Hướng dẫn đại hội công đoàn các cấp nhiệm kỳ 2018-2023
Kịch bản chương trình đại hội công đoàn cơ sở
hoatieu.vn xin giới thiệu tới các bạn Hướng dẫn đại hội công đoàn các cấp nhiệm kỳ 2018-2023. Qua đó các bạn sẽ nắm được các yêu cầu, nội dung và các bước tiến hành đại hội công đoàn thành công rực rỡ.
HƯỚNG DẪN
Về tổ chức đại hội công đoàn cơ sở hết nhiệm kỳ 2018-2023
Căn cứ Điều lệ Công đoàn Việt Nam khóa XI và Thực hiện Kế hoạch số 12/KH-CĐVC ngày 4/4/2017 của BTV Công đoàn Viên chức tỉnh về việc tổ chức Đại hội Công đoàn cơ sở tiến tới Đại hội đại biểu Công đoàn Viên chức tỉnh Bình Thuận lần thứ III, nhiệm kỳ 2018-2023. Ban Thường vụ CĐVC tỉnh hướng dẫn một số nội dung tổ chức đại hội công đoàn cơ sở (CĐCS) đã hết nhiệm kỳ như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA ĐẠI HỘI CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ
1. Đại hội CĐCS phải là đại hội của cán bộ, đoàn viên, lao động (CBĐVLĐ) để mọi người bàn bạc, tìm các giải pháp giải quyết những vấn đề bức thiết liên quan đến việc làm, đời sống, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của CBĐVLĐ tại cơ sở.
2. Nâng cao nhận thức cho CBĐVLĐ, đề cao vai trò, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức công đoàn trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, bàn và quyết định các biện pháp hoạt động đáp ứng yêu cầu xây dựng CĐCS vững mạnh.
3. Bầu Ban Chấp hành CĐCS thực sự dân chủ, gồm những cán bộ có đủ năng lực, trình độ, nhiệt tình, tâm huyết với tổ chức Công đoàn, để thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ của CĐCS trong nhiệm kỳ mới.
II. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG TIẾN HÀNH ĐẠI HỘI
1. Đối tượng
- Công đoàn cơ sở trực thuộc CĐVC tỉnh.
- CĐCS thành viên thuộc Công đoàn cơ sở (theo điều 10, Điều lệ Công đoàn Việt Nam khóa XI) cũng tiến hành đại hội theo hướng dẫn này.
2. Nội dung chính
- Thảo luận, thông qua các báo cáo của BCH về hoạt động của CĐCS trong nhiệm kỳ qua; quyết định phương hướng, nhiệm vụ của CĐCS nhiệm kỳ mới.
- Kiểm điểm hoạt động BCH CĐCS nhiệm kỳ qua.
- Bầu BCH CĐCS nhiệm kỳ mới và bầu đại biểu đi dự đại hội công đoàn cấp trên theo quyết định phân bổ đại biểu của công đoàn cấp trên.
- Tham gia ý kiến vào dự thảo các văn kiện đại hội công đoàn cấp trên và góp ý kiến sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công đoàn Việt Nam khóa XII nhiệm kỳ 2018-2023.
* Lưu ý: Đối với những CĐCS mới đại hội từ cuối tháng 10/2013 đến nay hoặc tổ chức chưa ổn định thì chỉ tiến hành tổ chức hội nghị toàn thể hoặc hội nghị đại biểu với các nội dung sau:
- Kiểm điểm thực hiện Nghị quyết đại hội, bổ sung phương hướng, chương trình hoạt động của công đoàn cấp mình.
- Kiện toàn bổ sung BCH (nếu có) và bầu đại biểu đi dự đại hội công đoàn cấp trên.
- Tham gia ý kiến vào dự thảo các văn kiện đại hội công đoàn cấp trên và góp ý kiến sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công đoàn Việt Nam khóa XII nhiệm kỳ 2018-2023.
III. NHIỆM VỤ CỦA BAN CHẤP HÀNH CẤP TRIỆU TẬP ĐẠI HỘI
Ban Chấp hành cấp triệu tập Đại hội có các nhiệm vụ sau:
1. Xây dựng kế hoạch Đại hội; Hướng dẫn công tác nhân sự nhiệm kỳ mới; Đề án nhân sự BCH và các chức danh cụ thể; Đề án Đoàn đại biểu dự Đại hội công đoàn cấp trên và các danh sách trích ngang nhân sự kèm theo. Đối với CĐCS có từ 30 đoàn viên trở lên thì xây dựng thêm Đề án Ủy ban Kiểm tra và nhân sự Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra.
2. Xây dựng các văn kiện Đại hội:
- Báo cáo tổng kết công tác công đoàn và phong trào thi đua nhiệm kỳ qua. Xây dựng phương hướng nhiệm kỳ mới.
- Báo cáo kiểm điểm sự chỉ đạo và hoạt động của BCH nhiệm kỳ qua.
- Báo cáo tổng hợp ý kiến đóng góp vào các dự thảo văn kiện Đại hội Đoàn cấp trên.
- Báo cáo kết quả phong trào thi đua chào mừng Đại hội công đoàn các cấp.
3. Phân bổ đại biểu cho các đơn vị trực thuộc và chỉ đạo việc bầu cử đại biểu đi dự Đại hội bảo đảm đúng nguyên tắc, thủ tục quy định (trừ những đơn vị tổ chức Đại hội Đoàn viên).
4. Tiếp nhận hồ sơ ứng cử vào Ban Chấp hành, chủ tịch của đoàn viên không là đại biểu Đại hội.
5. Chuẩn bị và cung cấp báo cáo, tài liệu liên quan về tình hình đại biểu, kết quả bầu cử đại biểu Đại hội cho Đoàn Chủ tịch và Ban Thẩm tra tư cách đại biểu (nếu có).
6. Chuẩn bị tài liệu và các văn bản liên quan đến nội dung phiên họp thứ nhất của Ban Chấp hành và Ủy ban Kiểm tra khóa mới (nếu có).
7. Xây dựng nội dung, chương trình Đại hội và chuẩn bị đầy đủ tài liệu, các điều kiện về cơ sở vật chất, kinh phí… phục vụ Đại hội.
8. Việc chỉ đạo đại hội công đoàn các cấp là trách nhiệm của tập thể BCH. BCH CĐCS hướng dẫn các CĐCS thành viên hết nhiệm kỳ, quyết định các CĐCS thành viên cần rút ngắn nhiệm kỳ để tổ chức tiến hành đại hội. Thời gian Đại hội CĐCS theo nhiệm kỳ và sự chỉ đạo của CĐVC tỉnh.
9. CĐCS có văn bản báo cáo gửi cho cấp ủy, người đứng đầu cơ quan, đơn vị doanh nghiệp … tạo mọi điều kiện thuận lợi và hỗ trợ kinh phí để tổ chức đại hội
10. CĐCS chịu trách nhiệm chỉ đạo trực tiếp về nội dung đại hội ở các CĐCS thành viên; tổ chức chỉ đạo đại hội điểm ít nhất một CĐCS thành viên trở lên, qua đó rút kinh nghiệm, nhân rộng trong CĐCS.
11. Đối với những đơn vị đang có khó khăn trong sản xuất kinh doanh, đang trong quá trình sắp xếp, ổn định tổ chức và những nơi đang có vấn đề về nội bộ...cần báo cáo công đoàn cấp trên trực tiếp để tập trung chỉ đạo, phân công cán bộ giúp đỡ tổ chức đại hội.
IV. CÁC BÁO CÁO TRONG QUÁ TRÌNH TIẾN HÀNH ĐẠI HỘI
1. Về kiểm điểm hoạt động CĐ nhiệm kỳ qua và thảo luận phương hướng hoạt động nhiệm kỳ mới (theo bố cục quy định)
- Căn cứ những chỉ tiêu, nhiệm vụ trong Nghị quyết đại hội nhiệm kỳ trước và báo cáo của Ban Chấp hành CĐCS trình trước đại hội để thảo luận, đóng góp ý kiến về những vấn đề đã làm được, những vấn đề chưa làm được, trách nhiệm của Ban Chấp hành CĐCS, nguyên nhân và biện pháp khắc phục.
- Xây dựng phương hướng, nội dung, chương trình hoạt động công đoàn đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của đông đảo CBĐVLĐ, phù hợp với thực tế của từng đơn vị để nâng cao đời sống, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của CBĐVLĐ; tuyên truyền giáo dục nâng cao trình độ mọi mặt cho CBĐVLĐ.
- Các giải pháp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phát triển đoàn viên, xây dựng CĐCS vững mạnh, tham gia xây dựng Đảng.
2. Báo cáo kiểm điểm của Ban Chấp hành
Trên tinh thần tự phê bình, phê bình nghiêm túc, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, trách nhiệm tập thể của BCH, BTV và các UV.BCH (theo bố cục quy định)
3. Báo cáo tổng kết hoạt động của UBKT (theo bố cục quy định)
4. Dự thảo nghị quyết Đại hội (theo bố cục quy định)
V. CÔNG TÁC THẢO LUẬN, THAM LUẬN TẠI ĐẠI HỘI
1. Đối với CĐCS trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, cơ quan của tổ chức chính trị, chính trị - xã hội và xã hội nghề nghiệp
Tập trung bàn biện pháp đổi mới nội dung, phương pháp hoạt động công đoàn, xây dựng tổ công đoàn, CĐCS vững mạnh, tham gia xây dựng Đảng, cơ quan trong sạch, vững mạnh; các biện pháp chăm lo đời sống, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của cán bộ, đoàn viên, lao động; các biện pháp tham gia sắp xếp tổ chức, tinh giản biên chế đảm bảo dân chủ, đúng chế độ chính sách; biện pháp tham gia quản lý cơ quan, đơn vị, tổ chức thực hiện quy chế dân chủ, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, cải tiến lề lối làm việc và thủ tục hành chính, thực hành tiết kiệm, đấu tranh ngăn chặn tiêu cực, tham nhũng, giảm phiền hà cho dân, góp phần cải cách nền hành chính nhà nước.
2. Đối với CĐCS thuộc loại hình doanh nghiệp nhà nước
- Ở những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ổn định thì tập trung thảo luận các biện pháp tham gia quản lý doanh nghiệp; kiểm điểm việc tham gia xây dựng và thực hiện nội quy, quy chế của doanh nghiệp, thương lượng, ký kết và thực hiện TƯLĐ tập thể, đối thoại định kỳ; kiểm tra giám sát việc thực hiện các chế độ chính sách, pháp luật lao động; tổ chức phong trào thi đua, cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao thu nhập, đời sống và phúc lợi của CNLĐ; các biện pháp tuyên truyền, vận động công nhân chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy chế của doanh nghiệp; thực hiện nghĩa vụ của người lao động, nhiệm vụ, công việc được phân công; tham gia các hoạt động xã hội, tương trợ giúp đỡ nhau trong nghề nghiệp, trong cuộc sống; các biện pháp đổi mới nội dung, phương pháp hoạt động Công đoàn, xây dựng tổ công đoàn, CĐCS vững mạnh, tham gia xây dựng Đảng.
- Đối với những cơ sở SXKD gặp khó khăn, đang trong thời kỳ sắp xếp lại tổ chức sản xuất, thì tập trung thảo luận tìm các biện pháp để sớm ổn định tổ chức, tạo việc làm, quan tâm cải thiện điều kiện làm việc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của CNLĐ; kiến nghị với lãnh đạo doanh nghiệp có kế hoạch đào tạo, đào tạo lại và thực hiện chính sách cho những CNLĐ trong quá trình sắp xếp lại tổ chức sản xuất, không bố trí được việc làm hoặc tạm nghỉ việc.
3. Đối với CĐCS trong các doanh nghiệp khu vực kinh tế ngoài nhà nước
- Bàn biện pháp tháo gỡ khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, đồng hành cùng chủ doanh nghiệp, người sử dụng lao động mở rộng sản xuất, phát triển kinh doanh đúng pháp luật; đại diện người lao động phối hợp với người sử dụng lao động tổ chức hội nghị người lao động, xây dựng và ký kết quy chế phối hợp hoạt động giữa BCH công đoàn và người sử dụng lao động; xây dựng, thương lượng, ký kết và giám sát thực hiện TƯLĐ tập thể, đối thoại định kỳ; tham gia xây dựng và giám sát thực hiện nội quy, quy chế của doanh nghiệp có liên quan đến quyền, lợi ích của người lao động, hướng dẫn người lao động giao kết hợp đồng lao động; kiểm tra giám sát việc thực hiện các chính sách, pháp luật có liên quan đến quyền, nghĩa vụ người lao động và công đoàn như: Tiền lương, tiền công, thời gian lao động, điều kiện làm việc, thực hiện BHXH, BHYT, bảo hộ lao động, hợp đồng lao động; phối hợp với chủ doanh nghiệp, người sử dụng lao động tổ chức phong trào thi đua, cải thiện điều kiện làm việc, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần đối với người lao động. Tạo môi trường để công đoàn phát huy tốt chức năng đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho người lao động.
- Thảo luận các biện pháp tăng cường mối quan hệ giữa công đoàn và người sử dụng lao động, tập hợp yêu cầu, nguyện vọng hợp pháp, chính đáng của người lao động, thực hiện thông tin hai chiều và tổ chức đối thoại giữa người lao động với người sử dụng lao động nhằm giải quyết những vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người lao động, xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ tại đơn vị.
- Bàn biện pháp tuyên truyền, vận động, hỗ trợ CNLĐ chấp hành tốt nội quy, quy chế của doanh nghiệp, nhiệm vụ của tổ chức công đoàn. Vận động người lao động tham gia các hoạt động xã hội, hỗ trợ nhau trong nghề nghiệp và cuộc sống.
- Bàn các biện pháp tuyên truyền phát triển đoàn viên mới, các hình thức tập hợp người lao động vào tổ chức công đoàn; biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động CĐ, xây dựng CĐCS vững mạnh, tham gia xây dựng Đảng.
- Đại hội CĐCS có thể mời đại diện Hội đồng quản trị (HĐQT), Giám đốc doanh nghiệp cùng dự, để nghe đoàn viên phát biểu hoặc tập hợp kiến nghị của đại hội để làm việc với HĐQT, Giám đốc doanh nghiệp.
VI. NHÂN SỰ PHỤ TRÁCH CÔNG VIỆC CỦA ĐẠI HỘI
1. Đoàn Chủ tịch Đại hội
a. Đoàn Chủ tịch Đại hội gồm những đại biểu chính thức (đối với Đại hội đại biểu) hoặc đoàn viên (đối với Đại hội đoàn viên), do Ban Chấp hành triệu tập Đại hội giới thiệu. Nếu tại Đại hội không giới thiệu thêm nhân sự tham gia Đoàn Chủ tịch, Đại hội xem xét biểu quyết bằng hình thức giơ tay một lần về số lượng và danh sách Đoàn Chủ tịch(từ 3-5 đồng chí). Đối với cơ sở có số lượng dưới 10 đoàn viên, có thể chỉ bầu 01 người làm Chủ tịch Đại hội.
- Nếu Đại hội giới thiệu thêm nhân sự tham gia Đoàn Chủ tịch, thì Đại hội biểu quyết bằng hình thức giơ tay từng nhân sự để lấy những người có tín nhiệm cao hơn.
b. Đoàn Chủ tịch Đại hội điều hành mọi công việc của Đại hội, làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, quyết định theo đa số (đối với những đơn vị chỉ có Chủ tịch thì xin ý kiến của Đại hội). Đoàn Chủ tịch Đại hội có các nhiệm vụ sau:
- Điều hành Đại hội theo chương trình, nội quy đã được Đại hội quyết định.
-Giới thiệu số lượng, danh sách Đoàn Thư ký; Ban Thẩm tra tư cách đại biểu (trừ Đại hội đoàn viên) để Đại hội xem xét biểu quyết thông qua.
- Quyết định việc lưu hành các tài liệu của Đại hội.
- Hướng dẫn Đại hội thảo luận và thông qua các báo cáo của Ban Chấp hành cấp triệu tập Đại hội.
- Điều hành công tác bầu cử:
+ Hướng dẫn để Đại hội thảo luận, quán triệt tiêu chuẩn, số lượng, cơ cấu Ban Chấp hành khóa mới; tiêu chuẩn, số lượng, cơ cấu đại biểu dự Đại hội cấp trên.
+ Hướng dẫn việc ứng cử, đề cử Ủy viên Ban Chấp hành và đại biểu đi dự Đại hội công đoàn cấp trên.
+ Tổng hợp danh sách những người ứng cử, đề cử và những người xin rút; xem xét, quyết định cho rút hoặc không cho rút tên đối với các trường hợp xin rút tên khỏi danh sách bầu cử; trường hợp còn nhiều ý kiến chưa thống nhất thì Đoàn Chủ tịch có thể xin ý kiến quyết định của Đại hội; lập danh sách bầu cử, lấy biểu quyết của Đại hội thông qua danh sách bầu cử.
+ Giới thiệu số lượng, danh sách Ban Kiểm phiếu, Trưởng Ban Kiểm phiếu để Đại hội biểu quyết. Lãnh đạo hoạt động của Ban Kiểm phiếu.
- Nhận biên bản kết quả bầu cử và phiếu bầu đã niêm phong từ ban bầu cử để bàn giao cho ban chấp hành công đoàn khóa mới.
- Chỉ định triệu tập viên kỳ họp thứ nhất của ban chấp hành sau khi công bố kết quả bầu cử ban chấp hành công đoàn.
- Giải quyết những vấn đề phát sinh trong Đại hội.
- Điều hành thông qua nghị quyết Đại hội.
- Tổng kết, bế mạc Đại hội.
2. Đoàn Thư ký Đại hội
- Đoàn Thư ký Đại hội gồm những đại biểu chính thức (đối với Đại hội đại biểu) hoặc đoàn viên (đối với Đại hội đoàn viên), do Đoàn Chủ tịch Đại hội giới thiệu ( khoảng 02 đồng chí, cơ sở có dưới 20 đoàn viên thì bầu 01 thư ký Đại hội) để Đại hội xem xét và biểu quyết bằng hình thức giơ tay một lần về số lượng, danh sách Đoàn Thư ký.
- Nhiệm vụ
+ Ghi biên bản Đại hội; tổng hợp ý kiến thảo luận và dự thảo các văn bản kết luận, Nghị quyết của Đại hội; trình bày dự thảo Nghị quyết Đại hội.
+ Quản lý và phát tài liệu, ấn phẩm của Đại hội theo sự chỉ đạo của Đoàn Chủ tịch; tiếp nhận hoa, điện mừng, đơn thư… Thu nhận, bảo quản và gửi đến Ban Chấp hành khóa mới đầy đủ hồ sơ, tài liệu, ấn phẩm của Đại hội.
3. Ban Thẩm tra tư cách đại biểu
- Ban Thẩm tra tư cách đại biểu gồm những đại biểu chính thức, do Đoàn Chủ tịch Đại hội giới thiệu (từ 3-5 đồng chí) để Đại hội xem xét và biểu quyết bằng hình thức giơ tay một lần về số lượng và danh sách Ban Thẩm tra tư cách đại biểu.
- Đại hội đoàn viên không bầu Ban thẩm tra tư cách đại biểu; Ban Chấp hành triệu tập Đại hội cung cấp tài liệu và báo cáo các nội dung liên quan đến tư cách đoàn viên để Đoàn Chủ tịch báo cáo với Đại hội
- Nhiệm vụ
+ Xem xét báo cáo và các tài liệu liên quan do Ban Chấp hành triệu tập Đại hội cung cấp về việc chấp hành nguyên tắc, thủ tục, tình hình và kết quả bầu cử đại biểu; những vấn đề có liên quan đến tư cách đại biểu để xét tư cách đại biểu.
- Xem xét các đơn thư khiếu nại, tố cáo về tư cách đại biểu; báo cáo với Đoàn Chủ tịch để trình Đại hội xem xét, quyết định về những trường hợp không đủ tư cách đại biểu.
- Báo cáo với Đại hội kết quả thẩm tra tư cách đại biểu để Đại hội xem xét, biểu quyết công nhận.
4. Ban Kiểm phiếu
- Ban Kiểm phiếu gồm những đại biểu chính thức (đối với Đại hội đại biểu) hoặc đoàn viên (đối với đại hội đoàn viên) không có trong danh sách bầu cử, do Đoàn Chủ tịch giới thiệu ( từ 3-5 đồng chí), Đại hội xem xét và biểu quyết bằng hình thức giơ tay một lần thông qua về số lượng và danh sách.
- Nhiệm vụ
+ Hướng dẫn thể lệ bầu và cách thức bỏ phiếu.
+ Kiểm tra, niêm phong thùng phiếu; phát phiếu trực tiếp cho đại biểu; kiểm tổng số phiếu phát ra, thu về; tiến hành kiểm phiếu bầu; xem xét và kết luận về các phiếu không hợp lệ.
+ Xem xét và báo cáo Đoàn Chủ tịch quyết định những trường hợp vi phạm nguyên tắc bầu cử hoặc có đơn thư khiếu nại về bầu cử trong Đại hội.
+ Lập biên bản kiểm phiếu, báo cáo Đoàn Chủ tịch; công bố kết quả bầu cử; niêm phong phiếu bầu và chuyển cho Đoàn Chủ tịch Đại hội để Đoàn Chủ tịch Đại hội bàn giao cho Ban Chấp hành khoá mới lưu trữ theo quy định.
5. Bầu đại biểu dự khuyết dự đại hội cấp trên
- Bầu đại biểu dự Đại hội đại biểu công đoàn cấp trên phải bầu đại biểu dự khuyết. Số lượng đại biểu dự khuyết do Đại hội quyết định. Bầu đại biểu chính thức trước, bầu đại biểu dự khuyết sau. Trường hợp bầu đại biểu chính thức đã đủ số lượng mà vẫn còn một số đoàn viên (đối với Đại hội đoàn viên) hoặc đại biểu (đối với Đại hội đại biểu)trong danh sách bầu cử có số phiếu bầu nhiều hơn một phần hai so với số đoàn viên hoặc đại biểu có mặt tại Đại hội, thì Đoàn Chủ tịch xin ý kiến Đại hội về việc lấy đại biểu dự khuyết trong số các đoàn viên hoặc đại biểu đó theo thứ tự số phiếu bầu từ cao xuống thấp cho đến khi đủ số lượng đại biểu dự khuyết. Trường hợp đã bầu đủ số lượng đại biểu chính thức mà trong danh sách bầu cử còn lại chỉ có số phiếu bầu bằng hoặc thấp hơn một phần hai, thì tổ chức bầu đại biểu dự khuyết trong số những đoàn viên hoặc đại biểu đó. Nếu còn thiếu đại biểu dự khuyết theo quyết định của Đại hội, có bầu tiếp hay không do Đại hội quyết định.
- Khi đại biểu chính thức không tham dự Đại hội công đoàn cấp trên được hoặc đại biểu chính thức xin rút không tham gia Đại hội công đoàn cấp trên (trừ ủy viên BCH cấp triệu tập Đại hội) thì được cử đại biểu dự khuyết thay thế (trước đó phải báo cáo công đoàn cấp trên xem xét quyết định theo đề nghị của công đoàn cấp dưới và phải thể hiện rõ nội dung này trong báo cáo thẩm tra tư cách đại biểu). Việc lấy đại biểu dự khuyết theo thứ tự số phiếu từ cao xuống thấp. Trường hợp có nhiều người có số phiếu quá một phần hai (1/2) ngang nhau mà chỉ cần lấy một hoặc một số người cho đủ số lượng cần bầu, thì phải xin ý kiến đại hội quyết định bầu tiếp trong số những người có số phiếu ngang nhau để chọn người có số phiếu cao hơn, trong trường hợp này không cần phải đạt số phiếu bầu quá một phần hai (1/2) so với tổng số phiếu ban bầu cử thu về. Trường hợp bầu lần thứ hai mà số phiếu vẫn ngang nhau thì việc có bầu nữa hay không do đại hội quyết định.
- Trường hợp đã thay thế hết số đại biểu dự khuyết thì BCH cấp triệu tập Đại hội xem xét, quyết định chỉ định bổ sung theo đề nghị của BCH công đoàn cấp dưới (nếu thấy cần thiết).
VI. TIẾN HÀNH ĐẠI HỘI
1. Công tác chuẩn bị
- Lập kế hoạch tổ chức đại hội CĐCS, nêu rõ những việc cần làm, nội dung, các bước tiến hành và phân công trách nhiệm cụ thể cho từng UV.BCH.
- Báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của cấp ủy Đảng (nơi có tổ chức cơ sở Đảng) và thông báo cho người đứng đầu doanh nghiệp, thủ trưởng cơ quan, các đoàn thể khác trong cơ quan, đơn vị cùng phối hợp thực hiện.
- Xin ý kiến chỉ đạo của công đoàn cấp trên trực tiếp về nội dung chương trình đại hội, nhân sự, thời gian … đại hội.
2. Tổ chức đại hội
- Tiến hành từ Hội nghị tổ CĐ, Đại hội CĐCS thành viên để bàn nội dung, chương trình hoạt động, tham gia góp ý kiến vào báo cáo đại hội CĐCS; bầu tổ trưởng, tổ phó công đoàn, Ban Chấp hành CĐCS thành viên, bầu đại biểu đi dự đại hội CĐCS (nếu là đại hội đại biểu).
- Đại biểu đi dự đại hội CĐCS phải đảm bảo tỷ lệ nam, nữ, người ngoài Đảng, người dân tộc hợp lý, phù hợp với thực tế của từng cơ quan, đơn vị.
- Đại biểu là ủy viên BCH đương nhiệm được triệu tập về dự đại hội khi có tham dự từ 50% số kỳ họp BCH trở lên.
- Đại hội toàn thể là đại hội của tất cả đoàn viên (trừ những trường hợp đang trong thời hạn kỷ luật từ cảnh cáo trở lên, bị khởi tố, truy tố, tạm giam hoặc đang trong thời hạn chấp hành các hình phạt của tòa án) được tổ chức tại công đoàn cơ sở, công đoàn cơ sở thành viên có dưới 150 đoàn viên.
- Trong đại hội nếu báo cáo của Ban Chấp hành đã được thảo luận tại đại hội tổ công đoàn, CĐCS thành viên thì có thể báo cáo tóm tắt, tổng hợp những ý kiến còn khác nhau, những kiến nghị của đoàn viên để đại hội thảo luận và quyết nghị.
- Việc bầu cử BCH CĐCS phải bảo đảm thực sự dân chủ. Trước khi tổ chức đại hội, BCH phổ biến tiêu chuẩn UV.BCH và tổ chức để đoàn viên giới thiệu, đề cử người vào BCH, tổ chức thăm dò ý kiến cán bộ, đoàn viên, lao động và các bộ phận có liên quan để BCH chuẩn bị danh sách giới thiệu nhân sự.
3. Trang trí hội trường
Phía trái hội trường (từ dưới nhìn lên) là cờ Tổ quốc. Tượng hoặc ảnh Bác Hồ đặt dưới cánh sao vàng (25-30 cm). Phía phải hội trường là dòng chữ Đại hội đại biểu hoặc Đại hội Công đoàn cơ sở Cty…, hay Cơ quan, nhiệm kỳ.......; Huy hiệu Công đoàn Việt Nam đặt trên và chính giữa dòng chữ Đại hội đại biểu hoặc Đại hội Công đoàn cơ sở….. (cách 25-30 cm).
4. Chương trình đại hội
- Chương trình Đại hội phải đảm bảo nội dung và trình tự diễn ra các nội dung hợp lý; hoàn thành đầy đủ nhiệm vụ của Đại hội đúng nguyên tắc, thủ tục quy định.
- Chương trình Đại hội phải được Đại hội biểu quyết thông qua bằng hình thức giơ tay, các quyết định của Đại hội ở các phiên đều có giá trị như nhau.
* PHIÊN THỨ 1
1. Chào cờ.
2. Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu.
3. Bầu Đoàn Chủ tịch, Đoàn Thư ký đại hội, Ban Thẩm tra tư cách đại biểu.
4. Thông qua chương trình, nội quy, quy chế làm việc tại đại hội.
5. Báo cáo thẩm tra tư cách đại biểu.
6. Báo cáo góp ý dự thảo các văn kiện đại hội công đoàn cấp trên (CĐVC tỉnh, Công đoàn Tỉnh và Trung ương)
7. Tham gia ý kiến sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công đoàn Việt Nam khóa XII nhiệm kỳ 2018-2023 và tiến hành biểu quyết.
8. Tổng kết phong trào thi đua chào mừng Đại hội công đoàn các cấp và khen thưởng (nếu có)
9. Chào cờ bế mạc.
* PHIÊN THỨ 2
* Văn nghệ chào mừng Đại hội (nếu có)
* Tặng học bổng cho con CBĐVLĐ (nếu có)
1. Chào cờ.
2. Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu.
3. Mời Đoàn Chủ tịch điều hành đại hội, Đoàn thư ký làm việc.
4. Báo cáo kết quả Đại hội phiên thứ nhất.
5. Báo cáo Thẩm tra tư cách đại biểu.
6. Khai mạc đại hội.
7. Báo cáo tổng kết phong trào thi đua và hoạt động công đoàn nhiệm kỳ 20…-2017 và phương hướng nhiệm vụ nhiệm kỳ 2017-2022; Báo cáo kiểm điểm của BCH nhiệm kỳ 20…..- 2017.
8. Phát biểu chỉ đạo của BTV CĐVC tỉnh
9. Phát biểu chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chuyên môn (nếu có)
10. Trình bày Đề án cấu tạo BCH nhiệm kỳ 2017-2022, Đoàn đại biểu đi dự Đại hội cấp trên và tiến hành bầu cử.
11. Đại hội giải lao
12. Công bố kết quả bầu cử BCH và Đoàn đại biểu đi dự Đại hội cấp trên
13. Đại hội tham luận - BCH khóa mới họp phiên thứ nhất
14. Thông báo kết quả phiên họp thứ nhất của BCH khóa mới.
15. BCH khóa mới và Đoàn Đại biểu đi dự Đại hội cấp trên ra mắt Đại hội và nhận nhiệm vụ
16. Tặng quà các UV.BCH, UBKT khóa cũ thôi tham gia BCH, UBKT khóa mới
17. Tiếp thu ý kiến thảo luận văn kiện và biểu quyết các chỉ tiêu nhiệm kỳ 2017-2022
18. Khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua và hoạt động công đoàn, nhiệm kỳ 2010 -2017 (nếu có)
19. Trao tặng kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp xây dựng tổ chức công đoàn” (nếu có)
20. Thông qua Nghị quyết Đại hội.
21. Bế mạc đại hội.
22. Chào cờ bế mạc.
- Chia sẻ:Tran Thao
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Thủ tục hành chính
Mẫu số 11/QĐ-PTHA: Quyết định tiếp tục thi hành án
Mẫu phiếu tiếp nhận hồ sơ kê khai lại giá thuốc
Mẫu đơn xin miễn giảm học phần thể dục 2024 mới nhất
Mẫu thông báo về việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính 2024 mới nhất
Mẫu công văn đề nghị chấm dứt hợp đồng
Mẫu biên bản kiểm kê tài sản hạ tầng đường bộ
Thủ tục hành chính
Hôn nhân - Gia đình
Giáo dục - Đào tạo
Tín dụng - Ngân hàng
Biểu mẫu Giao thông vận tải
Khiếu nại - Tố cáo
Hợp đồng - Nghiệm thu - Thanh lý
Thuế - Kế toán - Kiểm toán
Đầu tư - Kinh doanh
Việc làm - Nhân sự
Biểu mẫu Xuất - Nhập khẩu
Xây dựng - Nhà đất
Văn hóa - Du lịch - Thể thao
Bộ đội - Quốc phòng - Thương binh
Bảo hiểm
Dịch vụ công trực tuyến
Mẫu CV xin việc
Biển báo giao thông
Biểu mẫu trực tuyến