Hướng dẫn cách tính thuế giá trị gia tăng đầu vào - đầu ra
Hướng dẫn cách tính thuế giá trị gia tăng đầu vào - đầu ra
hoatieu.vn xin gửi tới bạn đọc bài viết hướng dẫn cách tính thuế giá trị gia tăng đầu vào - đầu ra để bạn đọc cùng tham khảo và qua đây có thể hiểu được cách tính thuế giá trị gia tăng đầu ra và đầu vào của doanh nghiệp theo hai phương pháp: phương pháp khấu trừ và phương pháp trực tiếp. Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết và tải về cách tính thuế giá trị gia tăng đầu vào và đầu ra tại đây.
Mẫu số 05/GTGT: Tờ khai thuế GTGT tạm nộp trên doanh số đối với kinh doanh ngoại tỉnh
Mẫu số 03/GTGT: Tờ khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
Cách tính thuế giá trị gia tăng đầu vào - đầu ra
Hướng dẫn cách tính thuế giá trị gia tăng phải nộp theo các phương pháp khấu trừ thuế:
1. Cách tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.
- Phương pháp khấu trừ thuế áp dụng đối với: cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hoá đơn, chứng từ và đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế.
- Giá tính thuế là giá chưa bao gồm VAT.
(Theo thông tư 06/2013/TT-BTC)
Cách tính số thuế GTGT phải nộp:
Số thuế GTGT phải nộp = Số thuế GTGT đầu ra - Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Trong đó:
a, Thuế GTGT đầu ra:
Số thuế GTGT đầu ra = Tổng số thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ bán ra ghi trên hoá đơn GTGT.
Thuế GTGT ghi trên hóa đơn = Giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế suất X Thuế suất GTGT của hàng hóa, dịch vụ
Ví dụ: Công ty TNHH A bán Tivi LCD 12D với giá chưa thuế là 7.000.000 - chịu thuế suất 10%
=> Thuế GTGT đầu ra là: 7.000.000 X 10% = 700.000
- Khi lập hoá đơn bán hàng hóa, dịch vụ, cơ sở kinh doanh phải ghi rõ giá bán chưa có thuế, thuế GTGT và tổng số tiền người mua phải thanh toán. Trường hợp hoá đơn chỉ ghi giá thanh toán (trừ trường hợp được phép dùng chứng từ đặc thù), không ghi giá chưa có thuế và thuế GTGT thì thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ bán ra phải tính trên giá thanh toán ghi trên hoá đơn, chứng từ.
b) Thuế GTGT đầu vào:
Số thuế GTGT đầu vào = Tổng số thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ mua vào ghi trên hoá đơn GTGT.
Tuy nhiên không phải cứ thuế GTGT của hàng hóa mua nào cũng được khấu trừ, nó phải thỏa mãn điều kiện của Luật thuế GTGT.
- Tổng số thuế GTGT ghi trên hoá đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ (bao gồm cả tài sản cố định) dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT, số thuế GTGT ghi trên chứng từ nộp thuế của hàng hoá nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài.
- Trường hợp hàng hóa, dịch vụ mua vào là loại được dùng chứng từ đặc thù ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT thì cơ sở được căn cứ vào giá đã có thuế và phương pháp tính để xác định giá không có thuế và thuế GTGT đầu vào.
Giá chưa có thuế GTGT = Giá thanh toán : 1 + thuế suất của hàng hóa, dịch vụ (%)
Dưới đây là ví dụ về tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:
Ví dụ: Các nghiệp vụ phát sinh trong tháng 9 của công ty kế toán Thiên Ưng như sau:
1. Ngày 03/09 xuất bán cho công ty TNHH Hoàng Anh Tivi samsung Led 32 inch: 30 chiếc với đơn giá chưa thuế GTGT 10% là: 3.500.000đ/chiếc.
2. Ngày 15/09 xuất bán cho công ty Quang Minh 100 chiếc nồi cơm điện Sharp với đơn giá chưa thuế GTGT 10% là: 890.000đ/chiếc.
3. Ngày 28/09 mua 20 chiếc Tivi samsung Led 32 icnh, và 120 nồi cơm điện Sharp với giá chưa thuế GTGT như sau: - Tivi samsung Led 32 icnh: 3.200.000đ/chiếc.
- Nồi cơm điện Sharp: 780.000đ/chiếc.
Chi phí vận chuyển để hàng về nhập kho: 150.000đ, chưa bao gồm thuế GTGT 10%, thanh toán bằng tiền mặt.
Bài giải:
- Số thuế GTGT đầu ra = [(3.500.000 x 30) x 10%] + [( 890.000 x 100) x 10%] = 19.400.000
- Số thuế GTGT đầu vào = [(3.200.000 x 20) x 10%] + [(780.000 x 120) x 10%] + (150.000 x 10%) = 15.775.000
=> Số thuế GTGT phải nộp = 19.400.000 – 15.775.000 = 3.625.000đ
2. Cách tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp.
- Phương pháp nộp thuế trực tiếp áp dụng đối với: cá nhân, hộ kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh không theo Luật Đầu tư và các tổ chức khác (bao gồm cả các tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức sự nghiệp và các tổ chức khác) không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.
- Đối với các tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hoá, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò, phát triển và khai thác mỏ dầu, khí đốt, bên Việt Nam chịu trách nhiệm khấu trừ và nộp thay theo tỷ lệ do Bộ Tài chính quy định.
- Hoạt động kinh doanh mua bán, vàng, bạc, đá quý: Trường hợp cơ sở kinh doanh vừa có hoạt động kinh doanh mua, bán vàng, bạc, đá quý, vừa có hoạt động chế tác sản phẩm vàng, bạc, đá quý thì áp dụng tính thuế đối với các hoạt động này theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng.
Cách tính số thuế GTGT phải nộp:
Số thuế GTGT phải nộp = GTGT của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế bán ra X Thuế suất áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ
a) Giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ:
GTGT của hàng hóa, dịch vụ = Giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ bán ra - Giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ mua vào
- Giá thanh toán của hàng hoá, dịch vụ bán ra là giá thực tế bán ghi trên hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ, bao gồm cả thuế GTGT và các khoản phụ thu, phí thu thêm mà bên bán được hưởng.
- Giá thanh toán của hàng hoá, dịch vụ mua vào được xác định bằng giá trị hàng hoá, dịch vụ mua vào hoặc nhập khẩu, đã có thuế GTGT dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT bán ra tương ứng.
Giá trị gia tăng xác định đối với một số ngành nghề kinh doanh như sau:
- Đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh là số chênh lệch giữa doanh số bán với doanh số vật tư, hàng hoá, dịch vụ mua vào dùng cho sản xuất, kinh doanh. Trường hợp cơ sở kinh doanh không hạch toán được doanh số vật tư, hàng hoá, dịch vụ mua vào tương ứng với doanh số hàng bán ra thì xác định như sau:
Giá vốn hàng bán ra = Doanh số tồn đầu kỳ + Doanh số mua trong kỳ - Doanh số tồn cuối kỳ
- Đối với xây dựng, lắp đặt là số chênh lệch giữa tiền thu về xây dựng, lắp đặt công trình, hạng mục công trình trừ (-) chi phí vật tư nguyên liệu, chi phí động lực, vận tải, dịch vụ và chi phí khác mua ngoài để phục vụ cho hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình, hạng mục công trình.
- Đối với hoạt động vận tải là số chênh lệch giữa tiền thu cước vận tải, bốc xếp trừ (-) chi phí xăng dầu, phụ tùng thay thế và chi phí khác mua ngoài dùng cho hoạt động vận tải.
- Đối với hoạt động kinh doanh ăn uống là số chênh lệch giữa tiền thu về bán hàng ăn uống, tiền phục vụ và các khoản thu khác trừ (-) giá vốn hàng hóa, dịch vụ mua ngoài dùng cho kinh doanh ăn uống.
- Đối với hoạt động kinh doanh vàng, bạc, đá quý, giá trị gia tăng là số chênh lệch giữa doanh số bán ra vàng, bạc, đá quý, trừ (-) giá vốn của vàng, bạc, đá quý bán ra.
- Đối với cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế có kinh doanh mua, bán vàng, bạc, đá quý áp dụng phương pháp tính trực tiếp trên GTGT, cơ sở phải hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào để kê khai thuế GTGT phải nộp của hàng hoá, dịch vụ theo từng hoạt động kinh doanh và phương pháp tính thuế riêng.
- Đối với các hoạt động kinh doanh khác là số chênh lệch giữa tiền thu về hoạt động kinh doanh trừ (-) giá vốn của hàng hóa, dịch vụ mua ngoài để thực hiện hoạt động kinh doanh đó.
- Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT không được tính giá trị tài sản mua ngoài, đầu tư, xây dựng làm tài sản cố định vào doanh số hàng hoá, dịch vụ mua vào để tính giá trị gia tăng.
- Trường hợp trong kỳ tính thuế phát sinh giá trị gia tăng âm (-) của vàng, bạc, đá quý thì được tính bù trừ vào giá trị gia tăng dương (+) của vàng, bạc, đá quý. Trường hợp không có phát sinh giá trị gia tăng dương (+) hoặc giá trị gia tăng dương (+) không đủ bù trừ giá trị gia tăng âm (-) thì được kết chuyển để trừ vào giá trị gia tăng của kỳ sau trong năm. Kết thúc năm dương lịch, giá trị gia tăng âm (-) không được kết chuyển tiếp sang năm sau. Cơ sở kinh doanh khai thuế GTGT theo tờ khai 03/GTGT ban hành kèm theo Thông tư 06/2013 TT-BTC.
b) Đối với cơ sở kinh doanh bán hàng hoá, dịch vụ có đầy đủ hoá đơn của hàng hoá, dịch vụ bán ra theo chế độ quy định hoặc có đủ điều kiện xác định được đúng doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ như hợp đồng và chứng từ thanh toán nhưng không có đủ hoá đơn mua hàng hóa, dịch vụ đầu vào thì:
Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu x Tỷ lệ (%) GTGT trên doanh thu
Trong đó:
Tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng trên doanh thu được quy định theo từng hoạt động như sau:
- Phân phối, cung cấp hàng hóa: 1%;
- Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%;
- Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%;
- Hoạt động kinh doanh khác: 2%.
c) Hoạt động kinh doanh; hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật thì nộp thuế theo tỷ lệ (%) GTGT do Bộ Tài chính quy định.
Ví dụ: Công ty A trong tháng 10 bán được 150 chiếc áo, tổng doanh số bán là 30 triệu đồng.
Giá trị vật tư, nguyên liệu mua ngoài để sản xuất 150 chiếc áo là 19 triệu đồng, trong đó:
+ Nguyên liệu chính (vải): 14 triệu.
+ Vật liệu và dịch vụ mua ngoài khác: 5 triệu.
Thuế suất thuế GTGT là 10%, thuế GTGT công ty A phải nộp được tính như sau:
+ GTGT của sản phẩm bán ra: 30 triệu đồng - 19 triệu đồng = 11 triệu đồng.
+ Thuế GTGT phải nộp: 11 triệu đồng x 10% = 1,1 triệu đồng.
Tham khảo thêm
- Chia sẻ:Phùng Thị Kim Dung
- Ngày:
Hướng dẫn cách tính thuế giá trị gia tăng đầu vào - đầu ra
102 KB 28/02/2017 9:10:00 SAHướng dẫn cách tính thuế giá trị gia tăng đầu vào - đầu ra (tệp PDF)
10/01/2018 10:57:51 CH
Gợi ý cho bạn
-
Mẫu số 01/ĐNHT: Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu ngân sách Nhà nước
-
Mẫu sổ tiền gửi ngân hàng năm 2024
-
Mẫu C4-08/KB: Giấy nộp tiền vào tài khoản
-
Hồ sơ chứng minh người phụ thuộc để được giảm trừ gia cảnh 2024
-
Bảng cân đối số phát sinh 2024
-
Văn bản đề nghị hủy hồ sơ đề nghị hoàn thuế - mẫu 01/ĐNHUY 2024 mới nhất
-
Mẫu excel sổ kế toán dùng cho hộ kinh doanh năm 2024
-
Hướng dẫn cá nhân tự hoàn thuế TNCN các năm cũ
-
Mẫu 09: Bảng thanh toán cho đối tượng thụ hưởng 2024 mới cập nhật
-
Mẫu giấy biên nhận tiền mặt file Word viết tay mới nhất 2024
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Thuế - Kế toán - Kiểm toán
Mẫu số 05/GTGT: Tờ khai thuế GTGT tạm nộp trên doanh số đối với kinh doanh ngoại tỉnh
Mẫu tờ khai khấu trừ thuế thu nhập cá nhân
Mẫu số 02/ĐNHT: Giấy đề nghị hoàn thuế theo Hiệp định giữa Việt Nam và …(tên vùng, lãnh thổ ký kết)
Thủ tục báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn
Mẫu 02/TK-SDDPNN: Tờ khai thuế sử dụng đất phi nông nghiệp dùng cho tổ chức 2024
Mẫu C2-07/NS giấy đề nghị chi ngoại tệ
Thủ tục hành chính
Hôn nhân - Gia đình
Giáo dục - Đào tạo
Tín dụng - Ngân hàng
Biểu mẫu Giao thông vận tải
Khiếu nại - Tố cáo
Hợp đồng - Nghiệm thu - Thanh lý
Thuế - Kế toán - Kiểm toán
Đầu tư - Kinh doanh
Việc làm - Nhân sự
Biểu mẫu Xuất - Nhập khẩu
Xây dựng - Nhà đất
Văn hóa - Du lịch - Thể thao
Bộ đội - Quốc phòng - Thương binh
Bảo hiểm
Dịch vụ công trực tuyến
Mẫu CV xin việc
Biển báo giao thông
Biểu mẫu trực tuyến