Báo cáo chính trị Đại hội Chi, Đảng bộ (nhiệm kỳ 2020 - 2025)

Báo cáo chính trị là văn kiện trung tâm của đại hội, là căn cứ cơ bản để xây dựng các văn kiện khác. Phải thể hiện một cách tập trung nhất tầm nhìn, bản lĩnh, trí tuệ, ý chí, sức mạnh đoàn kết của cấp ủy, tổ chức đảng, đảng viên và các tầng lớp nhân dân. Bài viết này Hoatieu.vn sẽ chia sẻ mẫu Báo cáo chính trị cho bạn.

1. Giới thiệu Đại hội XIII

Đại hội XIII có nhiệm vụ kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XII gắn với đánh giá tổng quát tiến trình đổi mới; quyết định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ 5, 10 năm tới và tầm nhìn đến năm 2045; đánh giá việc thi hành Điều lệ Đảng khoá XII; kiểm điểm sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII; bầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII. Đại hội được tiến hành theo phương châm: Đoàn kết - Dân chủ - Kỷ cương - Sáng tạo - Phát triển, với chủ đề:

  • Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh;
  • Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, phát huy ý chí, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại;
  • Tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới;
  • Xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hoà bình, ổn định;
  • Phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

2. Hướng dẫn viết nội dung báo cáo chính trị

Tiêu đề (chủ đề) của báo cáo chính trị:

Với vai trò, ý nghĩa như đã nêu, tiêu đề của báo cáo chính trị tại đại hội đảng bộ các cấp phải bảo đảm các yêu cầu: Vừa có tính khái quát, bao trùm, nhưng vừa phải ngắn gọn, súc tích, sáng rõ và giàu ý nghĩa, nhưng không đa nghĩa; vừa có tính định hướng chính trị, tư tưởng, vừa nêu rõ mục tiêu, nhiệm vụ, vừa biểu thị quyết tâm, khẩu hiệu hành động, dễ nhớ, dễ hiểu, thuận lợi trong tuyên truyền, phổ biến, quán triệt tới cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Phần đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết đại hội trong nhiệm kỳ:

Trong phần này, báo cáo chính trị tại đại hội đảng bộ các cấp phải đánh giá đầy đủ, toàn diện, khách quan, đúng đắn về kết quả thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, Nghị quyết của Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng, nghị quyết của đại hội đảng bộ và nghị quyết của cấp ủy cấp trên, nghị quyết đại hội đảng bộ và nghị quyết của cấp ủy cùng cấp.

Trong đánh giá kết quả đạt được, báo cáo phải chỉ ra được những thành tựu, ưu điểm nổi bật và những hạn chế, khuyết điểm chủ yếu. Bên cạnh các nhận định, đánh giá kết quả, cần có hệ thống số liệu minh họa cụ thể, chính xác (có thể có phần phụ lục riêng). Những mô hình mới, cách làm hay, sáng tạo cần được chắt lọc, phản ánh, diễn đạt và khái quát lên tầm lý luận, qua đó động viên, khuyến khích tìm tòi, đổi mới, phát triển. Các hạn chế, yếu kém phải được chỉ rõ với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, tránh mắc bệnh thành tích, tư duy nhiệm kỳ, chủ quan, duy ý chí.

Trong đánh giá, báo cáo chính trị cũng phải đề cập đến những vấn đề đang nổi lên, hoặc những vấn đề thực tiễn đang đặt ra cần phải giải quyết, nhất là những vấn đề liên quan đến đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội, phải đưa “hơi thở cuộc sống” vào trong báo cáo chính trị, nghị quyết của đại hội đảng. Ở mức độ cao hơn, báo cáo cần đề cập đến những vấn đề liên quan đến các mối quan hệ lớn mà Đảng ta đã xác định tại Đại hội XII của Đảng, gắn với thực tiễn địa phương, cơ quan, đơn vị như: Quan hệ giữa đổi mới, ổn định và phát triển; quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị; giữa tuân theo các quy luật thị trường và bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa; giữa phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng, hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa; giữa nhà nước, thị trường và xã hội; giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; giữa xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế; giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ.

Cùng với việc đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, gắn với việc thực hiện ba đột phá chiến lược và sáu nhiệm vụ trọng tâm mà Đại hội XII của Đảng đã xác định, báo cáo chính trị tại đại hội đảng bộ các cấp lần này cần chú trọng đánh giá một cách đầy đủ, khách quan, với tinh thần tự phê bình và phê bình nghiêm túc việc thực hiện các nghị quyết của Đảng về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, sắp xếp, đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên; việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng.

Báo cáo chính trị phải chỉ rõ nguyên nhân chủ quan, khách quan của cả ưu điểm, thành tựu và hạn chế, yếu kém, trong đó cần đánh giá đúng vai trò, trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, tổ chức đảng. Trên cơ sở đánh giá, tổng kết thực tiễn, báo cáo cần đúc rút những kinh nghiệm thiết thực, trở thành những bài học có giá trị chỉ dẫn cho hoạt động của đảng bộ về sau. Tùy theo đặc điểm, yêu cầu, sau phần đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết đại hội trong nhiệm kỳ, báo cáo chính trị ở một số cấp ủy có thể đánh giá kết quả thực hiện chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đảng bộ trong một giai đoạn nhất định.

Phần phương hướng, nhiệm vụ:

Yêu cầu về nội dung của phần này là trên cơ sở dự báo đúng đắn, sát thực tình hình quốc tế, trong nước và địa phương, báo cáo chính trị phải đề ra được mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp có cơ sở khoa học, vừa thể hiện quyết tâm, tinh thần đổi mới, sáng tạo của đảng bộ và nhân dân, vừa có tính khả thi cao. Trong những nhiệm vụ và giải pháp được nêu trong báo cáo vừa phải có nhiệm vụ và giải pháp mang tính cơ bản, chủ yếu, chiến lược, lâu dài, vừa phải có những nhiệm vụ, giải pháp trước mắt và giải pháp đột phá trên một số lĩnh vực, nhằm phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh và các nguồn lực của địa phương.

Phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp trong báo cáo chính trị phải là kết tinh trí tuệ của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Việc xác định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cho nhiệm kỳ tới phải bám sát các quan điểm, tư tưởng đổi mới của Đảng trong các dự thảo văn kiện Đại hội XIII của Đảng và dự thảo văn kiện đại hội của đảng bộ cấp trên, cũng như điều kiện thực tế địa phương, đơn vị; đề ra phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thiết thực, đồng bộ, khả thi, hiệu quả để thực hiện trong nhiệm kỳ mới.

3. Mẫu báo cáo chính trị

ĐẠI HỘI CHI, ĐẢNG BỘ
..........................

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
-------------------------------

LẤN THỨ........ (NHIỆM KỲ 2020- 2025)......., ngày tháng năm…..

BÁO CÁO CHÍNH TRỊ
TRÌNH ĐẠI HỘI CHI, ĐẢNG BỘ LẦN THỨ ….. (NHIỆM KỲ 2020 - 2025)

-----

PHẦN I. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI
CHI, ĐẢNG BỘ …........., NHIỆM KỲ 2015 - 2020

(Bám sát phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội chi, đảng bộ cơ sở nhiệm kỳ 2015 - 2020 để đánh giá)

* Bối cảnh triển khai thực hiện (Nêu rõ những nhân tố có ảnh hưởng, tác động đến quá trình lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội chi, đảng bộ cơ sở nhiệm kỳ 2015 - 2020)

- Thuận lợi

- Khó khăn

I- KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU

Kết quả thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu (đánh giá thực hiện các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội của chi, đảng bộ đề ra trong nhiệm kỳ. Thống nhất lấy kết quả thực hiện 05 năm 2015 - 2020, để đánh giá thực hiện các chỉ tiêu cụ thể trên các lĩnh vực được đề ra trong Nghị quyết)

II- KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ CHỦ YẾU:

1. Lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị; công tác quốc phòng, an ninh:

Cấp ủy các chi, đảng bộ căn cứ nhiệm vụ chủ yếu đã nêu trong Nghị quyết Đại hội chi, đảng bộ nhiệm kỳ 2015 - 2020, các nghị quyết chuyên đề, chương trình, kế hoạch, đề án để đánh giá, cụ thể :

1.1. Lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị

Cấp ủy xác định vai trò lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị trong từng cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp; đã nêu trong Nghị quyết Đại hội chi, đảng bộ cơ sở để đánh giá ( so sánh chỉ tiêu trong Đại hội nhiệm kỳ 2015 - 2020).

1.2. Công tác quốc phòng, an ninh

Tình hình và kết quả công tác bảo đảm an ninh chính trị; trật tự an toàn cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp; tăng cường quốc phòng- an ninh trong tình hình mới.

2. Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng; gắn với thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.

- Tổ chức học tập, quán triệt nghiêm túc, đầy đủ, kịp thời các chỉ thị, nghị quyết của Đảng

- Công tác tuyên truyền, nắm bắt dư luận xã hội

- Thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị gắn với cam kết thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XII

- Kết quả thực hiện các quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu các cấp. Việc rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất đạo đức, lối sống, phong cách lề lối làm việc của cán bộ, đảng viên, công chức. Bản lĩnh chính trị của Đảng, tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên trước những khó khăn, thách thức trong tình hình mới.

- Vấn đề đoàn kết, thống nhất trong nội bộ Đảng.

3. Công tác tổ chức, xây dựng Đảng; gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.

3.1. Tổ chức thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khóa XII)

- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo.

- Việc đánh giá, nhận diện những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên.

3.2. Công tác tổ chức, cán bộ; sắp xếp tổ chức bộ máy trong các cơ quan, đơn vị gắn với tinh giản biên chế theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 6 khóa XII và các nghị quyết, kết luận của Trung ương

- Công tác tổ chức, cán bộ

+ Việc ban hành và tổ chức thực hiện các quy định về phân cấp cán bộ và quy trình của công tác cán bộ.

+ Công tác quy hoạch cán bộ.

+ Công tác đào tạo, bồi dưỡng, sắp xếp, bố trí cán bộ,....

+ Xác định trách nhiệm của người đứng đầu trong mối quan hệ với tập thể cấp ủy.

+ Kết quả thực hiện công tác đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bổ nhiệm, thực hiện chính sách cán bộ, công tác bảo vệ chính trị nội bộ và kỷ luật cán bộ

- Công tác sắp xếp tổ chức bộ máy trong các cơ quan, đơn vị gắn với tinh giản biên chế theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 6 khóa XII; Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

3.3. Công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đảng viên.

- Công tác kiện toàn cấp ủy chi, đảng bộ cơ sở.

- Công tác sắp xếp tổ chứcĐảng gắn với tinh giản biên chế theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 6 khóa XII

- Nâng cao năng lực lãnh đạo sức chiến đấu của các tổ chức đảng. Việc chấp hành Điều lệ, Nghị quyết, Quy định, nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng; nhất là chất lượng sinh hoạt của các chi, đảng bộ cơ sở.

- Công tác quản lý, giáo dục, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên.

- Công tác kết nạp đảng viên mới

- Công tác bảo vệ chính trị nội bộ; vướng mắc, bất cập của công tác bảo vệ chính trị nội bộ, nhất là vấn đề chính trị hiện nay; quản lý đảng viên đi công tác ở nước ngoài.

- Công tác đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở đảng, đảng viên hằng năm.

4. Công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng

- Nhận thức của các cấp ủy, tổ chức đảng, đảng viên đối với công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng.

- Kết quả công tác kiểm tra, giám sát theo Điều lệ Đảng; trọng tâm kiểm tra, giám sát khắc phục những hạn chế, yếu kém sau kiểm điểm nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII).

- Công tác tổ chức thực hiện chương trình kiểm tra, giám sát toàn khóa, hằng năm và chất lượng, hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát.

- Việc tổ chức học tập và thực hiện các quy định của Đảng về kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng; việc cụ thể hóa thành các quy định của cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp.

- Việc xử lý cấp ủy, đảng viên vi phạm.

- Đánh giá kết quả công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng.

5. Công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí

- Kết quả việc thực hiện nghị quyết chỉ thị, kết luận… của Trung ương và của Tỉnh ủy về công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên về phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

- Vai trò trách nhiệm của các cấp ủy đảng, cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp và các tổ chức đoàn thể trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu. Thực hiện cơ chế khuyến khích, bảo vệ tổ chức, cá nhân phát hiện, tố cáo tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.

- Việc tự phát hiện tham nhũng, lãng phí; ngăn chặn, xử lý tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực, “tham nhũng vặt”; Kết quả đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí và thu hồi tài sản tham nhũng.

6. Công tác dân vận của Đảng và các tổ chức đoàn thể vững mạnh

- Công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, công chức và người lao động trong cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp trong việc thực hiện các chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước.

- Thực hiện công tác dân vận; thực hiện dân chủ ở cơ sở; công tác tiếp dân, đối thoại với dân; giải quyết những bức xúc, kiến nghị và khiếu nại, tố cáo của nhân dân.

- Thực hiện cải cách hành chính theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ; giải quyết các công việc có liên quan đến dân, hạn chế tồn đọng đơn thư khiếu nại kéo dài.

- Việc Lãnh đạo củng cố tổ chức bộ máy của các đoàn thể (tổ chức Công đoàn và tổ chức Đoàn thanh niên, Hội Cựu chiến binh cơ sở)

7. Đổi mới phương thức lãnh đạo của cấp ủy cơ sở.

- Thực hiện quy chế làm việc, chương trình công tác của cấp ủy.

- Xác định nội dung, công việc để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và những kết quả đã đạt được.

- Ban hành các nghị quyết, kế hoạch, chương trình cụ thể hóa nghị quyết Trung ương, Tỉnh ủy, Đảng ủy khối...

III- ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT, NGUYÊN NHÂN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM

1. Đánh giá ưu điểm tổng quát: (bám sát các định hướng cơ bản để đánh giá trên các lĩnh vực cụ thể, những nội dung cơ bản thuộc chủ đề Đại hội chi, đảng bộ cơ sở).

2. Những hạn chế, yếu kém

3. Nguyên nhân

3.1. Nguyên nhân kết quả đạt được

- Nguyên nhân khách quan

- Nguyên nhân chủ quan

3.2. Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém ( chủ yếu nêu nguyên nhân chủ quan).

4. Một số kinh nghiệm (nêu một số kinh nghiệm chính qua thực tiễn lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện trong nhiệm kỳ vừa qua)

PHẦN II. PHƯƠNG HƯỚNG MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHIỆM KỲ 2020 - 2025

I- PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU

1. Phương hướng

- Về thuận lợi

- Về khó khăn

2. Mục tiêu chung

II- MỘT SỐ CHỈ TIÊU CHỦ YẾU:

..................................................................................

III- NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHỈ TIÊU, NHIỆM VỤ NHIỆM KỲ 2020 - 2025.

..................................................................................

----

Biểu mẫu này thuộc lĩnh vực khác được HoaTieu.vn cập nhật và đăng tải, mời các bạn sử dụng file tải về để lưu làm tài liệu sử dụng.

Đánh giá bài viết
1 342
0 Bình luận
Sắp xếp theo