Mẫu công văn về thay đổi, bổ sung thang bảng lương 2024

Mẫu công văn về thay đổi, bổ sung thang bảng lương là mẫu công văn được dùng cho các đơn vị doanh nghiệp lập ra và gửi tới phòng lao động thương binh và xã hội về việc đơn vị doanh nghiệp thay đổi, bổ sung thang bảng lương cho nhân viên. Mẫu nêu rõ thông tin của đơn vị doanh nghiệp, nội dung thay đổi, bổ sung...........

Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết và tải về mẫu công văn về thay đổi, bổ sung thang bảng lương tại đây.

1. Thang lương, bảng lương là gì?

Thang lương, bảng lương là hệ thống các nhóm lương/ ngạch lương và các bậc lương được thiết kế làm cơ sở trả lương cho người lao động tùy theo năng lực, mức độ phức tạp của công việc.

Doanh nghiệp nhất thiết phải xây dựng thang lương, bảng lương của mình. Đây là cơ sở để thực hiện tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động.

2. Khi nào doanh nghiệp cần phải thông báo thang lương, bảng lương?

- Những doanh nghiệp mới thành lập phải nộp hồ sơ thang bảng lương cho phòng Lao động Thương binh xã hội quận, huyện nơi Doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

- Những doanh nghiệp đang hoạt động khi có sự thay đổi về mức lương phải xây dựng lại thang bảng lương để nộp.

Lưu ý: Kể từ ngày 1/7/2022 theo Nghị định số 38/2022/NĐ-CP ngày 12/6/2022 quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động đã tăng lên 6%.  Vì vậy, các doanh nghiệp phải xây dựng và nộp lại cho Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở nếu doanh nghiệp đang áp dụng mức lương tối thiểu vùng thấp hơn mức lương tối thiểu vùng 2022.

3. Mẫu công văn về thay đổi, bổ sung thang bảng lương

Mẫu công văn về thay đổi, bổ sung thang bảng lươngMẫu công văn về thay đổi, bổ sung thang bảng lương

Nội dung cơ bản của mẫu công văn về thay đổi, bổ sung thang bảng lương như sau:

Tên đơn vị:..(1)....

Mã số quản lý lao động:......

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------------------

Số: ..................

V/v thay đổi (bổ sung) thang bảng lương

........, ngày.....tháng.....năm.....

Kính gửi: Phòng LĐ-TBXH ..............

Đơn vị (1) …………………………………………………………………………………..............

Thành lập theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số………do…………cấp ngày…..tháng…..năm……

Lĩnh vực hoạt động chính:……………………………………………………….......................

Tổng số lao động: ………………………………………………………………………….............

Mã số quản lý lao động của đơn vị (do Phòng LĐTBXH cấp)………………………..............

(Đơn vị) đã đăng ký hệ thống thang lương và được phòng LĐTBXH .............. ra thông báo thừa nhận tại thông báo số……./TB-UBND ngày …….tháng.….năm….…… Mã số (ghi trong Thang bảng lương - do Phòng LĐTBXH cấp)……………..

Nay vì (3)…………….đơn vị đề nghị được đăng ký sửa đổi (bổ sung) hệ thống thang bảng lương của đơn vị gồm:

- Nội dung sửa đổi (bổ sung)…………………………….(4).

Hồ đính kèm gồm:

1/ Hệ thống thang lương – bảng lương đề nghị sửa đổi bổ sung (5)

2/ Hệ thống thang lương – bảng lương của đơn vị đã được công nhận gần nhất (1 bộ - bản photo)

Rất mong Phòng LĐTBXH ............ xem xét, chấp thuận.

Nơi nhận:

- Như trên;

- Lưu.

Thủ Trưởng đơn vị (6)
(Ký tên – đóng dấu )

Ghi chú:

(1) Chỉ ghi sửa đổi hay bổ sung

(2) Đơn vị: ghi rõ tên đơn vị VD: Cty TNHH TM Vạn Phát

(3) Nay vì: ghi rõ lý do VD: do thay đổi công nghệ, do nhu cầu SX-KD, do đề nghị của GĐ, hoặc CĐ…

(4) Sửa đổi ( bổ sung ) ghi rõ nội dung sửa đổi. VD: sửa đổi hệ số lương của bộ phận QLDN hay bộ phận chuyên môn nghiệp vụ…

(5) Hệ thống TB-C đề nghị sửa đổi (bổ sung) là hệ thống thang lương bảng lương mới của đơn vị

(6) Thủ trưởng đơn vị (Giám đốc, chủ nhiệm HTX, chủ cơ sở…)

4. Nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương

1. Căn cứ vào tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, doanh nghiệp xây dựng và quyết định thang lương, bảng lương đối với lao động quản lý, lao động chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ và công nhân trực tiếp sản xuất, kinh doanh, phục vụ;

2. Bội số của thang lương là hệ số chênh lệch giữa mức lương của công việc hoặc chức danh có yêu cầu trình độ kỹ thuật cao nhất so với mức lương của công việc hoặc chức danh có yêu cầu trình độ kỹ thuật thấp nhất, số bậc của thang lương, bảng lương phụ thuộc vào độ phức tạp quản lý, cấp bậc công việc hoặc chức danh đòi hỏi. Khoảng cách chênh lệch giữa hai bậc lương liền kề phải bảo đảm khuyến khích người lao động nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ, tích lũy kinh nghiệm, phát triển tài năng nhưng ít nhất bằng 5%;

3. Mức lương thấp nhất (khởi điểm) của công việc hoặc chức danh trong thang lương, bảng lương do công ty xác định trên cơ sở mức độ phức tạp của công việc hoặc chức danh tương ứng với trình độ, kỹ năng, trách nhiệm, kinh nghiệm để thực hiện công việc hoặc chức danh, trong đó:

a) Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;

b) Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;

c) Mức lương của công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.

4. Khi xây dựng và áp dụng thang lương, bảng lương phải bảo đảm bình đẳng, không phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, màu da, thành phần xã hội, tình trạng hôn nhân, tín ngưỡng, tôn giáo, nhiễm HIV, khuyết tật hoặc vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn đối với người lao động, đồng thời phải xây dựng tiêu chuẩn để xếp lương, điều kiện nâng bậc lương;

5. Thang lương, bảng lương phải được định kỳ rà soát để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với điều kiện thực tế về đổi mới công nghệ, tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, mặt bằng tiền lương trên thị trường lao động và bảo đảm các quy định của pháp luật lao động;

6. Khi xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương, doanh nghiệp phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể người lao động tại doanh nghiệp và công bố công khai tại nơi làm việc của người lao động trước khi thực hiện, đồng thời gửi cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất của doanh nghiệp. Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu khi xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương phải báo cáo chủ sở hữu cho ý kiến trước khi thực hiện; đối với công ty mẹ - Tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của Tổng công ty hạng đặc biệt đồng thời gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để theo dõi, giám sát.

Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết liên quan tại mục Việc làm - Nhân sự thuộc chuyên mục Biểu mẫu. 

Đánh giá bài viết
1 7.561
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo