3 Mẫu góp ý dự thảo Thông tư ban hành Quy chế tổ chức của trường, lớp dành cho người khuyết tật 2024

Mẫu góp ý dự thảo Thông tư ban hành Quy chế tổ chức của trường, lớp dành cho người khuyết tật là mẫu dùng để lấy ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện hơn Quy chế tổ chức của trường, lớp dành cho người khuyết tật trước khi chính thức ban hành. HoaTieu.vn mời các bạn cùng tham khảo mẫu phiếu góp ý dự thảo Thông tư ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường, lớp dành cho người khuyết tật và tải về miễn phí file Word/ PDF trong bài viết để tiện sử dụng cho quá trình góp ý.

1. Ý kiến góp ý dự thảo Thông tư Quy chế tổ chức trường, lớp dành cho người khuyết tật

TỔNG HỢP GÓP Ý TỔ......
Ý kiến góp ý Dự thảo Thông ban hành Quy chế tổ chức của trường, lớp dành cho người khuyết tật

TT

Trang

Dòng

Nội dung Dự thảo

Nội dung góp ý

Lí do

1

Điều 7

Khoản1, khoản 2

Khoản 1, Khoản 2 Điều 7 Nghị định số28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật quy định: nhà giáo trực tiếp giảng dạy người khuyết tật theo phương thức giáo dục hòa nhập trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông được hưởng phụ cấp ưu đãi .

Cần làm rõ: giáo viên dạy trẻ khuyết tật đối với trường THPT công lập có hưởng mức phụ cấp thêm không? theo văn bản nào? hiện tại mức áp dụng này có được dùng để tính gộp các khoản đóng góp không? Khi hưởng phụ cấp trên thì có đồng thời được hưởng phụ cấp ưu đãi khác không?

Hiện nay ở các trường trẻ khuyết tật được học hoà nhập với các học sinh khác. GV dạy các lớp có trẻ khuyết tật đó chưa được hưởng phụ cấp ưu đãi.

1

3

Nhiệm vụ 1 và nhiệm vụ 2

1. Nhiệm vụ và quyền hạn của Trường chuyên biệt

2. Nhiệm vụ và quyền hạn củ a lớp chuyên biệt

- Xây dựng kế hoạch trình các cơ quan có thẩm quyền để phối hợp tổ chức các hoạt động can thiệp về y tế, phục hồi chức năng cho học sinh khuyết tật của nhà trường.

Mỗi lớp chuyên biệt có không quá 12 học sinh

- Vì nếu xây dựng được kế hoạch và thực hiện được kế hoạch đó thì học sinh sẽ phục hồi nhanh hơn.

- Ít học sinh thì thầy cô sẽ quản lý và thực hiện tốt hơn.

1

10

13

Trường chuyên biệt quản lý diện về học tập, ăn, ở, đi lại của học sinh khuyết tật ở nội trú trong thời gian học tại trường; tổ chức và quản lí công tác nội trú theo quy định; hướng dẫn kiểm tra đôn đốc việc tự học và thực hiện các nề nếp sinh họat của học sinh tại khu nội trú; giáo dục học sinh tinh thần tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong học tập; xây dựng nếp sống văn minh, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường

Bổ sung: Tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ vui chơi, giải trí phù hợp với học sinh khuyết tật.

Khuyến khích học sinh tự tin thể hiện tài năng qua đó làm phong phú đời sống tinh thần cho học sinh khuyết tật. Qua đó góp phần làm thay đổi nhận thức xã hội, xóa bỏ rào cản, tạo điều kiện để người khuyết tật vươn lên hòa nhập cộng đồng.

2. Nội dung góp ý dự thảo Thông tư ban hành Quy chế tổ chức trường, lớp dành cho người khuyết tật

UBND HUYỆN .............

TRƯỜNG TH .............

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

............., ngày 02 tháng 07 năm 2024

Nội dung góp ý
Dự thảo Thông tư Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường, lớp dành cho người khuyết tật

I . Ý KIẾN GÓP Ý TRỰC TIẾP VÀO DỰ THẢO THÔNG TƯ

STT

Nội dung dự thảo

Nội dung góp ý

Lí do

1

Thông tư ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của trường lớp dành cho người khuyết tật.

Đồng ý

2

Quy chế tổ chức và hoạt động của trường lớp dành cho người khuyết tật

Đồng ý

II. CÁC Ý KIẾN GÓP Ý KHÁC

Theo dự thảo, Quy chế này áp dụng đối với các trường, lớp dành cho người khuyết tật (Trường chuyên biệt, Lớp chuyên biệt).

Lớp chuyên biệt học tập theo phương thức giáo dục chuyên biệt

Lớp chuyên biệt là lớp học của học sinh khuyết tật học tập theo phương thức giáo dục chuyên biệt được tổ chức cùng với các lớp học sinh khác trong các trường mẫu giáo, cơ sở giáo dục phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên (gọi chung là nhà trường) trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Dự thảo nêu rõ, lớp chuyên biệt có quyền hạn, nhiệm vụ như các lớp học khác tương ứng trong trường mẫu giáo, cơ sở giáo dục phổ thông hoặc trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên.

Căn cứ vào lứa tuổi, nhu cầu học tập và năng lực học tập của học sinh khuyết tật và khả năng đáp ứng của nhà trường, học sinh khuyết tật trong Trường chuyên biệt được phân chia phù hợp vào các lớp học.

Mỗi lớp học sinh trong Trường chuyên biệt, mỗi Lớp chuyên biệt có không quá 12 học sinh.

Tên các lớp chuyên biệt được đặt một cách phù hợp, tránh tạo ra tâm lý phân biệt đối sử và do hiẹu trưởng nhà trường có lớp chuyên biệt quyết định.

Nhiệm vụ, quyền hạn của trường chuyên biệt

Trường chuyên biệt là cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân cho một số đối tượng học sinh khuyết tật cần các yêu cầu giáo dục đặc biệt theo phương thức giáo dục chuyên biệt với mục tiêu bảo đảm quyền được tham gia giáo dục bắt buộc và phổ cập giáo dục, từ đó mở ra cơ hội học tập và học tập suốt đời đối với các học sinh này.

Trường chuyên biệt có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, được thành lập mới hoặc được tổ chức lại và hoạt động sau khi Thông tư này có hiệu lực do Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý.

Trường chuyên biệt được tổ chức theo hai loại hình công lập và tư thục.

Trong đó, trường chuyên biệt công lập do Nhà nước đầu tư, bảo đảm điều kiện hoạt động và đại diện chủ sở hữu. Trường chuyên biệt tư thục do nhà đầu tư trong nước hoặc nhà đầu tư nước ngoài đầu tư và bảo đảm điều kiện hoạt động.

Trường chuyên biệt có nhiệm vụ, quyền hạn như một cơ sở giáo dục phổ thông tương ứng với cấp học và loại hình mà Trường chuyên biệt đó được phép tổ chức hoạt động giáo dục.

Ngoài ra, Trường chuyên biệt còn có các nhiệm vụ, quyền hạn khác: Xây dựng kế hoạch trình các cơ quan có thẩm quyền để phối hợp tổ chức các hoạt động can thiệp về y tế, phục hồi chức năng cho học sinh khuyết tật của nhà trường;

Thực hiện các nhiệm vụ khác về giáo dục học sinh khuyết tật: can thiệp giáo dục sớm, hỗ trợ giáo dục hòa nhập khi được cấp có thẩm quyền giao. Khi giao nhiệm vụ, cấp có thẩm quyền cần xác định rõ và bảo đảm các điều kiện để Trường chuyên biệt triển khai nhiệm vụ;

Được khuyến khích hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước huy động các nguồn lực về chuyên môn hoặc tài chính để hỗ trợ thực hiện các hoạt động giáo dục đối với học sinh khuyết tật theo quy định của pháp luật;

Được tiếp nhận các khoản viện trợ phục vụ cho công tác giáo dục người khuyết tật theo quy định của pháp luật;

Được tổ chức bán trú, nội trú phục vụ học sinh khuyết tật.

Người khuyết tật cần được tiếp cận với giáo dục chất lượng và phù hợp để phát triển khả năng của mình. Tuy nhiên, hệ thống giáo dục hiện tại còn nhiều hạn chế trong việc đáp ứng nhu cầu đặc biệt của họ.

Do đó, việc xây dựng một quy chế tổ chức và hoạt động dành riêng cho các trường, lớp dành cho người khuyết tật là rất cần thiết.

............., ngày 02 tháng 7 năm 2024

Nơi nhận:

Phòng GD&ĐT .............

Trường TH .............

Lưu vt:

HIỆU TRƯỞNG

.............

3. Biên bản góp ý dự thảo Quy chế tổ chức trường, lớp dành cho người khuyết tật

Biên bản góp ý dự thảo Quy chế tổ chức và hoạt động của trường, lớp dành cho người khuyết tật
Biên bản góp ý dự thảo Quy chế tổ chức và hoạt động của trường, lớp dành cho người khuyết tật

PHÒNG GD VÀ ĐT TP ...............

TRƯỜNG TH ................................

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BIÊN BẢN TỔNG HỢP KẾT QUẢ

GÓP Ý DỰ THẢO QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TRƯỜNG, LỚP DÀNH CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT

KHỐI 1

A. Thời gian, địa điểm:

- Tổng số người gửi lấy ý kiến: ... giáo viên

- Tổng số ý kiến nhận được : ... giáo viên

- Hình thức tổ chức lấy ý kiến: Gửi ý kiến qua zalo

- Chủ trì: Khối trưởng.

B. Nội dung:

1. Khối trưởng thông qua nội dung góp ý về:

  • Dự thảo Quy chế tổ chức và hoạt động của trường, lớp dành cho người khuyết tật.

2. Đóng góp ý kiến cho từng phần nội dung:

  • Dự thảo Quy chế tổ chức và hoạt động của trường, lớp dành cho người khuyết tật

*Về cấu trúc

Thống nhất theo cấu trúc Dự thảo Quy chế Tổ chức và hoạt động của trường, lớp dành cho người khuyết tật, không có ý kiến khác.

*Về nội dung

- Những nội dung trong Dự thảo Quy chế Tổ chức và hoạt động của trường, lớp dành cho người khuyết tật cụ thể.

- Bố cục nội dung gồm có 07 Chương, 30 Điều và đảm bảo mang tính thống nhất.

CHƯƠNG I: QUI ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Điều 3. Vị trí pháp lý và các loại hình Trường chuyên biệt, Lớp chuyên biệt

Điều 4. Quy định đặt tên

Điều 5. Nhiệm vụ và quyền hạn của Trường chuyên biệt, Lớp chuyên biệt

CHƯƠNG II: TỔ CHỨC BỘ MÁY

Điều 6. Cơ cấu tổ chức của Trường chuyên biệt

Điều 7. Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng của Trường chuyên biệt

Điều 8. Tổ chuyên môn, Tổ Văn phòng trong Trường chuyên biệt

Điều 9. Các hội đồng trong Trường chuyên biệt

Điều 10. Tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức đoàn thể trong Trường chuyên biệt

Điều 11. Lớp học trong Trường chuyên biệt, Lớp chuyên biệt

CHƯƠNG III : HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

Điều 12. Hoạt động dạy và học của Trường chuyên biệt

Điều 13. Hoạt động dạy và học của Lớp chuyên biệt

Điều 14. Hệ thống hồ sơ của Trường chuyên biệt, Lớp chuyên biệt

Điều 15. Bảo đảm chất lượng giáo dục

Điều 16. Hợp tác quốc tế

Điều 17. Công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý học sinh khuyết tật ở nội trú

CHƯƠNG IV: GIÁO VIÊN, NHÂN VIÊN VÀ HỌC SINH

Điều 18. Giáo viên

Điều 19. Viên chức khác đối với Trường chuyên biệt công lập, nhân viên đối với Trường chuyên biệt tư thục

Điều 20. Học sinh

CHƯƠNG V: TÀI CHÍNH VÀ TÀI SẢN

Điều 21. Tài chính và nguồn tài chính của Trường chuyên biệt, Lớp chuyên biệt

Điều 22. Quản lý và sử dụng tài sản, tài chính của Trường chuyên biệt

Điều 23. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học và thư viện

CHƯƠNG VI: QUAN HỆ GIỮA NHÀ TRƯỜNG, GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI

Điều 24. Ban đại diện cha mẹ học sinh

Điều 25. Quan hệ của Trường chuyên biệt hoặc nhà trường có Lớp chuyên biệt với các cơ sở giáo dục liên quan trong hệ thống giáo dục quốc dân

CHƯƠNG VII: TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

Điều 26. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Điều 27. Trách nhiệm của Sở Giáo dục và Đào tạo

Điều 28. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện

Điều 29. Trách nhiệm của các phòng giáo dục và đào tạo trên địa bàn có Trường chuyên biệt, nhà trường có Lớp chuyên biệt

Điều 30. Trách nhiệm của Trường chuyên biệt, nhà trường có Lớp chuyên biệt

* Ý kiến khác (nếu có)

Không có ý kiến

Toàn thể tổ khối nhất trí với những nội dung của Dự thảo Quy chế tổ chức và hoạt động của trường, lớp dành cho người khuyết tật.

Trên đây là ý kiến đóng góp của tổ khối 1 trường Tiểu học .................................

........................, ngày ... tháng 6 năm 2024

Khối trưởng

................

Trên đây là mẫu phiếu góp ý dự thảo Thông tư ban hành Quy chế tổ chức của trường, lớp dành cho người khuyết tật. Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục Giáo dục - Đào tạo trong mục biểu mẫu nhé.

Đánh giá bài viết
14 486
0 Bình luận
Sắp xếp theo