SKKN Một số kinh nghiệm trong việc phòng chống bạo lực học đường đối với học sinh THCS
SKKN Một số kinh nghiệm trong việc phòng chống bạo lực học đường đối với học sinh THCS được Hoatieu.vn chia sẻ đến bạn đọc gồm file word tải về hoàn chỉnh, là mẫu sáng kiến kinh nghiệm về việc phòng, chống bạo lực học đường ở lứa tuổi học sinh THCS hay, bổ ích. Mời các bạn tải file đầy đủ để tham khảo nhé.
Hiện nay, trong sự nghiệp đổi mới giáo dục, bên cạnh việc đổi mới phương pháp giáo dục, lấy người học làm trung tâm, nâng cao chất lượng giáo dục thì việc bồi dưỡng phẩm chất đạo đức để hoàn thiện nhân cách cho học sinh cũng là việc làm vô cùng quan trọng của toàn ngành giáo dục, hướng đến xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện phòng, chống bạo lực học đường. Điều này đặt ra nhiệm vụ cho các nhà trường và giáo viên cần có biện pháp hiệu quả để phòng, chống bạo lực học đường ở lứa tuổi học sinh. Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong việc phòng chống bạo lực học đường đối với học sinh THCS được Hoatieu chia sẻ sau đây được đánh giá trình bày rõ ràng, các giải pháp đưa ra có tính thực tiễn và ứng dụng cao. Mời bạn đọc tham khảo để có thêm nhiều kinh nghiệm thực tiễn áp dụng cho trường, lớp của mình nhé.
SKKN Một số kinh nghiệm trong việc phòng, chống bạo lực học đường cho học sinh THCS
I. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Trường Trung học cơ sở .................................... là một ngôi trường có tuổi đời còn trẻ gắn liền với sự trưởng thành của quận………………... Tuy không phải là ngôi trường lớn, số lượng học sinh không nhiều nhưng trường đã góp phần vào bề dày thành tích của ngành giáo dục quận. Đặc biệt trường đã để lại dấu ấn vô cùng sâu sắc trong lòng bao thế hệ học sinh bởi nơi đây các em luôn nhận được tình yêu thương vô bờ bến, được phát huy những năng lực bản thân từ những thầy cô giáo tận tâm với nghề.
Là một giáo viên vừa làm công tác giảng dạy và vừa làm công tác chủ nhiệm lớp trong cấp trung học cơ sở tôi luôn luôn tâm đắc lời dạy của Bác Hồ trong bức thư gửi Tổng phụ trách thiếu nhi (1949) có câu: “Giáo dục thiếu nhi là một khoa học” và “Trong lúc học cần cho chúng vui, trong lúc vui cần cho chúng học”. Từ đó, thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ, tôi nhận thấy trách nhiệm to lớn của người giáo viên chủ nhiệm là làm sao thông qua các hoạt động sinh hoạt, ngoại khoá, các phong trào thi đua để tổ chức lớp học phải là một tổ ấm vui tươi, đoàn kết, và từ đó tạo ra một bầu không khí thân ái: “Học mà vui, vui mà học”.
Trong một bài phát biểu họp trung ương Đảng lần II, khoá VIII, cố Tổng bí thư Đỗ Mười đã nhấn mạnh: Nhà trường phải chú trọng: “Dạy người, dạy chữ, dạy nghề. Trong đó dạy người là quan trọng nhất”. Tôi nhận thấy, lời cố Tổng bí thư Đỗ Mười nói đúng. Muốn dạy cho trẻ em chúng ta sau này thành người hữu ích thì chúng ta phải sớm bồi dưỡng cho các em bản lĩnh, lòng tự tin và những phẩm chất tốt đẹp của con người. Vì thế, vai trò giáo dục của thầy cô giáo và giáo viên chủ nhiệm lớp là rất quan trọng.
Song song với kiến thức giảng dạy bộ môn, là giáo viên chủ nhiệm lớp tôi tự nhận thấy trách nhiệm to lớn của mình trong việc dạy người “Hình thành nhân cách tốt đẹp và lý tưởng sống cho học sinh". Để xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn trong xã hội thì tất cả mọi người, mọi cơ quan, tổ chức … ai quan tâm đến thế hệ trẻ, đều có thể hiến kế những biện pháp thiết thực để giúp các em yêu thương nhau hơn, có cách ứng xử với nhau bằng lời nói khôn khéo hơn mà không dùng “nắm đấm”. Với những bài học đúc rút từ thực tiễn của vấn đề bạo lực học đường những người chăm lo đến thế hệ trẻ đặt mình vào những em học sinh ấy, mới phần nào hiểu được vì sao các em đánh nhau. Có khi chỉ là một lỗi nhỏ, nhưng thiếu kỹ năng nhận biết và đánh giá, các em quy chụp đó là hành vi thiếu tôn trọng nhau, thế là “uýnh”. Thậm chí, có em thách thức đánh nhau, nhưng chưa đủ hiểu biết để lường trước hậu quả. Tâm lý các em đang tuổi học phổ thông là nông nổi, bồng bột, hiếu kỳ với điều lạ, cái mới, dễ bị kích động. Chúng ta phải đứng ở vị thế của các em để hiểu các em đang cần gì, và trang bị đúng những thứ mà các em đang cần. Đó chính là kỹ năng bày tỏ lòng yêu thương và cách cư xử đầy tự trọng với bạn đồng trang lứa.
Tôi mong những kinh nghiệm này giúp các thầy giáo, cô giáo, những người làm công tác giáo dục, các nhà quản lý giáo dục, quản lý xã hội, các bậc phụ huynh có thêm cho mình những hiểu biết, kinh nghiệm trong việc phòng chống bạo lực học đường, xử lý, giáo dục các em các vụ bạo lực của học sinh một các thấu tình đạt lý giúp các em nhận thức được hành vi vi phạm đạo đức của mình. Từ đó rèn cho các em những kỹ năng sống cơ bản trong xử sự, giao tiếp giải quyết các tình huống mà các em thường gặp trong cuộc sống xã hội hiện đại, tránh những điều không đáng có xảy ra gây thiệt hại cho bản thân và người khác, mắc vào vòng pháp luật. Giải quyết tốt bạo lực học đường, bạo lực tuổi vị thành niên là điều kiện tiên quyết trong việc giáo dục đạo đức học sinh, giữ vững kỷ cương và nâng cao được chất lượng giáo dục trong nhà trường vì thế tôi quyết định chọn đề tài “Một số kinh nghiệm trong việc phòng chống bạo lực học đường đối với học sinh THCS”
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu thực trạng bạo lực trong trường THCS hiện nay.
- Tìm hiểu những nguyên nhân làm nảy sinh hành vi bạo lực trong trường học hiện nay.
- Những hậu quả của hành vi bạo lực trong học đường đến trẻ em, gia đình, nhà trường và toàn xã hội.
- Tìm hiểu dư luận xã hội về thực trạng và những giải pháp phòng chống bạo lực học đường.
1.3. Nhiệm vụ nghiên cứu
“Bạo lực học đường” là một thuật ngữ chỉ những hành vi bạo lực diễn ra trong môi trường học đường, là hệ thống xâu chuỗi lời nói, hành vi mang tính miệt thị, đe dọa, khủng bố người khác, để lại thương tích trên cơ thể, thậm chí dẫn đến tử vong, đặc biệt là gây tổn thương đến tư tưởng, tình cảm, tạo cú sốc tinh thần cho những đối tượng trực tiếp tham gia vào quá trình giáo dục trong nhà trường, cũng như đối với những ai quan tâm đến sự nghiệp giáo dục. Bạo lực học đường không chỉ xảy ra giữa học sinh với học sinh mà còn xảy ra giữa học sinh với giáo viên hoặc cán bộ công nhân viên trong nhà trường, thậm chí là giữa cán bộ, giáo viên trong nhà trường với nhau.
Việc phòng ngừa và can thiệp đối với hành vi bạo lực học đường có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc tham gia vào công tác xây dựng “Nhà trường thân thiện, học sinh tích cực” ở trong mỗi nhà trường hiện nay. Với mục đích phòng ngừa là chủ đạo, can thiệp trước khi xảy ra hành vi bạo lực, can thiệp khi hành vi bạo lực xảy ra và tăng cường can thiệp hỗ trợ sau khi xảy ra hành vi bạo lực, để phân tích cơ chế can thiệp của nhà trường, gia đình, xã hội và cá nhân học sinh đối với hành vi bạo lực học đường. Việc ngăn chặn và giải quyết bạo lực học đường trong nhà trường thành công thì môi trường giáo dục mới đảm bảo cho các hoạt động theo kế hoach, mục tiêu đào tạo của nhà trường. Muốn nâng cao được chất lượng giáo dục trước hết phải nâng cao được ý thức của học sinh hay nói khác đi học sinh phải ngoan thì mới có ý thức tiếp thu kiến thức chất lượng đào tạo mới được cải thiện từng bước nâng cao. Có như vậy, các nhà trường mới thực sự giữ vững Kỷ cương - Nâng cao chất lương giáo dục.
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng bạo lực học đường hiện nay (Nghiên cứu tại trường THCS ....................................)
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
Hơn 800 học sinh trường THCS .....................................
1.5. Phương pháp nghiên cứu
1.5.1. Phương pháp luận nghiên cứu
- Dựa trên nguyên tắc lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng.
1.5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận
Tuổi học trò được xem là lứa tuổi tươi đẹp và hồn nhiên nhất. Ở mỗi thời kỳ trong đời sống con người, sự phát triển về thể chất và tâm lý và cá nhân có quy luật riêng. Tuổi vị thành niên là lứa tuổi thiếu niên nhưng đây là giai đoạn phát triển rất cao về thể chất và có những biến chuyển tâm lý hết sức phức tạp. Chính yếu tố tâm lý cũng như thể chất và nhân cách chưa hoàn thiện một cách đầy đủ này khiến cho trẻ em trong lứa tuổi vị thành niên hay bị khủng hoảng về tâm lý, dẫn đến những suy nghĩ và hành động sai lệch.
Theo nhiều chuyên gia tâm lý, học sinh phổ thông là lứa tuổi dễ bốc đồng và khó tự chủ, thường bị bạn bè kích động dẫn đến thiếu khả năng kiềm chế do chưa đủ kỹ năng sống, từ đó gây ra những hành động sai lầm không đáng có.
Chính với đặc điểm tâm sinh lý đó mà đòi hỏi các nhà giáo dục, các thầy cô giáo và nhà trường cần quân tâm, gần gũi các em tạo cho các em sự tin tưởng, chỗ dựa để các em chia sẻ. Phải là người tư vấn, giúp các em những kỹ năng sống cần thiết, biết xử lý các mâu thuẫn trong cuộc sống sinh hoạt, biết nhường nhịn và thương yêu đoàn kết cùng nhau phấn đấu tu dưỡng trở thành học sinh ngoan.
2.2. Cơ sở thực tiễn
.............................
2.3. Các biện pháp nghiên cứu
Tôi cố gắng vận dụng tất cả các phương pháp đổi mới nhất có thể để giúp trò của tôi tốt hơn trong mọi lĩnh vực học tập cũng như các hoạt động tập thể. Đổi mới thực chất là cách giúp các em không thấy sợ giờ sinh hoạt mỗi ngày. Đổi mới giờ sinh hoạt có nghĩa là giúp các em yêu thích đến trường, có nghĩa là lúc để các em được chủ động và tích cực hơn trong vai trò chủ đạo của mình, nhằm khích lệ các em hướng tới những cử chỉ, hành vi cao đẹp. Đó là: yêu thiên nhiên, yêu con người, bè bạn, chăm ngoan và học giỏi.
...............................
2.3.1. Tạo môi trường giáo dục lành mạnh phù hợp tâm lý lứa tuổi.
2.3.1.1. Tăng cường giáo dục sức khỏe tinh thần cho học sinh và tăng cường công tác quản lý an toàn trường học.
Ở giai đoạn thanh thiếu niên, học sinh đã phát triển tương đối hoàn thiện về sinh lí, nhưng tâm lý của các em vẫn chưa được phát triển toàn diện, cảm xúc của các em vẫn chưa ổn định, dễ kích động, khả năng tự kiềm chế kém, tự nhận thức về bản thân chưa rõ ràng, thiếu kinh nghiệm xã hội. Điều này yêu cầu nhà trường không chỉ là nơi cung cấp tri thức cho các em mà còn là nơi bồi dưỡng, phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh.
Theo đó, cùng với việc dạy kiến thức văn hóa, bản thân là một giáo viên chủ nhiệm lớp tôi luôn luôn tổ chức lồng ghép giáo dục kiến thức về tâm lý, dạy pháp luật, việc thực hiện pháp luật cho các em, giúp học sinh học cách kiểm soát cảm xúc và hành vi của mình. Tôi cũng đã tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khóa với chủ đề phòng chống bạo lực học đường, và mời chuyên gia về tâm lý học đường đến chia sẻ cho học sinh về kiến thức sức khỏe tinh thần học đường.
Mặt khác, tôi cũng đã chia sẻ cho học sinh kiến thức về pháp luật cũng như cảnh báo cho học sinh về hậu quả hành vi bạo lực thông qua các tiết sinh hoạt lớp hoặc các giờ sinh hoạt ngoài giờ lên lớp. Tôi tiến hành xây dựng hồ sơ tâm lý đối với những học sinh có “truyền thống” gây ra hành vi bạo lực cũng như những học sinh có nguy cơ bạo lực cao. Đối với những học sinh vi phạm nội quy an toàn trường học, tôi cũng đã gặp gỡ phụ huynh trao đổi và tìm biện pháp xử phạt nghiêm minh, đề cao tính răn đe, tạo cơ hội cho học sinh sửa sai và hoàn thiện nhân cách bản thân theo hướng tích cực, đồng thời cũng nên khen thưởng những cá nhân có thành tích trong công tác đảm bảo an toàn trường học, phòng ngừa và can thiệp bạo lực học đường.
Bên cạnh việc chú ý nâng cao thành tích học tập cho học sinh, tôi cũng đã chú ý đến đời sống văn hóa, tinh thần của các em, cho các em có cơ hội để thư giãn và giải tỏa những căng thẳng trong học tập. Ví dụ, tổ chức các cuộc thi văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, dã ngoại, trò chơi dân gian, trò chơi (như đá bóng...)…làm chuyển hướng sự chú ý của học sinh đến với những thói quen lành mạnh, tạo ra động cơ học tập tích cực, làm phong phú đời sống tinh thần của nhà trường và tạo cơ hội cho học sinh được thể hiện mình, thực hành kỹ năng làm việc tập thể, yêu thương đùm bọc lẫn nhau.
..................................
Để xem đầy đủ nội dung SKKN Một số kinh nghiệm trong việc phòng chống bạo lực học đường đối với học sinh THCS, mời bạn tải file về.
Trên đây là mẫu SKKN Một số kinh nghiệm trong việc phòng chống bạo lực học đường đối với học sinh THCS. Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Thanh Vân
- Ngày:
SKKN Một số kinh nghiệm trong việc phòng chống bạo lực học đường đối với học sinh THCS
15,7 MB 16/11/2023 2:09:00 CHTham khảo thêm
SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học Mĩ thuật ở trường Tiểu học
SKKN Biện pháp dạy ngữ âm tiếng Anh cho học sinh tiểu học
Sáng kiến Trải nghiệm thực tế cho học sinh lớp 3 trong Chương trình GDPT 2018
SKKN Giúp phát triển kỹ năng đọc cho học sinh lớp 1
Sáng kiến một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh khi học Tiếng Anh ở trường THCS
SKKN Biện pháp phát triển trí thông minh cho học sinh lớp 5 thông qua dạy học môn Toán
SKKN Biện pháp xây dựng nề nếp học tập cho học sinh lớp 5
SKKN: Một số biện pháp nâng cao công tác chủ nhiệm lớp 1 (5 mẫu)
Gợi ý cho bạn
-
Sáng kiến kinh nghiệm Khoa học tự nhiên 6: biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đồ dùng dạy học
-
SKKN Biện pháp tổ chức trò chơi tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học trên phần mềm PowerPoint
-
SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 học tốt phép nhân, phép chia trong môn Toán
-
SKKN Biện pháp Áp dụng Học thông qua Chơi vào dạy chủ đề Hình học lớp 2
-
4 Sáng kiến kinh nghiệm Toán 6 Chương trình mới (Tổng hợp 3 bộ sách)
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu hợp đồng ngoại thương bằng Tiếng Anh
Có thể bạn quan tâm
-
Hướng dẫn viết sáng kiến kinh nghiệm năm học 2025
-
Tổng hợp sáng kiến kinh nghiệm Tiểu Học mới nhất 2025 - Đầy đủ lớp 1, 2, 3, 4, 5
-
Top 15 Biện pháp nâng cao chất lượng môn Khoa học tự nhiên THCS
-
Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học ở Tiểu học
-
SKKN: Một số biện pháp xây dựng lớp học thân thiện 2025 (4 mẫu)
-
Báo cáo giáo viên giỏi THCS (Chương trình mới) 2025
-
Sáng kiến kinh nghiệm về y tế học đường
-
SKKN: Một số biện pháp rèn năng lực tự học và tự chủ cho học sinh tiểu học (2 mẫu)
-
Sáng kiến Biện pháp giáo dục lòng nhân ái, góp phần giảm thiểu bạo lực học đường cho học sinh tiểu học
-
Sáng kiến kinh nghiệm STEM Tiểu học 2025
-
SKKN: Một số biện pháp nâng cao công tác chủ nhiệm lớp 1 (5 mẫu)
-
SKKN: Biện pháp nâng cao chất lượng làm công tác chủ nhiệm tiểu học năm 2025
Bài viết hay Sáng kiến kinh nghiệm
SKKN Biện pháp phát triển trí thông minh cho học sinh lớp 5 thông qua dạy học môn Toán
Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học ở Tiểu học
SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 học tốt phép nhân, phép chia trong môn Toán
SKKN Một số biện pháp giúp đỡ học sinh khắc phục khó khăn khi giải các bài toán điển hình ở lớp 3
SKKN: Biện pháp giúp học sinh lớp 1 hòa nhập nhanh với môi trường
SKKN Biện pháp xây dựng nề nếp học tập cho học sinh lớp 5