Mẫu số S04b3-DN: Bảng kê số 3: Tính giá thành thực tế nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ (TK 152, 153)

Hoatieu xin chai sẻ Mẫu số S04b3-DN: Bảng kê số 3: Tính giá thành thực tế nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ (TK 152, 153) ban hành theo Thông tư 200/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ. Mẫu nêu rõ giá thành thực tế, giá thành hoạch toán. Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây.

1. Ý nghĩa của việc tính giá thành nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ

Việc tính giá thành đầy đủ, chính xác của các loại nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cục của sản phẩm sẽ là cơ sở quan trọng để các cơ sở xác định giá bán. Đây cũng là một biện pháp để quản lý một cách chặt chẽ, nhằm tiết kiệm được vật tư, nhân công, góp phần làm giảm giá thành, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

2. Mẫu số S04b3-DN: Tính giá thành thực tế nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ (TK 152, 153)

Dưới đây là Mẫu số S04b3-DN: Bảng kê số 3: Tính giá thành thực tế nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ (TK 152, 153) được ban hành theo Thông tư 200/2014/TT-BTC. Đây là mẫu mới và hiện vẫn đang có hiệu lực pháp luật. Mời các bạn tham khảo.

Đơn vị: ………………

Địa chỉ: ………………

Mẫu số S04b3-DN
(Ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC Ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính)

BẢNG KÊ SỐ 3
Tính giá thành thực tế nguyên liệu, vật liệu và công cụ , dụng cụ (TK 152, 153)

Tháng ….. Năm …..

STT
Chỉ tiêu
TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu
TK 153 - Công cụ, dụng cụ
Giá hạch toánGiá thực tếGiá hạch toánGiá thực tế
AB1234
1I .Số dư dầu tháng
2II .Số dư phát sinh trong tháng
3Từ NKCT số 1 (ghi Có TK 111)
4Từ NKCT số 2 (ghi Có TK 112)
5Từ NKCT số 5 (ghi Có TK 331)
6Từ NKCT số 6 (ghi Có TK 151)
7Từ NKCT số 7 (ghi Có TK 152)
8Từ NKCT khác
9III. Cộng số dư đầu tháng và phát sinh trong
tháng (I + P)
10IV. Hệ số chênh lệch
11V. Xuất dùng trong tháng
12 VI. Tồn kho cuối tháng (III - V )

Ngày ... tháng ... năm ...

Người ghi sổ

(Ký, họ tên)

Kế toán trưởng

(Ký, họ tên)

Giám đốc

(Ký, họ tên, đóng dấu)

3. Cách tính giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ

Kế toán nhập, xuất, tồn kho nguyên liệu, vật liệu, Công cụ dụng cụ phải được thực hiện theo nguyên tắc giá gốc quy định trong chuẩn mực “Hàng tồn kho”. Nội dung giá gốc của nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ được xác định tuỳ theo từng nguồn nhập.

– Giá gốc của nguyên liệu, vật liệu mua ngoài, bao gồm: Giá mua ghi trên hóa đơn, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế GTGT hàng nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường phải nộp (nếu có), chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản, phân loại, bảo hiểm,… nguyên liệu, vật liệu từ nơi mua về đến kho của doanh nghiệp, công tác phí của cán bộ thu mua, chi phí của bộ phận thu mua độc lập, các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc thu mua nguyên vật liệu và số hao hụt tự nhiên trong định mức (nếu có):

+ Trường hợp thuế GTGT hàng nhập khẩu được khấu trừ thì giá trị của nguyên liệu, vật liệu mua vào được phản ánh theo giá mua chưa có thuế GTGT. Nếu thuế GTGT hàng nhập khẩu không được khấu trừ thì giá trị của nguyên liệu, vật liệu mua vào bao gồm cả thuế GTGT.

– Giá gốc của nguyên liệu, vật liệu tự chế biến, bao gồm: Giá thực tế của nguyên liệu xuất chế biến và chi phí chế biến.

– Giá gốc của nguyên liệu, vật liệu thuê ngoài gia công chế biến, bao gồm: Giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu xuất thuê ngoài gia công chế biến, chi phí vận chuyển vật liệu đến nơi chế biến và từ nơi chế biến về doanh nghiệp, tiền thuê ngoài gia công chế biến.

– Giá gốc của nguyên liệu nhận góp vốn liên doanh, cổ phần là giá trị được các bên tham gia góp vốn liên doanh thống nhất đánh giá chấp thuận.

Trên đây là Mẫu số S04b3-DN: Bảng kê số 3: Tính giá thành thực tế nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ (TK 152, 153). Mời các bạn xem thêm các biểu mẫu Thuế - Kế toán - Kiểm toán trong mục biểu mẫu.

Đánh giá bài viết
1 2.911
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo