Top 10 Đề thi giữa học kì 2 Tiếng Việt lớp 4 năm học 2023-2024 (có ma trận + đáp án)
TOP 10 Đề thi giữa học kì 2 Tiếng Việt lớp 4 năm học 2023-2024 kèm đáp án, bao gồm đề thi, có kèm theo cả đáp án để học sinh ôn tập, rèn luyện kiến thức nhằm đạt kết quả tốt nhất cho kì thi giữa kì. Mời các em tham khảo.
Đề kiểm tra Tiếng Việt lớp 4 giữa kì 2 Sách mới 3 mức độ, biên soạn theo chuẩn Thông tư 27 của Bộ GDĐT sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô giáo tham khảo, phục vụ cho công tác xây dựng đề thi năm học 2023-2024. Đề được thiết kế phù hợp với năng lực, chương trình học của học sinh tiểu học. Mời các em tải file đề thi giữa kì 2 lớp 4 môn tiếng Việt có đáp án về máy để xem đầy đủ 5 bộ đề thi chương trình mới.
Lưu ý: Đề thi giữa hk2 Tiếng Việt 4 chương trình mới do các thầy cô giáo chia sẻ, chỉ mang tính chất tham khảo.
- Đề thi giữa học kì 2 Tiếng Việt 4 sách Cánh Diều
- Đề thi giữa kì 2 lớp 4 môn Tiếng Việt sách Kết nối tri thức
- Đề thi Tiếng Việt giữa kì 2 lớp 4 Chân trời sáng tạo
Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Tiếng việt lớp 4
1. Ma trận Đề kiểm tra Tiếng Việt lớp 4 giữa kì 2
NỘI DUNG KIẾN THỨC MA TRẬN TIẾNG VIỆT 4 GIỮA HỌC KỲ II
Năm học: 2023-2024
TT | Chủ đề | Mạch kiến thức, kĩ năng | Số câu và số điểm |
Mức 1 |
Mức 2 |
Mức 3 |
Tổng | |||
TN | TL | TN | TL | TN | TL |
| ||||
1 | Đọc thành tiếng |
|
|
|
|
|
| 3,0 | ||
2 | Đọc hiểu văn bản
| - Nhận biết các chi tiết, hình ảnh, nhân vật trong văn bản đọc. - Nêu được nhận xét về chi tiết, hình ảnh, nhân vật trong văn bản. - Nêu được bài học rút ra từ văn bản.
| Số câu | 2 | 1 | 1 | 1 | 1 |
| |
Câu số | 1, 2 | 3 | 4 | 5 |
| 6 |
| |||
Số điểm | 1,0 | 1,0 | 0,5 | 0,5 | 1,0 | 4,0 | ||||
3 | Kiến thức tiếng Việt
| - Nhận biết tính từ, danh từ riêng, trạng ngữ. - Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu. - Đặt được câu có trạng ngữ. | Số câu | 2 | 1 | 1 |
| |||
Câu số | 7,8 |
|
| 9 |
| 10 |
| |||
Số điểm | 1,5 | 1,0 | 0,5 | 3,0 | ||||||
Tổng | Số câu | 4 | 1 | 1 | 2 | 2 | 10 | |||
Số điểm | 2,5 | 1,0 | 0,5 | 1,5 |
| 1,5 | 7,0 | |||
4 | Viết (Viết bài văn) |
|
|
|
|
|
| 10,0 | ||
TỔNG |
|
|
|
|
|
| 20,0 |
2. Đề kiểm tra Tiếng Việt lớp 4 giữa kì 2 số 1
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
Môn Tiếng Việt - Lớp 4. Năm học 2023 - 2024
Thời gian: 70 phút
A. KIỂM TRA ĐỌC : (10 điểm)
1. Kiểm tra đọc thành tiếng (3 điểm)
2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt (7 điểm - 35 phút)
Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:
HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG
Hải Thượng Lãn Ông là một thầy thuốc nổi tiếng của nước ta ở thế kỉ XVIII.
Ông là người thông minh, học rộng. Khi còn trẻ, có lần bị ốm nặng, ông được một thầy thuốc giỏi chữa khỏi. Nhận thấy rằng biết chữa bệnh không chỉ cứu mình mà còn giúp được người đời, ông đã quyết học nghề y. Lên kinh đô nhưng không tìm được thầy giỏi để học, ông về quê “đóng cửa để đọc sách”; vừa tự học vừa chữa bệnh giúp dân.
Ông không quản ngày đêm, mưa nắng, trèo đèo lội suối đi chữa bệnh cứu người. Đối với người nghèo, hoàn cảnh khó khăn, ông thường khám bệnh và cho thuốc không lấy tiền.
Có lần, một người thuyền chài nghèo có đứa con nhỏ bị bệnh nặng nhưng không có tiền chữa trị. Khi bệnh tình của đứa trẻ nguy cấp, người thuyền chài chạy đến nhờ cậy Hải Thượng Lãn Ông. Ông đã đi lại thăm khám, thuốc thang ròng rã hơn một tháng trời, nhờ vậy mà bệnh của đứa trẻ thuyên giảm. Không những không lấy tiền, ông còn cho gia đình họ gạo, củi, dầu đèn,...
Bên cạnh việc làm thuốc, chữa bệnh, Hải Thượng Lãn Ông cũng dành nhiều công sức nghiên cứu, viết sách, để lại cho đời nhiều tác phẩm lớn, có giá trị về y học, văn hoá và lịch sử. Ông được coi là một bậc danh y của Việt Nam.
(Nguyễn Liêm)
Câu 1: (M1-0,5đ) Hải Thượng Lãn Ông là ai?
A. Là nhà bác học nổi tiếng của nước ta ở thế kỉ XVIII
B. Là nhà quân sự nổi tiếng của nước ta ở thế kỉ XVIII
C. Là một thầy thuốc nổi tiếng của nước ta ở thế kỉ XVIII
D. Là một thầy giáo nổi tiếng của nước ta ở thế kỉ XVIII
Câu 2: (M1-0,5đ) Hải Thượng Lãn Ông được nhận định là người như thế nào?
A. Có sức mạnh hơn người B. Thông minh, học rộng
C. Tài năng xuất chúng D. Biết nhiều kiến thức
Câu 3: (M1-1đ) Khi còn trẻ, Hải Thượng Lãn Ông gặp phải điều gì?
Câu 4: (M2-0,5đ) Vì sao ông quyết định học nghề y?
A. Vì để chữa bệnh cứu mẹ
B. Vì để thỏa mãn đam mê, ước mơ của mình
C. Vì nhận thấy rằng biết chữa bệnh không chỉ cứu mình mà còn giúp được người đời
D. Vì để được mọi người trọng dụng, kính mến
Câu 5: (M2-0,5đ) Vì sao Hải Thượng Lãn Ông được coi là một bậc danh y của Việt Nam?
Câu 6: (M3-1đ) Điều tác giả muốn nói qua bài đọc là gì?
Câu 7: (M1-0,5đ) Đâu là tính từ?
A. thông minh B. đi lại C. thầy thuốc D. dầu đèn
Câu 8: (M1-1đ)
a) Danh từ riêng trong câu“Khi bệnh tình của đứa trẻ nguy cấp, người thuyền chài chạy đến nhờ cậy Hải Thượng Lãn Ông.’’ là:
A. đứa trẻ B. người
C. Hải Thượng Lãn Ông D. người thuyền chài
b) Trạng ngữ trong câu “Có lần, một người thuyền chài nghèo có đứa con nhỏ bị bệnh nặng nhưng không có tiền chữa trị.’’ là:
A. Một người thuyền chài nghèo B. Có lần
C. Đứa con nhỏ D. không có tiền chữa trị
Câu 9: (M2-1đ) Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau:
Bên cạnh việc làm thuốc, chữa bệnh, Hải Thượng Lãn Ông cũng dành nhiều công sức nghiên cứu, viết sách, để lại cho đời nhiều tác phẩm lớn, có giá trị về y học, văn hoá và lịch sử.
Câu 10: (M3-0,5đ) Đặt một câu có sử dụng trạng ngữ.
B. KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm - 35 phút)
Tả một con vật được nuôi ở nhà em.
2.1. Đáp án đề kiểm tra Tiếng Việt lớp 4 giữa kì 2 số 1
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ, CHO ĐIỂM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
Môn Tiếng Việt - Lớp 4. Năm học 2023 - 2024
I. KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
1. Kiểm tra đọc thành tiếng (3 điểm)
* GV kết hợp kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng HS qua các tiết ôn tập giữa học kì II (tuần 27).
+ HS đọc một đoạn văn trong các bài tập đọc (ngoài SGK) do GV lựa chọn và chuẩn bị trước, ghi rõ tên bài, đoạn đọc và số trang vào phiếu cho từng học sinh bốc thăm rồi đọc thành tiếng.
+ HS trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu ra.
* Cách đánh giá, cho điểm:
a) Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 1đ
b) Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1đ
c) Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc : 1đ
2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt (7 điểm)
Câu 1: (0,5đ) C
Câu 2: (0,5đ) B
Câu 3: (1đ) Khi còn trẻ, ông bị ốm nặng và được một thầy thuốc giỏi chữa khỏi.
Câu 4: (0,5đ) C
Câu 5: (0,5đ) Bên cạnh việc làm thuốc, chữa bệnh, Hải Thượng Lãn Ông còn nghiên cứu, viết nhiều sách có giá trị về y học, văn hoá và lịch sử nên ông được coi là một bậc danh y của Việt Nam.
Câu 6: (1đ) Hải Thượng Lãn Ông không chỉ là một người thầy thuốc hết lòng thương yêu và chăm sóc người bệnh mà còn là một tấm gương sáng về ý thức tự học để trở thành thầy thuốc giỏi, một bậc danh y của nước ta.
Câu 7 : (0,5đ) A
Câu 8 : (1đ) Khoanh đúng mỗi câu ghi 0,5đ: a) C b) B
Câu 9 : (1đ) Trả lời đúng chủ ngữ 0,5đ, vị ngữ 0,5đ.
Chủ ngữ: Hải Thượng Lãn Ông
Vị ngữ: cũng dành nhiều công sức nghiên cứu, viết sách, để lại cho đời nhiều tác phẩm lớn, có giá trị về y học, văn hoá và lịch sử
Câu 10 : ( 0,5đ) HS đặt câu theo đúng yêu cầu ghi 0,5đ.
II. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)
Đảm bảo các yêu cầu sau được 10 điểm:
- HS viết được bài văn tả một con vật được nuôi ở nhà em.
- GV cho điểm thành phần như sau:
+ Bài viết đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) theo yêu cầu đã học: 5đ
+ Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi), chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 2đ (Nếu HS viết sai chính tả từ 6 lỗi trở lên thì mỗi lỗi trừ 0,25đ).
+ Dùng từ, đặt câu: 2đ
+ Sáng tạo: 1đ.
3. Đề thi giữa học kì 2 Tiếng Việt lớp 4 số 2
Đề thi Giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 4
(Bộ sách: Kết nối tri thức)
Thời gian làm bài: .... phút
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)
- GV cho học sinh đọc văn bản bài “Hải Thượng Lãn Ông” (trang 8) Tiếng Việt 4 Tập 2 - (Kết nối tri thức với cuộc sống)
- Dựa vào nội dung bài đọc, HS trả lời câu hỏi: Vì sao Hải Thượng Lãn Ông được coi là một bậc danh y của Việt Nam?
II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)
Đọc đoạn văn sau:
QUÊ HƯƠNG NGHĨA NẶNG
Từ lúc thoát li gia đình cho đến ngày về yên nghỉ trên đất mẹ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp luôn tâm niệm: “Quảng Bình là nhà tôi, khi nào rảnh việc nước thì tôi về nhà.”.
Lần đầu tiên Đại tướng về thăm nhà sau chiến thắng Điện Biên Phủ là mùa hạ năm 1959. Hình ảnh oai phong mà gần gũi của ông đã được ghi tạc trong tâm trí người dân An Xá. Ông mặc lễ phục quân nhân, đứng thẳng trên một chiếc xe com-măng-ca được tháo bạt. Tay trái ông nắm thanh sắt khung xe, tay phải giơ ngang vành mũ, mắt nhìn thẳng nghiêm cẩn chào người dân quê đang háo hức nồng nhiệt chờ đón. Mặc những dòng mô hội chảy từ gáy xuống cổ, tay phải ông vẫn giữ nghiêm trên vành mũ.
Những lần ông về quê nhằm ngày lễ hội đua thuyền trên sông Kiến Giang luôn khiến bầu không khí thêm đặc biệt. Ngày hội năm 1986, nhân dân khắp nơi tụ về đứng chật hai bờ sông. Bất ngờ, một giọng nói vang lên trên loa phóng thanh: “Kính thưa bà con nhân dân huyện nhà, hôm nay tôi về quê...”. Cả hai bờ sông im bặt vì xúc động, rồi nhiều người mừng rỡ kêu lên: “Ông Giáp! Ông Giáp về!”. Ai cũng nhận ra đó là giọng nói của ông, giọng Lệ Thuỷ của một người dù gót chân bám bụi trăm miền vẫn vẹn nguyên âm sắc mộc mạc mà ấm áp. Trong buổi giao lưu hôm đó, mọi người đều ấn tượng với lời ông nói: “Chưa bao giờ tôi quên quê hương và gia đình đã hun đúc nên nhân cách của tôi, quyết định con đường đi của tôi...”.
Lần cuối cùng, năm 2013, Đại tướng đã thực sự về với quê hương Vũng Chùa – Đảo Yến. Kể từ đó, người dân cả nước thường xuyên đến viếng thăm nơi này.
(Tường Vy tổng hợp)
* Từ ngữ:
- Xe com-măng-ca: xe quân sự loại nhỏ, nóc xe được làm bằng vải bạt.
Câu 1. Bài đọc cho em biết điều gì về Đại tướng Võ Nguyên Giáp? (0,5 điểm)
A. Chỉ huy nhiều chiến dịch quan trọng.
B. Dành tình cảm sâu nặng cho quê hương.
C. Được tôn vinh là “vị tướng của nhân dân”.
D. Là học trò giỏi của Bác Hồ.
Câu 2. Điều gì khiến bà con dự lễ hội đua thuyền năm 1986 xúc động? (0,5 điểm)
A. Lễ hội năm đó được tổ chức long trọng nhất.
B. Bà con được biết trước là Đại tướng sẽ về.
C. Chưa bao giờ mọi người đi xem hội đông như vậy.
D. Được nghe giọng Lệ Thuỷ mộc mạc mà ấm áp của Đại tướng.
Câu 3. Theo em, câu: “Chưa bao giờ tôi quên quê hương và gia đình đã hun đúc nên nhân cách của tôi, quyết định con đường đi của tôi...” ý nói gì? (0,5 điểm)
A. Lòng biết ơn quê hương và gia đình của Đại tướng.
B. Nỗi nhớ quê hương sâu nặng của Đại tướng.
C. Niềm thương mến với người dân quê hương của Đại tướng.
D. Niềm tin vào sự phát triển của quê hương của Đại tướng.
Câu 4. Tìm câu chủ đề trong mỗi đoạn văn dưới đây: (1 điểm)
a. Hoa mận vừa tàn thì mùa xuân đến. Bầu trời ngày thêm xanh. Nắng vàng ngày càng rực rỡ. Vườn cây lại đâm chồi, nảy lộc. Rồi vườn cây ra hoa. Hoa bưởi nồng nàn. Hoa nhãn ngọt. Hoa cau thoảng qua. Vườn cây lại đầy tiếng chim và bóng chim bay nhảy. Những thím chích choè nhanh nhảu. Những chú khướu lắm điều. Những anh chào mào đỏm dáng. Những bác cu gáy trầm ngâm.
(Nguyễn Kiên)
................................................................................................ ................................................................................................ ................................................................................................
b. Rừng khô hiện lên với tất cả vẻ uy nghi tráng lệ của nó trong ánh mặt trời vàng óng. Những thân cây tràm vỏ trắng vươn lên trời, chẳng khác gì những cây nến khổng lồ đầu lá rủ phất phơ. Từ trong biển lá xanh rờn đã bắt đầu ngả sang màu vàng úa, ngát dậy một mùi hương lá tràm bị hun nóng dưới mặt trời. Tiếng chim không ngớt vang ra vọng mãi lên trời cao xanh thẳm không cùng.
(Đoàn Giỏi)
................................................................................................ ................................................................................................ ................................................................................................
Câu 5. Gạch chân vào trạng ngữ của câu văn sau và cho biết trạng ngữ đó bổ thông tin gì cho câu: (1 điểm)
Suốt thời gian sống xa quê nhà, Đại tướng luôn nhớ những món ăn của miền quê sông nước.
................................................................................................ ................................................................................................
Câu 6. Đặt 1 câu có trạng ngữ chỉ mục đích hoặc nguyên nhân và gạch chân dưới trạng ngữ đó: (1 điểm)
................................................................................................ ................................................................................................
Câu 7. Dùng dấu “/” để ngăn cách hai thành phần chính trong các câu sau và ghi “CN” dưới chủ ngữ, “VN” dưới vị ngữ: (1,5 điểm)
a. Con sông Kiến Giang chảy qua làng An Xá, quê hương của Đại tướng.
b. Hội đua thuyền là lễ hội nổi tiếng của vùng quê ven sông Kiến Giang.
c. Bà con đi xem hội đua thuyền vô cùng mừng rỡ khi biết tin Đại tướng về quê.
B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)
1. Nghe – viết (4 điểm)
HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG
(Trích)
Bên cạnh việc làm thuốc, chữa bệnh, Hải Thượng Lãn Ông cũng dành nhiều công sức nghiên cứu, viết sách, để lại cho đời nhiều tác phẩm lớn, có giá trị về y học, văn hoá và lịch sử. Ông được coi là một bậc danh y của Việt Nam.
Nguyễn Liêm
2. Tập làm văn (6 điểm)
Em hãy viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của em về bố
3.1. Đáp án đề thi giữa học kì 2 Tiếng Việt lớp 4 số 2
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng (4 điểm)
- Đọc trôi chảy, lưu loát, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, tốc độ đạt yêu cầu đạt 4 điểm. Tùy theo mức độ đọc của học sinh mà giáo viên cho điểm.
- Trả lời câu hỏi: Hải Thượng Lãn Ông được coi là một bậc danh y của Việt Nam vì bên cạnh việc làm thuốc, chữa bệnh, Hải Thượng Lãn Ông cũng dành nhiều công sức nghiên cứu, viết sách, để lại cho đời nhiều tác phẩm lớn, có giá trị về y học, văn hoá và lịch sử.
II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)
Câu 1. (0,5 điểm)
B. Dành tình cảm sâu nặng cho quê hương.
Câu 2. (0,5 điểm)
D. Được nghe giọng Lệ Thuỷ mộc mạc mà ấm áp của Đại tướng.
Câu 3. (1 điểm)
A. Lòng biết ơn quê hương và gia đình của Đại tướng.
Câu 4. (1 điểm)
a) Câu chủ đề: Hoa mận vừa tàn thì mùa xuân đến.
b) Câu chủ đề: Rừng khô hiện lên với tất cả vẻ uy nghi tráng lệ của nó trong ánh mặt trời vàng óng.
Câu 5. (1 điểm)
Suốt thời gian sống xa quê nhà, Đại tướng luôn nhớ những món ăn của miền quê sông nước.
- Trạng ngữ trong câu trên bổ sung thông tin về thời gian.
Câu 6. (1 điểm)
Vì xe bị hỏng, Hoa đã đi bộ đến trường.
Câu 7. (1,5 điểm)
a. Con sông Kiến Giang / chảy qua làng An Xá, quê hương của Đại tướng .
CN VN
b. Hội đua thuyền / là lễ hội nổi tiếng của vùng quê ven sông Kiến Giang.
CN VN
c. Bà con đi xem hội đua thuyền / vô cùng mừng rỡ khi biết tin Đại tướng về quê .
CN VN
B. KIỂM TRA VIẾT: (10 ĐIỂM)
1. Chính tả (4 điểm)
- Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ nhỏ (0,5 điểm):
- 0,5 điểm: viết đúng kiểu chữ thường và cỡ nhỏ.
- 0,25 điểm: viết chưa đúng kiểu chữ hoặc không đúng cỡ chữ nhỏ.
- Viết đúng chính tả các từ ngữ, dấu câu (3 điểm):
Viết đúng chính tả, đủ, đúng dấu: 3 điểm
- 2 điểm: nếu có 0 - 4 lỗi;
Tùy từng mức độ sai để trừ dần điểm.
- Trình bày (0,5 điểm):
- 0,5 điểm: nếu trình bày đúng theo mẫu, chữ viết sạch và rõ ràng.
- 0,25 điểm: nếu trình bày không theo mẫu hoặc chữ viết không rõ nét, bài tẩy xóa vài chỗ.
2. Luyện tập (6 điểm)
- Trình bày dưới dạng một đoạn văn, nêu tình cảm, cảm xúc của em về bố, câu văn viết đủ ý, trình bày bài sạch đẹp, rõ ràng: 6 điểm.
- Tùy từng mức độ bài viết trừ dần điểm nếu bài viết không đủ ý, trình bài xấu, không đúng nội dung yêu cầu.
Gợi ý chi tiết:
a. Mở đầu:
- Giới thiệu về người em muốn bày tỏ tình cảm, cảm xúc.
b. Triển khai:
- Ấn tượng của em về bố: (1) Lúc nào bố cũng cố gắng làm việc chăm chỉ, để hai anh em em có thể được học hành đến nơi đến chốn. (2) Bố làm việc quần quật sớm hôm để lo cho gia đình được đầy đủ. Vì vậy, mà trông bố có vẻ già dặn hơn so với tuổi thật khá nhiều.
- Tình cảm bố dành cho em: (1) Tuy là một người đàn ông cục mịch, ít nói nhưng tình yêu bố dành cho em và anh trai thì chan chứa vô cùng. (2) Có cái gì đẹp, cái gì ngon bố cũng nhường cho chúng em.
- Tình cảm, cảm xúc của em đối với bố: Thật tự hào và yêu quý biết bao người bố tuyệt vời của em.
c. Kết thúc
- Khẳng định tình cảm, cảm xúc của em dành cho bố.
Bài làm tham khảo
Người mà em biết ơn và kính trọng nhất, chính là bố của em. Bố là một người thợ xây bình thường, không có gì quá nổi bật. Nhà bà nội nghèo, lại đông con, nên bố phải nghỉ học từ lớp 9 để bước ra đời bươn chải. Vì vậy, lúc nào bố cũng cố gắng làm việc chăm chỉ, để hai anh em em có thể được học hành đến nơi đến chốn. Ngoài việc đi xây theo đoàn, thì những ngày nghỉ và thời gian rảnh còn lại, bố sẽ chăm sóc cho vườn cam ở trên đồi của gia đình. Bố cũng nhận làm thuê bốc vác cho bãi xe khách ở gần nhà. Bố làm việc quần quật sớm hôm để lo cho gia đình được đầy đủ. Vì vậy, mà trông bố có vẻ già dặn hơn so với tuổi thật khá nhiều. Tuy là một người đàn ông cục mịch, ít nói nhưng tình yêu bố dành cho em và anh trai thì chan chứa vô cùng. Có cái gì đẹp, cái gì ngon bố cũng nhường cho chúng em. Tuy không giỏi chữ nghĩa, nhưng bố vẫn là một người thầy tuyệt vời, dạy cho em cách sống tốt và những kĩ năng trong cuộc sống. Có bố ở bên, em như được đứng dưới mái nhà vững chãi nhất. Thật tự hào và yêu quý biết bao người bố tuyệt vời của em.
4. Đề thi giữa học kì 2 Tiếng Việt lớp 4 số 3
Đề thi Giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 4
(Bộ sách: Cánh diều)
Thời gian làm bài: .... phút
(Đề 1)
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)
- GV cho học sinh đọc văn bản bài “Nhà bác học Niu-tơn” (trang 107) Tiếng Việt 4 Tập 2 - (Cánh diều)
- Dựa vào nội dung bài đọc, HS trả lời câu hỏi: Cậu bé Niu-tơn đã ứng dụng kết quả quan sát của mình vào việc gì?
II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)
Đọc đoạn văn sau:
THỎ CON VÀ MÙA XUÂN
Trong khu rừng nọ có một chú Thỏ con rất dễ thương. Thỏ con yêu mùa xuân lắm bởi mùa xuân luôn làm cho vườn hoa của chú rực rỡ sắc màu. Nhưng mùa xuân thường không ở lại được lâu. Vì thế Thỏ con rất buồn mỗi khi thấy mùa xuân đi qua. Ngay sau mùa xuân là mùa hè với cái nắng gay gắt khiến các bông hoa trong vườn của Thỏ con không thể nở được. Khi đi dạo trong vườn, Thỏ con thường nghe các loài hoa than thở: “Nóng quá bạn Thỏ ơi! Có cách nào giúp chúng tôi không?”.
Nhìn các loài hoa khổ sở mệt nhoài vì nắng, Thỏ con thương lắm. Nhưng biết làm sao bây giờ?
Một hôm, Thỏ con quyết định đi tìm Thần Mưa để cầu cứu. Nghe nói, Thần Mưa thường núp sau các đám mây đen trên đỉnh núi cao. Đường đi thật gian nan nhưng Thỏ con không nản chí. Thế rồi Thỏ con leo lên được đỉnh núi cao rồi đấy! Ngước nhìn những đám mây đen, lúc đầu Thỏ con cũng thấy sờ sợ vì chúng có vẻ hung dữ quá. Nhưng hình ảnh về những nụ hoa đang cố nhú ra mà không được vì nắng đã khiến Thỏ con can đảm hẳn lên.
- Xin Thần Mưa hãy tưới mát cho các loài hoa trong vườn được khoe sắc! - Thỏ con hít một hơi dài rồi nói thật lớn.
- Chào Thỏ con! Cháu thật can đảm và đáng yêu. Hãy về với các loài hoa trong vườn của cháu đi! Ta sẽ làm mưa ngay thôi! - Thần Mưa ôn tồn nhận lời.
Sưu tầm
Câu 1. Vì sao Thỏ con yêu mùa xuân? (0,5 điểm)
A. Vì mùa xuân rất đẹp.
B. Vì mùa xuân làm vườn hoa của Thỏ rực rỡ.
C. Vì mùa xuân bắt đầu một năm.
D. Vì mùa xuân Thỏ được đi chơi khắp nơi.
Câu 2. Các loài hoa than thở với Thỏ con điều gì? (0,5 điểm)
A. Đất hẹp quá không có chỗ cho các bạn phát triển.
B. Đất rộng quá khiến các bạn không thể bảo vệ nhau.
C. Trời mưa nhiều quá khiến các bạn luôn ẩm ướt.
D. Trời nắng quá khiến các bạn bị nóng.
Câu 3. Qua bài học trên, em thấy Thỏ con có tính cách như thế nào? (0,5 điểm)
A. Thỏ con rất yêu thương các loài hoa và dũng cảm vượt qua khó khăn để đạt
được mục đích.
B. Thỏ con rất tinh ý và hay giúp đỡ các loài vật.
C. Thỏ con rất dũng cảm, dám nêu lên ý kiến của mình.
D. Thỏ con rất khéo léo và có tài thuyết phục người khác.
Câu 4. Em hãy gạch một gạch vào danh từ chỉ vật và gạch hai gạch vào danh từ chỉ thời gian trong các câu sau: (1 điểm)
a) Sau này, khi chuyển sang ngôi nhà mới, những chiếc ghế đan bằng tre vẫn được mẹ em sử dụng mỗi ngày.
b) Chiếc xe đạp đã gắn liền với em trong suốt bốn năm cấp một.
c) Trước ngày khai giảng, học sinh háo hức mua sách vở và đồ dùng học tập mới.
Câu 5. Em hãy nối các động từ sau sao cho phù hợp với từng bức tranh: (1 điểm)
leo | hút phấn | |
nhảy | cầm | |
bay | lượn |
Câu 6. Em hãy nêu tác dụng của dấu ngoặc kép trong đoạn văn sau: (1 điểm)
Bài “Vượt thác” trích từ chương XI của truyện “Quê nội”. “Quê nội” (1974) cùng với “Tảng sáng” (1976) là những tác phẩm thành công nhất của Võ Quảng.
(Theo Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6, tập hai, năm 2014)
Câu 7. Em hãy sắp xếp lại các từ trong câu dưới đây để tạo thành câu mới có chủ ngữ là phần được in đậm: (1,5 điểm)
a) Thầy cô giáo luôn yêu thương học sinh .
b) Dòng sông quê em có một màu xanh biếc.
B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)
1. Nghe – viết (4 điểm)
CẦU TRE
(trích)
Cầu tre gối nhịp đất lành,
Nằm nghe tiếng hát, tâm tình quê hương.
Cầu tre làm chiếc đò ngang,
Nối đôi bờ đất đôi làng thương nhau.
Kiên Giang
2. Tập làm văn (6 điểm)
Em hãy viết bài văn tả một bụi tre (hoặc một rặng tre).
4.1. Đáp án đề thi giữa học kì 2 Tiếng Việt lớp 4 số 3
ĐÁP ÁN GỢI Ý
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng (4 điểm)
- Đọc trôi chảy, lưu loát, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, tốc độ đạt yêu cầu đạt 4 điểm. Tùy theo mức độ đọc của học sinh mà giáo viên cho điểm.
- Trả lời câu hỏi: Cậu bé Niu-tơn đã ứng dụng kết quả quan sát của mình vào việc làm đồng hồ dựa vào bóng nắng.
II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)
Câu 1. (0,5 điểm)
B. Vì mùa xuân làm vườn hoa của Thỏ rực rỡ.
Câu 2. (0,5 điểm)
D. Trời nắng quá khiến các bạn bị nóng.
Câu 3. (0,5 điểm)
A. Thỏ con rất yêu thương các loài hoa và dũng cảm vượt qua khó khăn để đạt
được mục đích.
Câu 4. (1 điểm)
a) Sau này , khi chuyển sang ngôi nhà mới, những chiếc ghế đan bằng tre vẫn được mẹ em sử dụng mỗi ngày .
b) Chiếc xe đạp đã gắn liền với em trong suốt bốn năm cấp một.
c) Trước ngày khai giảng , học sinh háo hức mua sách vở và đồ dùng học tập mới.
Câu 5. (1 điểm)
leo | hút phấn | |
nhảy | cầm | |
bay | lượn |
Câu 6. (1 điểm)
Dấu ngoặc kép trong đoạn văn trên được dùng để đánh dấu tên tác phẩm.
Câu 7. (1,5 điểm)
a) Học sinh luôn yêu thương thầy cô giáo.
b) Quê em có một dòng sông màu xanh biếc.
B. KIỂM TRA VIẾT: (10 ĐIỂM)
1. Chính tả (4 điểm)
- Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ nhỏ (0,5 điểm):
0,5 điểm: viết đúng kiểu chữ thường và cỡ nhỏ.
0,25 điểm: viết chưa đúng kiểu chữ hoặc không đúng cỡ chữ nhỏ.
- Viết đúng chính tả các từ ngữ, dấu câu (3 điểm):
Viết đúng chính tả, đủ, đúng dấu: 3 điểm
2 điểm: nếu có 0 - 4 lỗi;
Tùy từng mức độ sai để trừ dần điểm.
- Trình bày (0,5 điểm):
0,5 điểm: nếu trình bày đúng theo mẫu, chữ viết sạch và rõ ràng.
0,25 điểm: nếu trình bày không theo mẫu hoặc chữ viết không rõ nét, bài tẩy xóa vài chỗ.
2. Luyện tập (6 điểm)
- Trình bày dưới dạng một bài văn, tả một bụi tre (hoặc một rặng tre), câu văn viết đủ ý, trình bày bài sạch đẹp, rõ ràng: 6 điểm.
- Tùy từng mức độ bài viết trừ dần điểm nếu bài viết không đủ ý, trình bài xấu, không đúng nội dung yêu cầu.
Gợi ý chi tiết:
Mở đầu:
- Giới thiệu về bụi tre (rặng tre) mà em muốn tả.
Triển khai:
- Tả bao quát bụi tre (rặng tre): Cao, mọc thành từng bụi.
- Tả chi tiết bụi tre (rặng tre): (1) Gốc cây chụm lại. (2) Thân cây thẳng cao vút, có nhiều đốt. (3) Lá tre nhỏ. (4) Hoa tre có màu trắng tinh khôi.
- Lợi ích của bụi tre: Được dùng là những chiếc rổ, chiếc ra.
Kết thúc
- Nêu cảm nghĩ của em về bụi tre (rặng tre) đó.
Bài làm tham khảo
Em rất yêu rặng tre quê hương em. Bởi, những rặng tre ấy đại diện cho tinh thần đoàn kết của dân tộc ta.
Bao giờ tre cũng mọc gần nhau thành từng bụi, từng khóm. Những bụi tre san sát nhau tạo thành từng rặng tre dài như thành lũy bảo vệ con người nơi đây. Tre chẳng khi nào tranh cãi nhau mà sống rất hòa thuận. Những cây tre cao lớn vươn mình như để che chở cho cây con. Gốc cây chụm lại với nhau và tán lá thì xòe rộng như cái ô khổng lồ. Thân tre thẳng, cao vút lên bầu trời. Thân cây có nhiều đốt mà dường như đốt nào cũng bằng nhau. Xinh xắn nhất lá những chiếc lá tre nhỏ bé. Lá tre mọc san sát nhau nên mỗi khi có cơn gió thổi qua, chúng cọ vào nhau xào xạc, xào xạc như đang thầm thì nói chuyện với nhau. Tre cũng có hoa nhưng rất khó để có thể nhìn thấy, vì tre chỉ nở hoa một lần trong đời của chúng. Em nghe bà em kể lại, hoa tre có màu trắng tinh khôi rất đẹp.
Tre vô cùng gần gũi với cuộc sống của người dân Việt Nam, trong thời kì đấu tranh chống, giặc ngoại xâm, tre làm thành lũy, là những chông, những chiếc gậy, cùng con người xông pha trận mạc. Trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, tre được dùng làm những chiếc rỗ, chiếc rá, chiếm tăm,....
Tre là bạn thân của người nông dân, là nơi lưu giữ những hình ảnh đơn sơ, mộc mạc của chốn làng quê. Tre còn là biểu tượng cho tinh thần đoàn kết, bền bỉ của người dân Việt Nam.
5. Bộ đề ôn thi giữa học kì 2 Tiếng Việt lớp 4 chương trình cũ
Đề thi giữa học kì 2 Tiếng Việt lớp 4 số 1
A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói
I. Đọc thành tiếng (3 điểm)
- Ở mục này, các em có thể đọc một đoạn trích trong bài Tập đọc đã học trong SGK Tiếng Việt 4, tập 2 và trả lời câu hỏi hoặc đọc một đoạn văn thích hợp ở ngoài SGK.
- Đề không trình bày nội dung của phần Đọc thành tiếng.
II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (7 điểm)
Đọc bài sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:
Câu chuyện về mùa đông và chiếc áo khoác
Mùa đông đã tới, những cơn gió rét buốt rít ngoài cửa sổ. Ngoài đường, ai cũng bước vội vàng để tránh cái lạnh đang làm cứng đờ đôi bàn tay. Những khuôn mặt vui tươi, hớn hở biến đi đâu mất, thay vào đó là tái đi vì lạnh. Mùa rét năm nay, mẹ mua cho An một chiếc áo khoác mới, vì áo cũ của cậu đa phần đã bị rách do sự hiếu động của An. Khi nhận chiếc áo từ mẹ, An vùng vằng vì kiểu dáng và màu sắc của chiếc áo không đúng ý thích của cậu. Về phòng, cậu ném chiếc áo xuống đất, cả ngày lầm lì không nói gì.
Chiều tối hôm đó, bố rủ An ra phố. Mặc dù trời đang rất lạnh nhưng An háo hức đi ngay. Sau khi mua đồ xong, bố chở An ra khu chợ, nơi các gian hàng bắt đầu thu dọn. Bố chỉ cho An thấy những cậu bé không có nhà cửa, không có người thân, trên người chỉ có một tấm áo mỏng manh đang co ro, tím tái. Trong khi mọi người đều về nhà quây quần bên bữa tối ngon lành, bên ánh đèn ấm áp thì các cậu vẫn phải lang thang ở ngõ chợ, nhặt nhạnh những thứ người ta đã bỏ đi.
Bất giác, An cảm thấy hối hận vô cùng. An nhớ lại ánh mắt buồn của mẹ khi cậu ném chiếc áo khoác xuống đất. Bố chỉ nhẹ nhàng: “Con có hiểu không? Cuộc đời này còn nhiều người thiệt thòi lắm. Hãy biết trân trọng thứ mà mình đang có.”
Em trả lời câu hỏi, làm bài tập theo một trong hai cách sau:
- Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời em chọn.
- Viết ý kiến của em vào chỗ trống.
Câu 1. Vì sao An không thích chiếc áo mới mà mẹ mua cho? (0,5 điểm)
a. Vì chiếc áo quá rộng so với cơ thể của cậu.
b. Vì mẹ tự đi mua áo mà không hỏi cậu trước.
c. Vì chiếc áo bị may lỗi ở phần cánh tay.
d. Vì cậu không thích kiểu dáng và màu sắc của chiếc áo.
Câu 2. An có thái độ và hành động như thế nào khi nhận chiếc áo mới? (0,5 điểm)
a. Cậu ném chiếc áo xuống đất, cả ngày lầm lì không nói.
b. Cậu bảo mẹ mang trả lại chiếc áo cho cửa hàng.
c. Cậu không nhận chiếc áo cũng không nói gì với mẹ.
d. Cậu không chịu mặc chiếc áo mới mẹ mua cho.
Câu 3. Vì sao bố muốn An cùng đi ra phố? (0,5 điểm)
a. Bố muốn An hiểu được giá trị của đồng tiền và việc lao động.
b. Bố muốn đưa An đi mua một chiếc áo khác đúng với sở thích của cậu.
c. Bố muốn An chứng kiến cảnh nhiều bạn nhỏ còn không có áo để mặc.
d. Bố muốn An quên đi chuyện chiếc áo để tập trung học tập.
Câu 4. Ba ý nào sau đây nêu đúng lí do An cảm thấy hối hận với hành động của mình? (0,5 điểm)
a. Vì An thấy mình hạnh phúc hơn nhiều bạn nhỏ khác.
b. Vì An cảm động trước câu nói của bố.
c. Vì An cảm thấy mình có lỗi với mẹ.
d. Vì An sợ bố mẹ sẽ giận và không mua áo mới cho mình nữa.
Câu 5. Câu chuyện có ý nghĩa gì? (1,0 điểm)
Câu 6. Nếu là An, em sẽ nói với bố mẹ điều gì? (1,0 điểm)
Câu 7. Dòng nào tách đúng bộ phận chủ ngữ và bộ phận vị ngữ của câu? (0,5 điểm)
a. Những cơn gió //rét buốt rít liên hồi ở ngoài cửa sổ.
b. Những cơn gió rét buốt// rít liên hồi ở ngoài cửa sổ.
c. Những cơn gió rét buốt rít //liên hồi ở ngoài cửa sổ.
d. Những cơn gió rét buốt rít liên hồi //ở ngoài cửa sổ.
Câu 8. Dấu gạch ngang trong câu văn dưới đây có tác dụng gì? (0,5 điểm)
Bố nói với An:
- Hãy biết trân trọng những thứ mà mình đang có, con nhé!
a. Đánh dấu phần chú thích.
b. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.
c. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.
d. Đánh dấu từ ngữ được dùng với nghĩa đặc biệt.
Câu 9. Em hãy chuyển câu hỏi “Con có biết rằng cuộc đời này còn nhiều người thiệt thòi lắm không?” thành một câu khiến. (1,0 điểm)
Câu 10. Đặt 1 câu tả cơn gió lạnh mùa đông có sử dụng so sánh hoặc nhân hóa. (1,0 điểm)
B. Kiểm tra Viết
I. Chính tả nghe – viết (2 điểm)
Trong hiệu cắt tóc
Hiệu cắt tóc rất đông khách. Mọi người đều phải chờ theo thứ tự. Cửa phòng lại mở, một người nữa tiến vào. Tất cả mọi người đều đứng dậy chào: “Kính chào đồng chí Lê-nin”. Lê-nin chào mọi người và hỏi:“Tôi phải xếp sau đồng chí nào nhỉ?”. Không ai muốn vị đứng đầu chính phủ phải mất thời gian chờ đợi nên tất cả cùng nói: “Xin mời đồng chí cứ cắt tóc trước ạ!”. Song Lê-nin vui vẻ nói: “Cảm ơn các đồng chí, tôi cũng phải theo thứ tự chứ!”. Nói xong, ông kéo ghế ngồi và lấy tờ báo ra xem.
(Theo Hồ Lãng)
II.Tập làm văn (8 điểm) Chọn một trong hai đề sau:
Câu 1. Hãy tả lại một bộ phận (lá, hoa hoặc quả) của một loài cây mà em yêu thích.
Câu 2. Hãy đóng vai một loại trái cây để tự giới thiệu về mình và những lợi ích mình đem lại cho mọi người.
Đáp án đề thi giữa học kì 2 Tiếng Việt lớp 4 số 1
A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói
I. Đọc thành tiếng (3 điểm)
II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (7 điểm)
Câu 1. Chọn câu trả lời d: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác d: 0 điểm
Câu 2. Chọn câu trả lời a: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác a: 0 điểm
Câu 3. Chọn câu trả lời c: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác c: 0 điểm
Câu 4. Chọn cả 3 câu trả lời a, b, c: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác: 0 điểm
Câu 5. Gợi ý:
Chúng ta hãy trân trọng những gì mình đang có vì xung quanh còn nhiều người thiệt thòi hơn.
Câu 6.Gợi ý:
Con xin lỗi bố mẹ. Con đã có thái độ không đúng khiến bố mẹ buồn.
Câu 7. Chọn câu trả lời b: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác b: 0 điểm
Câu 8. Chọn câu trả lời b: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác b: 0 điểm
Câu 9.
- Chuyển được câu hỏi thành câu khiến: 1,0 điểm
Ví dụ: Con cần/nên biết rằng cuộc đời này còn nhiều người thiệt thòi lắm .
- Không viết được câu khiến: 0 điểm
Câu 10.
- Đặt được câu theo yêu cầu: 1,0 điểm
Ví dụ:
- Những cơn gió mùa đông đang gào lên giận dữ ngoài cửa sổ.
- Những con gió mùa đông như những chiếc roi quất vào da thịt.
- Đặt được câu có so sánh hoặc nhân hóa nhưng sử dụng từ ngữ chưa thích hợp: 0,5 điểm; không đặt được câu theo yêu cầu: 0 điểm.
B. Kiểm tra Viết
I. Chính tả nghe – viết (2 điểm)
III. Tập làm văn (8 điểm)
Câu 1. Tham khảo:
Có một loại cây mà khi nhắc đến nó người ta lại nhớ đến kỷ niệm đẹp của tuổi học trò, đó là cây phượng. Lá phượng giống lá me, mỏng, màu xanh thẫm mọc song song hai bên cuống trông xa như đuôi con chim phượng, chắc vì thế mà cây có tên là Phượng. Mùa xuân phượng ra lá, lá xanh um mát rợi như lá me non. Lá ban đầu khép lại sau lại xòe ra cho gió đu đưa. Mùa hè lá phượng bắt đầu già màu, lá chuyển màu xanh thẫm để rồi sau đó bắt đầu cho một thời kỳ mới – thời kỳ ra hoa. Ban đầu chỉ lấm tấm vài bông nhưng sau đó là cả một sân trường. Mùa đông phượng trút hết lá để lại những cành khẳng khiu, trơ trụi. Thật may mắn khi tạo hóa đã tạo ra cho chúng ta một loại cây có lá và hoa thật đẹp - loài hoa học trò.
(Châu Hoàng Thúc, lớp 4G, trường Tiểu học Ngô Mây)
Câu 2. Tham khảo:
Mỗi loại trái cây đều có những đặc điểm về màu sắc, hình dáng, hương vị và mang lại lợi ích riêng cho mọi người. Họ bưởi nhà tôi cũng vậy. Cơ thể tôi tròn, căng mọng từ nhỏ và lớn dần cùng thời gian. Theo đó, tôi cũng thay những bộ trang phục cho phù hợp, từ xanh đậm, đến xanh nhạt, rồi vàng ươm. Tuổi thơ tôi chẳng xa lạ gì với các bạn nhỏ chơi chuyền, chơi bóng. Nhưng tôi không thích như thế. Tôi muốn đem những vị ngon ngọt, mát lành nhất đến cho mọi người. Tôi trở thành món quả bổ dưỡng, thức quà ngon sạch cho các vị khách. Và tôi không thể thiếu trong mâm ngũ quả ngày Tết.
Đề thi giữa học kì 2 Tiếng Việt lớp 4 số 2
A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói
I. Đọc thành tiếng (3 điểm)
- Ở mục này, các em có thể đọc một đoạn trích trong bài Tập đọc đã học trong SGK Tiếng Việt 4, tập 2 và trả lời câu hỏi hoặc đọc một đoạn văn thích hợp ở ngoài SGK.
- Đề không trình bày nội dung của phần Đọc thành tiếng.
II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (7 điểm)
Đọc bài sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới :
Cuộc nói chuyện của các đồ dùng học tập
Tôi vốn là đứa con gái chẳng gọn gàng gì. Tự tôi thấy thế vì mỗi lần học xong là bàn học của tôi chẳng khác gì một bãi chiến trường. Nhất là thời tiết lạnh giá này tôi không tài nào chăm chỉ được.
Tối nay vừa chui vào chiếc chăn ấm áp, tôi chợt nghe thấy lời than thở của chị bút mực: “Tôi chẳng biết anh thước, bác tẩy, chị bút chì có thấy khổ không chứ tôi thì bị hành hạ ghê quá. Sinh ra tôi là một cây bút đẹp đẽ, mới mẻ, bọc cẩn thận trong hộp nhựa, mà giờ mặt mũi tôi lúc nào cũng nhem nhuốc, bẩn thỉu. Những mảng da của tôi loang lổ, bong tróc dần. Thỉnh thoảng tôi lại bị ngã xuống nền nhà đau điếng”.
Anh thước kẻ nghe vậy cũng cảm thông:
- Tôi cũng nào có sung sướng hơn chị. Chị nhìn những vạch số của tôi còn thấy rõ nữa không? Cô chủ còn lấy dao vạch vạch những hình quái dị vào người tôi. Tôi còn thường xuyên bị đem ra làm vũ khí để chiến đấu nên người tôi sứt mẻ cả rồi.
Mấy cô cậu sách giáo khoa cũng chen vào: “Phải đấy! Phải đấy! Cô chủ thật là vô tâm, chẳng biết thương chúng ta chút nào. Chúng tôi giúp cô chủ học bài mà còn bị cô chủ vẽ bậy, dập ghim vào đầy người. Đau lắm!”
Những tiếng than vãn, tiếng thút thít, sụt sùi vang lên. Ôi! Các bạn đồ dùng học tập yêu quý của tôi. Tôi đã làm xấu, làm hỏng các bạn nhiều quá!
Em trả lời câu hỏi, làm bài tập theo một trong hai cách sau:
- Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời em chọn.
- Viết ý kiến của em vào chỗ trống.
Câu 1. Chị bút mực than vãn về điều gì? (0,5 điểm)
A. Về việc chị bị cô chủ hành hạ.
B. Về việc chị bị những đồ dùng khác bắt nạt.
C. Về việc chị bị cô chủ bỏ đi.
D. Về việc chị bị cô chủ bỏ quên.
Câu 2. Có những ai chung cảnh ngộ với chị bút mực? (0,5 điểm)
A. Anh cục tẩy, chị bút chì.
B. Anh hộp bút, mấy cô cậu vở ô li.
C. Anh bút chì, anh thước kẻ.
D. Anh thước kẻ, mấy cô cậu sách giáo khoa.
Câu 3. Vì sao chúng lại than vãn, thút thít, sụt sùi? (0,5 điểm)
A. Vì chúng phải làm việc cật lực, không có thời gian nghỉ ngơi.
B. Vì chúng giúp cô chủ học bài mà không được cô chủ yêu thương.
C. Vì chúng giúp cô chủ học bài mà cô chủ mãi không tiến bộ.
D. Vì chúng sắp bị cô chủ thay thế bằng những đồ dùng mới.
Câu 4. Cô chủ đã nhận ra điều gì qua cuộc nói chuyện của các đồ dùng học tập? (0,5 điểm)
A. Cô đã làm mất nhiều đồ dùng học tập yêu quý.
B. Cô đã không dành thời gian tâm sự với các đồ dùng để hiểu hơn.
C. Cô đã làm xấu, làm hỏng các bạn đồ dùng học tập yêu quý.
D. Cô đã không để chúng gọn gàng, ngăn nắp mỗi khi học bài xong.
Câu 5. Em thấy mình có những hành động “vô tâm” với đồ dùng học tập như cô chủ trên không? (1,0 điểm)
Câu 6. Qua câu chuyện, em rút ra bài học gì cho bản thân? (1,0 điểm)
Câu 7. Dấu gạch ngang trong trường hợp nào dưới đây dùng để đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại? (0,5 điểm)
A.Các đồ dùng học tập - bút, thước, sách vở là người bạn thân thiết của chúng ta.
B. Chúng ta phải yêu quý đồ dùng học tập bằng những hành động cụ thể:
- Sử dụng cẩn thận, giữ gìn sạch sẽ.
- Sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp.
C. Anh thước kẻ nghe vậy cũng cảm thông:
- Tôi cũng nào có sung sướng hơn chị.
Câu 8. Chọn từ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống: (1,0 điểm)
a) Chúng ta cần sớm phát hiện và bồi dưỡng những … (tài năng, tài hoa) cho đất nước.
b) Người nghệ sĩ ấy đang dùng bàn tay …. (tài hoa, tài trí) của mình để tạo hình cho tác phẩm.
Câu 9. Dùng dấu // tách bộ phận chủ ngữ và bộ phận vị ngữ của câu kể dưới đây: (0,5 điểm)
Mỗi dịp đầu năm học mới, mẹ mua cho em nhiều sách vở và đồ dùng học tập.
Câu 10. Em hãy đặt câu khiến cho các tình huống sau: (1,0 điểm)
a) Em nhờ bạn lấy hộ quyển sách.
b) Em muốn mẹ mua cho một chiếc cặp sách mới
B. Kiểm tra Viết
I. Chính tả nghe – viết (2 điểm)
Chàng Rô-bin-sơn
Rô-bin-sơn Cru-sô là một chàng trai người Anh rất ham mê đi biển. Trong một chuyến đi, tàu của anh gặp một cơn bão khủng khiếp, chỉ mình anh may mắn sống sót. Một mình trơ trọi trên đảo hoang giữa biển khơi, không thức ăn, không vũ khí phòng thân, có thể bị thú dữ ăn thịt vào bất cứ lúc nào. Ban đầu Rô-bin-sơn hoảng sợ. Sau anh trấn tĩnh, chiến thắng nỗi tuyệt vọng, vượt qua hoàn cảnh để sống và trở về.
(Theo TRUYỆN ĐỌC LỚP 4)
II. Tập làm văn (8 điểm)
Hãy tả một đồ vật gắn bó với em.
Đáp án đề thi giữa học kì 2 Tiếng Việt lớp 4 số 2
A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói
I. Đọc thành tiếng (3 điểm)
II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (7 điểm)
Câu 1. Chọn câu trả lời A: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác A: 0 điểm
Câu 2. Chọn câu trả lời D: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác D: 0 điểm
Câu 3. Chọn câu trả lời B: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác B: 0 điểm
Câu 4. Chọn câu trả lời C: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác C: 0 điểm
Câu 5. Gợi ý:
Em đã từng có những hành động như cô chủ trên, cũng dùng thước kẻ đánh nhau, cũng khắc, dán, vẽ bậy linh tinh lên đồ dùng,…
Câu 6. Gợi ý:
Đồ dùng học tập là những người bạn trợ giúp đắc lực cho việc học của em.
Em cần giữ gìn chúng cẩn thận, sạch sẽ, sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng hơn.
Câu 7. Chọn câu trả lời C: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác C: 0 điểm
Câu 8. Trả lời đúng: 1,0 điểm (mỗi ý 0,5 điểm); trả lời khác: 0 điểm Gợi ý:
a) Chọn “tài năng”
b) Chọn “tài hoa”
Câu 9.
- Xác định đúng bộ phận chủ ngữ và bộ phận vị ngữ của câu: 0,5 điểm
- Không xác định đúng: 0 điểm.
Gợi ý: Mỗi dịp đầu năm học mới, mẹ // mua cho em nhiều sách vở và đồ dùng học tập.
Câu 10.
- Chuyển được 2 câu kể thành 2 câu khiến: 1,0 điểm
- Chuyển được 1 câu kể thành 1 câu khiến: 0,5 điểm
- Không viết được câu khiến: 0 điểm
Gợi ý:
a) Bạn lấy hộ mình quyển sách với!
b) Mẹ mua cho con chiếc cặp mới nhé!
B. Kiểm tra Viết
I. Chính tả nghe – viết (2 điểm)
IV. Tập làm văn (8 điểm)
Tham khảo:
Bước vào năm học mới, mẹ mua cho em một cây bút chì, trông nó thật xinh xắn dễ thương. Cây bút chì còn thơm mùi gỗ và nước sơn. Nó dài hơn một gang tay, thân bút tròn và to hơn chiếc đũa. Bút chì được sơn màu vàng óng, trên đó nổi bật hàng chữ màu đen: Bút chì Hồng Hà. Đầu bút có cái đai mạ kền sáng bóng bọc lấy một miếng tẩy nhỏ màu xanh nõn chuối. Em quay đầu bên kia lên xem ruột chì thì thấy nó nhỏ, đen, tròn nằm chính giữa bút chì và chạy dọc theo chiều gỗ. Em lấy cái gọt bút chì gọt nhẹ và xoay tròn cây bút, lưỡi dao sắc, những mảnh gỗ mỏng, nhỏ, dài chạy ra để lộ ruột chì đen nhánh. Em cầm bút vẽ thử chú chuột Mickey trên trang giấy trắng. Nét bút đen, đậm nhạt theo nét vẽ hiện dần trông thật đẹp mắt. Không biết từ lúc nào, chiếc bút chì đã trở thành người bạn thân thiết của em, dùng để chữa bài hoặc vẽ. Mỗi khi làm xong, em đều cẩn thận cho bút vào hộp để khỏi bị gãy.
Đề thi giữa học kì 2 Tiếng Việt lớp 4 số 3
A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói
I. Đọc thành tiếng (3 điểm)
- Ở mục này, các em có thể đọc một đoạn trích trong bài Tập đọc đã học trong SGK Tiếng Việt 4, tập 2 và trả lời câu hỏi hoặc đọc một đoạn văn thích hợp ở ngoài SGK.
- Đề không trình bày nội dung của phần Đọc thành tiếng.
II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (7 điểm)
Đọc bài sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:
Con lừa già và người nông dân
Một ngày nọ, con lừa của một ông chủ trang trại xảy chân rơi xuống một cái giếng. Con vật kêu la hàng giờ liền. Người chủ trang trại cố nghĩ xem nên làm gì. Và cuối cùng ông quyết định: con lừa đã già và cái giếng cũng cần được lấp lại và không ích lợi gì khi cứu con lừa lên cả. Thế là ông nhờ vài người hàng xóm sang giúp mình.
Họ xúc đất đổ vào giếng. Ngay từ đầu, con lừa như hiểu được chuyện gì đang xảy ra và nó kêu la thảm thiết. Nhưng sau đó con lừa bỗng trở nên im lặng. Sau một vài xẻng đất, ông chủ trang trại nhìn xuống giếng và ông vô cùng sửng sốt. Mỗi khi bị một xẻng đất đổ lên lưng, lừa lắc mình cho đất rơi xuống và bước chân lên trên. Cứ như vậy, đất đổ xuống, lừa lại bước chân lên cao hơn. Chỉ một lúc sau, mọi người nhìn thấy chú lừa xuất hiện trên miệng giếng và lóc cóc chạy ra ngoài.
(Sưu tầm)
Em trả lời câu hỏi, làm bài tập theo một trong hai cách sau:
- Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời em chọn.
- Viết ý kiến của em vào chỗ trống.
Câu 1. Chuyện gì đã xảy ra với chú lừa nhỏ ? (0,5 điểm)
a. Nhảy xuống một cái giếng uống nước.
b. Bị ngã xuống một cái giếng cạn nước khá sâu.
c. Bị đẩy xuống một cái giếng cạn nước khá sâu.
d. Bị rơi xuống một cái giếng sâu đầy nước.
Câu 2. Vì sao người đàn ông quyết định chôn sống chú lừa? (0,5 điểm)
a. Vì ông thấy phải mất nhiều công sức mới kéo chú lừa lên được.
b. Vì ông cần về nhà gấp không có thời gian để kéo chú lừa lên.
c. Vì ông muốn giúp chú lừa được giải thoát nhanh chóng khỏi nỗi tuyệt vọng.
d. Vì ông ta không muốn người khác nghe thấy chú lừa kêu rống.
Câu 3. Lúc đầu chú lừa đã làm gì khi bị ông chủ đổ đất cát xuống? (0,5 điểm)
a. Đứng yên không nhúc nhích
b. Dùng hết sức leo lên
c. Cố sức rũ đất cát xuống
d. Kêu gào thảm thiết
Câu 4. Nhờ đâu chú lừa nhỏ thoát ra khỏi cái giếng? (0,5 điểm)
a. Ông chủ lấy xẻng giúp chú thoát ra.
b. Chú biết rũ sạch đất cát trên người để không bị chôn vùi.
c. Chú giẫm lên chỗ đất cát có sẵn trong giếng để thoát ra.
d. Chú liên tục đứng ngày càng cao hơn trên chỗ cát ông chủ đổ xuống để thoát ra.
Câu 5. Đặt mình vào vai ông chủ, nói lên sự ngạc nhiên, thán phục của mình khi thấy chú lừa nhỏ thoát ra khỏi cái giếng. (1,0 điểm)
Câu 6. Em rút ra được bài học gì từ câu chuyện? (1,0 điểm)
Câu 7. Đặt câu khiến phù hợp với tình huống sau: (1,0 điểm)
Người chủ trang trại nhờ người hàng xóm sang giúp mình lấp cái giếng.
Câu 8. Dùng // tách bộ phận chủ ngữ và bộ phận vị ngữ của câu sau: (0,5 điểm)
Chú lừa lắc mình cho đất rơi xuống và bước chân lên trên.
Câu 9. Dấu gạch ngang trong câu văn dưới đây có tác dụng gì? (0,5 điểm)
Chú lừa đã tự mình thoát khỏi cái giếng – nơi mà chú tưởng như không thể ra được.
a. Đánh dấu phần chú thích.
b. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.
c. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.
d. Đánh dấu từ ngữ được dùng với nghĩa đặc biệt.
Câu 10. Chọn từ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống: (1,0 điểm)
Người nông dân trong câu chuyện nhanh chóng buông xuôi và bỏ cuộc trước khó khăn. Con lừa khôn ngoan, … (anh dũng, dũng cảm, quả cảm) đã dùng chính những xẻng đất muốn vùi lấp nó để tự giúp mình ra khỏi giếng
B. Kiểm tra Viết
I. Chính tả nghe – viết (2 điểm)
Lời khuyên của bố
Con yêu quý của bố, Học quả là khó khăn, gian khổ. Bố muốn con đến trường với lòng hăng say và niềm phấn khởi… Con hãy tưởng tượng nếu phong trào học tập bị ngừng lại thì nhân loại sẽ chìm đắm trong cảnh ngu dốt, trong sự dã man.
Hãy can đảm lên, hỡi người chiến sĩ của đạo quân vĩ đại! Sách vở của con là vũ khí, lớp học của con là chiến trường! Hãy coi sự ngu dốt là thù địch. Bố tin rằng con luôn luôn cố gắng và sẽ không bao giờ là người lính hèn nhát trên mặt trận đầy gian khổ ấy.
(Theo A-mi-xi)
II. Tập làm văn (8 điểm)
Hãy giới thiệu một cảnh đẹp trên đất nước ta mà em biết.
Đáp án đề thi giữa học kì 2 Tiếng Việt lớp 4 số 3
I. Đọc thành tiếng (3 điểm)
II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (7 điểm)
Câu 1. Chọn câu trả lời b: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác b: 0 điểm
Câu 2. Chọn câu trả lời a: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác a: 0 điểm
Câu 3. Chọn câu trả lời d: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác d: 0 điểm
Câu 4. Chọn câu trả lời d: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác d: 0 điểm
Câu 5. Gợi ý:
Ta đã nhầm khi cố gắng chôn sống chú lừa, nó thật thông minh và bản lĩnh!
Câu 6. Gợi ý:
Khi gặp khó khăn, chúng ta không nên đầu hàng mà phải cố gắng để vượt qua.
Câu 7.
- Đặt được câu theo yêu cầu: 1,0 điểm
- Đặt được câu theo yêu cầu nhưng dùng từ chưa chính xác: 0,5 điểm
- Không đặt được câu: 0 điểm
Gợi ý: Bác hãy sang giúp tôi lấp cái giếng.
Câu 8. Trả lời đúng: 0,5 điểm; trả lời khác: 0 điểm
Gợi ý: Chú lừa // lắc mình cho đất rơi xuống và bước chân lên trên.
Câu 9. Chọn câu trả lời a: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác a: 0 điểm
Câu 10. Trả lời đúng: 0,5 điểm; trả lời khác: 0 điểm Gợi ý: chọn từ “dũng cảm”
B. Kiểm tra Viết
I. Chính tả nghe – viết (2 điểm)
II. Tập làm văn (8 điểm)
Tham khảo:
Kì nghỉ hè vừa rồi lớp em vinh dự được nhà trường cho đi viếng lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh ở thủ đô Hà Nội. Đây là lần đầu tiên em được đến Hà Nội và vào thăm lăng Bác. Em vô cùng thích thú và tự hào.
Lăng Bác nằm giữa quảng trường Ba Đình,nổi bật với dòng chữ“Chủ tịch Hồ Chí Minh”. Quanh bốn mặt là những hàng cột vuông bằng đá. Trong lăng là phòng lưu giữ thi hài Chủ tịch. Trước cửa lăng là quảng trường Ba Đình lịch sử được trang trí những ô cỏ xanh tươi. Bên cạnh lăng là bảo tàng, nhà sàn, hồ cá, vườn cây, rặng dừa, những hàng rào râm bụt,… Trong khu vườn rộng sau Phủ Chủ tịch, có một con đường hẹp trải sỏi, hai bên trồng xoài dẫn tới một ngôi nhà sàn nhỏ nhắn, bình dị. Nhà được bao quanh bởi hàng rào râm bụt, cổng vào kết bằng cành cây đan xen nhau. Đó là ngôi nhà Bác Hồ đã ở và làm việc. Tầng dưới nhà sàn là nơi Bác thường họp với Bộ Chính trị. Tầng trên là hai phòng nhỏ, một phòng Bác làm việc và một phòng ngủ với những vật dụng đơn sơ, giản dị. Trước nhà là ao cá Bác nuôi, bên bờ ao là các loài hoa phong lan nở hoa quanh năm. Sau nhà là vườn quả với hàng trăm loài cây quý do các địa phương đưa về trồng. Hàng năm nhân dân cả nước về thủ đô viếng Bác rất đông.
Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là một di tích lịch sử mà còn là danh lam thắng cảnh của đất nước ta. Mọi người vào thăm lăng Bác để tỏ lòng tôn kính với vị cha già dân tộc.
Đề thi giữa học kì 2 Tiếng Việt lớp 4 số 4
ĐỀ KIỂM TRA KSCL ĐỊNH KÌ GHKII – NĂM HỌC ..............
Môn: Tiếng việt - Lớp 4
Ngày thi:
Kiểm tra đọc
ĐỌC THẦM VÀ LÀM BÀI TẬP( 7điểm, 30 phút).
Bài: Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa. (SGK Lớp 4, tập 2, trang 21)
Câu 1: (0.5 điểm) Năm mấy ông Trần Đại Nghĩa trở về nước phục vụ đất nước?
A. Năm 1935 ông Trần Đại Nghĩa trở về nước phục vụ đất nước.
B. Năm 1953 ông Trần Đại Nghĩa trở về nước phục vụ đất nước.
C. Năm 1945 ông Trần Đại Nghĩa trở về nước phục vụ đất nước.
D. Năm 1946 ông Trần Đại Nghĩa trở về nước phục vụ đất nước.
Câu 2: (0.5 điểm) Em hiểu " nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ Quốc" nghĩa là gì?
A. Nghe theo lời kêu gọi của Tổ Quốc.
B. Nghe theo tình cảm yêu nước, trở về xây dựng và bảo vệ đất nước.
C. Nghe theo tiếng gọi bảo vệ non sông của đất nước.
D. Nghe theo tiếng gọi của nhân dân.
Câu 3: (0.5 điểm) Giáo sư Trần Đại Nghĩa đã có những đóng góp gì lớn trong kháng chiến?
A. Ông đã sáng tác ra những bài hát kêu gọi nhân dân kháng chiến.
B. Ông đã nghiên cứu, chế tạo ra các loại vũ khí có sức công phá lớn.
C. Ông đã chế tạo ra súng ba-dô-ca, súng không giật, máy bay.
D. Ông đã chế tạo ra xe tăng, súng máy, xe bọc thép.
Câu 4: (0.5 điểm) Trong những từ sau, từ nào đồng nghĩa với từ dũng cảm?
A. Anh hùng B. Thân thiết C. Thông minh D. Hèn nhát
Câu 5: (1 điểm) Theo em nhờ đâu ông Trần Đại Nghĩa có những cống hiến to lớn như vậy?
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
Câu 6: (1 điểm) Nêu cảm nghĩ của em về anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa?
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
Câu 7: (1điểm) Phân loại các từ sau đây theo nghĩa của tiếng tài: tài nguyên, tài ba, tài giỏi, tài năng, tài sản, tài trợ.
a) Tài có nghĩa là " có khả năng hơn người bình thường": ...........................................................
.......................................................................................................................................................
b) Tài có nghĩa là " tiền của":........................................................................................................
.......................................................................................................................................................
Câu 8: (1điểm)Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu:
Kim Đồng và các bạn anh là những đội viên đầu tiên.
.......................................................................................................................................................
Câu 9: (1điểm)Tìm từ ngữ thích hợp với mỗi chỗ trống để hoàn chỉnh các thành ngữ sau:
a) Khỏe như...............
b) Nhanh như...........
Đáp án đề thi giữa học kì 2 Tiếng Việt lớp 4 số 4
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ, CHO ĐIỂM KIỂM TRA GHKII
(Năm học: ...........)
Môn: Tiếng việt - Lớp 4
KIỂM TRA ĐỌC:
* Đọc thầm và trả lời câu hỏi ( 7điểm)
Câu 1: ý D (0.5 điểm)
Câu 2: ý B (0.5 điểm)
Câu 3: ý B (0.5 điểm)
Câu 4: ý A (0.5 điểm)
Câu 5: Tùy theo mức độ trả lời câu hỏi mà giáo viên cho điểm. (1 điểm)
Câu 6: Tùy theo mức độ trả lời câu hỏi mà giáo viên cho điểm. (1 điểm)
Câu 7: Phân loại đúng các từ (1 điểm).
a) Tài có nghĩa là "có khả năng hơn người bình thường": tài ba, tài giỏi, tài năng.
b) Tài có nghĩa là "tiền của": tài nguyên, tài sản, tài trợ.
Câu 8: Xác định đúng chủ ngữ, vị ngữ (1 điểm).
Câu 9: Điền đúng (1 điểm).
KIỂM TRA VIẾT:
Chính tả: (2 điểm)
- Tốc độ đạt yêu cầu, chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ, trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm.
- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm.
2. Tập làm văn: (8 điểm)
- Học sinh viết theo yêu cầu của đề bài thuộc nội dung chương trình đã học ở HKI.
+ Nội dung: 4 điểm.
Học sinh viết được đoạn văn gồm các ý theo đúng yêu cầu nêu trong đề bài.
+ Kĩ năng: 4 điểm.
Mở bài: 1 điểm
Thân bài : 4 điểm
Kết bài: 1 điểm
Chữ viết, chính tả: trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm.
Dùng từ, đặt câu: 1 điểm
Sáng tạo: 1 điểm
Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục giáo dục đào tạo trong mục biểu mẫu nhé.
Tham khảo thêm
- Chia sẻ:Tran Thao
- Ngày:
Gợi ý cho bạn
-
Đáp án trắc nghiệm Đạo đức module 9 đầy đủ (2024 mới cập nhật)
-
Mẫu chữ viết chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo 2024
-
Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 5 Chân trời sáng tạo (9 môn)
-
Mẫu đơn xin giảm học phí 2024 cho hai anh (chị) em ruột học cùng trường
-
Mẫu báo cáo kết quả giữa học kì I năm học 2024-2025
-
Kế hoạch tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp tiểu học 2024-2025
-
30+ Mẫu giấy mời họp phụ huynh 2024 đẹp nhất (Word, Powerpoint)
-
Thủ tục thuyên chuyển giáo viên
-
Bản đăng ký Dân vận khéo năm mới nhất 2024
-
Bảng kiểm tra cá nhân và kế hoạch hành động 2024
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Giáo dục - Đào tạo
Vai trò của việc giáo dục ngoài giờ với học sinh
Bản tự nhận xét của giáo viên tập sự
Phân phối chương trình môn Thủ công, Kỹ thuật Tiểu học
Biên bản họp tổ chuyên môn nhận xét và lựa chọn SGK lớp 5 Chân trời sáng tạo (11 môn)
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module MN 38
Mẫu báo cáo thành tích của Tổng phụ trách đề nghị tặng bằng khen
Thủ tục hành chính
Hôn nhân - Gia đình
Giáo dục - Đào tạo
Tín dụng - Ngân hàng
Biểu mẫu Giao thông vận tải
Khiếu nại - Tố cáo
Hợp đồng - Nghiệm thu - Thanh lý
Thuế - Kế toán - Kiểm toán
Đầu tư - Kinh doanh
Việc làm - Nhân sự
Biểu mẫu Xuất - Nhập khẩu
Xây dựng - Nhà đất
Văn hóa - Du lịch - Thể thao
Bộ đội - Quốc phòng - Thương binh
Bảo hiểm
Dịch vụ công trực tuyến
Mẫu CV xin việc
Biển báo giao thông
Biểu mẫu trực tuyến