Biểu mẫu thông tư 05/2023/TT-BYT quy định chế độ báo cáo định kỳ hoạt động phòng, chống HIV/AIDS

Hoatieu xin chia sẻ Biểu mẫu Thông tư 05/2023/TT-BYT quy định chế độ báo cáo định kỳ hoạt động phòng, chống HIV/AIDS. Đây là tổng hợp các văn bản trong phần phụ lục Thông tư 05/2023/TT-BYT, mời các bạn tham khảo và tải về nhé.

1. Phụ lục 1 thông tư 05/2023/TT-BYT

1.1. Biểu mẫu báo cáo quý hoạt động phòng, chống HIV/AIDS cấp xã

MẪU BÁO CÁO QUÝ HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS - CẤP XÃ
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 05/2023/TT-BYT ngày 10 tháng 3 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

Phụ lục số 1

Ban hành kèm theo Thông tư số /2023/TT-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS - CẤP XÃ

Quý … Năm ……

- Đơn vị báo cáo: ……

- Đơn vị nhận báo cáo: ……

BẢNG 1: HOẠT ĐỘNG CAN THIỆP GIẢM TÁC HẠI

Đơn vị tính: Số người

TT

Đối tượng

Số người được nhận dịch vụ

Bơm kim tiêm

Bao cao su

Chất bôi trơn

1

Người sử dụng ma tuý

2

Người bán dâm

3

Người có quan hệ tình dục đồng giới

4

Người chuyển đổi giới tính (TG)

5

Vợ, chồng, bạn tình, bạn chích của người nhiễm HIV

6

Đối tượng khác

I. Mục đích

Thống kê số người nhận được dịch vụ từ hoạt động can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV gồm bơm kim tiêm, bao cao su và chất bôi trơn.

II. Thời gian báo cáo: Báo cáo quý.

III. Hướng dẫn thu thập chỉ số

Số người thống kê trong báo cáo quý: là lũy tích số người được nhận dịch vụ bơm kim tiêm/bao cao su/chất bôi trơn từ đầu năm đến thời điểm báo cáo. Cách tính:

- Số người nhận dịch vụ quý I = Số người nhận dịch vụ tháng 1 + Số người mới nhận dịch vụ tháng 2 và 3;

- Số người nhận dịch vụ quý II = Số người đã nhận dịch vụ quý I + Số người mới nhận dịch vụ của quý II (bất luận người quý I có nhận được dịch vụ lại hay không);

- Số người nhận dịch vụ quý III = Số người nhận dịch vụ quý II + Số người mới nhận dịch vụ của quý III (bất luận người quý I và quý II có được tiếp cận lại hay không);

- Số người nhận dịch vụ quý IV = Số người nhận dịch vụ quý III + Số người mới nhận dịch vụ của quý IV (bất luận những người quý I, quý II và quý III có được tiếp cận lại hay không);

- Số người tiếp cận cả năm là số người tiếp cận được tính đến cuối quý IV.

IV. Nguồn số liệu

1. Đối với những địa phương sử dụng Sổ ghi chép tuyên truyền viên đồng đẳng (thường gọi là Sổ UIC - mã nhận diện cá nhân)

- Giám sát viên lập bảng tổng hợp hoạt động hàng quý cho mỗi nhân viên tiếp cận cộng đồng từ Sổ UIC được ban hành kèm theo hướng dẫn của các Dự án quốc tế (Dự án Quỹ Toàn cầu hoặc các dự án khác);

- Cách sử dụng nguồn số liệu từ Sổ UIC: theo hướng dẫn quy định tại Sổ UIC do các Dự án quốc tế (Dự án Quỹ Toàn cầu hoặc các dự án khác) ban hành.

2. Đối với những địa phương không sử dụng Sổ UIC

- Nhân viên tiếp cận cộng đồng dùng “Phiếu ghi chép hoạt động tiếp cận cộng đồng” để ghi lại hoạt động trong 12 tháng. Phiếu này về nội dung và hình thức giống Bảng tổng hợp hoạt động trong 12 tháng từ Sổ UIC (đã mô tả ở trên);

- Để dễ dàng thống kê, đối với mỗi loại đối tượng đích nên sử dụng một tờ theo dõi riêng;

- Cách ghi:

+ Nhân viên tiếp cận cộng đồng ghi tên/bí danh khách hàng tiếp cận được trong tháng 1 vào cột ““Họ tên/bí danh khách hàng tiếp cận được”;

+ Sang tháng 2 ghi bổ sung những khách hàng mới tiếp cận thêm trong tháng 2 vào các dòng tiếp theo (khách hàng mới là khách hàng chưa tiếp cận được trong những tháng trước);

+ Sang tháng 3 ghi bổ sung những khách hàng mới tiếp cận thêm trong tháng 3 vào các dòng tiếp theo;

+ Tương tự những tháng tiếp ghi bổ sung tên những khách hàng mới vào các dòng tiếp theo;

- Đánh dấu “X” cho những khách hàng tiếp cận được trong tháng theo từng dịch vụ tại 3 cột như hướng dẫn ở trên.

3. Cách ghi số liệu vào biểu mẫu báo cáo “Kết quả hoạt động can thiệp giảm tác hại”

- Đối với nhóm Người sử dụng ma túy:

+ Cột “Bơm kim tiêm” = số tổng hợp dòng “Bơm kim tiêm” của tháng cuối cùng trong Quý báo cáo tại “Bảng tổng hợp hoạt động từ Sổ UIC của đồng đẳng viên cho đối tượng Người sử dụng ma túy” hoặc “Phiếu ghi chép hoạt động tiếp cận cộng đồng trong 12 tháng” của những địa phương không áp dụng Sổ UIC;

+ Cột “Bao cao su” = số tổng hợp dòng “Bao cao su” của tháng cuối cùng trong Quý báo cáo tại “Bảng tổng hợp hoạt động từ Sổ UIC của đồng đẳng viên cho đối tượng Người sử dụng ma túy” hoặc “Phiếu ghi chép hoạt động tiếp cận cộng đồng trong 12 tháng” của những địa phương không áp dụng Sổ UIC.

* Ghi tương tự cho các nhóm đối tượng khác.

Dưới đây là bảng tổng hợp hoạt động trong 12 tháng từ Sổ UIC của đồng đẳng viên cho đối tượng Người sử dụng ma túy, các bạn có thể tham khảo bảng chi tiết trong bài nhé.

Ngoài ra biểu mẫu báo cáo quý hoạt động phòng, chống HIV/AIDS cấp xã của Thông tư 05/2023/TT-BYT còn đi kèm với hai mẫu bảng:

  • Bảng tổng hợp hoạt động trong 12 tháng từ Sổ UIC của đồng đẳng viên cho đối tượng Người bán dâm
  • Bảng tổng hợp hoạt động trong 12 tháng từ Sổ UIC của đồng đẳng viên cho đối tượng Nam quan hệ tình dục đồng giới

Đây là 3 loại đối tượng dễ bị mắc HIV/AIDS. Mời các bạn tham khảo.

1.2. Biểu mẫu tư vấn xét nghiệm HIV

BẢNG 2: TƯ VẤN XÉT NGHIỆM HIV

Đơn vị tính: Số lượt người

TT

Nội dung báo cáo

Số lượt người được xét nghiệm HIV

Số lượt người có kết quả xét nghiệm HIV dương tính

Tổng số

Nam

Nữ

Tổng số

Nam

Nữ

I

Người từ 15 tuổi trở lên

1

Người sử dụng ma túy

2

Người bán dâm

3

Người có quan hệ tình dục đồng giới

4

Người chuyển đổi giới tính (TG)

5

Vợ, chồng, bạn tình, bạn chích của người nhiễm HIV

6

Phụ nữ mang thai:

6.1

Thời kỳ mang thai

6.2

Giai đoạn chuyển dạ, đẻ

7

Bệnh nhân lao

8

Can phạm, phạm nhân

9

Bệnh nhân mắc các nhiễm trùng LTQĐTD

10

Thanh niên khám tuyển nghĩa vụ quân sự

11

Các đối tượng khác

II

Trẻ em dưới 15 tuổi

I. Mục đích

Thống kê số lượt người được xét nghiệm HIV và có kết quả xét nghiệm HIV dương tính trong kỳ báo cáo.

Đo lường được độ bao phủ của chương trình tư vấn, xét nghiệm HIV.

II.Thời gian báo cáo:Báo cáo quý.

III. Hướng dẫn thu thập chỉ số

- Thống kê các chỉ số 1, 2, 3, 4, 5, 7, 9, 10, 11 và chỉ số II trong kỳ báo cáo thu thập từ Sổ quản lý tư vấn xét nghiệm HIV, sổ xét nghiệm HIV ban hành kèm theo Quyết định số 2673/QĐ-BYT ngày 27/04/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế về Hướng dẫn tư vấn, xét nghiệm HIV tại cộng đồng (sau đây viết tắt là Quyết định số 2673/QĐ-BYT) và Quyết định số 2674/QĐ-BYT ngày 27/04/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế về Hướng dẫn quốc gia xét nghiệm HIV (sau đây viết tắt là Quyết định số 2674/QĐ-BYT);

- Thống kê các chỉ số 6 “Phụ nữ mang thai” trong kỳ báo cáo là tổng của chỉ số 6.1 và 6.2 cộng lại.

+ Thống kê chỉ số 6.1 “xét nghiệm HIV thời kỳ mang thai” trong kỳ báo cáo thu thập từ Sổ khám thai tại Trạm y tế xã được quy định tại Thông tư số 37/2019/TT-BYT ngày 30/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế Quy định chế độ báo cáo thống kê ngành y tế (sau đây viết tắt là Thông tư số 37/2019/TT-BYT);

+ Thống kê chỉ số 6.2 “xét nghiệm HIV khi chuyển dạ” trong kỳ báo cáo thu thập từ Sổ đẻ tại khoa sản được quy định tại Thông tư số 37/2019/TT-BYT.

- Thống kê chỉ số 8 “Thống kê các trường hợp can phạm/phạm nhân được xét nghiệm HIV” trong kỳ báo cáo thu thập từ báo cáo của trại giam, trại tạm giam trên địa bàn.

- Báo cáo năm = Tổng 4 quý.

- Lưu ý: Số liệu yêu cầu báo cáo trong biểu mẫu là số liệu tổng hợp từ nhiều nguồn, do đó đơn vị đầu mối hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tuyến xã căn cứ kết quả thống kê danh sách các tổ chức, cơ quan, đơn vị trên địa bàn có cung cấp dịch vụ tư vấn, xét nghiệm HIV để yêu cầu báo cáo, tránh trùng lặp số liệu.

IV. Nguồn số liệu

- Sổ quản lý tư vấn xét nghiệm HIV tại cộng đồng ban hành kèm theo Quyết định số 2673/QĐ-BYT;

- Sổ xét nghiệm HIV ban hành kèm theo Quyết định số 2674/QĐ-BYT;

- Sổ khám thai, Sổ đẻ quy định tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư số 37/2019/TT-BYT.

1.3. Biểu mẫu truyền thông phòng, chống HIV/AIDS

BẢNG 3: TRUYỀN THÔNG PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS

Đơn vị tính: Số lượt

TT

Nội dung báo cáo

Số lượng

1

Số lượt truyền thông về HIV/AIDS (các hình thức)

2

Số lượt người được truyền thông về HIV/AIDS

I. Mục đích

Tổng hợp hoạt động truyền thông về HIV/AIDS trên địa bàn xã.

II. Thời gian báo cáo:Báo cáo quý.

III. Hướng dẫn thu thập chỉ số

1. Số lượt truyền thông về HIV/AIDS

- Thống kê số lượt truyền thông về HIV/AIDS (các hình thức) = số lần truyền thông về HIV/AIDS, tổng hợp từ Cột 4 “Nội dung” sổ A11/YTCS theo quy định tại mẫu Sổ A11/YTCS - Sổ theo dõi công tác truyền thông giáo dục sức khỏe ban hành kèm theo Thông tư số 37/2019/TT-BYT hoặc tại Sổ UIC do các Dự án quốc tế (Dự án Quỹ Toàn cầu hoặc dự án khác) ban hành;

- Báo cáo năm = Tổng 4 Quý.

2. Số lượt người được truyền thông về HIV/AIDS

- Thống kê số lượt người được truyền thông về HIV/AIDS = Cột 7 “Số người tham dự” theo quy định tại mẫu sổ A11/YTCS Sổ A11/YTCS - Sổ theo dõi công tác truyền thông giáo dục sức khỏe ban hành kèm theo Thông tư số 37/2019/TT-BYT hoặc tại Sổ UIC do các Dự án quốc tế (Dự án Quỹ Toàn cầu hoặc dự án khác) ban hành;

- Báo cáo năm = Tổng 4 Quý.

IV. Nguồn số liệu

Sổ A11/YTCS - Sổ theo dõi công tác truyền thông giáo dục sức khỏe ban hành kèm theo Thông tư số 37/2019/TT-BYT và Sổ UIC do các Dự án quốc tế (Dự án Quỹ Toàn cầu hoặc dự án khác) ban hành.

Khó khăn và tồn tại:

…………………………………………………

……………………………………………………

……………………………………………………

Nhận xét và đề xuất:

……………………………………………………

……………………………………………………

……………………………………………………


Người lập biểu
(Ký, họ tên)

Ngày … tháng … năm 20...
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, họ tên)

2. Phụ lục 2 thông tư 05/2023/TT-BYT

2.1. Biểu mẫu báo cáo quý hoạt động phòng, chống HIV/AIDS cấp huyện

MẪU BÁO CÁO QUÝ HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS - CẤP HUYỆN
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 05/2023/TT-BYT ngày 10 tháng 3 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

Phụ lục số 2

Ban hành kèm theo Thông tư số /2023/TT-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS - CẤP HUYỆN

Quý …… Năm ……

- Đơn vị báo cáo: ………

- Đơn vị nhận báo cáo: ………

BẢNG 1: HOẠT ĐỘNG CAN THIỆP GIẢM TÁC HẠI

Đơn vị tính: Số người

TT

Đối tượng

Số người được nhận dịch vụ

Bơm kim tiêm

Bao cao su

Chất bôi trơn

1

Người sử dụng ma tuý

2

Người bán dâm

3

Người có quan hệ tình dục đồng giới

4

Người chuyển đổi giới tính (TG)

5

Vợ, chồng, bạn tình, bạn chích của người nhiễm HIV

6

Đối tượng khác

I. Mục đích

Thống kê số người nhận được dịch vụ từ hoạt động can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV gồm bơm kim tiêm, bao cao su và chất bôi trơn.

II. Thời gian báo cáo:Báo cáo quý.

III. Hướng dẫn thu thập chỉ số

Số người thống kê trong báo cáo quý: là lũy tích số người được nhận dịch vụ bơm kim tiêm/bao cao su/chất bôi trơn từ đầu năm đến thời điểm báo cáo. Cách tính:

- Số người nhận dịch vụ quý I = Số người nhận dịch vụ tháng 1 + Số người mới nhận dịch vụ tháng 2 và 3;

- Số người nhận dịch vụ quý II = Số người đã nhận dịch vụ quý I + Số người mới nhận dịch vụ của quý II (bất luận người quý I có nhận được dịch vụ lại hay không);

- Số người nhận dịch vụ quý III = Số người nhận dịch vụ quý II + Số người mới nhận dịch vụ của quý III (bất luận người quý I và quý II có dược tiếp cận lại hay không);

- Số người nhận dịch vụ quý IV = Số người nhận dịch vụ quý III + Số người mới nhận dịch vụ của quý IV (bất luận những người quý I, quý II và quý III có được tiếp cận lại hay không);

- Số người tiếp cận cả năm là số người tiếp cận được tinh đến cuối quý IV.

IV. Nguồn số liệu

1. Đối với những địa phương sử dụng Sổ ghi chép tuyên truyền viên đồng đẳng (thường gọi là Sổ UIC - mã nhận diện cá nhân)

- Giám sát viên lập bảng tổng hợp hoạt động hàng quý cho mỗi nhân viên tiếp cận cộng đồng từ Sổ UIC được ban hành kèm theo hướng dẫn của các Dự án quốc tế (Dự án Quỹ Toàn cầu hoặc các dự án khác);

- Cách sử dụng nguồn số liệu từ Sổ UIC: theo hướng dẫn quy định tại Sổ UIC do các Dự án quốc tế (Dự án Quỹ Toàn cầu hoặc các dự án khác) ban hành.

2. Đối với nhũng địa phương không sử dụng Sổ UIC

- Nhân viên tiếp cận cộng đồng dùng “Phiếu ghi chép hoạt động tiếp cận cộng đồng” để ghi lại hoạt động trong 12 tháng. Phiếu này về nội dung và hình thức giống Bảng tổng hợp hoạt động trong 12 tháng từ Sổ UIC (đã mô tả ở trên);

- Để dễ dàng thống kê, đối với mỗi loại đối tượng đích nên sử dụng một tờ theo dõi riêng;

- Cách ghi:

+ Nhân viên tiếp cận cộng đồng ghi tên/bí danh khách hàng tiếp cận được trong tháng 1 vào cột “Họ tên/bí danh khách hàng tiếp cận được”;

+ Sang tháng 2 ghi bổ sung những khách hàng mới tiếp cận thêm trong tháng 2 vào các dòng tiếp theo (khách hàng mới là khách hàng chưa tiếp cận được trong những tháng trước);

+ Sang tháng 3 ghi bổ sung những khách hàng mới tiếp cận thêm trong tháng 3 vào các dòng tiếp theo;

+ Tương tự những tháng tiếp ghi bổ sung tên những khách hàng mới vào các dòng tiếp theo;

- Đánh dấu “X” cho những khách hàng tiếp cận được trong tháng theo từng dịch vụ tại 3 cột như hướng dẫn ở trên.

3. Cách ghi số liệu vào biểu mẫu báo cáo “Kết quả hoạt động can thiệp giảm tác hại”

- Đối với nhóm Người sử dụng ma túy:

+ Cột “Bơm kim tiêm” = số tổng hợp dòng “Bơm kim tiêm” của tháng cuối cùng trong Quý báo cáo tại “Bảng tổng hợp hoạt động từ Sổ UIC của đồng đảng viên cho đối tượng Người sử dụng ma túy” hoặc “Phiếu ghi chép hoạt động tiếp cận cộng đồng trong 12 tháng” của những địa phương không áp dụng Sổ UIC;

+ Cột “Bao cao su” = số tổng hợp dòng "Bao cao su” của tháng cuối cùng trong Quý báo cáo tại “Bảng tổng hợp hoạt động từ Sổ UIC của đồng đẳng viên cho đối tượng Người sử dụng ma túy” hoặc “Phiếu ghi chép hoạt động tiếp cận cộng đồng trong 12 tháng” của những địa phương không áp dụng Sổ UIC.

* Ghi tương tự cho các nhóm đối tượng khác.

Đi kèm theo Biểu mẫu này còn có Bảng tổng hợp hoạt động trong 12 tháng từ Sổ UIC của đồng đẳng viên cho đối tượng Người sử dụng ma túy, Bảng tổng hợp hoạt động trong 12 tháng từ Sổ UIC của đồng đẳng viên cho đối tượng Người bán dâm, Bảng tổng hợp hoạt động trong 12 tháng từ Sổ UIC của đồng đẳng viên cho đối tượng Người có quan hệ tình dục đồng giới. Mời các bạn tham khảo trong file tải về nhé.

2.2. Các biểu mẫu khác trong phụ lục 2 Thông tư 05/2023/TT-BYT

Dưới đây là các biểu mẫu khác trong phụ lục 2 Thông tư 05/2023/TT-BYT. Mời các bạn tham khảo trong file tải về.

Bảng 2: Tư vấn xét nghiệm HIV

Bảng 3: Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế (methadone) đi kèm sổ theo dõi điều trị methadone

Bảng 4: Quản lý điều trị ARV đi kèm sổ điều trị bằng thuốc kháng HIV

Bảng 5: Quản lý điều trị đồng nhiễm HIV và lao

Bảng 6: Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con

Bảng 7: Dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP)

Bảng 8: Truyền thông phòng, chống HIV/AIDS

3. Phụ lục 3 Thông tư số: 05/2023/TT-BYT

3.1. Mẫu báo cáo năm hoạt động phòng, chống HIV/AIDS - cấp huyện

PHỤ LỤC 3

MẪU BÁO CÁO NĂM HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS - CẤP HUYỆN
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 05/2023/TT-BYT ngày 10 tháng 3 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

Phụ lục số 3
Ban hành kèm theo Thông tư số /2023/TT-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS - CẤP HUYỆN
Năm ……..

- Đơn vị báo cáo: ………………

- Đơn vị nhận báo cáo:……………………

BẢNG 1: DUY TRÌ ĐIỀU TRỊ DỰ PHÒNG TRƯỚC PHƠI NHIỄM HIV (PrEP)

Đơn vị tính: Số người

TT

Nội dung báo cáo

Số khách hàng

Tổng

NCMT

MSM

PNBD

TG

Khác

1

Số khách hàng bắt đầu điều trị PrEP trong năm (số khách hàng điều trị lần đầu và số khách hàng đã điều trị của các năm trước điều trị lại)

2

Số khách hàng bắt đầu điều trị PrEP trong năm duy trì điều trị trong 3 tháng liên tục

3

Số khách hàng bắt đầu điều trị PrEP trong năm bỏ trị (số khách hàng điều trị lần đầu và số khách hàng đã điều trị của các năm trước điều trị lại bỏ điều trị)

Ghi chú: NCMT (Nghiện chích ma túy), MSM (Nam quan hệ tình dục đồng giới), PNBD (Phụ nữ bán dâm), TG (Người chuyển đổi giới tính).

I. Mục đích

Thống kê số khách hàng duy trì điều trị PrEP liên tục 3 tháng trong kỳ báo cáo.

II. Thời gian báo cáo: Báo cáo năm.

III. Hướng dẫn thu thập chỉ số

1. Số khách hàng bắt đầu điều trị PrEP trong năm

- Số khách hàng bắt đầu điều trị PrEP trong năm bao gồm: số khách hàng điều trị lần đầu và số khách hàng đã từng điều trị của các năm trước quay lại điều trị. Lưu ý: Đối với những khách hàng tham gia điều trị lần đầu tiên trong đời, bỏ trị và điều trị lại nhiều lần trong năm báo cáo thì chỉ được tính 1 lần duy nhất trong năm báo cáo;

- Thống kê số khách hàng bắt đầu điều trị PrEP tính từ ngày 15 tháng 09 của năm trước báo cáo đến ngày 14 tháng 09 của năm báo cáo.

2. Số khách hàng bắt đầu điều trị PrEP trong năm duy trì điều trị trong 3 tháng liên tục

- Thống kê số khách hàng bắt đầu điều trị PrEP tính từ ngày 15 tháng 09 của năm trước báo cáo đến ngày 14 tháng 09 của năm báo cáo đã tham gia điều trị liên tục 90 ngày.

3. Số khách hàng bắt đầu điều trị PrEP trong năm bỏ trị

- Số khách hàng PrEP bỏ trị là những khách hàng bắt đầu điều trị PrEP đã ngừng sử dụng PrEP do không theo dõi dược trong năm báo cáo;

- Thống kê số khách hàng bắt đầu điều trị PrEP tính từ ngày 15 tháng 09 của năm trước báo cáo đến ngày 14 tháng 09 của năm báo cáo bỏ điều trị. Lưu ý: Không tính những khách hàng bỏ trị nhưng tại thời điểm báo cáo đã quay lại và đang duy trì điều trị.

IV. Nguồn số liệu

Bệnh án PrEP hoặc Sổ theo dõi khách hàng PrEP quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Công văn số 133/AIDS-ĐT ngày 12/03/2020 của Cục trưởng Cục phòng, chống HIV/AIDS về triển khai dịch vụ điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP).

3.2. Biểu mẫu Điều trị đồng nhiễm HIV và viêm gan C

BẢNG 2: ĐIỀU TRỊ ĐỒNG NHIỄM HIV VÀ VIÊM GAN C

Đơn vị tính: Số người

TT

Nội dung báo cáo

Số bệnh nhân

Dưới 15 tuổi

Từ 15 tuổi trở lên

Tổng

Tổng

Nam

Nữ

Tổng

Nam

Nữ

1

Số bệnh nhân nhiễm HIV đồng nhiễm viêm gan C trong kỳ báo cáo

2

Số bệnh nhân nhiễm HIV đồng nhiễm viêm gan C được bắt đầu điều trị viêm gan C trong kỳ báo cáo

I. Mục đích

Thống kê số bệnh nhân nhiễm HIV được điều trị đồng thời HIV và viêm gan C trong kỳ báo cáo, nhằm đánh giá mức độ bao phủ điều trị viêm gan C cho người bệnh đồng nhiễm HlV/viêm gan C.

II. Thời gian báo cáo: Báo cáo năm.

III. Hướng dẫn thu thập chỉ số

1. Số bệnh nhân nhiễm HIV đồng nhiễm viêm gan C trong kỳ báo cáo

- Thống kê số bệnh nhân nhiễm HIV đang điều trị ARV được chẩn đoán mắc viêm gan C trong kỳ báo cáo.

2. Số bệnh nhân nhiễm HIV đồng nhiễm viêm gan C được bắt đầu điều trị viêm gan C trong kỳ báo cáo

- Thống kê số bệnh nhân nhiễm HIV đang điều trị ARV được chẩn đoán mắc viêm gan C và bắt đầu điều trị viêm gan C trong kỳ báo cáo.

IV. Nguồn số liệu

- Bệnh án ngoại trú HIV và Sổ điều trị bằng thuốc kháng HIV ban hành kèm theo Thông tư số 28/2018/TT-BYT;

- Sổ sách theo dõi theo Quyết định số 1207/QĐ-BYT ngày 09/02/2021 về Phê duyệt kế hoạch triển khai điều trị viêm gan vi rút C trên người bệnh đồng nhiễm HlV/viêm gan virut C do dự án Quỹ toàn cầu phòng, chống AIDS, Lao, và sốt rét tài trợ giai đoạn 2021 - 2023.

3.3. Biểu mẫu Số lượng đối tượng nguy cơ cao

BẢNG 3: SỐ LƯỢNG ĐỐI TƯỢNG NGUY CƠ CAO

Đơn vị tính: Số người

TT

Đối tượng

Số người

Phương pháp ước tính

Số quản lý (1)

Số ước tính (2)

1

Nghiện chích ma túy

2

Nam có quan hệ tình dục với nam

3

Phụ nữ bán dâm

4

Người chuyển đổi giới tính (TG)

Ghi chú: (1) Số quản lý: số liệu của công an hoặc lao động thương binh xã hội

(2) Số ước tính: số liệu của các phương pháp ước tính

I. Mục đích

Ước tính số lượng các nhóm quần thể nguy cơ cao tại địa phương trong kỳ báo cáo.

II. Thời gian báo cáo: Báo cáo năm.

III. Hướng dẫn thu thập chỉ số

1. Số lượng người nghiện chích ma túy quản lý

- Thống kê số lượng người nghiện chích ma túy đang sống tại địa bàn do Công an hoặc Lao động thương binh xã hội cung cấp (không tính những trường hợp trong các trung tâm, trường giáo dưỡng, trại giam, tạm giam, đi cải tạo hoặc đã tử vong).

2. Số ước tính đối tượng

- Thống kê số liệu khi trong năm báo cáo có thực hiện hoạt động ước tính quần thể (ví dụ vẽ bản đồ, điều tra chọn mẫu...);

- Báo cáo Năm của huyện: nếu huyện không thực hiện ước tính, cột ước tính = 0; nếu thực hiện, báo cáo kết quả ước tính (số ước tính cao) và ghi phương pháp thực hiện vào cột “Phương pháp ước tính”;

- Báo cáo Năm của tỉnh = tổng số ước tính của các huyện có thực hiện hoạt động ước tính trong năm. Ghi rõ có bao nhiêu huyện thực hiện hoạt động ước tính vào cột “Phương pháp ước tính”;

- Nếu tỉnh thực hiện ước tính cho toàn tỉnh (không chia theo huyện), chỉ báo cáo số liệu ước tính (số ước tính cao) trong báo cáo Năm của Tỉnh, ghi rõ phương pháp thực hiện vào cột "Phương pháp ước tính”.

IV. Nguồn số liệu

Số người nghiện quản lý và ước tính do Công an hoặc Lao động thương binh xã hội cung cấp.

Khó khăn và tồn tại:

....................................................................

...................................................................

...................................................................

Nhận xét và đề xuất:

.....................................................................

......................................................................

......................................................................

Người lập biểu
(Ký, họ tên)

Ngày …….tháng …..năm 20...
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, họ tên)

4. Phụ lục 4 Thông tư 05/2023/TT-BYT

4.1. Biểu mẫu báo cáo quý hoạt động phòng, chống HIV/AISD cấp tỉnh

MẪU BÁO CÁO QUÝ HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS - CẤP TỈNH
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 05/2023/TT-BYT ngày 10 tháng 3 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

Phụ lục số 4
Ban hành kèm theo Thông tư số /2023/TT-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS - CẤP TỈNH
Quý ………Năm …………

- Đơn vị báo cáo: ……..

- Đơn vị nhận báo cáo:............

BẢNG 1: HOẠT ĐỘNG CAN THIỆP GIẢM TÁC HẠI

Đơn vị tính: Số người

TT

Đối tượng

Số người được nhận dịch vụ

Bơm kim tiêm

Bao cao su

Chất bôi trơn

1

Người sử dụng ma túy

2

Người bán dâm

3

Người có quan hệ tình dục đồng giới

4

Người chuyển đổi giới tính (TG)

5

Vợ, chồng, bạn tình, bạn chích của người nhiễm HIV

6

Đối tượng khác

I. Mục đích

Thống kê số người nhận được dịch vụ từ hoạt động can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV gồm bơm kim tiêm, bao cao su và chất bôi trơn.

II. Thời gian báo cáo: Báo cáo quý.

III. Hướng dẫn thu thập chỉ số

Số người thống kê trong báo cáo quý: là lũy tích số người được nhận dịch vụ bơm kim tiêm/bao cao su/chất bôi trơn từ đầu năm đến thời điểm báo cáo. Cách tính:

- Số người nhận dịch vụ quý I = Số người nhận dịch vụ tháng 1 + Số người mới nhận dịch vụ tháng 2 và 3;

- Số người nhận dịch vụ quý II = Số người đã nhận dịch vụ quý I + Số người mới nhận dịch vụ của quý II (bất luận người quý I có nhận được dịch vụ lại hay không);

- Số người nhận dịch vụ quý III = Số người nhận dịch vụ quý II + Số người mới nhận dịch vụ của quý III (bất luận người quý I và quý II có được tiếp cận lại hay không);

- Số người nhận dịch vụ quý IV = Số người nhận dịch vụ quý III + Số người mới nhận dịch vụ của quý IV (bất luận những người quý I, quý II và quý III có được tiếp cận lại hay không);

- Số người tiếp cận cả năm là số người tiếp cận được tính đến cuối quý IV.

IV. Nguồn số liệu

1. Đối với những địa phương sử dụng Sổ ghi chép tuyên truyền viên đồng đẳng (thường gọi là Sổ UIC - mã nhận diện cá nhân)

- Giám sát viên lập bảng tổng hợp hoạt động hàng quý cho mỗi nhân viên tiếp cận cộng đồng từ Sổ UIC được ban hành kèm theo hướng dẫn của các Dự án quốc tế (Dự án Quỹ Toàn cầu hoặc các dự án khác);

- Cách sử dụng nguồn số liệu từ Sổ UIC: theo hướng dẫn quy định tại Sổ UIC do các Dự án quốc tế (Dự án Quỹ Toàn cầu hoặc các dự án khác) ban hành.

2. Đối với những địa phương không sử dụng Sổ UIC

- Nhân viên tiếp cận cộng đồng dùng “Phiếu ghi chép hoạt động tiếp cận cộng đồng" để ghi lại hoạt động trong 12 tháng. Phiếu này về nội dung và hình thức giống Bảng tổng hợp hoạt động trong 12 tháng từ Sổ UIC (đã mô tả ở trên);

- Để dễ dàng thống kê, đối với mỗi loại đối tượng đích nên sử dụng một tờ theo dõi riêng;

- Cách ghi:

+ Nhân viên tiếp cận cộng đồng ghi tên/bí danh khách hàng tiếp cận được trong tháng 1 vào cột "“Họ tên/bí danh khách hàng tiếp cận được”;

+ Sang tháng 2 ghi bổ sung những khách hàng mới tiếp cận thêm trong tháng 2 vào các dòng tiếp theo (khách hàng mới là khách hàng chưa tiếp cận được trong những tháng trước);

+ Sang tháng 3 ghi bổ sung những khách hàng mới tiếp cận thêm trong tháng 3 vào các dòng tiếp theo:

+ Tương tự những tháng tiếp ghi bổ sung tên những khách hàng mới vào các dòng tiếp theo.

- Đánh dấu “X” cho những khách hàng tiếp cận được trong tháng theo từng dịch vụ tại 3 cột như hướng dẫn ở trên.

3. Cách ghi số liệu vào biểu mẫu báo cáo "Kết quả hoạt động can thiệp giảm tác hại"

- Đối với nhóm Người sử dụng ma túy :

+ Cột “Bơm kim tiêm" = số tổng hợp dòng “Bơm kim tiêm” của tháng cuối cùng trong Quý báo cáo tại “Bảng tổng hợp hoạt động từ Sổ UIC của đồng đẳng viên cho đối tượng Người sử dụng ma túy” hoặc “Phiếu ghi chép hoạt động tiếp cận cộng đồng trong 12 tháng” của những địa phương không áp dụng Sổ UIC;

+ Cột "Bao cao su” = số tổng hợp dòng “Bao cao su” của tháng cuối cùng trong Quý báo cáo tại “Bảng tổng hợp hoạt động từ Sổ UIC của đồng đẳng viên cho đối tượng Người sử dụng ma túy” hoặc “Phiếu ghi chép hoạt động tiếp cận cộng đồng trong 12 tháng” của những địa phương không áp dụng Sổ UIC.

* Ghi tương tự cho các nhóm đối tượng khác.

Đi kèm theo phụ lục 3 còn có Bảng tổng hợp hoạt động trong 12 tháng từ Sổ UIC của đồng đẳng viên cho đối tượng Người sử dụng ma túy, Bảng tổng hợp hoạt động trong 12 tháng từ Sổ UIC của đồng đẳng viên cho đối tượng Người bán dâm, Bảng tổng hợp hoạt động trong 12 tháng từ Sổ UIC của đồng đẳng viên cho đối tượng Người có quan hệ tình dục đồng giới. Mời các bạn tham khảo trong file tải về nhé.

4.2. Các biểu mẫu khác trong Phụ lục 4 Thông tư 05/2023/TT-BYT

Các biểu mẫu khác trong phụ lục 4 Thông tư 05/2023/TT-BYT cũng giống như trong phụ lục 2, tuy nhiên có thêm một bảng là Bảng 7: Chẩn đoán sớm nhiễm HIV cho trẻ dưới 18 tháng tuổi. Các bạn tham khảo chi tiết trong file tải về nhé.

Bảng 2: Tư vấn xét nghiệm HIV

Bảng 3: Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế (methadone) đi kèm sổ theo dõi điều trị methadone

Bảng 4: Quản lý điều trị ARV đi kèm sổ điều trị bằng thuốc kháng HIV

Bảng 5: Quản lý điều trị đồng nhiễm HIV và lao

Bảng 6: Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con

Bảng 7: Chẩn đoán sớm nhiễm HIV cho trẻ dưới 18 tháng tuổi

Bảng 8: Dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP)

Bảng 9: Truyền thông phòng, chống HIV/AIDS

5. Phụ lục 5 Thông tư 05/2023/TT-BYT

5.1. Mẫu báo cáo năm hoạt động phòng, chống HIV/AIDS cấp tỉnh

MẪU BÁO CÁO NĂM HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS - CẤP TỈNH
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 05/2023/TT-BYT ngày 10 tháng 3 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

Phụ lục số 5

Ban hành kèm theo Thông tư số /2023/TT-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS - CẤP TỈNH

Năm …..

- Đơn vị báo cáo: ………….

- Đơn vị nhận báo cáo: …....

BẢNG 1: DUY TRÌ ĐIỀU TRỊ DỰ PHÒNG TRƯỚC PHƠI NHIỄM HIV (PrEP)

Đơn vị tính: Số người

TT

Nội dung báo cáo

Tổng

Số khách hàng

NCMT

MSM

PNBD

TG

Khác

1

Số khách hàng bắt đầu điều trị PrEP trong năm (số khách hàng điều trị lần đầu và số khách hàng đã điều trị của các năm trước điều trị lại)

2

Số khách hàng bắt đầu điều trị PrEP trong năm duy trì điều trị trong 3 tháng liên tục

3

Số khách hàng bắt đầu điều trị PrEP trong năm bỏ trị (số khách hàng điều trị lần đầu và số khách hàng đã điều trị của các năm trước điều trị lại bỏ điều trị)

Ghi chú: NCMT (Nghiện chích ma túy), MSM (Nam quan hệ tình dục đồng giới), PNBD (Phụ nữ bán dâm), TG (Người chuyển đổi giới tính).

I. Mục đích

Thống kê số khách hàng duy trì điều trị PrEP liên tục 3 tháng trong kỳ báo cáo.

II. Thời gian báo cáo: Báo cáo năm.

III. Hướng dẫn thu thập chỉ số

1. Số khách hàng bắt đầu điều trị PrEP trong năm

- Số khách hàng bắt đầu điều trị PrEP trong năm bao gồm: Số khách hàng điều trị lần đầu và số khách hàng đã từng điều trị của các năm trước quay lại điều trị. Lưu ý: Đối với những khách hàng tham gia điều trị lần đầu tiên trong đời, bỏ trị và điều trị lại nhiều lần trong năm báo cáo thì chỉ được tính 1 lần duy nhất trong năm báo cáo;

- Thống kê số khách hàng bắt đầu điều trị PrEP tính từ ngày 15 tháng 09 của năm trước báo cáo đến ngày 14 tháng 09 của năm báo cáo.

2. Số khách hàng bắt đầu điều trị PrEP trong năm duy trì điều trị trong 3 tháng liên tục

- Thống kê số khách hàng bắt đầu điều trị PrEP tính từ ngày 15 tháng 09 của năm trước báo cáo đến ngày 14 tháng 09 của năm báo cáo đã tham gia điều trị liên tục 90 ngày.

3. Số khách hàng bắt đầu điều trị PrEP trong năm bỏ trị

- Số khách hàng PrEP bỏ trị là những khách hàng bắt đầu điều trị PrEP đã ngừng sử dụng PrEP do không theo dõi được trong năm báo cáo;

- Thống kê số khách hàng bắt đầu điều trị PrEP tính từ ngày 15 tháng 09 của năm trước báo cáo đến ngày 14 tháng 09 của năm báo cáo bỏ điều trị. Lưu ý: Không tính những khách hàng bỏ trị nhưng tại thời điểm báo cáo đã quay lại và đang duy trì điều trị.

IV. Nguồn số liệu

Bệnh án PrEP hoặc Sổ theo dõi khách hàng PrEP quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Công văn số 133/AIDS-ĐT ngày 12/03/2020 của Cục trưởng Cục phòng, chống HIV/AIDS về triển khai dịch vụ điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP).

5.2. Biểu mẫu điều trị đồng nghiễm HIV và viêm gan C

BẢNG 2: ĐIỀU TRỊ ĐỒNG NHIỄM HIV VÀ VIÊM GAN C

Đơn vị tính: Số người

TT

Nội dung báo cáo

Số bệnh nhân

Dưới 15 tuổi

Từ 15 tuổi trở lên

Tổng

Tổng

Nam

Nữ

Tổng

Nam

Nữ

1

Số bệnh nhân nhiễm HIV đồng nhiễm viêm gan C trong kỳ báo cáo

2

Số bệnh nhân nhiễm HIV đồng nhiễm viêm gan C được bắt đầu điều trị viêm gan C trong kỳ báo cáo

I. Mục đích

Thống kê số bệnh nhân nhiễm HIV được điều trị đồng thời HIV và viêm gan C trong kỳ báo cáo, nhằm đánh giá mức độ bao phủ điều trị viêm gan C cho người bệnh đồng nhiễm HIV/viêm gan C.

II. Thời gian báo cáo:Báo cáo năm.

III. Hướng dẫn thu thập chỉ số

1. Số bệnh nhân nhiễm HIV đồng nhiễm viêm gan C trong kỳ báo cáo

- Thống kê số bệnh nhân nhiễm HIV đang điều trị ARV được chẩn đoán mắc viêm gan C trong kỳ báo cáo.

2. Số bệnh nhân nhiễm HIV đồng nhiễm viêm gan C được bắt đầu điều trị viêm gan C trong kỳ báo cáo

- Thống kê số bệnh nhân nhiễm HIV đang điều trị ARV được chẩn đoán mắc viêm gan C và bắt đầu điều trị viêm gan C trong kỳ báo cáo.

IV. Nguồn số liệu

- Bệnh án ngoại trú HIV và Sổ điều trị bằng thuốc kháng HIV ban hành kèm theo Thông tư số 28/2018/TT-BYT;

- Sổ sách theo dõi theo Quyết định số 1207/QĐ-BYT ngày 09/02/2021 về Phê duyệt kế hoạch triển khai điều trị viêm gan vi rút C trên người bệnh đồng nhiễm HlV/viêm gan virut C do dự án Quỹ toàn cầu phòng, chống AIDS, Lao, và sốt rét tài trợ giai đoạn 2021 - 2023.

5.3. Biểu mẫu Số lượng đối tượng nguy cơ cao

BẢNG 3: SỐ LƯỢNG ĐỐI TƯỢNG NGUY CƠ CAO

Đơn vị tính: Số người

TT

Đối tượng

Số người

Phương pháp ước tính

Số quản lý (1)

Số ước tính (2)

1

Nghiện chích ma túy

2

Nam có quan hệ tình dục với nam

3

Phụ nữ bán dâm

4

Người chuyển đổi giới tính (TG)

Ghi chú: (1) Số quản lý: số liệu của công an hoặc lao động thương binh xã hội

(2) Số ước tính: số liệu của các phương pháp ước tính

I. Mục đích

Ước tính số lượng các nhóm quần thể nguy cơ cao tại địa phương trong kỳ báo cáo.

II. Thời gian báo cáo: Báo cáo năm.

III. Hướng dẫn thu thập chỉ số

1. Số lượng người nghiện chích ma túy quản lý

- Thống kê số lượng người nghiện chích ma túy đang sống tại địa bàn do Công an hoặc Lao động thương binh xã hội cung cấp (không tính những trường hợp trong các trung tâm, trường giáo dưỡng, trại giam, tạm giam, đi cải tạo hoặc đã tử vong).

2. Số ước tính đối tượng

- Thống kê số liệu khi trong năm báo cáo có thực hiện hoạt động ước tính quần thể (ví dụ vẽ bản đồ, điều tra chọn mẫu...);

- Báo cáo Năm của huyện: nếu huyện không thực hiện ước tính, cột ước tính = 0; nếu thực hiện, báo cáo kết quả ước tính (số ước tính cao) và ghi phương pháp thực hiện vào cột "Phương pháp ước tính”;

- Báo cáo Năm của tỉnh = tổng số ước tính của các huyện có thực hiện hoạt động ước tính trong năm. Ghi rõ có bao nhiêu huyện thực hiện hoạt động ước tính vào cột "Phương pháp ước tính”;

- Nếu tỉnh thực hiện ước tính cho toàn tỉnh (không chia theo huyện), chỉ báo cáo số liệu ước tính (số ước tính cao) trong báo cáo Năm của Tỉnh, ghi rõ phương pháp thực hiện vào cột "Phương pháp ước tính”.

IV. Nguồn số liệu

Số người nghiện quản lý và ước tính do Công an hoặc Lao động thương binh xã hội cung cấp.

5.4. Biểu mẫu Điểm cung cấp dịch vụ

BẢNG 4: ĐIỂM CUNG CẤP DỊCH VỤ

Đơn vị tính: Số cơ sở

TT

Nội dung báo cáo

Số lượng

1

Số phòng khám ngoại trú (OPC)

2

Số cơ sở điều trị Methadone

3

Số cơ sở cấp phát thuốc Methadone

4

Số cơ sở tư vấn xét nghiệm tự nguyện

5

Số cơ sở điều trị PrEP

I. Mục đích

Thống kê số lượng cơ sở cung cấp dịch vụ về HIV/AIDS trên địa bàn.

II. Thời gian báo cáo:Báo cáo năm.

III. Hướng dẫn thu thập chỉ số

1. Số phòng khám ngoại trú OPC

- Thống kê toàn bộ số phòng khám ngoại trú OPC trên địa bàn tỉnh, huyện, xã tỉnh đến cuối kỳ báo cáo;

2. Số cơ sở điều trị Methadone

- Thống kê toàn bộ số cơ sở điều trị Methadone trên trên địa bàn tỉnh, huyện, xã tính đến cuối kỳ báo cáo.

3. Số cơ sở cấp phát thuốc Methadone

- Thống kê toàn bộ số cơ sở cấp phát thuốc Methadone trên địa bàn tỉnh, huyện, xã tính đến cuối kỳ báo cáo.

4. Số cơ sở tư vấn xét nghiệm tự nguyện

- Thống kê toàn bộ số cơ sở tư vấn xét nghiệm tự nguyện HIV trên địa bàn đến cuối kỳ báo cáo.

5. Số cơ sở điều trị PrEP

- Thống kê số cơ sở điều trị PrEP trên địa bàn đến cuối kỳ báo cáo.

IV. Nguồn số liệu

Báo cáo tổng kết công tác phòng, chống HIV/AIDS của địa phương.

5.5. Biểu mẫu kinh phí triển khai các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS

BẢNG 5: KINH PHÍ TRIỂN KHAI CÁC DỊCH VỤ PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS

Đơn vị tính: Đồng

TT

Nội dung báo cáo

Chương trình

Dự phòng

Điều trị

Xét nghiệm

Theo dõi đánh giá

Nâng cao năng lực

1

Ngân sách địa phương

2

Viện trợ

3

Khu vực tư nhân

4

Xã hội hóa

5

Đồng chi trả ARV

6

Thu phí dịch vụ

I. Mục đích

Thống kê tổng kinh phí chi trả cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại địa phương từ tất cả các nguồn trong năm.

II. Thời gian báo cáo: Báo cáo năm.

III. Hướng dẫn thu thập chỉ số

1. Ngân sách địa phương

- Thống kê tổng kinh phí chi trả cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn toàn tỉnh trong 1 năm từ nguồn ngân sách địa phương tính đến cuối kỳ báo cáo;

- Phân tổ theo các chương trình: Dự phòng, điều trị, xét nghiệm, theo dõi đánh giá, nâng cao năng lực (đào tạo).

2. Viện trợ

- Thống kê tổng kinh phí chi trả cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn toàn tỉnh trong 1 năm được tài trợ bởi các dự án tính đến cuối kỳ báo cáo;

- Phân tổ theo các chương trình: Dự phòng, điều trị, xét nghiệm, theo dõi đánh giá, nâng cao năng lực (đào tạo).

3. Khu vực tư nhân

- Thống kê tổng kinh phí chi trả cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn toàn tỉnh trong 1 năm từ nguồn tư nhân;

- Phân tổ theo các chương trình: Dự phòng, điều trị, xét nghiệm, theo dõi đánh giá, nâng cao năng lực (đào tạo).

4. Xã hội hóa

- Thống kê tổng kinh phí chi trả cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn toàn tỉnh trong 1 năm từ nguồn xã hội hóa tính đến cuối kỳ báo cáo;

- Phân tổ theo các chương trình: Dự phòng, điều trị, xét nghiệm, theo dõi đánh giá, nâng cao năng lực (đào tạo).

5. Đồng chi trả ARV

- Thống kê tổng kinh phí đồng chi trả đối với thuốc kháng HIV cho người nhiễm HIV trên địa bàn toàn tỉnh trong năm tính đến cuối kỳ báo cáo.

6. Thu phí dịch vụ

- Thống kê tổng kinh phí thu được từ các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn toàn tỉnh trong 1 năm theo hình thức thu phí dịch vụ (ví dụ: thu phí dịch vụ Methadone...) tính đến cuối kỳ báo cáo;

- Phân tổ theo các chương trình: Dự phòng, điều trị, xét nghiệm, theo dõi đánh giá, nâng cao năng lực (đào tạo).

IV. Nguồn số liệu

Sổ sách, phần mềm thống kê tài chính, kế toán tại địa phương.

5.6. Biểu mẫu Bảo hiểm y tế

BẢNG 6: BẢO HIỂM Y TẾ

Đơn vị tính: Số người

TT

Nội dung báo cáo

Số bệnh nhân

Tổng

Dưới 15 tuổi

Từ 15 tuổi trở lên

Tổng

Nam

Nữ

Tổng

Nam

Nữ

1

Số người đang điều trị ARV đến cuối kỳ báo cáo có thẻ BHYT được chi trả 100% chi phí khám, chữa bệnh

2

Số người đang điều trị ARV đến cuối kỳ báo cáo có thẻ BHYT được chi trả 95% chi phí khám, chữa bệnh

3

Số người đang điều trị ARV đến cuối kỳ báo cáo có thẻ BHYT được chi trả 80% chi phí khám, chữa bệnh

I. Mục đích

Thống kê số người đang điều trị ARV có thẻ BHYT, đo lường độ bao phủ của BHYT đối với những người đang điều trị ARV.

II. Thời gian báo cáo: Báo cáo năm.

IV. Hướng dẫn thu thập chỉ số

- Thống kê số người đang điều trị ARV đến cuối kỳ báo cáo có thẻ BHYT theo các mức chi trả:

+ Quỹ BHYT chi trả 100%

+ Quỹ BHYT chi trả 95%

+ Quy BHYT chi trả 80%

IV. Nguồn số liệu

Theo như hướng dẫn tại Thông tư số 27/2018/TT-BYT ngày 26/10/2018 về Hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế và khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế liên quan đến HIV/AIDS, Luật số 46/2014/QH13 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế.

Khó khăn và tồn tại:

……………………………………………………

……………………………………………………

……………………………………………………

Nhận xét và đề xuất:

……………………………………………………

……………………………………………………

……………………………………………………

Người lập biểu
(Ký, họ tên)

Ngày …. tháng ….. năm 20...
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, họ tên)

Trên đây là các biểu mẫu Thông tư 05/2023/TT-BYT quy định chế độ báo cáo định kỳ hoạt động phòng, chống HIV/AIDS. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết khác tại mục Biểu mẫu: Thủ tục hành chính.

Đánh giá bài viết
1 323
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo