12 Mẫu Sáng kiến kinh nghiệm ngữ văn 6 Chương trình mới (3 bộ sách)

HoaTieu.vn xin chia sẻ đến thầy cô Sáng kiến kinh nghiệm môn Ngữ văn 6 Chương trình mới tổng hợp 3 bộ sách: Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh Diều. Đây là tài liệu tổng hợp những mẫu SKKN môn Ngữ văn lớp 6 mới nhất, hay nhất và đạt giải cao các cấp, giúp giáo viên tham khảo để ứng dụng vào việc dạy học môn Ngữ văn lớp 6 theo chương trình GDPT 2018, xây dựng các chuyên đề giảng dạy, bài giảng thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, huyện, tỉnh. Sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn tải file word, powerpoint Sáng kiến kinh nghiệm Ngữ văn 6 để xem đầy đủ nội dung.

Hiện các mẫu SKKN môn Ngữ văn lớp 6 theo Chương trình mới đang được HoaTieu.vn cập nhật liên tục, thầy cô nhớ theo dõi để nhận tài liệu mới nhất nhé!

12 mẫu SKKN môn ngữ văn 6 Chương trình GDPT 2018

Trong chương trình GDPT 2018, Ngữ văn cấp lớp 6 đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp cho học sinh các tri thức cơ bản về các kiểu văn bản, hình thành cho các em các kỹ năng nghe, nói (kể chuyện, tóm tắt), hiểu khái quát về văn bản, bố cục bài văn, cách tìm hiểu nội dung, ý nghĩa một tác phẩm văn học... Qua đó, bồi dưỡng tâm hồn và khả năng cảm thụ văn học, phát triển năng lực tư duy sáng tạo, trí tưởng tượng của học sinh để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp giáo dục hiện đại, hướng đến đào tạo thế hệ trẻ năng động, sáng tạo. Với ý nghĩa đó, việc đổi mới phương pháp giáo dục, sáng tạo trong giải pháp dạy và học môn ngữ văn lớp 6 có vai trò rất quan trọng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục có vài trò rất quan trọng. Dưới đây là một số mẫu Sáng kiến kinh nghiệm về nâng cao chất lượng dạy - học môn Ngữ văn 6 Chương trình sách giáo khoa mớiHoatieu.vn tổng hợp và chia sẻ đến bạn đọc.

1. Vận dụng phương pháp dạy học giải quyết vấn đề trong việc dạy đọc hiểu văn bản ngữ văn 6 chương trình GDPT 2018

ĐẶT VẤN ĐỀ

Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận phẩm chất, năng lực người học, từ chỗ quan tâm tới việc học sinh học được gì đến chỗ quan tâm tới việc học sinh làm được gì qua việc học: “Học để biết, học để làm, học để khẳng định bản thân, học để cùng chung sống.” (Unesco). Có thể thấy, dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực có vai trò quan trọng trong việc “nâng cao chất lượng đào tạo trong giáo dục phổ thông nói riêng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho quốc gia nói chung”.

Môn Ngữ văn trong hệ thống chương trình giáo dục phổ thông đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh. Một trong những phương pháp dạy học phát triển phẩm chất, năng lực, đó là dạy học giải quyết tình huống có vấn đề.

I - GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1. Khái niệm

a. Dạy học giải quyết tình huống có vấn đề

a.1. Tình huống có vấn đề

Tình huống có vấn đề là những trở ngại về trí tuệ của con người xuất hiện khi người đó chưa biết cách giải quyết hiện tượng, sự kiện, quá trình của thực tế; khi chưa đạt tới mục đích bằng cách thức, hành động quen thuộc. Tình huống này kích thích con người tìm tòi cách giải thích hay hành động mới.

Một tình huống được coi là có vấn đề khi thỏa mãn ba điều kiện:

+ Tồn tại một vấn đề.

+ Gợi nhu cầu nhận thức.

+ Gợi niềm tin vào khả năng của bản thân.

Vấn đề trong tác phẩm văn học là mâu thuẫn giữa tri thức văn học, phương thức phân tích, cắt nghĩa, bình giá tác phẩm ở học sinh với các giá trị nội dung tư tưởng và giá trị thẩm mĩ cần tìm của tác phẩm. Mâu thuẫn này chỉ được giải quyết bằng những nỗ lực hoạt động sáng tạo và cảm xúc thẩm mĩ của học sinh.

Nhưng làm thế nào để vấn đề trong tác phẩm văn học trở thành tình huống có vấn đề đối với học sinh ?

a.2. Dạy học giải quyết tình huống vấn đề

Dạy học giải quyết tình huống vấn đề là cách thức tổ chức dạy học, trong đó HS được đặt trong một tình huống có vấn đề mà bản thân HS chưa biết cách thức, phương tiện cần phải nỗ lực tư duy để giải quyết vấn đề.

Dạy học giải quyết tình huống vấn đề có các đặc điểm sau:

- HS được đặt vào tình huống có vấn đề chứ không phải được thông báo dưới dạng tri thức có sẵn. Vấn đề được đưa ra giải quyết cần vừa sức và gợi được nhu cầu nhận thức ở HS.

- HS không những được học nội dung học tập mà còn được học con đường và cách thức tiến hành dẫn đến kết quả đó. Nói cách khác, HS được học cách phát hiện và giải quyết vấn đề.

..............

2. Cách tổ chức dạy học giải quyết tình huống có vấn đề trong đọc văn bản Ngữ Văn 6 theo CTGDPT 2018

2.1. Cách tiến hành

Cách thức tiến hành theo các bước cụ thể như sau:

Bước 1: Nhận biết vấn đề:

- GV đưa người học vào tình huống có vấn đề hoặc GV có thể gợi ý người học tự tạo ra tình huống có vấn đề. Phát biểu vấn đề dưới dạng “mâu thuẫn nhận thức”, đó là mâu thuẫn giữa những cái đã biết với những cái chưa biết và HS muốn tìm tòi để giải quyết vấn đề mâu thuẫn đó.

Bước 2: Lập kế hoạch giải quyết vấn đề

- HS đề xuất giả thuyết giải quyết vấn đề, đưa ra các phương án và lập kế hoạch để giải quyết vấn đề theo giả thuyết đã đặt ra.

Bước 3: Thực hiện kế hoạch

- Thực hiện kế hoạch giải quyết vấn đề. Đánh giá việc thực hiện giả thuyết đặt ra đã đúng chưa, nếu đúng thì chuyển sang bước tiếp theo, nếu như chưa đúng thì quay trở lại bước 2 để chọn giả thuyết khác.

Bước 4: Kiểm tra, đánh giá và kết luận

- GV tổ chức cho HS rút ra kết luận về cách giải quyết vấn đề trong tình huống đã được đặt ra, từ đó HS lĩnh hội được tri thức, kĩ năng của bài học hoặc vận dụng được những kiến thức, kĩ năng trong môn học để giải quyết vấn đề trong thực tiễn.

2.2. Điều kiện sử dụng

Dạy học giải quyết tình huống vấn đề có thể phát triển được khả năng tìm tòi, xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau. Trong khi phát hiện và giải quyết vấn đề, HS sẽ huy động được tri thức và khả năng cá nhân, khả năng hợp tác, trao đổi, thảo luận với bạn bè để tìm ra cách giải quyết vấn đề tốt nhất. Để có thể áp dụng dạy học giải quyết vấn đề, GV cần lưu ý:

- Tình huống có vấn đề là điều kiện tiên quyết, nếu chưa tạo được tình huống có vấn đề thì việc triển khai sẽ khó mang lại hiệu quả.

- GV cần tạo ra tình huống có vấn đề phù hợp, thu hút HS vào quá trình tìm tòi để phát hiện và giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, không phải nội dung dạy học nào cũng có thể phù hợp để xây dựng thành tình huống có vấn đề cho HS.

- Không nên sử dụng một cách gượng ép mà chỉ nên dùng khi phù hợp và mang lại hiệu quả cao nhất.

- Nếu giải quyết vấn đề được sử dụng cho các nhóm, vấn đề cần đủ phức tạp để đảm bảo rằng tất cả các HS là thành viên trong nhóm đều phải làm việc cùng nhau để giải quyết.

- Việc tổ chức tiết học hoặc một phần của tiết học theo PPDH giải quyết vấn đề đòi hỏi phải có thời gian phù hợp; thời điểm sử dụng cần linh hoạt.

- Sử dụng chuỗi các hoạt động học hoặc hệ thống câu hỏi có tầng bậc, càng về sau hoạt động học / câu hỏi càng có tác dụng hé mở những điều cần thiết trong việc giải quyết vấn đề.

- Chuỗi các hoạt động học hoặc hệ thống câu hỏi cần gợi lên mâu thuẫn giữa cái đã biết và cái chưa biết, hướng về vấn đề cần giải quyết.

- Nên sử dụng kết hợp với các phương pháp, kĩ thuật dạy học khác để mang lại hiệu quả cao nhất.

- Trong một số trường hợp, cần có thiết bị dạy học và các điều kiện phù hợp để thực hiện hiệu quả phương pháp giải quyết vấn đề.

....................

Mời bạn đọc tải file RAR để tham khảo các mẫu sáng kiến đầy đủ nội dung

2. Một số biện pháp nâng cao tính tích cực, chủ động và hứng thú học tập môn Ngữ văn cho học sinh lớp 6 theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất

1. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp nâng cao tính tích cực, chủ động và hứng thú học tập môn Ngữ văn cho học sinh lớp 6 theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất”.

2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến

Sáng kiến được áp dụng trong việc giảng dạy và kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn ở khối lớp 6 tại trường THCS.....................

Vấn đề mà sáng kiến giải quyết là: Nghiên cứu và đề ra một số biện pháp nâng cao tính tích cực, chủ động và hứng thú học tập môn Ngữ văn cho học sinh lớp 6, từ đó góp phần nâng cao chất lượng bộ môn.

3. Mô tả các giải pháp cũ thường làm

Những năm gần đây, chúng ta đã thực hiện thành công bước đầu việc đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá theo định hướng triển năng lực, phẩm chất. Tuy nhiên, từ thực tế giảng dạy của bản thân cũng như các đồng nghiệp trên địa bàn, tôi nhận thấy rằng sự sáng tạo trong việc đổi mới phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động tiếp cận và phát triển các năng lực của học sinh còn nhiều chuyện tiếp tục phải suy nghĩ, trăn trở. Vẫn còn có hiện tượng học sinh học theo kiểu thụ động, chưa thực sự tích cực, chủ động và hứng thú học tập môn ngữ văn.

Có thể là trong các tiết dạy văn học, việc tổ chức cách thức, tiến trình dạy học còn đơn điệu, trong cách tổ chức hoạt động theo phương pháp truyền thống. Giáo viên không nêu ra vấn đề cho học sinh thảo luận trao đổi vì sợ không kịp chương trình, sợ không giảng dạy hết nội dung cho học sinh. Thiếu sự tương tác giữa giáo viên - học sinh, học sinh - học sinh.

Trong quá trình giảng dạy và học tập, giáo viên chỉ quan tâm đến việc dạy, học sinh lại quan tâm đến việc ghi chép bài nên thiếu đi sự tương tác lẫn nhau. Học sinh không hình thành thói quen tự học, học sinh không chủ động tìm kiếm kiến thức trong sách giáo khoa, không nắm được đâu là kiến thức trọng tâm, không phân biệt được đâu là vấn đề chính và phụ, không phát triển từ cái đã biết để tìm ra câu trả lời cho cái chưa biết. Kiểu dạy này làm cho học sinh tiếp thu kiến thức ngữ văn một cách thụ động, thiếu hứng thú, chỉ học theo hình thức đọc thuộc để đối phó nên không phát huy được tính sáng tạo cũng như chủ động trong việc tìm tòi, khám phá kiến thức, dẫn đến việc học tập không hiệu quả.

4. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử

Sáng kiến được áp dụng lần đầu vào tháng 10 năm 2022 đến tháng 3 năm 2023 tại trường THCS .........................

5. Nội dung

5.1. Mô tả giải pháp mới hoặc cải tiến

* Tiến hành điều tra, đánh giá mức độ tích cực, chủ động và hứng thú học tập môn Ngữ văn của học sinh lớp 6.

Tôi đã tiến hành quan sát, theo dõi, kết hợp với điều tra lấy ý kiến của 106 học sinh khối lớp 6 (6A, 6C) trường THCS..................... và đánh giá mức độ tích cực, chủ động và hứng thú học tập môn Ngữ văn của học sinh.

Kết quả cụ thể khi chưa áp dụng sáng kiến:

....................

Mời bạn đọc tải file RAR để tham khảo các mẫu sáng kiến đầy đủ nội dung

3. SKKN giáo dục đạo đức học sinh lớp 6 thông qua tiết học Ngữ văn

Sáng kiến kinh nghiệm ngữ văn 6 Chương trình mới

Sáng kiến kinh nghiệm ngữ văn 6 Chương trình mới

Sáng kiến kinh nghiệm ngữ văn 6 Chương trình mới

....................

Mời bạn đọc tải file RAR để tham khảo các mẫu sáng kiến đầy đủ nội dung

4. Rèn năng lực tự học môn Ngữ văn cho học sinh lớp 6 bằng phiếu học tập

1. Tính cấp thiết

Đổi mới phương pháp dạy học là một xu hướng và là yêu cầu tất yếu hiện nay, nhằm tạo ra những con người năng động, sáng tạo tiếp thu được những tri thức khoa học kĩ thuật hiện đại. Do vậy, đối với Việt Nam, một nước đang phát triển, việc phát triển Giáo dục - Đào tạo, đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập quốc tế là một nhiệm vụ cấp thiết. Trong quá trình dạy học Ngữ Văn ở trường THCS, việc sử dụng phiếu học tập sẽ hỗ trợ cho quá trình giảng dạy của giáo viên, đồng thời giúp học sinh tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn. Các phương tiện dạy học nói chung và phiếu học tập nói riêng có vai trò quan trọng, quyết định đến hiệu quả của quá trình tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh.

Với quan điểm dạy học lấy HS làm trung tâm, GV chỉ đóng vai trò là người dẫn dắt, tổ chức các hoạt động học. Còn chính HS, người học, mới là người chủ động, tích cực và sáng tạo thực hiện các hoạt động học tập để chiếm lĩnh tri thức. Để đáp ứng được mục tiêu dạy học trên, người GV cần phải có những phương pháp giảng dạy tích cực để phát huy khả năng tự học, năng lực tư duy độc lập và sáng tạo ở HS.

Thực tế ngày nay, Ngữ văn đã bị HS xếp vào môn học nhàm chán đối với người học. Bên cạnh thuyết giảng hay vấn đáp vẫn còn nặng nề trong giờ dạy học Ngữ văn thì một nguyên nhân dẫn đến tình trạng HS chán học văn là do GVcòn làm thay HS nhiều quá mà ít thiết kế các hoạt động học tập phong phú và đa dạng nhằm kích thích tư duy độc lập, tính tích cực và sáng tạo ở người học.

..............

II. NỘI DUNG

1. Cơ sở lí luận

Phiếu học tập (PHT) là những mẩu giấy rời được thiết kế dưới nhiều dạng khácnhau (biểu bảng, sơ đồ, câu hỏi, tranh, bản đồ tư suy ) theo nội dung bài học để HS hoàn thành trước ở nhà hoặc tại lớp trong những thời điểm thích hợp nhằm giúp HS hình thành kiến thức, kích thích tư duy độc lập, tính tích cực sáng tạo và rèn thói quen tư duy cho HS. PHT là phương tiện hỗ trợ cho việc giao tiếp, tương tác giữa người học và tác phẩm, giữa người học với người học và người học với người dạy.

Như vậy, có thể nói sử dụng PHTlà điều cần thiết để tổ chức hoạt động học giúp HS tự học, tự chiếm lĩnh tri thức dưới sự dẫn dắt của GV.

Phiếu học tập là một phương tiện dạy học hữu ích hỗ trợ cho giáo viên trong việc truyền tải nội dung: cụ thể hóa mục tiêu dạy và học nhằm tăng cường các hoạt động nhận thức. Phiếu học tập kích thích học sinh chuẩn bị bài một cách hiệu quả, phát huy vai trò tích cực, chủ động, sáng tạo, rèn luyện năng lực tự học, tự nghiên cứu cho học sinh. Trong quá trình dạy học, giáo viên có thể sử dụng phiếu học tập giao cho mỗi cá nhân hoặc nhóm học sinh, yêu cầu học sinh chủ động thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ học tập được giao.

2. Thực trạng

3. Giải pháp thực hiện

3.1. Giải pháp 1: Xác định ý tưởng thiết kế phiếu học tập

Trước hết, giáo viên nên chú ý xác định những trường hợp nào thật sự cần thiết sử dụng phiếu học tập. Trong một tiết dạy, GV chỉ nên sử dụng từ 1 đến 3 PHT, vì nếu sử dụng quá nhiều PHT cho một hình thức dạy học có thể sẽ làm giảm hứng thú ở HS. Cần kết hợp sử dụng các phương pháp và phương tiện dạy học khác để có được sự đa dạng trong tiết dạy.

Giáo viên nghiên cứu kĩ đặc điểm chương trình, sách giáo khoa ngữ văn 6 chương trình 2018 để thiết kế bộ phiếu học tập.Từ sự phân tích đặc điểm chương trình, sách giáo khoa, hệ thống câu hỏi phần hướng dẫn học bài và tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng, giáo viên dựa vào đó mà thiết kế bộ phiếu học tập phù hợp với chương trình, với đối tượng học sinh lớp mình giảng dạy.

* Xác định cách trình bày nội dung và hình thức

Việc xác định vấn đề hay nhiệm vụ của bài học đã phải làm từ khi xây dựng ý tưởng. Ở bước này cần cụ thể hoá và làm cho ý tưởng đó chính xác hơn trong nội dung các phiếu học tập. Từ đó tổ chức bộ phiếu sao cho thích hợp nhất về mặt nội dung, lôgic, cấu trúc và kĩ thuật. Việc phân bố những dữ kiện và công việc trong PHT cần được kết hợp nhuần nhuyễn với việc lựa chọn hình thức biểu hiện. Có những dữ liệu và sự kiện nên được trình bày bằng văn bản bình thường, có loại nên đưa vào sơ đồ, biểu mẫu,… Có những trường hợp, thay vì dùng phiếu học tập là tờ giấy nhỏ, GV có thể thay bằng giấy cứng, kích thước to để HS có thể dán hay treo sản phẩm trực tiếp lên bảng.

3. 2. Giải pháp 2: Thực hiện quy trình thiết kế phiếu học tập trong giảng dạy môn Ngữ văn 6:

a. Giáo viên thiết kế phiếu học tập dựa trên các nguyên tắc sau:

- Phiếu học tập phải được thiết kế sẵn trước giờ dạy.

- Nội dung phiếu học tập phải vừa đủ, bám sát mục tiêu bài học và chuẩn kiến thức kĩ năng, phù hợp đối tượng học sinh lớp giảng dạy, phù hợp với trình độ, hoạt động của học sinh, với lượng thời gian thích hợp.

- Hình thức phiếu học tập phải khoa học, rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu thể hiện tính sư phạm, tạo hứng thú cho học sinh.

- Sử dụng phiếu học tập cần kết hợp với các tài liệu và phương tiện dạy học khác như sách giáo khoa, tranh ảnh, tài liệu tham khảo...

- Giáo viên công bố đáp án kịp thời, đúng cách.

- Không được lạm dụng phiếu học tập.

....................

Mời bạn đọc tải file RAR để tham khảo các mẫu sáng kiến đầy đủ nội dung

5. Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 6

I. Lý do chọn đề tài:

Nội dung cốt lõi của môn ngữ văn bao gồm các mạch kiến thức và kĩ năng cơ bản, thiết yếu về tiếng Việt và văn học, đáp ứng các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh ở từng cấp học; được phân chia theo hai giai đoạn: giai đoạn giáo dục cơ bản và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp. Trong đó, giai đoạn giáo dục cơ bản: Chương trình được thiết kế theo các mạch chính tương ứng với các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe. Kiến thức tiếng Việt và văn học được tích hợp trong quá trình dạy học đọc, viết, nói và nghe. Các ngữ liệu được lựa chọn và sắp xếp phù hợp với khả năng tiếp nhận của học sinh ở mỗi cấp học. Mục tiêu của giai đoạn này là giúp học sinh sử dụng tiếng Việt thành thạo để giao tiếp hiệu quả trong cuộc sống và học tập tốt các môn học, hoạt động giáo dục khác; hình thành và phát triển năng lực văn học, một biểu hiện của năng lực thẩm mĩ; đồng thời bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm để học sinh phát triển về tâm hồn, nhân cách. Như vậy hoạt động đọc là một trong những hoạt động quan trọng đối với học sinh trong quá trình tiếp nhận, lĩnh hội tác phẩm, phát triển các năng lực cần thiết.

Ở môn Ngữ văn lớp 6 chương trình mới, thời lượng giáo dục dành cho kỹ năng đọc chiếm 63%, viết (22%), nói và nghe (10%), đánh giá định kì (5%).

Vậy nhưng một thực trạng đáng quan tâm đối với học sinh đầu cấp THCS, đặc biệt là đối với học sinh những trường vùng ven, đa số học sinh là người dân tộc thiểu số đọc rất yếu. Chúng ta có thể nhận thấy, qua những tiết thăm lớp dự giờ, khi giáo viên dạy phân môn văn bản, hầu như giáo viên vẫn ngần ngại khi để cho một học sinh đọc yếu đọc văn bản. Nếu một học sinh kĩ năng đọc trôi chảy, lưu loát, thuần thục chưa thực hiện được thì việc tiếp nhận, lĩnh hội tác phẩm rất hạn chế, làm ảnh hưởng đến việc phát triển các năng lực cần thiết.

Ở lớp 6 về lí thuyết, giáo viên không còn dạy Tập đọc cho các em như ở cấp Tiểu học nữa thế nhưng trong thực tế nhất là ở các trường vùng ven với đặc thù là học sinh dân tộc thiểu số, rất nhiều giáo viên vẫn vừa dạy Văn vừa dạy Tập đọc cho các em. Thực trạng kĩ năng đọc còn yếu xẩy ra ở nhiều trường gây ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập của học sinh. Thực tế ở hai lớp mà tôi đảm nhiệm (6A,B), qua việc khảo sát đầu năm cũng như trong quá trình dạy học tôi nhận thấy kĩ năng đọc của đa số học sinh còn quá yếu. Có những học sinh mới chỉ tập đánh vần. Trong chương trình giáo dục phổ thông 2018, yêu cầu đối với môn Ngữ văn lớp 6 không chỉ dừng lại ở việc học sinh biết đọc mà phải biết đọc hiểu được nội dung tường minh và hàm ẩn của văn bản.

Vậy làm thế nào để rèn cho học sinh kĩ năng đọc tốt, đọc trôi chảy, lưu loát, đọc để tiếp nhận và lĩnh hội được tác phẩm, phát triển các năng lực cần thết, đảm bảo theo mục tiêu yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông 2018, là một giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn với thâm niên gần 20 năm công tác, bản thân tôi luôn trăn trở. Bằng những kinh nghiệm tích lũy được trong quá trình giảng dạy, tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến: Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 6A, B trường............................

...............

II. Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 6A, B trường......................

1. Lập kế hoạch dạy học phụ đạo tăng cường các tiết rèn kĩ năng đọc cho học sinh.

Ngay từ đầu năm học, sau khi Ban giám hiệu chỉ đạo cho các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch dạy học trong đó có kế hoạch dạy phụ đạo cho đối tượng học sinh yếu kém và học sinh dân tộc thiểu số, bản tôi đã mạnh dạn phối hợp với các giáo viên trong tổ chuyên môn xây dựng các tiết rèn kĩ năng đọc dành cho học sinh. Với đặc thù là trường vùng ven, đa số học sinh là người dân tộc thiểu số, kĩ năng đọc và viết của các em rất hạn chế. Mục tiêu của đề án nâng cao chất lượng học sinh dân tộc thiểu số cũng chính là giúp các em thông thạo các kĩ năng nghe – nói – đọc – viết để từ đó hình thành và phát triển các năng lực cần thiết cho các em.

.....

Sáng kiến kinh nghiệm ngữ văn 6 Chương trình mới

....................

Mời bạn đọc tải file RAR để tham khảo các mẫu sáng kiến đầy đủ nội dung

6. Sử dụng phương pháp lớp học đảo ngược kết hợp với kĩ thuật KWL trong dạy phần đọc hiểu văn bản truyện ở môn Ngữ Văn 6

I. TÊN BIỆN PHÁP, LĨNH VỰC ÁP DỤNG

- Tên biện pháp: “Sử dụng phương pháp lớp học đảo ngược kết hợp với kĩ thuật KWL trong dạy phần đọc hiểu văn bản truyện ở môn Ngữ Văn 6 nhằm kích thích sự tìm tòi, sáng tạo của học sinh trường THCS..........................”

- Lĩnh vực áp dụng: Biện pháp được áp dụng vào dạy phần đọc hiểu văn bản truyện ở môn Ngữ văn lớp 6 (Bộ Kết nối tri thức) ở trường THCS.

II. NỘI DUNG BIỆN PHÁP

1.Thực trạng của trường, lớp, học sinh trước khi áp dụng giải pháp

Năm học 2021-2022 là năm đầu tiên Bộ giáo dục triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 6 trên phạm vi cả nước. Đồng thời, tiếp tục thực hiện đổi mới phương pháp, cách thức tổ chức dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh. Đẩy mạnh sự kết hợp giữa nhà trường – phụ huynh – học sinh trong hoạt động dạy học.

Bên cạnh những thuận lợi trên, trong quá trình nghiên cứu, giảng dạy môn Ngữ văn 6 và dự giờ đồng nghiệp, tôi nhận thấy còn một số khó khăn.

- Thứ nhất, học sinh lớp 6 - lớp đầu cấp chưa quen với định hướng tự học, tự nghiên cứu; thêm vào đó nhiều em còn chưa tự giác, tích cực trong học tập. Việc phụ huynh tham gia học tập cùng con còn hạn chế.

- Thứ hai, Chương trình mới đòi hỏi phát huy tối đa các năng lực, phẩm chất học sinh, hướng tới rèn 4 kỹ năng (Đọc- viết – nói – nghe), mà kỹ năng đọc hiểu là rất quan trọng. Trong khi kiến thức, cách học cấp II đòi hỏi các em phải tích cực tự học, tìm tòi, sáng tạo, hướng tới học để thực hành.

Điều đó khiến tôi luôn trăn trở làm thế nào để phát huy tối đa hơn nữa sự sáng tạo của học sinh, tạo hứng thú học tập cho các em, nhất là tiếp tục nâng cao hơn nữa hiệu quả việc vận dụng các phương pháp kỹ thuật dạy học hiện đại để nâng cao chất lượng giảng dạy môn Ngữ văn. Đặc biệt dạy phần đọc hiểu văn bản truyện- với lớp 6 các văn bản dài, thời gian trên lớp khó đi sâu, đọc hiểu tốt.

Thực tế có rất nhiều phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực đã và đang được áp dụng rộng rãi trong toàn ngành giáo dục. Trường tôi và bản thân tôi trong những năm qua cũng đã áp dụng một cách linh hoạt các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực trong các hoạt động dạy học phù hợp với đối tượng HS. Đặc biệt, để tận dụng tối đa những thuận lợi, đồng thời khắc phục những khó khăn từ thực trạng trên tôi đã mạnh dạn áp dụng phương pháp lớp học đảo ngược kết hợp với kĩ thuật KWL thường xuyên trong dạy phần đọc hiểu văn bản truyện ở môn Ngữ văn 6 nhằm kích thích sự tìm tòi, sáng tạo, tinh thần tự học của học sinh.

2. Nội dung biện pháp

2.1. Mô hình lớp học đảo ngược

2.1.1. Khái niệm lớp học đảo ngược (lớp học lật ngược)

Lớp học đảo ngược hay lớp học lật ngược là một chiến lược hướng dẫn học tập, là một kiểu học tập học sinh tìm hiểu, học trước khi lên lớp qua các video có sẵn, tài liệu hỗ trợ, thảo luận trực tuyến … để tìm hiểu kiến thức, sau đó đặt câu hỏi GV, bạn bè giải đáp đi đến làm bài tập, thảo luận nhóm hiểu sâu vấn đề.

2.1.2. Dạy học theo Mô hình lớp học đảo ngược

- Có 2 giai đoạn:

+ Tìm hiểu thông tin (Làm ở nhà):

GV đưa thông tin, mục tiêu bài, nội dung, chuẩn bị bài giảng cho HS, cung cấp tài liệu…

HS xem video, đọc tài liệu, ghi chép lại nội dung thu nhận được, làm quiz bài tập cấp thấp. Có thể thảo luận trước nhóm lớp ghi lại câu hỏi thắc mắc, chuẩn bị dự án.

+ Đào sâu kiến thức (ở lớp): Tương tác giữa GV - HS; HS – HS

Trong mô hình lớp học đảo ngược, các hoạt động “Học ở lớp, làm bài tập ở nhà” của mô hình lớp học truyền thống được chuyển thành các hoạt động tự học ở nhà qua video bài giảng, học trực tuyến, nghiên cứu bài học qua Internet và khi đến lớp người học sẽ làm bài tập, trao đổi, chia sẻ các nội dung của bài học, giải quyết các vấn đề, tình huống do GV đặt ra. Người học sẽ phải làm việc với bài giảng trước thông qua nguồn học liệu được giáo viên cung cấp trước.

....................

Mời bạn đọc tải file RAR để tham khảo các mẫu sáng kiến đầy đủ nội dung

7. Một số giải pháp nhằm tạo hứng thú cho học sinh thông qua hoạt động khởi động trong môn Ngữ văn 6

PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ

I.1. Lý do chọn đề tài

Bất cứ môn học nào, việc truyền cảm hứng (gây hứng thú) học tập cho học sinh rất quan trọng và cần thiết. Clay P. Bedford từng nói: “ Bạn có thể dạy một học sinh một bài học trong một ngày; nhưng nếu bạn có thể dạy anh ta học bằng cách tạo ra sự tò mò, anh ta sẽ tiếp tục quá trình học tập cho đến khi còn sống”. Như vậy, trong quá trình dạy học, việc tạo ra sự tò mò để gây hứng thú cho học sinh là điều vô cùng cần thiết. Bởi học sinh có hứng thú với môn học, yêu thích bộ môn, mới ham học và mới có được kết quả học tập tốt. Đặc biệt là môn Ngữ văn, một môn học xưa nay vốn bị coi nhẹ, cả phụ huynh và HS đều không thích. Hầu hết các bậc phụ huynh định hướng cho con ngay từ khi còn bé là nghiêng về các môn như Tiếng Anh hay Toán, Lí, Hóa. Vì họ cho rằng đây là các môn thời thượng. Từ sự định hướng đó đã vô tình làm cho các em không thích học Văn, chỉ nghe đến nó là không thích và không muốn học. Bởi vậy, vấn đề đặt ra đối với người giáo viên là: Cần làm thế nào để tạo hứng thú cho học sinh học môn Ngữ văn, lôi cuốn các em vào bài học? Phải làm gì để có thể “thắp lửa đam mê” ở các em? Phải làm sao để truyền cảm hứng cho các em, để các em thấy được cái đẹp qua mỗi tác phẩm, từ đó hình thành cho các em cái chân, thiện, mĩ.

Qua thực tế đứng lớp, tôi nhận thấy hoạt động khởi động có ảnh hưởng lớn đến toàn bộ tiến trình tiết dạy, đến việc tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Nhiệm vụ của hoạt động khởi động là khơi gợi hứng thú đối với bài học, và hơn thế nữa, còn khơi dậy niềm đam mê, bồi đắp tình yêu lâu bền đối với môn học. Xuất phát từ những lý do mang tính thực tiễn đó cùng với kinh nghiệm đứng lớp giảng dạy của bản thân, tôi đã lựa chọn đề tài “Một sô giải pháp nhằm tạo hứng thú cho học sinh thông qua hoạt động khởi động trong môn Ngữ văn 6” để chia sẻ cùng các đồng nghiệp với mong muốn được đóng góp những kinh nghiệm nhỏ bé của mình vào sự nghiệp phát triển giáo dục .

..............

II.3. Giải pháp

Xuất pháp từ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn trên,qua thực tế giảng dạy ở trường THCS, tôi nhận thấy việc tạo hứng thú cho học sinh thông qua hoạt động khởi động là cần thiết. Đối với mỗi giáo viên có thể có nhiều hình thức khác nhau để thực hiện phần khởi động cho học sinh có hứng thú một cách hiệu quả tùy thuộc vào nội dung bài dạy, mục tiêu cần đạt.Với bản thân, tôi thực hiện sáng kiến này thông qua một số giải pháp sau:

II 3.1. Khởi động bằng việc tạo tình huống

Tạo tình huống nghĩa là dẫn học sinh vào một tình huống cụ thể nào đó gần gũi với nội dung bài học để các em trải nghiệm, tưởng tượng, từ đó đặt ra những vấn đề buộc các em phải huy động vốn hiểu biết của mình để giải quyết. Các bài tập hay câu hỏi tình huống được đưa ra sẽ giúp học sinh phát triển tư duy, xâu chuỗi vấn đề một cách mạch lạc, đồng thời tạo hứng thú cho học sinh vào tiết học mới để khám phá vấn đề còn đang bỏ ngỏ.

Ví dụ: Bài 6: Truyện

Khi dạy phần Thực hành đọc hiểu với văn bản “Cô bé bán diêm” (An -đéc-xen) tôi yêu cầu HS trả lời: Mỗi khi năm mới sắp đến, mọi người đều háo hức chuẩn bị đón chào, vào đêm giao thừa, mọi người và em thường hay làm gì?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ những suy nghi, cảm xúc của bàn thân. (Dự kiến sản phẩm: Đêm giao thừa mọi người thường quây quần bên nhau ,thức để đón năm mới. Đêm giao thừa thường có pháo hoa, mọi người xúng xính trong quần áo mới và đi chơi, chúc Tết...

- Từ chia sẻ của HS, GV dần dắt vào bài học mới: Ở châu Âu, Noel là một ngày quan trọng. Đó là ngày Chúa Jesu ra đời. Sau Noel một vài ngày sẽ là năm mới. Trong một truyện ngắn của Andersen, vào đêm giao thừa, giữa những cảnh mọi người vui vẻ, quây quần, lại xuất hiện hình ảnh một em bé bán diêm lẻ loi, quần áo mỏng manh, đi chân trần trong tiết trời mùa đông giá buốt. Liệu em bé có được hạnh phúc quây quần bên gia đình đầm âm như bao người khác?

Hôm nay, thầy/cô trò chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong VB Cô bé bán diêm.

Ví dụ 2: Bài 8: Văn bản nghị luận

Khi dạy phần Đọc hiểu văn bản “ Khan hiếm nước ngọt” tôi nêu ra vấn đề như sau:

? Em hiểu nước ngọt là gì? (phân biệt nước,nước ngọt, nước mặn, nước sạch)

? Tất cả nước chúng ta nhìn thấy có phải là nước ngọt không?Vì sao?

Học sinh đưa ra câu trả lới, từ đó, tôi liên hệ đến văn bản “ Khan hiếm nước ngọt”. Bài mới cứ thế được mở ra một cách tự nhiên.

Sau khi HS thực hiện bài tập tình huống trên, tôi hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung tiết học. Và mục tiêu bài học sẽ dễ dàng được HS lĩnh hội và vận dụng.

....................

Mời bạn đọc tải file RAR để tham khảo các mẫu sáng kiến đầy đủ nội dung

8. Một số kinh nghiệm dạy học truyện Cổ tích trong chương trình Sgk Ngữ văn 6

A- ĐẶT VẤN ĐỀ

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Trong nhiều thập kỉ qua, Đảng và Nhà nước ta luôn phát triển giáo dục đào tạo với phương châm phát triển con người, con người vừa là mục tiêu vừa là động lực trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Vì lẽ đó, mục tiêu giáo dục con người là mục tiêu quan trọng nhất. Từ đó đặt ra đối với nhà trường nói chung và trường THCS nói riêng là cần phải quan tâm chú trọng hơn nữa đối tượng học sinh. Người giáo viên nói chung và giáo viên dạy Ngữ văn nói riêng không chỉ truyền thụ về mặt tri thức mà còn bồi đắp ở học sinh tình yêu, cái nhìn thân ái về con người, về gia đình, quê hương, đất nước và mong muốn được cống hiến. Đã ngàn đời nay, văn học luôn là chìa khóa tâm hồn, là nơi cho ta những khát vọng đích thực của con người . Người dạy văn phải là người nghệ sĩ biết uyển chuyển, sáng tạo trong vận dụng phương pháp,không dạy học theo kiểu máy móc , mà luôn đòi hỏi sự linh động, sự vận dụng linh hoạt sáng tạo của người giáo viên trên bục giảng.

Để góp phần nâng cao hiệu quả dạy học văn bản văn học dân gian mà cụ thể là truyện cổ tích tôi mạnh dạn suy nghĩ và đưa ra một số giải pháp với đề tài: “Một số kinh nghiệm dạy học truyện Cổ tích trong chương trình Sgk Ngữ văn 6 cho học sinh Trường THCS.............”. Đây chỉ là một kinh nghiệm nhỏ xuất phát từ sự yêu mến truyện cổ tích dân gian, từ sự trăn trở cần phải có giải pháp để đạt hiệu quả cao nhất trong quá trình dạy học.

..................

III. CÁC GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Khái quát chung về thể loại truyện cổ tích và việc dạy học đọc - hiểu thể loại truyện cổ tích cho học sinh lớp 6 ở Trường......................

1.1. Định nghĩa truyện cổ tích.

Để dạy thể loại này, trước hết, tôi thấy phải nắm và hiểu đặc điểm định nghĩa của truyện cổ tích. Cụ thể, Sgk Ngữ văn 6 đã định nghĩa truyện cổ tích như sau:

“Truyện cổ tích là loại truyện dân gian kể về cuộc đời một số kiểu nhân vật quen thuộc: Kiểu dạng 1: Nhân vật bất hạnh (người mồ côi, người con riêng, em út, người có hình dạng xấu xí…) VD: cây khế, Sọ Dừa…

- Kiểu dạng 2: Nhân vật dũng sĩ và nhân vật có tài năng kì lạ (nhân vật kì tài) VD: Cây bút thần,…

- Kiểu dạng 3: Nhân vật thông minh( con người trí xảo, VD: Em bé thông minh…) và nhân vật ngốc nghếch (những con người khờ khạo, VD : Truyện thằng Ngốc, thằng Cuội…)

- Kiểu dạng 4: Nhân vật là động vật ( con vật biết nói năng, hoạt động tính cách như con người) VD: Hoàng tử Ếch, …

Ngoài ra còn kể thêm một số kiểu nhân vật khác: Nhân vật là những con người đức hạnh; nhân vật là những kẻ xấu xa..

“Truyện cổ tích thường có yếu tố hoang đường, thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công.”

1.2. Đặc trưng thể loại truyện cổ tích

Khi dạy thể loại cổ tích, tôi thấy việc hiểu rõ đặc trưng thể loại có tác dụng rất lớn trong việc khai thác hình tượng nhân vật kiểu cổ tích. Cụ thể đó là bốn đặc trưng sau:

- Tính nguyên hợp và tính đa chức năng: Đây là thuộc tính chung của văn học dân gian cũng như của thể loại cổ tích, chi phối tất cả các yếu tố chất liệu tạo nên nó như: ngôn từ, động tác, các yếu tố của nghệ thuật tạo hình… VD: Truyện Thạch Sanh khi được nghe kể lại một cách diễn cảm, hoặc xem trên sân khấu ta sẽ được thưởng thức tổng hợp cả lời kể, chất giọng, điệu bộ khung cảnh, tạo hình nhân vật..(Tính đa chức năng)

- Tính truyền miệng và tính tập thể: Đây là hai thuộc tính quan trọng vào bậc nhất của VHDG , có quan hệ mật thiết với nhau, tác động, chi phối lẫn nhau. Tính truyền miệng trong VHDG nhằm phản ánh quá trình sáng tác, lưu truyền bằng miệng của các tác phẩm VHDG (cổ tích). Và vì thế mà chi phối các yếu tố khác, đồng thời cho thấy người sáng tác và người thưởng thức không hoàn toàn tách bạch mà nhiều khi cùng là một.

- Tính vô danh và tính dị bản: Tính vô danh nhằm phản ánh sự không mang tên tác giả của tác phẩm văn học dân gian (khác với hiện tượng “khuyết danh” là thiếu tên, hoặc mất tên tác giả ở văn học viết). Tính vô danh của truyện cổ tích có tác dụng tích cực, làm cho nội dung không bị bản quyền tác giả cá nhân ràng buộc, do đó mà luôn được tự do tham gia lưu truyền, sửa chữa, sáng tạo, làm cho ngày càng tăng thêm tính dị bản.

- Đặc trưng thi pháp. Trong những câu chuyện cổ tích không hề xây dựng nhân vật tính cách, nhân vật cổ tích chỉ là những nhân vật tốt/ xấu ổn định, nhân vật nhân cách hành động theo chức năng định sẵn.

1.3. Sự khác nhau giữa thể loại truyện cổ tích và các thể loại khác trong văn học dân gian.

Thứ nhất, khi dạy thể loại này, ở bài đầu tiên giới thiệu thể loại cổ tích tôi liên hệ nhanh với thể loại truyền thuyết vừa học xong, liên hệ thể loại thần thoại mà các em được đọc tham khảo ở tiểu học, được biết trong cuộc sống.

....................

Mời bạn đọc tải file RAR để tham khảo các mẫu sáng kiến đầy đủ nội dung

9. Báo cáo biện pháp Góp phần giúp học sinh lớp 6 nâng cao năng lực giao tiếp bằng cách linh hoạt, sáng tạo các hoạt động dạy học tiết Nói và Nghe

Sáng kiến kinh nghiệm ngữ văn 6 Chương trình mới

II. NỘI DUNG BIỆN PHÁP:

Các giải pháp nhằm “Góp phần giúp học sinh lớp 6 nâng cao năng lực giao tiếp bằng cách linh hoạt, sáng tạo các hoạt động dạy học tiết “ Nói và Nghe”.

- Sử dụng các video mẫu.

- Dùng phương pháp hóa thân, đóng kịch.

- Phương pháp học nhóm.

- Tổ chức giờ học bằng cách sân khấu hóa.

- Phương pháp Kỹ thuật “3-2-1”.

..................

Mời bạn đọc tải file RAR để tham khảo các mẫu sáng kiến đầy đủ nội dung

10. Một số biện pháp khai thác, sử dụng kênh hình hiệu quả trong môn Ngữ văn lớp 6, 7

I. MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết

Ngày nay, khi công nghệ 4.0 phát triển, mạng Internet phổ biến rộng rãi, việc ứng dụng công nghệ và sử dụng đồ dùng trực quan vào dạy học đã không còn là hiếm. Không chỉ các bộ môn Khoa học tự nhiên mà các môn Khoa học xã hội nói chung cũng như bộ môn Ngữ văn nói riêng cũng không đứng ngoài xu thế ấy. Trong nhiều tiết học, các thầy cô giáo dạy bộ môn Ngữ văn cũng ứng dụng công nghệ vào dạy học tạo nhiều hứng thú, những chuyển biến tích cực. Giờ học bây giờ không chỉ quen thuộc với phấn trắng, bảng đen mà còn trở nên sinh động hơn bởi các hình ảnh, các đoạn phim.....

Bên cạnh kênh chữ, kênh hình cũng có nhiều thay đổi bởi sự đa dạng của tranh ảnh minh họa phù hợp với nội dung bài học, góp phần tạo sự lôi cuốn, hấp dẫn với học sinh. Thông qua kênh hình, học sinh có thể nhận biết thấu đáo hơn về nội dung, kiến thức của bài học. Thông qua những kiến thức ấy, các em có thể tìm tòi đưa hình ảnh, đoạn phim... vào các bài thuyết trình hoặc tạo riêng cho mình những hình ảnh để phục vụ cho việc học. Do đó, việc sử dụng tranh ảnh, video, âm thanh, tư liệu là việc làm cần thiết trong dạy học nhất là với bối cảnh hiện nay khi tất cả chúng ta đang đứng trước sự bùng nổ về công nghệ thông tin, mạng internet. Đó cũng là thách thức lớn đối với cả thầy và trò bởi làm thế nào để mang lại cho học sinh những giờ học thú vị, để các em chủ động, tích cực đồng hành cùng thầy cô là một câu hỏi trăn trở trong suy nghĩ của tất cả các giáo viên.

Từ những lí do nêu trên với mong muốn làm thế nào để khai thác và sử dụng kênh hình hiệu quả trong giảng dạy bộ môn Ngữ văn, tôi chọn nội dung báo cáo là "Một số biện pháp khai thác, sử dụng kênh hình hiệu quả trong môn Ngữ văn lớp 6, 7".

2. Mục tiêu

Đưa ra các phương pháp, cách thức khai thác, sử dụng kênh hình (tranh, ảnh, video...) trong quá trình giảng dạy chương trình bộ môn Ngữ văn THCS để tổ chức giờ dạy thú vị, có kết quả tích cực, tạo hứng thú học tập cho học sinh. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng bộ môn cũng như hình thành và phát triển các năng lực, phẩm chất học sinh theo hướng dạy học tích cực.

3. Đối tượng và Phương pháp thực hiện

3.1. Đối tượng

Trong báo cáo này, đối tượng nghiên cứu của tôi là hệ thống kênh hình có liên quan trong chương trình Ngữ văn THCS, bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống; sản phẩm học tập của học sinh bậc THCS tại trường THCS Quán Toan. Cụ thể là khối lớp 6, 7.

3.2. Phương pháp thực hiện

- Phương pháp lý luận: thống kê, phân loại, phân tích, so sánh và tổng hợp...

- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: quan sát, điều tra... kết hợp với việc trải nghiệm thực tế giảng dạy của chính bản thân mình và đồng nghiệp.

..................

Mời bạn đọc tải file RAR để tham khảo các mẫu sáng kiến đầy đủ nội dung

11. PowerPoint SKKN phát huy năng lực của học sinh trong giờ học nói và nghe môn Ngữ văn 6

Sáng kiến kinh nghiệm ngữ văn 6 Chương trình mới

Sáng kiến kinh nghiệm ngữ văn 6 Chương trình mới

Sáng kiến kinh nghiệm ngữ văn 6 Chương trình mới

..................

Mời bạn đọc tải file RAR để tham khảo các mẫu sáng kiến đầy đủ nội dung

12. Slide Sử dụng sân khấu hóa trong dạy học Ngữ văn 6

Sử dụng sân khấu hóa trong dạy học Ngữ văn 6

..................

Mời bạn đọc tải file RAR để tham khảo các mẫu sáng kiến đầy đủ nội dung

Mời bạn đọc đón xem các bài viết hữu ích khác tại mục Tài liệu: Dành cho giáo viên của Hoatieu.vn nhé.

Đánh giá bài viết
1 1.374
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    Trải nghiệm Hoatieu.vn không quảng cáotải toàn bộ tài liệu trên Hoatieu.vn với tốc độ cao. Tìm hiểu thêm
    Tải nhanh tài liệu 12 Mẫu Sáng kiến kinh nghiệm ngữ văn 6 Chương trình mới (3 bộ sách)