môi trường giáo dục

Tiêu chí 11. Xây dựng văn hóa nhà
trường

X

- Xây dựng quy chế ứng xử trường học

- Quy chế chuyên môn

- Biên họp chuyên môn hàng tháng

Tiêu chí 12. Thực hiện dân chủ cơ sở
trong nhà trường

X

- Quy chế dân chủ nhà trường

- Biên bản họp ghi các thắc mặc của GV

Tiêu chí 13. Xây dựng trường học an
toàn, phòng chống bạo lực học đường

X

- Kế hoạch phòng chống BLHĐ

Tiêu chuẩn 4. Phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình, xã hội

Têu chí 14. Phối hợp giữa nhà trường,
gia đình, xã hội để thực hiện hoạt động
dạy học cho học sinh

X

BB họp PHHS hằng năm

Têu chí 15. Phối hợp giữa nhà trường,
gia đình, xã hội để thực hiện giáo dục
đạo đức, lối sống cho học sinh

X

BB họp PHHS hằng năm, hình ảnh

Têu chí 16. Phối hợp giữa nhà trường,
gia đình, xã hội trong huy động và sử dụng nguồn lực để phát triển nhà trường

X

BB họp PHHS về nd này

Tiêu chuẩn 5. Sử dụng ngoại ngữ và công nghệ thông tin

Tiêu chí 17. Sử dụng ngoại ngữ

X

- Chứng chỉ A, B Tiếng Anh

Tiêu chí 18. Ứng dụng công nghệ
thông tin

X

- Chứng chỉ A tin học

- Tin học ứng dụng

Tự nhận xét (ghi rõ):

- Điểm mạnh:

  • Có đạo đức nghề nghiệp, có tư tưởng đổi mới trong lãnh đạo, quản lý nhà trường, không ngừng học tập để trau dồi và phát triển năng lực chuyên môn nghiệp vụ.
  • Có năng lực tổ chức quản lý hoạt động dạy và học, quản lý nhân sự, tài chính, tài sản, chất lượng giáo dục.
  • Xây dựng cơ quan văn hóa, văn hóa ứng xử trong giao tiếp, an toàn trong trường học.
  • Xây dựng quy chế phối hợp trong và ngoài nhà trường.

- Những vấn đề cần cải thiện:

  • Khả năng sử dụng ngoại ngữ trong giao tiếp và công việc chưa thành thạo.
  • Kỹ năng ứng dụng CNTT, sử dụng các phần mềm trong quản lý đôi lúc còn gặp khó khăn.

- Kế hoạch học tập phát triển năng lực lãnh đạo, quản lý nhà trường của bản thân trong năm học tiếp theo:

  • Mục tiêu: Bồi dưỡng chương trình giáo dục phổ thông mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
  • Nội dung đăng ký học tập (Các năng lực cần ưu tiên cải thiện): Hoàn thành khóa tập huấn chương trình giáo dục phổ thông mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
  • Thời gian: Tính đến năm 2024
  • Điều kiện thực hiện: Vừa học vừa làm.

- Tự xếp loại kết quả đánh giá: Khá

......., ngày.... tháng....năm 2024

Người tự đánh giá
(Ký và ghi rõ họ tên)

3. Quy trình đánh giá và xếp loại kết quả đánh giá theo chuẩn hiệu trưởng

Quy trình đánh giá và xếp loại kết quả đánh giá theo chuẩn hiệu trưởng
Quy trình đánh giá và xếp loại kết quả đánh giá theo chuẩn hiệu trưởng

1. Quy trình đánh giá

a) Hiệu trưởng tự đánh giá theo chuẩn hiệu trưởng;

b) Nhà trường tổ chức lấy ý kiến giáo viên, nhân viên trong trường đối với hiệu trưởng theo chuẩn hiệu trưởng;

c) Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp thực hiện đánh giá và thông báo kết quả đánh giá hiệu trưởng theo chuẩn hiệu trưởng trên cơ sở kết quả tự đánh giá của hiệu trưởng, ý kiến của giáo viên, nhân viên và thực tiễn thực hiện nhiệm vụ của hiệu trưởng thông qua các minh chứng xác thực, phù hợp.

2. Xếp loại kết quả đánh giá

a) Đạt chuẩn hiệu trưởng ở mức tốt: có tất cả các tiêu chí đạt từ mức khá trở lên, tối thiểu 2/3 tiêu chí đạt mức tốt, trong đó các tiêu chí 1, 2, 4, 5, 6, 8, 10, 12, 13 và 14 đạt mức tốt;

b) Đạt chuẩn hiệu trưởng ở mức khá: có tất cả các tiêu chí đạt từ mức đạt trở lên, tối thiểu 2/3 tiêu chí đạt từ mức khá trở lên, trong đó các tiêu chí 1, 2, 4, 5, 6, 8, 10, 12, 13 và 14 đạt từ mức khá trở lên;

c) Đạt chuẩn hiệu trưởng: có tối thiểu 2/3 tiêu chí đạt từ mức đạt trở lên, trong đó các tiêu chí 1, 2, 4, 5, 6, 8, 10, 12, 13 và 14 đạt từ mức đạt trở lên;

d) Chưa đạt chuẩn hiệu trưởng: có trên 1/3 tiêu chí được đánh giá chưa đạt hoặc có tối thiểu 01 (một) tiêu chí trong số các tiêu chí 1, 2, 4, 5, 6, 8, 10, 12, 13 và 14 được đánh giá chưa đạt (tiêu chí được đánh giá chưa đạt khi không đáp ứng yêu cầu mức đạt của tiêu chí).

4. Cách ghi nhận xét đánh giá hiệu trưởng, đánh giá điểm mạnh, điểm cần cải thiện

Việc ghi nhận xét đánh giá hiệu trưởng hay phó hiệu trưởng phải đảm bảo sao cho hợp lý, chung hòa được nhiều yếu tố. Những điểm mạnh, điểm cần cải thiện thì cần bám sát tình hình thực tế và các tiêu chí đã đánh giá để đưa ra những ý kiến tự nhận xét đúng nhất. Dưới đây là nhận xét do Hoatieu.vn tổng hợp và gợi ý:

Những điểm mạnh:

  • Có phong cách làm việc khoa học, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ cấp trên giao phó, có tinh thần đoàn kết, tôn trọng, gần gũi với đồng nghiệp, phụ huynh, học sinh.
  • Có tinh thần hỗ trợ đồng nghiệp thực hiện và điều chỉnh các đổi mới hoạt động giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
  • Mạnh dạn tiếp cập, ứng dụng phương pháp giáo dục tiên tiến và thực hiện trong nhà trường đạt hiệu quả, được phụ huynh ủng hộ.
  • Tích cực tham mưu, xây dựng tốt môi trường giáo dục cho học sinh, lấy học sinh làm trung tâm của trường, lớp.
  • Không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn.
  • Niềm nở, chan hòa với phụ huynh trong công tác quản lý trường học, giáo dục học sinh. Chia sẻ những kiến thức giáo dục cho phụ huynh đối với học sinh. Đối xử công bằng, lắng nghe, yêu thương học sinh.
  • Kịp thời xây dựng những nội quy, quy tắc ứng xử trong nhà trường, thực hiện dân chủ trường học.
  • Chỉ đạo hướng dẫn đội ngũ giáo viên, nhân việ trong nhà trường quản lý tốt các hồ sơ sổ sách, sử dụng và quản lý tốt các cơ sở vật chất trường học.
  • Thường xuyên quan tâm xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường, đảm bảo cho trẻ được an toàn, vui vẻ về mặt tâm lý khi đến trường.
  • Tổ chức và phát triển tốt các mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình, xã hội để phối hợp giáo dục học sinh

Những điểm cần cải thiện:

  • Cần nâng cao năng lực trình độ sử dụng tiếng anh, CNTT trong công tác quản lý, điều hành trường học.
  • Cần trang bị thêm kiến thức, kỹ năng để thực hiện công tác xây dựng, phát triển nhà trường theo hướng hội nhập quốc tế.
  • Tăng trường công tác dự giờ, thăm lớp, rà soát các yếu tố gây thương tích cho học sinh.

5. Phiếu đánh giá chuẩn hiệu trưởng mầm non theo Thông tư 25

Mẫu phiếu đánh giá chuẩn hiệu trưởng, phó hiệu trưởng mầm non được ban hành kèm theo Phụ lục II Công văn 5568/BGDĐT-NGCBQLGD của Bộ GD&ĐT về hướng dẫn thực hiện Thông tư 25/2018/TT-BGDĐT quy định về chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non có nội dung ví dụ minh chứng đánh giá chuẩn hiệu trưởng mầm non. Mời bạn tham khảo, các bạn có thể tải về mẫu để tiện sử dụng hoặc chỉnh sửa trực tiếp trên trang tại đây:

(Kèm theo Công văn số 5568/ BGDĐT-NGCBQLGD ngày 06 tháng 12 năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo)

BIỂU MẪU 01.

PHIẾU HIỆU TRƯỞNG/PHÓ HIỆU TRƯỞNG TỰ ĐÁNH GIÁ

1) Tỉnh/Thành phố ……………………………………………………………………………….

2) Huyện/Quận/Thị xã: ………………………………………………………………………….

3) Cấp học: ……………………………………………………………………………………….

4) Trường: ………………………………………………………………………………………..

5) Họ và tên người tự đánh giá: ……………………………………………………………….

6) Thời gian đánh giá (ngày, tháng, năm): …………… / ………… /20 …………

Hướng dẫn: Người được đánh giá điền vào cột minh chứng ít nhất 1 minh chứng cho mức phù hợp, sau đó đánh dấu X vào chỉ 1 ô phù hợp với mức đạt được của tiêu chí (đã có minh chứng tương ứng). Nếu tiêu chí nào không có minh chứng hoặc được đánh giá là chưa đạt thì đánh dấu X vào ô “Chưa đạt ”. Kèm theo phiếu này là minh chứng cho mức đạt được của từng tiêu chí thì kết quả tự đánh giá mới có giá trị.

Tiêu chuẩn/Tiêu chí

Mức đánh giá tiêu chí1

Minh chứng

Chưa đạt

Đạt

Khá

Tốt

Tiêu chuẩn 1. Phẩm chất nghề nghiệp

Tiêu chí 1. Đạo đức nghề nghiệp, phong cách làm việc

Tiêu chí 2. Tư tưởng đổi mới trong quản trị nhà trường

Tiêu chí 3. Phát triển chuyên môn, nghiệp vụ bản thân

Tiêu chuẩn 2. Quản trị nhà trường

Tiêu chí 4. Tổ chức xây dựng kế hoạch phát triển nhà trường

Tiêu chí 5. Quản trị hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe của trẻ em

Tiêu chí 6. Quản trị hoạt động giáo dục trẻ em

Tiêu chí 7. Quản trị nhân sự nhà trường

Tiêu chí 8. Quản trị tổ chức, hành chính nhà trường

Tiêu chí 9. Quản tr ị tài chính nhà trường

Tiêu chí 10. Quản trị cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi, thiết bị dạy học của nhà trường

Tiêu chí 11. Quản trị chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong nhà trường

Tiêu chuẩn 3. Xây dựng môi trường giáo dục

Tiêu chí 12. Xây dựng văn hóa nhà trường

Tiêu chí 13. Thực hiện dân chủ trong nhà trường

Tiêu chí 14. Xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường

Tiêu chuẩn 4. Phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình, xã hội

Tiêu chí 15. Phối hợp giữa nhà trường, gia đình, địa phương trong hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em

Tiêu chí 16. Phối hợp giữa nhà trường, gia đình, địa phương trong huy động và sử dụng nguồn lực để phát triển nhà trường

Tiêu chuẩn 5. Sử dụng ngoại ngữ (hoặc tiếng dân tộc) và công nghệ thông tin

Tiêu chí 17. Sử dụng ngoại ngữ

Tiêu chí 18. Ứng dụng công nghệ thông tin

Tự nhận xét (ghi rõ):

- Điểm mạnh: ……………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………..

- Những vấn đề cần cải thiện: ……………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………..

Kế hoạch học tập phát triển năng lực lãnh đạo, quản lý nhà trường của bản thân trong năm học tiếp theo

- Mục tiêu: …………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………..

- Nội dung đăng ký học tập (các năng lực cần ưu tiên cải thiện): …………………….

…………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………

- Thời gian: …………………………………………………………………………………...

………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………….

- Điều kiện thực hiện: ………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………….

Tự xếp loại kết quả đánh giá2: ……………………………….

…………., ngày……… tháng……… năm………
Người tự đánh giá
(Ký và ghi rõ họ tên)

____________________

1 - Tiêu chí được đánh giá chưa đạt khi không đáp ứng yêu cầu mức đạt của tiêu chí;

- Mức đạt: Có phẩm chất, năng lực tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao trong quản trị cơ sở giáo dục mầm non theo quy định;

- Mức khá: Có phẩm chất, năng lực đổi mới, sáng tạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao trong quản trị cơ sở giáo dục mầm non;

- Mức tốt: Có ảnh hưởng tích cực đến đổi mới qu ản trị cơ sở giáo dục mầm non và phát triển giáo dục địa phương.

2 a) Đạt chuẩn hiệu trưởng ở mức tốt: có tất cả các tiêu chí đạt từ mức khá trở lên, tối thiểu 2/3 số tiêu chí đạt mức tốt, trong đó các tiêu chí chí 1, 4, 5, 6 , 7, 9, 11 , 13, 14 và 15 đạt mức tốt;

b) Đạt chuẩn hiệu trưởng ở mức khá: có tất cả các tiêu chí đạt từ mức đạt trở lên, tối thiểu 2/3 số tiêu chí đạt từ mức khá trở lên, trong đó các tiêu chí chí 1, 4, 5, 6 , 7, 9, 11, 13 , 14 và 15 đạt từ mức khá trở lên ;

c) Đạt chuẩn hiệu trưởng: có tất cả các tiêu chí được đánh giá từ mức đạt trở lên;

d) Chưa đạt chuẩn hiệu trưởng: có tiêu chí được đánh giá chưa đạt (tiêu chí được đánh giá chưa đạt khi không đáp ứng yêu cầu mức đạt của tiêu chí).

6. Minh chứng đánh giá chuẩn hiệu trưởng mầm non

Các minh chứng đánh giá chuẩn Hiệu trưởng/Phó hiệu trưởng mầm non được quy định tại Phụ lục II Công văn 5568/BGDĐT-NGCBQLGD. Mời bạn tham khảo các minh chứng đánh giá với tổng cộng 18 tiêu chí sau đây:

Tiêu chí

Mức tiêu chí

Ví dụ minh chứng

Tiêu chuẩn 1. Phẩm chất nghề nghiệp

Có đạo đức nghề nghiệp chuẩn mực và tư tưởng đổi mới trong quản trị nhà trường, có phong cách làm việc khoa học; có năng lực phát triển chuyên môn, nghiệp vụ bản thân.

Tiêu chí 1. Đạo đức nghề nghiệp, phong cách làm việc

Thực hiện tốt quy định về đạo đức nhà giáo, có tác phong, phương pháp làm việc phù hợp với công việc; chỉ đạo tổ chức thực hiện nghiêm túc quy định về đạo đức nhà giáo trong nhà trường

- Bản đánh giá, xếp loại viên chức hàng năm thể hiện thực hiện tốt quy định đạo đức nhà giáo, có tác phong, phương pháp làm việc phù hợp với công việc.

- Bản đánh giá, phân loại đảng viên hàng năm thể hiện thực hiện tốt quy định đạo đức nhà giáo, có tác phong, phương pháp làm việc phù hợp với công việc.

- Văn bản có nội dung chỉ đạo về thực hiện nghiêm túc quy định đạo đức nhà giáo trong nhà trường.

Mức khá: Thường xuy ê n tự rèn luyện đạo đức nghề nghiệp, giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự nhà giáo; có ý thức rèn luyện tạo dựng phong cách làm việc khoa học; phát hiện, chấn chỉnh kịp thời các biểu hiện vi phạm đạo đức của giáo viên, nhân viên; chủ động sáng tạo tro ng xây dựng các nội quy, quy định trong nhà tr ường

- Bản đánh giá, xếp loại viên chức hàng năm thể hiện thường xuyên tự rèn luyện đạo đức nghề nghiệp, giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự nhà giáo; có ý thức rèn luyện tạo dựng phong cách làm việc khoa học.

- Văn bản, biên bản họp về chấn chỉnh, xử lý các biểu hiện vi phạm đạo đức của giáo viên, nhân viên, trẻ.

- Văn bản ban hành nội quy, quy định về đạo đức nhà giáo, bộ quy tắc ứng xử trong nhà trường thể hiện sự sáng tạo.

Mức tốt: Là tấm gương mẫu mực trong nhà trường về đạo đức nghề nghiệp; có ảnh hưởng tích cực và hỗ trợ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non về thực hiện các quy định về đạo đức nhà giáo, phong cách làm việc khoa học trong nhà tr ường

- Ý kiến ghi nhận của giáo viên, nhân viên trong nhà trường, của cơ quan quản lý cấp trên về việc là tấm gương mẫu mực trong nhà trường về đạo đức nghề nghiệp.

- Chuyên đề, báo cáo, bài viết liên quan đến tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục đạo đức trong nhà trường được đăng tải trên tạp chí, báo, website hoặc được cơ quan quản lý cấp trên xác nhận.

- Báo cáo đề xuất, giới thiệu các hình thức, phương pháp tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục đạo đức được chia sẻ với cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non trong hội thảo, tập huấn, sinh hoạt chuyên môn.

- Ý kiến của cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, cơ quan quản lý cấp trên ghi nhận sự ảnh hưởng tích cực về tổ chức thực hiện giáo dục đạo đức trong nhà trường.

Tiêu chí 2. Tư tưởng đổi mới trong quản trị nhà trường

Mức đạt: Có tư tưởng đổi mới trong quản trị nhà trường

- Bài phát biểu, các ý kiến tham mưu với cơ qu a n quản lý cấp trên và chính quyền địa phương thể hiện tư tưởng đổi mới tr ong lãnh đạo, quản trị nhà trường.

- Chuyên đề, báo cáo, bài viết nhận thể hiện tư tưởng đổi mới trong lãnh đạo, quản trị nhà trường được đăng tải trên tạp chí, báo, website hoặc được cơ quan quản lý cấp trên xác.

- Các văn bản chỉ đạo, điều hành hoạt động trong nhà trường thể hiện tư tưởng đổi mới trong lãnh đạo, quản trị nhà trường.

Mức khá: Lan tỏa tư tưởng đổi mới đến mọi thành viên trong nhà trường

- Văn bản, biên bản cuộc họp có nội dung chỉ đạo, khuyến khích, hướng dẫn giáo viên, nhân viên trong nhà trường thực hiện đổi mới trong công việc và khuyến khích trẻ chủ động đổi mới trong học tập.

- Ý kiến nhận xét của cơ quan quản lý cấp trên, ý kiến ghi nhận của giáo viên, nhân viên trong nhà trường về việc tư tưởng đổi mới của hiệu trưởng lan tỏa đến thành viên trong nhà trường.

Mức tốt: Có ảnh hưởng tích cực đến các bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non về tư tưởng đổi mới trong quản tr ị nhà trường

- Chuyên đề, báo cáo, bài viết liên quan đến tư tưởng đổi mới trong lãnh đạo, quản trị nhà trường được đăng tải trên tạp chí, báo, website hoặc được cơ quan quản lý cấp trên xác nhận.

- Báo cáo, bài giảng, bài tham luận về tư tưởng đổi mới trong lãnh đạo, quản trị nhà trường được chia sẻ với cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non trong hội thảo, tập huấn, sinh hoạt chuyên môn.

- Ý kiến của cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, cơ quan quản lý cấp trên ghi nhận sự ảnh hưởng về tư tưởng đổi mới trong lãnh đạo, quản trị nhà trường.

Tiêu chí 3. Phát triển chuyên môn, nghiệp vụ bản thân

Mức đạt: Đạt chuẩn trình độ đào tạo và hoàn thành các khóa đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định; có kế hoạch thường xuyên học tập, bồi dưỡng phát triển chuyên môn, nghiệp vụ; cập nhật kịp thời các yêu cầu đổi mới của ngành về chuyên môn nghiệp vụ

- Bằng tốt nghiệp, chứng chỉ, chứng nhận hoàn thành các khóa đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.

- Kế hoạch học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của bản thân.

- Bài viết, bài thu hoạch, báo cáo về nội dung học tập, bồi dưỡng của bản thân gắn với các yêu cầu đổi mới của ngành về chuyên môn, nghiệp vụ.

Mức khá: Chủ động tự học, cập nhật phát triển kiến thức, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe và giáo dục phát triển toàn diện trẻ em

- Kế hoạch học tập, bồi dưỡng của bản thân về kiến thức, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe và giáo dục phát triển toàn diện trẻ em.

- Bài viết, bài thu hoạch, báo cáo về nội dung học tập, bồi dưỡng của bản thân về kiến thức, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe và giáo dục phát triển toàn diện trẻ em.

Mức tốt: Hỗ trợ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non về phát triển chuyên môn, nghiệp vụ nhằm đáp ứng và nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe và giáo dục phát triển toàn diện trẻ em

- Chuyên đề, báo cáo kinh nghiệm về phát triển chuyên môn, nghiệp vụ bản thân được đăng tải trên tạp chí, báo, website hoặc được cơ quan quản lý cấp trên xác nhận.

- Báo cáo, bài giảng, bài tham luận về phát triển chuyên môn, nghiệp vụ bản thân được chia sẻ với cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non trong các buổi sinh hoạt chuyên môn, hội thảo, tập huấn.

- Văn bản của cơ quan quản lý cấp trên giao nhiệm vụ, triệu tập tham gia báo cáo viên hoặc các hoạt động hướng dẫn, hỗ trợ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non về phát triển chuyên môn, nghiệp vụ bản thân.

- Ý kiến của cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, cơ quan quản lý cấp trên ghi nhận các hoạt động hướng dẫn, hỗ trợ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non về phát triển chuyên môn, nghiệp vụ bản thân.

Mời bạn tải về file miễn phí do Hoatieu cung cấp để xem đầy đủ tất cả các minh chứng đánh giá chuẩn hiệu trưởng/phó hiệu trưởng mầm non.

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục Giáo dục đào tạo trong phần Biểu mẫu nhé.

Đánh giá bài viết
15 58.205
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi