Quyết toán thuế cần chuẩn bị những sổ sách gì?

Sổ sách cần thiết để quyết toán thuế

Quyết toán thuế cần chuẩn bị những sổ sách gì? Đây là một câu hỏi muôn thuở nhưng không hề cũ đối với các doanh nghiệp khi bước vào khoảng thời gian quyết toán thuế. Nhằm giúp chia sẻ nỗi lo và giúp các bạn không bị sai sót nhằm lẫn trong quá trình kê khai quyết toán thuế của mình, bài viết này hoatieu.vn xin chia sẻ những kinh nghiệm thực tế về sổ sách kế toán trong quá trình quyết toán thuế.

Mẫu tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân

Các bước đơn giản quyết toán thuế

Những sổ sách cần in trước khi đi quyết toán:

  • Sổ nhật ký chung
  • Sổ nhật ký bán hàng
  • Sổ nhật ký mua hàng
  • Sổ nhật ký chi tiền
  • Số nhật ký thu tiền
  • Sổ chi tiết công nợ phải thu cho tất cả các khách hàng
  • Sổ chi tiết công nợ phải trả cho tất cả các nhà cung cấp
  • Biên bản xác nhận công nợ của từng đối tượng (nếu có) cuối năm
  • Sổ quỹ tiền mặt và sổ chi tiết ngân hàng
  • Sổ cái các tài khoản: 131, 331, 111, 112, 152, 153, 154, 155, 211, 214,...621, 622, 627, 641, 642,...
  • Sổ tổng hợp về tình hình tăng giảm tài sản cố định
  • Sổ tổng hợp về tình hình tăng giảm công cụ dụng cụ
  • Sổ khấu hao tài sản cố định
  • Sổ khấu hao công cụ dụng cụ
  • Thẻ kho/ sổ chi tiết vật tư
  • Bảng tổng hợp nhập xuất tồn từng kho
  • Toàn bộ chứng từ đã nhập đều phải in ra ký (đầy đủ chữ ký).

Lưu ý: số thứ tự các phiếu phải được đánh và sắp xếp tuần tự.

Những sổ sách cần kiểm tra trước khi đi quyết toán:

Lấy bảng cân đối phát sinh tài khoản từng năm căn cứ vào đó kiểm tra sổ sách xem đã in đủ sổ sách theo BCDPSTK chưa?

Với những sổ có chi tiết đối tượng thì phải in chi tiết, ngoài in sổ cái.

  • Sổ chi tiết TK 112: Nếu có nhiều TK ngân hàng mở nhiều NH khác nhau
  • Sổ chi tiết TK 131 / 331: Chi tiết từng đối tượng phải thu / phải trả
  • Sổ chi tiết 138/338: Chi tiết từng đối tượng phải thu / phải trả khác (nếu có)
  • Sổ chi tiết 141: Chi tiết từng đối tượng ứng cá nhân
  • Sổ chi tiết 154: 1541/1542/1543... (nếu có)
  • Sổ chi tiết 333: 33311 / 3334/3335/3338...
  • Kiểm tra kỹ các khoản phải thu, phải trả trên sổ sách so với hóa đơn mua vào/bán ra. Số dư cuối năm, làm biên bản xác nhận công nợ.
  • Kiểm tra sổ 112 với số phụ ngân hàng, số dư cuối năm khớp với số dư cuối năm trên sổ phụ NH không? Nếu có thời gian thì đối chiếu từng tháng.
  • Kiểm tra sổ quỹ Tiền Mặt, tránh hiện tượng âm quỹ, phải có số dư cuối ngày trên sổ quỹ. Nhiều DNcuối tháng dương quỹ nhưng trong tháng vẫn có ngày âm quỹ : Không có thu sao có chi ? => Cần điều chỉnh lại hoặc làm giấy vay, mượn tiền bổ sung VLĐ của DN (Cách khắc phục tránh âm quỹ-Thuế).
  • Làm file mềm tự giải trình sẵn chênh lệch giữa doanh thu – giá vốn, của từng hóa đơn xuất ra. Cái nào lỗ thì comment giải trình sẵn, chuẩn bị các giấy tờ để có thể giải trình vì sao lỗ.
  • Đối chiếu sổ chi tiết 333 với chứng từ nộp thuế mà doanh nghiệp đang lưu giữ. Tự làm file excel tổng hợp các khoản thuế đã nộp theo chứng từ. Bởi khi QT Thuế, trên BB làm việc CQ Thuế sẽ tổng hợp quan hệ Nghĩa Vụ NSNN của Doanh Nghiệp trên BBQT (Thuế lấy theo số họ lưu trên hệ thống QLT, nếu có sai lệch bạn yêu cầu Thuế điều chỉnh với điều kiện bạn phải xuất trình được chứng từ nộp thuế đầy đủ do DN đang lưu).
  • Kiểm tra sổ sách của các khoản chi phí: TK đầu 6, đầu 8.
  • Kiểm tra nhập xuất tồn kho, in chi tiết NXT từng mặt hàng & có số dư cuối ngày của từng mặt hàng (giống in sổ quỹ) để CQ Thuế kiểm tra hiện tượng âm kho. (Không có nhập kho, lại có xuất kho=>????)
  • Kiểm tra sổ giá thành (nếu có) & phải có sẵn bảng định mức đã đăng ký với CQ Thuế, ko nộp bảng định mức tiêu hao NVL, CQ Thuế ấn định theo mức tiêu hao của NN quy định.
  • Nếu có phát sinh các khoản vay ngân hàng/ vay cá nhân thì kiểm tra sắp xếp đầy đủ KUNN từng lần theo phát sinh, kiểm tra các khoản lãi vay. Lập file excel tổng hợp chi phí lãi vay từng tháng (Lấy từ sổ 635, trừ trường hợp chi phí lãi vay đủ điều kiện vốn hóa thì không nằm trên 635...).
  • Kiểm tra chi phí khấu hao tài sản / hồ sơ tài sản.
  • Kiểm tra hóa đơn xem hợp pháp chưa? Hóa đơn đầu vào đã đảm bảo đúng đủ các thông tin bắt buộc phải có theo quy định TT 153/2010/TT-BTC chưa? Tra cứu xem các hóa đơn đầu vào (nếu ko có thời gian cố gắng tra cứu những hóa đơn trị giá trên 20 triệu) đã được bên bán đã làm thông báo phát hành sử dụng hóa đơn với CQ Thuế chưa? Tình trạng NNT đang hoạt động hay tạm ngừng, bỏ trốn, khóa.

Nếu có thời gian thì bạn nên kiểm tra kỹ càng lại những gì đã làm theo số liệu nằm trên bảng cân đối phát sinh tài khoản, tổng hợp được các khoản chi phí có thể bị loại, khoanh vùng và cảnh báo với ban lãnh đạo trước.

Đánh giá bài viết
1 482
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo