Bài thu hoạch bồi dưỡng kiến thức quốc phòng an ninh đối tượng 3 năm 2024
Hoatieu.vn xin gửi tới bạn đọc bài viết bài thu hoạch an ninh quốc phòng đối tượng 3 năm 2023 để bạn đọc cùng tham khảo và có thể viết được bài thu hoạch cho riêng cá nhân mình sau khi hoàn thành khóa học bồi dưỡng quốc phòng an ninh. Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết bài thu hoạch tại đây.
Lớp bồi dưỡng An ninh quốc phòng đối tượng 3 giúp các học viên nắm rõ chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về nhiệm vụ quốc phòng an ninh của nước ta trong tình hình mới. Sau lớp bồi dưỡng, các học viên phải làm Bài thu hoạch an ninh quốc phòng đối tượng 3 để nộp cho giáo viên chấm điểm và đánh giá. Sau đây là Bài thu hoạch an ninh quốc phòng đối tượng 3 mới nhất hiện nay mà chúng tôi sưu tầm được, mời các bạn cùng tham khảo để hoàn thành bài thu hoạch một cách tốt nhất.
Bài thu hoạch an ninh quốc phòng đối tượng 3 năm 2024
1. An ninh quốc phòng đối tượng 3 là gì?
Các đối tượng bồi dưỡng kiến thức an ninh quốc phòng đối tượng 3 do Hội đồng giáo dục an ninh quốc phòng TW ban hành:
a) Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và người có phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý tương đương thuộc các cơ quan, tổ chức ở Trung ương; Trưởng ban, Phó Trưởng ban (thuộc vụ), Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng (thuộc ban) và các tổ chức tương đương thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng thuộc cơ quan mặt trận và đoàn thể trung ương và tương đương; Trưởng ban, Phó Trưởng ban chuyên trách công đoàn ngành Trung ương và tương đương; Trưởng ban, Phó Trưởng ban, Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương thuộc: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật, Báo Nhân dân và Tạp chí Cộng sản, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Hành chính Quốc gia; Trưởng phòng và tương đương, Trưởng khoa, Phó Trưởng khoa Học viện khu vực I, II, III, IV thuộc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và Học viện Báo chí Tuyên truyền; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương thuộc các tổ chức sự nghiệp thể dục thể thao trực thuộc các bộ, ngành ở Trung ương; Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm khoa, Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và các chức danh tương đương thuộc các học viện, trường đại học, cao đẳng, cao đẳng nghề; Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng trường trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề, trung học phổ thông; Trưởng ban, Phó Trưởng ban và tương đương thuộc báo ngành.
b) Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương ở các cơ quan, đơn vị cấp 1 thuộc các tập đoàn kinh tế, tổng công ty thành lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ và tổng công ty nhà nước hạng đặc biệt; Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng, Trưởng ban, Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương ở các cơ quan đơn vị cấp 2, cấp 3 thuộc các tập đoàn kinh tế, tổng công ty thành lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ và tổng công ty nhà nước hạng đặc biệt; Phó Chỉ huy trưởng, Chính trị viên phó, cán bộ chuyên trách công tác quốc phòng Ban Chỉ huy quân sự các cơ quan đơn vị, trực thuộc các cơ quan, tổ chức ở trung ương; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương thuộc ban quản lý khu công nghiệp; người quản lý doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước có quy mô vừa trở lên.
c) Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng các Sở, ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện và tương đương; Kế toán trưởng, Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương của các tổng công ty thành lập theo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương thuộc các Ban Đảng cấp tỉnh; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương thuộc Trường Chính trị cấp tỉnh; Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra thuộc Thanh tra sở cấp tỉnh; Phó trưởng ban Đảng, Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng cấp huyện; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng báo địa phương; Đài phát thanh truyền hình cấp tỉnh; đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố thuộc tỉnh là đô thị loại II, III và quận thuộc thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh; Trưởng Ban chuyên trách Hội đồng nhân dân thành phố thuộc tỉnh là đô thị loại II; Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan thi hành án thành phố thuộc tỉnh là đô thị loại II; Chánh án, Phó Chánh án tòa án nhân dân cấp huyện; Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng nghiệp vụ Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh; Giám đốc, Phó Giám đốc và tương đương thuộc các tổ chức sự nghiệp thể dục thể thao cấp tỉnh; Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy cấp xã; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân và Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc cấp xã.
d) Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty chuyên trách, Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc của các Công ty cấp I, II, III; Thành viên chuyên trách Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên chuyên trách, Phó Tổng giám đốc hoặc Phó Giám đốc của các tổng công ty và tương đương, Công ty cấp I, II, III; Kế toán trưởng của các tổng công ty đặc biệt, tổng công ty và tương đương, Công ty cấp I, II, III; Trưởng phòng và tương đương, Phó Trưởng phòng và tương đương Ban Quản lý khu công nghiệp.
đ) Đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện.
e) Người hưởng lương từ ngân sách nhà nước có hệ số phụ cấp chức vụ từ dưới 0,7 không thuộc đối tượng 2 và 4 (từ các chức danh tại điểm a, b, c Mục này).
2. Nội dung của Khóa bồi dưỡng kiến thức quốc phòng an ninh đối tượng 3 năm 2024
Hiện nay, tình hình thế giới, khu vực và trong nước đang có nhiều biến động phức tạp, khó lường. Vì vậy, nhiệm vụ quốc phòng - an ninh đang đứng trước nhiều thách thức mới đòi hỏi trách nhiệm và sự vào cuộc của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân.
Học viên tham gia lớp bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 3 năm 2024 sẽ được nghe các chuyên đề cơ bản như:
- Chiến lược quốc phòng, an ninh một số nước trên thế giới có liên quan đến quốc phòng, an ninh của Việt Nam
- Những vấn đề cơ bản về Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý sự nghiệp quốc phòng
- Nội dung cơ bản của một số luật liên quan đến QP&AN
- Phòng, chống vũ khí hủy diệt lớn, sự cố hóa chất, độc xạ môi trường
- Phòng, chống chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với Việt Nam
- Nội dung cơ bản về Chiến lược quốc phòng Việt Nam, Chiến lược quân sự Việt Nam, Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng
- Một số vấn đề về phòng thủ dân sự và an ninh phi truyền thống...
3. Bài thu hoạch bồi dưỡng kiến thức quốc phòng an ninh đối tượng 3
PHÒNG, CHỐNG CHIẾN LƯỢC “DIỄN BIẾN HÒA BÌNH”, BẠO LOẠN LẬT ĐỔ CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH ĐỐI VỚI CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Trong thế giới ngày nay, những mâu thuẫn cơ bản của thời đại vẫn tồn tại những biểu hiện dưới sắc thái mới; cuộc đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp trên thế giới vẫn tiếp tục diễn ra gay gắt với nhiều hình thức khác nhau. Tuy vậy, hòa bình, hợp tác, phát triển vẫn là xu thế chủ yếu. Xu thế toàn cầu hóa về kinh tế, đẩy mạnh đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế và cuộc cách mạng khoa học công nghệ trên tất cả các lĩnh vực đang mở ra những cơ hội và thách thức mới. Thế giới tiếp tục đối mặt với khủng hoảng kinh tế và các vấn đề thiên tai, dịch bệnh, những vấn đề an ninh truyền thống và phi truyền thống... Khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Đông Bắc Á vẫn tiềm ẩn nhiều nhân tố bất ổn định do cạnh tranh lợi ích chiến lược giữa các nước lớn. Khu vực Đông Nam Á nổi lên là sự phức tạp trong ứng xử trên Biển Đông, sự tranh chấp ảnh hưởng của các nước lớn ngày càng gia tăng, tạo nguy cơ mất ổn định, thậm chí căng thẳng trong các quan hệ song phương, đa phương. Trong bối cảnh quốc tế mới, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch thường xuyên thay đổi chiến lược và phương thức chống phá cách mạng nước ta, chúng sử dụng phương thức phi vũ trang, đặc biệt nguy hiểm là âm mưu “diễn biến hòa bình”, gây bạo loạn lật đổ. Các thế lực phản động, thù địch tiếp tục sử dụng chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền” để can thiệp vào công việc nội bộ của nước ta. Do vậy, phương thức đấu tranh phi vũ trang ngày càng giữ vị trí quan trọng và được chúng ta nhận thức đầy đủ hơn. Đấu tranh trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hóa, đối ngoại là những nội dung và phương thức cần được đặc biệt chú trọng trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Mặt khác, chúng ta cần đặc biệt coi trọng việc “tự bảo vệ” trong mỗi con người, mỗi tổ chức, trong mỗi ngành, mỗi cấp; bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa phải được tiến hành ngay từ cơ sở. Cần coi trọng sức mạnh truyền thống và hiện đại, sức mạnh tổng hợp trong giữ nước, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng, từ mô hình đến các quan hệ Đảng - Nhà nước - các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp trong hệ thông chính trị ... nhằm tạo nên sức mạnh tổng hợp to lớn để bảo vệ Tổ quốc.
I. Chiến lược “diễn biến hòa bình” và đặc trưng của chiến lược “diễn biến hòa bình”
1.1. Khái niệm
Diễn biến hoà bình là chiến lược cơ bản của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch tiến hành nhằm lật đổ chế độ chính trị - xã hội của các nước tiến bộ, tước hết là các nước xã hội chủ nghĩa từ bên trong, chủ yếu bằng các biện pháp phi quân sự, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” chế độ chính trị - xã hội theo quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản do Mỹ thao túng, bá quyền. Thuật từ “diễn biến hòa bình” còn được sử dụng thay thế cho các thuật từ khác như “chiến tranh không tiếng súng”, “cách mạng màu”, “cách mạng nhung”, “cách mạng hoa hồng”, “chiến thắng không cần chiến tranh”... Đặc trưng cơ bản để nhận biết chiến lược “diễn biến hòa bình” so với các chiến lược phản cách mạng khác:
Một là, đây là cuộc chiến không sử dụng súng, không mùi thuốc súng.
Hai là, đây là cuộc chiến chủ yếu dử dụng các công cụ mềm như kinh tế, ngoại giao, văn hóa, tư tưởng, khi cần mới sử dụng sức mạnh quân sự để răn đe đối phương.
Ba là, tác động từ bên ngoài vào tạo nên sự chuyển hóa, tự diễn biến, tự suy yếu bên trong các nước xã hội chủ nghĩa, thông qua con người, lực lượng và phương tiện của chính đối phương.
Bốn là, không phá hủy của cải, vật chất của đồi phương bằng sức mạnh quân sự, chủ yếu ru ngủ gây mất cảnh giác cách mạng của nhân dân lao động, mua chuộc, lôi kéo những người có chức vụ cao trong cơ quan Đảng và Nhà nước, những văn nghệ sĩ, tri thức có uy tín, nhwunxg người có tư tưởng dao động, nhận thức lệch lạc hoặc bất mãn với chế độ.
Năm là, chiến lược “diễn biến hòa bình” mang tính toàn cầu, được triển khai trên quy mô lớn và rộng khắp, tiến hành “gặm nhấm”, không vội vã, có trọng tâm, trọng điểm, từng bước làm cho đối phương rối loạn nội bộ rồi sụp đổ... “diễn biến hòa bình” đã trở thành một trong những nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của Nhà nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô. Ngày nay, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch phản động đang đẩy mạnh “diễn biến hòa bình” đối với các nước xã hội chủ nghĩa còn lại. “diễn biến hòa bình” do các thế lực thù địch tiến hành đã và đang là một tring bốn nguy cơ của cách mạng Việt Nam. Đảng ta đã khẳng định: “diến biến hòa bình” do các thế lực thù địch gây ra – đến nay vẫn tôn tại và diễn biến phức tạp, đan xen, tác động lẫn nhau, không thể xem nhẹ nguy cơ nào.
Như vậy nội dung chính của diễn biến hòa bình là:
- Sử dụng mọi thủ đoạn phi quân sự, kết hợp với răng đe quân sự để ngầm phá từ bên trong, tạo ra các lực lượng chính trị đối lập núp dưới chiêu bài tự do, dân chủ, nhân quyền.
- Kích động các mâu thuẫn tôn giáo, dân tộc, sắc tộc.
- Triệt để khai thác và lợi dụng những khó khăn, sai sót của Nhà nước hiện hành, tạo nên sức ép ngày càng lớn buộc lãnh đạo nhà nước phải từng bước chuyển hoá, thay đổi đường lối chính trị, nhường quyền lãnh đạo cho lực lượng đối lập. Tác động của chiến lược diễn biến hòa bình là một trong những nguyên nhân đưa đến sự sụp đổ của nhà nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô. Bạo loạn lật đổ là hành động chống phá bằng bạo lực có tổ chức của lực lượng phản động, gây rối loạn trật tự an ninh xã hội, nhằm lật đổ chính quyền tiến bộ (cách mạng) thiết lập chính quyền phản động ở địa phương hoặc trung ương. Bạo loạn lật đỗ là một thủ đoạn của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động trong chiến lược diễn biến hòa bình để xoá bỏ chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam". Một số đặc trưng chủ yếu của bạo loạn lật đổ:
- Về hình thức: Bạo loạn chính trị; Bạo loạn vũ trang; Bạo loạn chính trị kết hợp vũ trang
- Về quy mô: Có thể diễn ra ở nhiều mức độ từ qui mô nhỏ đến qui mô lớn. Phạm vi địa bàn xảy ra có thể ở nhiều nơi, nhiều vùng của đất nước, trọng điểm là những vùng trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá của trung ương và địa phương, nơi nhạy cảm về chính trị hoặc ở các khu vực, địa bàn mà cơ sở chính trị của địa phương yếu kém
- Bạo loạn lật đổ là hoạt động bằng bạo lực có tổ chức của chủ nghĩa đế quốc và lực lượng phản động để chống phá các nước tiến bộ trước hết là các nước xã hội chủ nghĩa.
- Mục đích của bạo loạn lật đổ nhằm lật đổ chính quyền tiến bộ thiết lập chính quyền phản động ở địa phương hoặc trung ương. Diễn biến hòa bình là quá trình tạo nên những điều kiện, thời cơ cho bạo loạn lật độ. Cả diễn biến hòa bình và bạo loạn lật đỗ đều cùng bản chất phản cách mạng trong âm mưu chống phá các nước tiến bộ, trước hết là các nước xã hội chủ nghĩa.
1.2. Quá trình hình thành phát triển chiến lược “diễn biến hòa bình”
Diễn biến hòa bình lúc đầu chủ nghĩa đế quốc sử dụng như là một phương thức, thủ đoạn luôn gắn với chiến lược quân sự, hỗ trợ cho chiến lược quân sự, dần dần phát triển thành một chiến lược hoàn chỉnh trong chiến lược phản cách mạng toàn cầu của chúng. Quá trình đó được diễn ra sơ lược như sau:
- Những năm của thập kỷ 40 - 50 (Sau khi chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc (1945).
- Ngày 22 tháng 12 năm 1946 người đại diện của Mỹ ở Liên Xô, đã trình lên Chính phủ Mỹ kế hoạch chống Liên Xô toàn diện: bao vây quân sự; phong toả kinh tế; lật đổ chính trị; có thể dùng vũ lực can thiệp. Cũng thời gian này, giám đốc CIA (cơ quan tình báo Mỹ) tuyên bố: Mục tiêu là phải gieo rắc ở Liên Xô sự hỗn loạn và phải bắt đầu bằng chiến tranh tâm lí, thay giá trị của họ bằng đồ rởm và tìm mọi cách ủng hộ và nâng đỡ đám gọi là "nghệ sĩ" để họ truyền bá bạo lực, đồi trụy, chủ nghĩa vô liêm sỉ, phản bội. Từ đó chiến tranh tâm lí chống Liên Xô được nâng lên hàng quốc sách ở Mỹ, gọi là chiến tranh tâm lí tổng lực. Trong hai năm 1949 – 1950, Mỹ đã chi 50 triệu đô la cho hoạt động chiến tranh tâm lí, năm 1949 Mỹ lập Uỷ ban Châu Âu tự do có đài phát thanh riêng (đài phát thanh "Châu Âu tự do"). Như vậy đến thập kỹ 50, ý tưởng diễn biến hòa bình đã được bổ sung cho chiến lược tiến công quân sự.
- Những năm 60 Tổng thống John F. Kennedy (J. Kennơđi) đưa ra chiến lược hoà bình, với chính sách "mũi tên và cành ô lưu”. Từ đây diễn biến hòa bình bước đầu trở thành chiến lược của chủ nghĩa đế quốc và luôn đi bên cạnh sức mạnh quân sự.
- Những năm 70, Tổng thống Richard Nixon (R. Nich-xơn) triệt để sử dụng chính sách ngoại giao "cây gậy và củ cà rốt". Với chính sách này, Mỹ vừa đe doạ bằng sức mạnh quân sự, vừa mua chuộc bằng lợi ích kinh tế nhằm khuất phục các nước, nhất là các nước chậm phát triển. Trên thực tế, một mặt tiếp xúc hoà hoãn với các nước xã hội chủ nghĩa: Tiến hành thẩm thấu tư tưởng và văn hoá, gieo rắc hạt giống phá hoại từ bên trong; thực hiện đối thoại thay cho đối đầu đối với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. Đàm phán trên thế mạnh là một phương sách của R.Nixon để thực hiện diễn biến hòa bình trong giai đoạn này.
- Những năm 80, lúc này các nước xã hội chủ nghĩa thực hiện cải tổ, cải cách, đổi mới, đây là một chủ trương đúng đắn nhằm làm cho xã hội chủ nghĩa phát triển. Nhưng quá trình thực hiện, có một số sai lầm, kẻ địch lợi dụng và chúng dùng diễn biến hòa bình ráo riết tiến công nhằm làm các nước xã hội chủ nghĩa sụp đổ. Năm 1988, R. Nixon xuất bản cuốn sách "1999 chiến thắng không cần chiến tranh". Đó là cơ sở làm mốc cho sự hoàn chỉnh chiến lược diễn biến hòa bình về lí luận. Năm 1989, Tổng thống George Bush đi thăm một số nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu: Ba Lan, Hunggari, đã phát hiện ra những mâu thuẫn trong nội bộ Đảng Cộng sản và những sai lầm của Đảng trong xây dựng chủ nghĩa xã hội. G. Bush đã xúc tiến nhanh chóng học thuyết "Vượt trên ngăn chặn". Và vào cuối những năm 80 đầu những năm 90, diễn biến hòa bình được chủ nghĩa đế quốc thực hiện ráo riết, nó trở thành một chiến lược tiến công mạnh mẽ vào các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu và Liên Xô, làm cho các nước này nhanh chóng bị sụp đổ. Tóm lại diễn biến hòa bình có một quá trình hình thành phát triển khá rõ nét. Quá trình đó theo một trình tự, lúc đầu là một phương thức, một thủ đoạn dần phát triển thành một chiến lược hoàn chỉnh nằm trong chiến lược toàn cầu phản cách mạng của chủ nghĩa đế quốc, đứng đầu là Mỹ. Chiến lược đó luôn gắn với chiến lược quân sự của Mỹ.
1.3. Những thủ đoạn chủ yếu của các thế lực thù địch thực hiện “diễn biến hòa bình” và “bạo loạn lật đổ” chống phá Việt Nam
a. Về mục tiêu:
- Thúc đẩy “Tự do hoá” về chính trị và kinh tế từ đó chuyển hoá VN theo quỹ đạo TBCN
- Lôi kéo VN từng bước phụ thuộc vào họ để gây ảnh hưởng ở VN và các nước có liên quan, tạo bàn đạp phát triển đến các nước khác.
b. Về phương châm: Mềm, ngầm, sâu
Diễn biến hòa bình là chính kết hợp răn đe quân sự có lựa chọn và khi có thời cơ, xây dựng lực lượng phản động người Việt Nam ở trong và ngoài nước Việt Nam là chính: (ngụy quân, ngụy quyền cũ không cải tạo, lực lượng phản động trong dân tộc, tôn giáo, trí thức, văn nghệ sĩ, các phần tử thoái hoá biến chất, bất mãn trong các cơ quan Đảng, Nhà nước và trong nhân dân ta); phá hoại càng cao, càng sâu càng tốt, phá có trọng điểm, chui sâu leo cao vào các cơ quan lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, lực lượng vũ trang, phá hoại kinh tế là trọng tâm.
c. Về thủ đoạn hoạt động:
- Chống phá về chính trị tư tưởng
- Phá hoại về kinh tế
- Lợi dụng vấn đề tôn giáo để chống phá ta
- Lợi dụng vấn đề dân tộc để chống phá ta
- Kích động, phối hợp hành động của lực lượng phản động trong nước và bọn phản động ngoài nươc để phá ta
- Vô hiệu hoá LLVTND
II. Những giải pháp chủ yếu góp phần làm thất bại chiến lược diễn biến hòa bình và bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch, bảo vệ vững chắc Tổ quốc và chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Sự nghiệp đổi mới, xây dựng và và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa vừa có những thuận lợi rất cơ bản, lại vừa phải đối diện với những nguy cơ, thách thức to lớn, nhất là khi đất nước tham gia sâu, rộng hơn vào hợp tác quốc tế. Những nhân tố trên tác động thường xuyên, trực tiếp đến nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đòi hỏi chúng ta phải có phương thức và giải pháp thích hợp và hữu hiệu trong tình hình mới. Khi đã nhận thức được rõ ràng về diễn biến hòa bình và bạo loạn lật đổ thì việc phải làm như thế nào, hoạt động và tổ chức xã hội, chính trị, quân sự, an ninh của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta sẽ trở nên rõ ràng hơn.
2.1. Đẩy lùi tệ quan liêu, tham nhũng, tiêu cực trong xã hội, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trên các lĩnh vực, chống nguy cơ tụt hậu về kinh tế.
- Giữ vững sự ổn định xã hội và làm cho đất nước ngày càng vững mạnh về mọi mặt.
- Đẩy lùi tệ quan liêu, tham nhũng, tiêu cực trong xã hội, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trên các lĩnh vực, chống nguy cơ tụt hậu về kinh tế là giải pháp hữu hiệu để giữ vững và thúc đẩy yếu tố bên trong của đất nước luôn ổn định.
2.2. Nâng cao nhận thức về âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch nắm chắc mọi diễn biến không để bị động, bất ngờ.
- Giáo dục rộng rãi trong toàn xã hội để mọi người dân Việt Nam, mọi tổ chức chính trị, xã hội đều nhận thức sâu sắc âm mưu thủ đoạn trong chiến lược “DBHB” của kẻ thù chống phá cách mạng Việt Nam.
- Đấu tranh phê phán những biểu hiện mơ hồ, mất cảnh giác cách mạng trong nội bộ nhân dân, sinh viên trước âm mưu, thủ đoạn thâm hiểm trong chiến lược “DBHB” của kẻ thù chống phá nước ta hiện nay.
- Mỗi người dân Việt Nam phải có tri thức, có bản lĩnh chính trị, có phương pháp xem xét, phát hiện và báo cáo kịp thời thủ đoạn chống phá của kẻ thù cho cơ quan có chức năng xử lí, không để bất ngờ.
2.3. Xây dựng ý thức bảo vệ Tổ quốc cho toàn dân.
- Đối với nước ta, bảo vệ Tổ quốc là một trong hai nhiệm vụ chiến lược của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân.
- Phải luôn nêu cao tinh thần cảnh giác, củng cố quốc phòng, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và các thành quả cách mạng do chủ nghĩa đế quốc đứng đầu là Mĩ và các thế lực thù địch tấn công quyết liệt vào độc lập chủ quyền của các quốc gia, dân tộc đặc biệt là các nước xã hội chủ nghĩa trong đó có nước ta.
- Giáo dục ý thức bảo vệ Tổ quốc phải mang tính toàn diện nhưng tập trung vào:
+ Giáo dục tình yêu quê hương, đất nước, tinh thần cảnh giác trước mọi âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù chống phá nước ta
+ Giáo dục quan điểm điểm, đường lối của Đảng về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn cách mạng mới.
+ Giáo dục tinh thần xả thân vì Tổ quốc, quyết tử để Tổ quốc quyết sinh
+ Hình thức giáo dục phải đa dạng, phù hợp với tùy từng đối tượng
2.4. Xây dựng cơ sở chính trị, xã hội vững mạnh về mọi mặt
- Xây dựng cơ sở chính trị- xã hội vững mạnh sẽ bảo đảm cho chế độ xã hội luôn ổn định, phát triển. Do vậy, phải luôn chú trọng xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc vững mạnh, theo quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam hiện nay là đoàn kết các dân tộc, tôn giáo, giai cấp, tầng lớp nhân dân, mọi thành phần kinh tế, mọi giới, mọi lứa tuổi, mọi vùng, mọi miền đất nước, đoàn kết trong Đảng và ngoài Đảng, người đang công tác và người đã nghỉ hưu, người trong nước và người đang sinh sống ở nước ngoài
- Nâng cao trình độ chính trị, tư tưởng, phẩm chất, đạo đức, lối sống của đảng viên, năng lực lãnh đạo của tổ chức Đảng ở các cấp, nhất là cơ sở.
- Duy trì nghiêm kỷ luật của Đảng ở các cấp, xử lí kịp thời những đảng viên, tổ chức Đảng có khuyết điểm, khen thưởng kịp thời những đảng viên, tổ chức Đảng và quần chúng thực hiện tốt đường lối, chủ trương Điều lệ Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước
2.5. Chăm lo xây dựng lực lượng vũ trang ở địa phương vững mạnh
- Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên phải rộng khắp ở tất cả các làng bản, xã phường, thị trấn, các cơ quan, tổ chức và đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng.
- Bảo đảm triển khai thế trận phòng thủ ở các địa phương, cơ sở.
- Phải chú trọng giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa số lượng và chất lượng nhưng lấy chất lượng là chính.
2.6. Xây dựng, luyện tập các phương án, các tình huống chống “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của địch.
- Mỗi thủ đoạn, hình thức, biện pháp mà kẻ thù sử dụng trong chiến lược “DBHB”, bạo loạn lật đổ cần có phương thức xử lí cụ thể, hiệu quả.
- Khi mỗi tình huống bạo loạn xảy ra, cần phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân và của cả hệ thống chính trị, xử lí theo nguyên tắc nhanh gọn – kiên quyết – linh hoạt – đúng đối tượng – không để lan rộng, kéo dài.
- Xây dựng đầy đủ, luyện tập các phương án sát với diễn biến từng địa phương, từng đơn vị, từng cấp, từng ngành
- Hoạt động xử lí bạo loạn lật đổ phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, điều hành của chính quyền, các ngành tham mưu, quân đội và công an.
2.7. Đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân lao động.
Đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa thực chất là để tạo ra cơ sở vật chất, phát triển lực lượng sản xuất và từng bước hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, đồng thời là điều kiện để tăng năng suất lao động của xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân lao động để tạo nên sức mạnh của thế trận “lòng dân”.
III. Liên hệ bản thân
Xác định trong thời bình, giải pháp “Đẩy lùi tệ quan liêu, tham nhũng, tiêu cực trong xã hội, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trên các lĩnh vực, chống nguy cơ tụt hậu về kinh tế” là giải pháp quan trọng hàng đầu làm thất bại âm mưu “diễn biến hòa bình”, chống phá cách mạnh ta của các thế lực thù địch. Bởi, tham ô, tham nhũng lãng phí đang là một nguy cơ, ảnh hưởng rất lớn đến con đường đi lên CNXH của nước ta. Nếu không chống được căn bệnh mang tính trầm kha này, nó sẽ là ung nhọt di căn trong lòng xã hội, xói mòn đạo đức, niềm tin, làm nhụt ý chí phấn đấu của toàn dân tộc. Đồng thời, chúng ta phải nỗ lực phát triển kinh tế xã hội, cương quyết không để bị tụt hậu về kinh tế, vì kinh tế là nền tảng vững chắc để phát triển đất nước. Do nước ta là nước xác định con đường đi lên xã hội XHCN, nên trong chiến lược phát triển kinh tế, nhất định phải giữ vững định hướng XHCN, không để rơi vào quỹ đạo kinh tế TBCN, tránh tình trạng cá lớn nuốt cá bé, cạnh tranh kinh tế không lành mạnh.
Một trong những đối tượng và mục tiêu quan trọng nhất của chiến lược “diễn biến hòa bình”, là tấn công vào thế hệ trẻ – thế hệ tương lai của một đất nước, làm cho thế hệ trẻ mất niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, xa rời lý tưởng cao đẹp của chủ nghĩa công sản, rơi vào quỹ đạo văn hoá sống gấp, sống hưởng thụ của chủ nghĩa tư bản, coi bản thân mình là lớn hơn tất cả... Vì vậy, giải pháp chống chiến lược “diễn biến hòa bình”, chắc chắn phải là giải pháp giáo dục lý tưởng chủ nghĩa cộng sản, giáo dục đạo đức lối sống, giáo dục ý thức cảnh giác cách mạng cao độ cho thế hệ trẻ.
Là một cán bộ, đảng viên hiện đang công tác tại Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại – “Đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Công Thương có chức năng thu thập, tổng hợp, phân tích và cung cấp thông tin về kinh tế công nghiệp, thương mại, thị trường, thương nhân phục vụ quan lý nhà nước của Bộ Công Thương, các cơ quan Đảng, Nhà nước và tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật”. Với chức vụ Phó Chánh Văn phòng phụ trách Văn thư- Tổng hợp và Ban đối ngoại và Hợp tác quốc tế, xác định được vai trò, trách nhiệm của mình, bản thân luôn kiên định lý tưởng cộng sản, không ngừng bồi dưỡng trí tuệ, lập trường quan điểm và phẩm chất đạo đức; trau rồi, nâng cao năng lực về mọi mặt, nỗ lực giữ gìn sự đoàn kết thống nhất cùng tập thể đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng, đường lối, quan điểm của Đảng; Luôn lấy chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam trong mọi hành động, sự chỉ đạo, lãnh đạo của mình. Cụ thể:
- Bản thân luôn tìm tòi, nghiên cứu nắm vững, hiểu biết đủ, đúng về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trên cơ sở đó quán triệt sâu sắc và góp phần tổ chức thực hiện tốt đường lối chủ trương của Đảng, Nhà nước trong thực tiễn.
- Đẩy mạnh công tác tham mưu cho Chi uỷ, Lãnh đạo Văn phòng và Ban Giám đốc Trung tâm trong công tác đào tạo, bồi dưỡng về lý tưởng, chính trị, cũng như nâng cao năng lực về quản lý và chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ thuộc Trung tâm.
- Kiên quyết đấu tranh với tư tưởng cục bộ, bè phái và các biểu hiện cơ hội, thực dụng vì lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm, không để xuất hiện tình trạng bè phái gây mất đoàn kết nội bộ. Có ý thức nghiêm túc lắng nghe, tiếp thu các ý kiến đóng góp của tập thể, cá nhân; nghiêm túc phê bình, góp ý thẳng thắn với đồng chí, đồng nghiệp. Kiên quyết đấu tranh với các biểu hiện sai trái của cán bộ cùng cấp và dưới quyền, không nể nang né tránh.
- Kiên quyết đấu tranh với các luận điệu xuyên tạc và lợi dụng các khía cạnh đời sống xã hội của kẻ thù, kết hợp với việc lên án, ngăn ngừa các tổ chức và hành vi hoạt động văn hoá với mục đích xấu. Luôn giữ vững trạng thái tâm lí tinh thần, ổn định tư tưởng của xã hội.
- Luôn nâng cao kiến thức về mọi mặt để giữ vững bản lĩnh chính trị, có phương pháp xem xét tiếp cận thông tin một cách đúng đắn khoa học.
- Nâng cao cảnh giác, đấu tranh với những nhận thức không đúng, ngộ nhận, mơ hồ trước các nguồn thông tin ngược chiều với quan điểm, chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước.
- Thường xuyên theo dõi và cập nhật các thông tin thời sự, chính trị và xã hội để có được hiểu biết và sự đúng đắn trong đường lối cũng như trong suy nghĩ của bản thân, phấn đấu học tập, lao động theo tư tưởng và tấm gương đạo dức của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.
- Bản thân có ý thức tự giác, kỷ luật trong quá trình tiếp xúc thông tin. Chấp hành tốt các quy định về quyền thông tin, phạm vi thông tin, tham gia tích cực đấu tranh chống phao tin, đồn nhảm, lưu truyền thông tin xấu, thất thiệt.
Với vai trò là một cán bộ phụ trách bộ phận Văn thư – Tổng hợp một cơ quan thông tin trực thuộc Bộ Công Thương, thường xuyên có văn bản hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị Bản tin, Tạp chí, các đơn vị làm công tác thông tin, dự báo kinh tế vĩ mô thuộc Trung tâm; bám sát mọi chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, làm tốt các công tác thông tin tuyên truyền, định hướng dư luận và công tác dự báo về kinh tế công nghiệp và thương mại giúp ổn định thị trường, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước.
- Tích cực chủ động tham gia phong trào bảo vệ trị an, góp phần làm thất bại các âm mưu, thủ đoạn đó, giữ vững ổn định mọi mặt của cơ quan và khu dân cư mình sinh sống, góp phần nâng cao nhận thức về công tác quốc phòng toàn dân, tăng cường mối quan hệ giữa cán bộ, chiến sĩ với nhân dân, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn... Tham gia tích cực công tác bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, xây dựng thế trận an ninh nhân dân vững chắc; phối hợp tham mưu, đề xuất về tăng cường công tác dân vận và thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở, xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, chống diễn biến hoà bình, phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội, phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, cứu hộ cứu nạn; trao đổi thông tin về tình hình nhân dân liên quan đến công tác dân vận trên lĩnh vực an ninh trật tự; tham mưu, đề xuất với cấp uỷ, chính quyền các cấp giải pháp xử lý dứt điểm các vụ việc phức tạp về an ninh trật tự, không để phát sinh điểm nóng…
Tóm lại, xu thế toàn cầu hóa về kinh tế, đẩy mạnh đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế và cuộc cách mạng khoa học công nghệ trên tất cả các lĩnh vực đã và đang đặt ra những cơ hội và thách thức mới đối với đất nước ta. Âm mưu chống phá nhà nước, chế độ ta của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch là thường xuyên, liên tục, dưới nhiều thủ đoạn, hình thức tinh vi khác nhau. Chúng thường xuyên thay đổi chiến lược và phương thức để chống phá các nước xã hội chủ nghĩa còn lại, chúng luôn coi Việt Nam là một trọng điểm; trong đó, đặc biệt nguy hiểm là âm mưu “diễn biến hòa bình”, gây bạo loạn lật đổ cách mạng ta, để thấy được ảnh hưởng, tác hại và tính chất phức tạp, quyết liệt của cuộc đấu tranh trong sự nghiệp đổi mới hiện nay.
Toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta phải luôn nâng cao cảnh giác, nhận thức rõ tính chất nguy hiểm của âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù thấy được tính chất phức tạp, quyết liệt trong cuộc đấu tranh này, đoàn kết, kiên quyết đánh bại chúng, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Đối với cán bộ công chức, viên chức việc học tập và nâng cao tri thức nhằm có nhận thức và cái nhìn đúng đắn chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước nước ta là vô cùng quan trọng.
Chúng ta xác định, chống chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch đối với cách mạng nước ta là nhiệm vụ cấp bách và lâu dài của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa giai đoạn mới. Từ đó, mỗi người dân nói chung, mỗi cán bộ, công chức, viên chức nói riêng cần kiên định lý tưởng cộng sản, nêu cao cảnh giác cách mạng, xác định rõ trách nhiệm, theo lĩnh vực hoạt động của mình có những hành động thiết thực góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân và toàn quân làm thất bại mọi âm mưu chống phá cách mạng ta của các thế lực thù địch; đồng thời, không ngừng trau dồi, bồi dưỡng nâng cao năng lực về mọi mặt để góp sức xây dựng một đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa văn minh, giàu mạnh, tạo nên sức mạnh tổng hợp để xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc./.
---------------
4. Bài thu hoạch bồi dưỡng kiến thức quốc phòng an ninh đối tượng 3 năm 2024
BẢO VỆ AN NINH QUỐC GIA TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ
Từ năm 1986 đến nay, trải qua hơn 35 năm, hệ thống thông tin của Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc, phục vụ đắc lực cho công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của Đảng, Nhà nước, đáp ứng nhu cầu của xã hội. Hiện nay, lĩnh vực viễn thông, Internet có sự phát triển mạnh mẽ, đạt được mục tiêu số hóa hoàn toàn mạng lưới, phát triển nhiều dịch vụ mới, phạm vi phục vụ được mở rộng, bước đầu hình thành những doanh nghiệp mạnh, có khả năng vươn tầm khu vực, quốc tế. Hệ thống bưu chính chuyển phát, báo chí, xuất bản phát triển nhanh cả về số lượng, chất lượng và kỹ thuật nghiệp vụ, có đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội; đảm bảo quốc phòng, an ninh, đối ngoại của đất nước.
Tuy nhiên, tình hình an ninh thông tin ở Việt Nam đã và đang có những diễn biến phức tạp. Các cơ quan đặc biệt nước ngoài, các thế lực thù địch, phản động tăng cường hoạt động tình báo, gián điệp, khủng bố, phá hoại hệ thống thông tin; tán phát thông tin xấu, độc hại nhằm tác động chính trị nội bộ, can thiệp, hướng lái chính sách, pháp luật của Việt Nam.
Thực tế nêu trên đã làm xuất hiện nhiều nguy cơ đe dọa đến an ninh thông tin của Việt Nam ở cả bên trong và bên ngoài. Như vậy, có thể thấy, không gian mạng đã trở thành nguồn lực đặc biệt thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ chủ quyền, lợi ích quốc gia- dân tộc, đồng thời cũng là môi trường tác chiến mới. Nhận diện rõ đặc điểm không gian mạng, đặc điểm bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng, từ đó có những giải pháp để nâng cao ý thức bảo vệ đất nước trên không gian mạng cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong tình hình hiện nay là vấn đề không chỉ mang tính cấp thiết trước mắt, mà còn mang tính chiến lược lâu dài.
I. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về an ninh mạng và bảo vệ quốc gia trên không gian mạng
Để đảm bảo an ninh mạng và bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật, trong đó nổi bật là Nghị quyết của Bộ Chính trị về Chiến lược An ninh mạng quốc gia; về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng; về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; Luật An ninh mạng, Luật An toàn thông tin mạng, mang tính chỉ đạo chiến lược cho công cuộc bảo vệ an ninh mạng, bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng. Nhờ đó, bước đầu hình thành hệ thống pháp luật và cơ sở vật chất cho việc bảo đảm an ninh mạng, an toàn thông tin quốc gia, không gian mạng quốc gia.
Quan điểm của Đảng, Nhà nước về an ninh mạng và các vấn đề bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng thể hiện sự nhất quán về nguyên tắc Ðảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc; đồng thời thể hiện bước phát triển kịp thời về tư duy, sự đổi mới về nhận thức của Ðảng đối với công cuộc bảo vệ đất nước trong tình hình không gian mạng phát triển đa chiều và xuyên quốc gia. Quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về vấn đề này được thể hiện rõ trong Nghị quyết số 29-NQ/TW, Nghị Quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng và Chiến lược an ninh mạng quốc gia, như sau:
Một là, an ninh mạng và bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên, vừa cấp bách, vừa lâu dài của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và cả hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước.
Không gian mạng là vùng lãnh thổ đặc biệt của quốc gia được xác định bằng phạm vi không gian do Nhà nước quản lý, kiểm soát bằng chính sách, pháp luật và năng lực công nghệ có vai trò quan trọng như những vùng lãnh thổ khác (đất liền, hải đảo, vùng biển, vùng trời).
Với những đặc tính vượt trội như tốc độ truyền tải, tìm kiếm thông tin nhanh, khả năng lưu trữ thông tin lớn, liên kết cộng đồng không giới hạn về không gian, thời gian; không gian mạng đang là môi trường “lý tưởng” cho các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, phát tán thông tin giả, kích động biểu tình, gây rối trật tự an toàn xã hội hòng thực hiện hoạt động “diễn biến hòa bình”, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, “phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang nhân dân. Hoạt động tội phạm và những hành vi vi phạm pháp luật trên không gian mạng ngày càng gia tăng về số vụ, thủ đoạn và tính chất, mức độ nguy hiểm, gây thiệt hại nghiêm trọng trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Chính vì vậy, bảo vệ an ninh mạng, bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng là nhiệm vụ trọng yếu, cấp bách cần phải triển khai đồng bộ, quyết liệt, thường xuyên, liên tục, bền bỉ trong mọi tình huống, mọi hoàn cảnh.
Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và cả hệ thống chính trị đồng sức, đồng lòng quyết tâm giữ vững an ninh quốc gia trên không gian mạng, trật tự an toàn xã hội, phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý hiệu quả các hành vi xâm phạm an ninh mạng quốc gia; xác lập, quản lý và bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia trên không gian mạng, góp phần bảo vệ độc lập chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc và lợi ích quốc gia – dân tộc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng và phát triển đất nước nhanh và bền vững. Luôn nêu cao cảnh giác, làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá, xâm phạm chủ quyền, lợi ích quốc gia- dân tộc trên không gian mạng; không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống.
Hai là, phát huy mạnh mẽ “thế trận lòng dân” góp phần xây dựng và củng cố vững chắc thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân trên không gian mạng.
“Nhân dân là trung tâm, là chủ thể của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” nên việc xây dựng “thế trận lòng dân” vững chắc từ cơ sở là yêu cầu cấp thiết trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc trên bất kỳ vùng lãnh thổ nào. Kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn coi trọng, vun đắp cho sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng và khối đại đoàn kết toàn dân tộc, củng cố sự đồng thuận và lòng tin của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước trong mọi lĩnh vực và trên mọi mặt trận.
Công cuộc bảo vệ an ninh mạng, bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng cũng không nằm ngoài quỹ đạo ấy. Để củng cố và phát huy sức mạnh của “thế trận lòng dân” trên không gian mạng cần quy tụ và phát huy cho được sức mạnh nội sinh của mỗi con người, của tập thể và của cả dân tộc; tuyên truyền, giáo dục, định hướng cho mỗi cá nhân hiểu được lợi ích cũng như tác hại tiền ẩn trên không gian mạng, nâng cao tinh thần cảnh giác, chủ động phòng tránh và khả năng tự xử lý tình huống khi bị tiến công trên không gian mạng. Mỗi tài khoản trên không gian mạng là một chiến sĩ và mỗi bài viết tuyên truyền, đấu tranh phản bác là những vũ khí sắc bén bắn thẳng vào thế lực thù địch.
“Thế trận lòng dân” là nền tảng gốc rễ để xây dựng nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân vững chắc. Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Lễ thành lập lực lượng công an nhân dân vũ trang (nay là Bộ đội Biên phòng) vào tháng 3/1959 “Công an và Quân đội là hai cánh tay của Nhân dân, của Đảng, của Chính phủ, của vô sản chuyên chính.
Vì vậy, càng phải đoàn kết chặt chẽ với nhau, giúp đỡ lẫn nhau, ra sức phát triển ưu điểm, khắc phục những tư tưởng không đúng”, lực lượng Quân đội nhân dân và Công an nhân dân đã phối hợp chặt chẽ với nhau xây dựng, bố trí lực lượng, tiềm lực, thiết lập thế trận an ninh liên hoàn trên không gian mạng trên tinh thần “trinh sát kịp thời, ngăn chặn hiệu quả, phòng thủ vững chắc, sẵn sàng chiến đấu”.
Ba là, xây dựng lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng, bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng chính quy, tinh nhuệ, hiện đại.
Đại hội XIII của Đảng đã chỉ rõ “tiếp tục xây dựng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, ưu tiên hiện đại hóa một số quân chủng, binh chủng, lực lượng: … an ninh mạng và đấu tranh phòng, chống tội phạm công nghệ cao …”.
Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng, bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng được bố trí tại Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các cơ quan, tổ chức quản lý hệ thống thông tin về an ninh, chủ quyền quốc gia. Đây là một trong số những lực lượng đang được Đảng, Nhà nước quan tâm, ưu tiên nguồn lực để xây dựng và đào tạo tiến nhanh lên “hiện đại”, làm chủ công nghệ thông tin, thích ứng kịp thời, thậm chí là vượt trước thời đại, nhạy bén với những tình huống bất ngờ, thủ đoạn tinh vi, chủ động đấu tranh có hiệu quả.
Để công tác bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng đạt hiệu quả, lực lượng chuyên trách tại các đơn vị phải chủ động liên kết, phối hợp chặt chẽ với nhau trong hành động, tác chiến, thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công, phân nhiệm rõ ràng đến từng cấp, từng lực lượng. Theo đó, bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội theo chức năng, nhiệm vụ của Bộ Công an; hoạt động tác chiến trên không gian mạng theo chức năng, nhiệm vụ của Bộ Quốc phòng; bảo đảm an toàn thông tin mạng theo chức năng, nhiệm vụ của Bộ Thông tin và Truyền thông và bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh, phản bác các quan điểm, luận điệu, thông tin sai trái theo chức năng, nhiệm vụ của Ban Tuyên giáo Trung ương.
Bốn là, đẩy mạnh công tác đối ngoại trong an ninh mạng và bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng
An ninh mạng là vấn đề toàn cầu tác động trực tiếp đến sự hoà bình, ổn định, và phát triển của mỗi quốc gia. Vì vậy, việc tăng cường mở rộng hợp tác quốc tế trên không gian mạng là hết sức cần thiết, tạo vành đai an ninh bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa. Việt Nam ủng hộ và sẵn sàng hợp tác với các đối tác nhằm xây dựng một môi trường không gian mạng hòa bình, ổn định, an toàn, vì người dân và phát triển bền vững.
Bên cạnh đó, chú trọng vận dụng linh hoạt, đúng đắn quan điểm của Đảng, Nhà nước về “đối tác, đối tượng” trên không gian mạng, tranh thủ “đối tác” để thiết lập quan hệ quốc tế rộng rãi, đề cao tinh thần chủ động phòng ngừa, phát hiện sớm và xử lý kịp thời các hoạt động chống phá của “đối tượng”.
Năm là, kết hợp chặt chẽ giữa nhiệm vụ chuyển đổi số quốc gia với nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng
Phát triển kinh tế số là một trong những xu thế lớn trên thế giới được nhiều quốc gia nghiên cứu, ứng dụng. Tại Việt Nam, xu hướng số hóa được triển khai mạnh mẽ ở mọi lĩnh vực hướng tới mục tiêu chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số, xã hội số. Bước đầu xây dựng và phát triển hạ tầng thông tin viễn thông, đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển đổi, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, đặc biệt là những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư tạo nền tảng thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số.
Đầu tư, ứng dụng công nghệ thông tin trong các lĩnh vực gắn liền với đầu tư cho công tác an ninh mạng, bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng. Phát huy ý chí tự lực, tự cường, phát huy mạnh mẽ nhân tố con người, con người là trung tâm là chủ thể, là nguồn lực chính để xây dựng và sớm hình thành ngành công nghệ mạng Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt Nam từng bước làm chủ về công nghệ, thiết kế, chế tạo các sản phẩm công nghệ mang thương hiệu “Việt Nam”, hạn chế tối đa sự phụ thuộc vào các sản phẩm công nghệ nước ngoài.
Kinh tế số, xã hội số phát triển manh mẽ đặt ra hai vấn đề. Kinh tế phát triển đồng nghĩa với việc sẽ có sự đổi mới, cải tiến về kỹ thuật, công nghệ là tiền đề quan trọng để đổi mới công nghệ an ninh mạng, góp phần nâng cao năng lực xử lý tình huống, phát hiện đấu tranh với các thế lực trên không gian mạng.
Song song với những lợi ích trên, sự phát triển nhanh chóng của kinh tế số, xã hội số làm gia tăng nguy cơ xâm phạm hệ thống an ninh mạng, xâm phạm chủ quyền quốc gia trên không gian mạng. Vì vậy, phát triển quốc gia số, kinh tế số, xã hội số phải luôn đi liền với bảo vệ an ninh mạng, bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng. Mọi hoạt động kinh tế trong thời đại công nghiệp 4.0 phải tuyệt đối tuân thủ luật pháp quốc tế, luật pháp Việt Nam hướng tới mục tiêu phát triển đất nước nhanh, bền vững.
Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, sự quản lý thống nhất của Nhà nước, sự vào cuộc quyết liệt của các ban, bộ, ngành, địa phương và đặc biệt là sự tích cực, chủ động trong vai trò nòng cốt của lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng, công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng luôn được giữ vững góp phần quan trọng bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia trên không gian mạng.
Kết cấu hạ tầng viễn thông được xây dựng khá đồng bộ, công nghệ thông tin được ứng dụng rộng rãi từ Trung ương đến địa phương; kinh tế số được hình thành và phát triển nhanh dần trở thành bộ phận quan trọng của nền kinh tế. Kịp thời kiểm soát các hoạt động lợi dụng không gian mạng để tuyên truyền, phát tán các quan điểm thù địch, sai trái chống phá Đảng, Nhà nước, kích động tập trung đông người gây rối an ninh, trật tư.
Trước, trong và sau Đại hội lần thứ XIII của Đảng, các lực lượng chuyên trách đã gỡ bỏ hàng trăm trang web, hàng nghìn nhóm, tài khoản mạng xã hội phát tán thông tin xuyên tạc, đả kích lãnh đạo Đảng, Nhà nước; xuyên tạc, bịa đặt về công tác nhân sự của Đảng; gỡ bỏ bài viết và xử phạt hành chính các đối tượng lợi dụng mối quan tâm của cộng đồng về công tác phòng chính dịch Covid-19 nhằm xuyên tạc những nỗ lực của Đảng, Chính phủ và toàn hệ thống chính trị trong công tác phòng, chống dịch bệnh và đánh cắp thông tin, dữ liệu cá nhân của người dùng.
Tuy nhiên, tình hình mất an toàn thông tin mạng tại một số nơi còn diễn ra phức tạp; công tác an ninh mạng, bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng còn nhiều vấn đề đang đặt ra: Đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ còn nhiều thách thức; công tác nắm tình hình, dự báo chiến lược quốc phòng, an ninh có lúc chưa thật chủ động; công tác quản lý, đảm bảo an toàn thông tin, an ninh mạng còn hạn chế.
Bên cạnh đó, việc chủ động, tích cực tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là yêu cầu tất yếu khách quan nhằm mang lại cơ hội cho phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời cũng đặt ra những thách thức với công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng.
Với xu hướng Internet kết nối vạn vật và các hệ thống, hoạt động tấn công mạng của các thế lực thù địch, tội phạm mạng sẽ ngày càng gia tăng, không chỉ dừng lại ở mục đích thu thập thông tin bí mật, mà còn phá hoại cơ sở dữ liệu, hạ tầng công nghệ thông tin, thậm chí trở thành những loại vũ khí nguy hiểm, có sức tàn phá nặng nề, xâm phạm đến chủ quyền lợi ích quốc gia, dân tộc trên không gian mạng.
II. Không gian mạng và bảo vệ an ninh quốc gia trên không gian mạng
Hiện nay, trên thế giới vẫn chưa có khái niệm thống nhất về không gian mạng. Luật An ninh mạng được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 12/6/2018 khẳng định, không gian mạng là mạng lưới kết nối của cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, bao gồm mạng viễn thông, mạng internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, cơ sở dữ liệu; là nơi con người thực hiện các hành vi xã hội không bị giới hạn bởi không gian và thời gian. Không gian mạng quốc gia là không gian mạng do Chính phủ xác lập, quản lý và kiểm soát. Trên không gian mạng, Việt Nam có hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia. Hệ thống này gồm hệ thống thông tin quân sự, an ninh, ngoại giao, cơ yếu; hệ thống thông tin lưu trữ, xử lý thông tin thuộc bí mật nhà nước; hệ thống thông tin phục vụ lưu giữ, bảo quản hiện vật, tài liệu có giá trị đặc biệt quan trọng; hệ thống thông tin phục vụ bảo quản vật liệu, chất đặc biệt nguy hiểm đối với con người, môi trường sinh thái; hệ thống thông tin phục vụ bảo quản, chế tạo, quản lý cơ sở vật chất đặc biệt quan trọng khác liên quan đến an ninh quốc gia; hệ thống thông tin quan trọng phục vụ hoạt động của cơ quan, tổ chức ở Trung ương; hệ thống thông tin quốc gia thuộc lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng, viễn thông, giao thông vận tải, tài nguyên và môi trường, hóa chất, y tế, văn hóa, báo chí; hệ thống điều khiển và giám sát tự động tại công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia, mục tiêu quan trọng về an ninh quốc gia.
Từ khái niệm bảo vệ an ninh quốc gia được đề cập trong Luật An ninh quốc gia Việt Nam năm 2004 có thể hiểu, bảo vệ an ninh quốc gia trên không gian mạng là phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia trên không gian mạng. Thực tế cho thấy, không gian mạng quốc gia Việt Nam chứa đựng những yếu tố hết sức quan trọng, nếu bị xâm hại sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới lợi ích, an ninh quốc gia. Hiện nay, các thế lực thù địch, phản động trong và ngoài nước vẫn không từ bỏ âm mưu, hoạt động chống phá Việt Nam. Chúng luôn lợi dụng thành tựu khoa học - kỹ thuật và không gian mạng vào các hoạt động chống phá với các thủ đoạn ngày càng tinh vi, nguy hiểm. Trong bối cảnh đó, yêu cầu bảo vệ an ninh quốc gia trên không gian mạng đặt ra trong tình hình hiện nay là hết sức cấp thiết.
Bảo vệ an ninh quốc gia trên không gian mạng được xác định là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta. Do đó, để triển khai công tác này, phải phát huy được sức mạnh dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại; đồng thời, xác định đây là cuộc đấu tranh của toàn dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng, là nhiệm vụ trọng yếu của cuộc đấu tranh bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, trong đó, lực lượng công an giữ vai trò nòng cốt, lực lượng an ninh mạng và cảnh sát phòng, chống tội phạm công nghệ cao có trách nhiệm trực tiếp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, lợi ích quốc gia trên không gian mạng. Đây là quan điểm, tư tưởng cơ bản, xuyên suốt của Đảng, quyết định thắng lợi cuộc đấu tranh bảo vệ an ninh, chủ quyền quốc gia trên không gian mạng. Các nguyên tắc cần quán triệt trong bảo vệ an ninh quốc gia trên không gian mạng bao gồm: Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý thống nhất của Nhà nước, huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và toàn dân tộc; lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia trên không gian mạng làm nòng cốt. Kết hợp chặt chẽ giữa nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia với nhiệm vụ xây dựng, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Chủ động phòng ngừa, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia trên không gian mạng.
Bảo vệ an ninh quốc gia trên không gian mạng là bảo vệ chế độ chính trị và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam trên không gian mạng; bảo vệ an ninh về tư tưởng và văn hóa, khối đại đoàn kết toàn dân tộc, quyền lợi và lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trên không gian mạng; bảo vệ an ninh trong các lĩnh vực kinh tế, quốc phòng, đối ngoại và các lợi ích khác của quốc gia trên không gian mạng; bảo vệ bí mật nhà nước và các mục tiêu quan trọng về an ninh quốc gia trên không gian mạng; phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại và loại trừ các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia trên không gian mạng.
III. Những khó khăn, thách thức trong bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng
Ngày nay, mỗi ngày đều có các ứng dụng, dịch vụ công nghệ thông tin mới ra đời. Các tiến bộ về khoa học công nghệ đã đưa cuộc sống của con người phát triển theo hướng hiện đại, tiện ích hơn. Đặc biệt, khi có sự có mặt và phổ biến của các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo AI, điện toán đám mây, 5G..., cuộc sống con người có thêm nhiều sự thuận tiện hơn, nhiều ngành nghề mới ra đời liên quan đến công nghệ.
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm vượt trội, không gian mạng cũng ẩn chứa những hiểm họa khôn lường về an toàn thông tin. Không gian mạng đã và đang là môi trường lý tưởng cho các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia. Hàng loạt cuộc tấn công xâm nhập, chiếm quyền điều khiển, lấy cắp, phá hoại dữ liệu đã không được kiểm tra, đánh giá, quản lý rủi ro về an toàn thông tin, dẫn đến không kịp thời phát hiện được nguy cơ, lỗ hổng, mã độc bị cài vào trong hệ thống. Điều này dẫn tới nhiều khó khăn, thách thức với tất cả các quốc gia trong đó có Việt Nam trong bảo đảm an toàn, an ninh mạng và bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng, cụ thể là:
Thứ nhất, thiếu cơ sở pháp lý và các cơ chế hợp tác quốc tế trong bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng. Các thách thức về đảm bảo an ninh trên không gian mạng có tính xuyên quốc gia, đòi hỏi nỗ lực hợp tác quốc tế để giải quyết, nhưng đến nay vẫn chưa đi đến thống nhất để có thể thiết lập các nguyên tắc pháp lý mang tính quốc tế đối với hoạt động này.
Thứ hai, nguồn lực về công nghệ, con người, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, viễn thông của Việt Nam còn hạn chế và thiếu sự đồng đều giữa các địa phương. Trong khi đó, công nghệ càng ngày càng phát triển, tội phạm mạng, tội phạm sử dụng công nghệ cao có sự biến đổi với nhiều phương thức, thủ đoạn mới.
Thứ ba, khó khăn trong việc xác định ranh giới giữa hoạt động bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng với hoạt động vi phạm quyền tự do cá nhân của người dùng trên không gian mạng.
Để đảm bảo an ninh mạng, bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng thì các cơ quan quản lý cần phải áp dụng nhiều biện pháp như: thiết lập và duy trì các chính sách làm sạch an ninh mạng; kiểm tra an ninh mạng; giám sát an ninh mạng; thu thập các dữ liệu điện tử phục vụ bảo vệ an ninh mạng; phong tỏa, đình chỉ hoạt động của hệ thống thông tin,… Tuy nhiên, điều này đặt ra nhiều khó khăn, thách thức cho cơ quan chức năng là làm sao để xác định được đâu là hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Bởi lẽ vẫn có những hoạt động đứng giữa ranh giới giữa việc bảo vệ an ninh quốc gia với xâm phạm quyền tự do cơ bản của người dân.
IV. Liên hệ bản thân
Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trên không gian mạng là tất yếu khách quan và là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của cách mạng nước ta trong cuộc Cách mạng 4.0. Nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan Đảng, chính quyền nhà nước, lực lượng vũ trang, mà còn là trách nhiệm của toàn dân.
Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, các thế lực thù địch, phản động luôn lợi dụng thành tựu khoa học - kỹ thuật để chống phá Việt Nam, đặc biệt là gia tăng các hoạt động tuyên truyền phá hoại nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng, bản thân tôi là một đảng viên, người làm báo, giữ chức vụ Trưởng phòng Tuyên truyền Xây dựng Đảng - Nội chính của báo địa phương - cơ quan ngôn luận của tỉnh, để bảo vệ an ninh quốc gia trên không gian mạng theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng, tôi cho rằng bản thân cần làm tốt một số nhiệm vụ trọng tâm sau:
- Luôn kiên định con đường cách mạng của Đảng, không ngừng trau dồi, nâng cao năng lực chuyên môn, cũng như phẩm chất đạo đức, nỗ lực gìn giữ tinh thần đoàn kết, cùng tập thể đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, luôn lấy việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam cho mọi hành động, quyết sách của mình.
- Quán triệt sâu sắc quần chúng, cán bộ nhân viên tìm hiểu về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, trên cơ sở đó thực hiện tốt đường lối chủ trương của Đảng, Nhà nước trong thực tiễn, có những bài viết chất lượng định hướng đúng dư luận về đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Kiên quyết đấu tranh chống lại những biểu hiện tiêu cực, phản ánh đúng sự thật những mặt tồn tại, hạn chế trong quá trình thực thi nhiệm vụ của một số ban, ngành, để bạn đọc có cái nhìn khách quan, toàn diện hơn, tránh tin vào những thông tin sai lệch, xuyên tạc, chống phá của lực lượng phản động.
- Đẩy mạnh công tác tham mưu cho Đảng bộ, lãnh đạo cơ quan, lãnh đạo tỉnh trong công tác tuyên truyền, định hướng dư luận; đào tạo, bồi dưỡng quần chúng, đảng viên, cán bộ nhân dân về lý tưởng, chính trị, cũng như nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ cơ quan báo đài nói riêng và cơ quan toàn tỉnh nói chung. Xây dựng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên vững về tư tưởng chính trị, mạnh về chuyên môn nghiệp vụ.
- Kiên quyết đấu tranh với tư tưởng cục bộ, bè phái, luôn nghiêm túc lắng nghe, tiếp thu các ý kiến đóng góp của tập thể, cá nhân; thẳng thắn góp ý với đồng nghiệp trong quá trình làm việc.
- Là người làm báo, đồng thời là báo cáo viên được giao nhiệm vụ tham gia tuyên truyền, giảng dạy tại các buổi học tập nghị quyết tại Đảng bộ cấp huyện, cấp xã, tôi luôn kiên quyết đấu tranh với các luận điệu xuyên tạc và lợi dụng các khía cạnh đời sống xã hội của kẻ thù; nâng cao cảnh giác, đấu tranh với những nhận thức không đúng, ngộ nhận, mơ hồ trước các nguồn thông tin ngược chiều với quan điểm, chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước.
- Thông qua ngòi bút của mình, phản ánh lại tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, những khó khăn của cơ sở, giúp lãnh đạo các cơ quan ban ngành, lãnh đạo tỉnh kịp thời nắm bắt và có giải pháp xử lý nhanh chóng, góp phần yên lòng dân, không để những thông tin sai lệch, xuyên tạc của các đối tượng phản động làm hạ uy tín của Đảng, Nhà nước.
- Nhận thấy rằng biện pháp bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng là phi vũ trang, "không khói súng", tôi cho rằng những người làm báo cần nhận thức đúng đắn những nguy cơ đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, cần phải chủ động sẵn sàng ứng phó với chiến tranh không gian mạng. Bởi trên không gian mạng không chỉ là sự đấu tranh ở lĩnh vực quân sự, mà còn cả lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, tinh thần. Mỗi cán bộ, đảng viên, người làm báo cần hiểu rõ sự nguy hại khi những thông tin sai lệch phát tán trong các tầng lớp nhân dân, từ đó có biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, loại bỏ các tác nhân gây hại. Xây dựng thế trận lòng dân ngay cả khi xảy ra chiến tranh trên không gian mạng.
KẾT LUẬN
Thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách và biện pháp nhằm bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng, góp phần quan trọng bảo đảm chủ quyền quốc gia trên không gian mạng. Đây là những cơ sở pháp lý quan trọng trong phòng ngừa, đấu tranh, xử lý các hoạt động vi phạm pháp luật trên không gian mạng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân; tạo hành lang pháp lý để nâng cao năng lực bảo vệ hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin quan trọng về an ninh quốc gia, góp phần bảo đảm chủ quyền, an ninh, trật tự và xây dựng môi trường an toàn, lành mạnh trên không gian mạng.
Trong đó, tôi cho rằng, tập trung nguồn lực để xây dựng, từng bước phát triển nền công nghiệp công nghệ thông tin, đặc biệt là công nghiệp an ninh thông tin (an ninh mạng) của Việt Nam rất quan trọng. Bởi con người là một trong những nhân tố quyết định đến sự thành công. Với đóng góp của mình tại địa phương, tôi luôn tích cực tham mưu đến cấp ủy, chính quyền địa phương cần có cơ chế đặc biệt, triển khai ngay các giải pháp đi tắt, đón đầu để từng bước làm chủ công nghệ; có chính sách đãi ngộ tốt khuyến khích nguồn nhân lực về công nghệ thông tin trở về quê hương làm việc. Đồng thời, có nguồn tài chính riêng để khuyến khích nghiên cứu, phát triển, sử dụng các phần mềm, dịch vụ thông tin riêng của Việt Nam, đáp ứng yêu cầu bảo mật thông tin, sự an toàn của bí mật nhà nước, giám sát an ninh mạng. Từ đó góp phần bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng
Trên đây là nội dung bài thu hoạch quốc phòng an ninh cho đối tượng 3.
Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục thủ tục hành chính trong mục biểu mẫu nhé.
Tham khảo thêm
- Chia sẻ:Khang Anh
- Ngày:
Bài thu hoạch bồi dưỡng kiến thức quốc phòng an ninh đối tượng 3 năm 2024
214 KB 18/05/2021 8:44:00 SABài thu hoạch bồi dưỡng kiến thức quốc phòng an ninh đối tượng 3 năm $(YEAR) (tệp PDF)
10/01/2018 10:57:51 CH
Gợi ý cho bạn
-
Phiếu đăng ký sơ tuyển quân sự năm 2024
-
Mẫu đơn xin vào Hội cựu chiến binh Việt Nam 2024
-
Thủ tục cấp giấy chứng nhận con thương binh 2024
-
Báo cáo tổng kết Chi hội Cựu chiến binh 2024
-
Bài thu hoạch bồi dưỡng kiến thức quốc phòng an ninh đối tượng 3 năm 2024
-
Bài cảm nghĩ về ngày 22-12 - Bài viết về ngày 22/12 hay và ý nghĩa
-
Báo cáo tổng kết 10 năm phong trào Toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc
-
Biểu mẫu Nghị định 33/2024 file word
-
Mẫu đơn xin tham gia nghĩa vụ quân sự tự nguyện
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Bộ đội - Quốc phòng - Thương binh
Thủ tục giải quyết chính sách đối với Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động
Mẫu phiếu đăng ký tham gia lớp học kỳ trong quân đội năm 2024
Biểu mẫu Nghị định 33/2024 file word
Câu hỏi cuộc thi "Tìm hiểu Luật Cảnh sát biển Việt Nam năm 2018"
Thể lệ Cuộc thi viết "Quân đội anh hùng, quốc phòng vững mạnh" năm 2019
Mẫu quyết định thành lập đoàn điều tra tai nạn lao động
Thủ tục hành chính
Hôn nhân - Gia đình
Giáo dục - Đào tạo
Tín dụng - Ngân hàng
Biểu mẫu Giao thông vận tải
Khiếu nại - Tố cáo
Hợp đồng - Nghiệm thu - Thanh lý
Thuế - Kế toán - Kiểm toán
Đầu tư - Kinh doanh
Việc làm - Nhân sự
Biểu mẫu Xuất - Nhập khẩu
Xây dựng - Nhà đất
Văn hóa - Du lịch - Thể thao
Bộ đội - Quốc phòng - Thương binh
Bảo hiểm
Dịch vụ công trực tuyến
Mẫu CV xin việc
Biển báo giao thông
Biểu mẫu trực tuyến