Giáo án Tiếng Việt lớp 1 sách Chân Trời Sáng Tạo (Trọn bộ cả năm)

Tải về

Giáo án Tiếng Việt lớp 1 sách Chân Trời Sáng Tạo là tài liệu vô cùng bổ ích giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Sau đây là nội dung chi tiết mời các bạn cùng tham khảo.

Lưu ý: Đã cập nhập Giáo án Tiếng Việt lớp 1 sách Chân Trời Sáng Tạo (Trọn bộ cả năm), mời các thầy cô tải file về để xem đầy đủ nội dung.

1. Giáo án Tiếng Việt lớp 1 sách Chân Trời Sáng Tạo bài A a

CHỦ ĐỀ 1: NHỮNG CHỮ CÁI ĐẦU TIÊN

BÀI 1: A a

Các hoạt động chủ yếu:

1. Hoạt động 1: Khởi động (5 - 7 phút)

- Mục tiêu: Nói được những tiếng có chứa âm a

- Phương pháp: Trực quan, vấn đáp, thảo luận nhóm.

- Hình thức tổ chức: Thảo luận nhóm đôi.

+ HS quan sát tranh, thảo luận theo nhóm và tìm những tiếng có chứa âm a theo gợi ý của GV "Tranh vẽ ai/cái gì?".

+ GV chiếu các tiếng (hoặc các thẻ từ) mà HS tìm được.

+ HS tìm điểm giống nhau giữa các tiếng đã tìm được (VD: bà, ba, má, lá,...- đều có âm a) àHS phát hiện âm chữ mới sẽ học.

+ HS lắng nghe GV giới thiệu vào bài học và quan sát chữ ghi tên bài.

- Thiết bị dạy học: Tranh trong SGK/10.

- Phương pháp, hình thức kiểm tra đánh giá: GV đánh giá HS, HS đánh giá lẫn nhau.

2. Hoạt động 2: Nhận diện âm a (5 phút)

- Mục tiêu: Đọc được chữ a.

- Phương pháp: trực quan, làm mẫu.

- Hình thức tổ chức: Trò chơi "Ai nhanh hơn"

+ GV chiếu slide bảng chữ cái in thường, yêu cầu HS tìm chữ a trong vòng 5 giây.

+ GV hướng dẫn HS cách đọc âm a.

+ HS đọc theo hình thức cá nhân, nhóm, lớp.

+ GV giới thiệu chữ A in hoa.

- Thiết bị dạy học: Bảng chữ cái, thẻ chữ a in thường, A in hoa.

- Phương pháp, hình thức kiểm tra đánh giá: GV đánh giá HS, HS đánh giá lẫn nhau.

3. Hoạt động 3: Tập viết chữ a, số 1 (7- 10 phút)

- Mục tiêu: Viết được chữ a, số 1 đúng yêu cầu vào bảng con và vở tập viết (VTV)

- Phương pháp: Làm mẫu, thực hành - luyện tập.

- Hình thức tổ chức: cá nhân.

- GV giới thiệu con chữ a.

- HS so sánh a in thường và a viết thường.

- Gv hướng dẫn quy trình viết.

a) Viết vào bảng con:

+ HS viết không trung.

+ HS viết chữ, số vào bảng con.

+ HS nhận xét bài viết của mình và bạn, sửa lỗi nếu có.

b) Viết vào VTV:

+ HS viết chữ a, số 1 vào VTV.

+ HS nhận xét bài viết của mình và bạn, sửa lỗi nếu có.

- Thiết bị dạy học: bảng chữ viết mẫu.

4. Hoạt động 4: Luyện tập

- Nhóm 1: Nói được tên các đối tượng có chứa âm a trong bài.

- Nhóm 2: Nói được tên các đối tượng có chứa âm a trong bài, ngoài bài.

- Nhóm 3: Nói được câu có chứa âm a dựa vào các đối tượng trong bài.

5. Hoạt động 5: Mở rộng

Trò chơi: “Đoàn tàu lửa”

HS nối tiếp nhau nói được câu có chứa âm a.

2. Giáo án Tiếng Việt lớp 1 sách Chân Trời Sáng Tạo bài EO - AO

Chuyên đề 2. Chủ đề 7 . Bài: EO - AO Thời lượng: 2 tiết

I. MỤC TIÊU

Giúp HS:

a) Biết trao đổi với bạn về sự vật, hoạt động được tên chủ đề gợi ra, sử dụng được một số từ khóa sẽ xuất hiện trong bài học thuộc chủ đề Thể thao (nhảy cao , kéo co, đi đều, đấu cờ…)

b) Quan sát tranh khởi động, biết trao đổi về các sự vật, hoạt động, trạng thái được vẽ trong tranh có tên gọi chứa vần ao,eo (nhảy sào, đi cà kheo, leo núi nhân tạo…)

  • Nhận diện sự tương hợp giữa âm và chữ của vần ao, eo. Đánh vần và ghép tiếng chứa vần có bản âm cuối “o”, hiểu nghĩa của các từ đó.
  • Viết được các vần ao, eo và các tiếng, từ ngữ có các vần eo, ao.
  • Đánh vần, đọc trơn, hiểu nghĩa các từ mở rộng: đọc được đoạn ứng dụng và hiểu nghĩa của đoạn ứng dụng mức độ dơn giản.
  • Nói được câu có từ ngữ chứa tiếng có vần được học có nội dung liên quan với nội dung bài học.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN, HỌC SINH

Giáo viên:

SHS, SGV , VTV

Thẻ từ các vần ao, eo

Một số tranh ảnh minh họa kèo theo thẻ từ (chào, chèo, sào, kéo co..)

GV có thểc huẩn bị thêm bản nhạc bài hát Con cào cào hoặc bài Tập thể dục buổi sáng

Tranh chủ đề Thể thao.

Học sinh:

- Thực hiện nhiệm vụ, yêu cầu giáo viên giao từ tiết học trước.

- Sách học sinh.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Tiết 1.

1. Ổn định

  • Hs hát .

2. Kiểm tra bài cũ:

Gọi hs đọc đoạn văn sgk trang 68.

Gọi 2 Hs nói câu chứa tiếng có vần ia, ua

Y/cầu Hs kể các con vật có trong sở thú.

Hs nhận xét bạn.

GV nhận xét kiểm tra bài cũ.

3. Bài mới:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Ghi chú

a) Nhận diện vần từ khóa:

- Cho Hs xem tranh ảnh các hoạt động thể dục thể thao.

- Gv Rút ra chủ đề : Thể thao.

- Yêu cầu hs tìm vần có trong từ chủ đề Thể thao.

- Gv rút ra vần mới học: Ao, eo

- Gv Ghi bảng Ao, eo

+ Phân tích vần ao.

+ Gọi Hs đánh vần

+ Gv theo dõi sửa sai cho hs.

+ Gv đọc mẫu

+ Giới thiệu tranh hs đang chào nhau

+ Gv theo dõi nhận xét.

+ Gọi Hs đánh vàn , phân tích , đọc trơn

“chào”

*Vần eo:

+ Giới thiệu tranh chèo thuyền

+ Y/c HS tìm vần có trong tiếng “chèo”

+ Gv giới thiệu vần “eo”

+ Gọi HS phân tích vần eo

+ So sánh vần eo và vần ao

+ GV chốt vần eo và vần ao

Giống nhau đều có âm o đứng cuối vần

Khác nhau: vần eo có âm e đứng trước vần ao có âm a đứng trước.

+ Y/c hs đánh vần, phân tích , đọc trơn tiếng chèo.

Nghỉ giữa tiết

b) Viết vần

+ ao –chào

Gv Hướng dẫn Hs viết vần ao – chào trong bảng con.

Gv theo dõi sửa sai cho hs.

+ Vần eo- chèo tương tự.

HS viết vở tập viết.

+ Gv thu 5 vở nhận xét.

- Hs xem tranh và nêu tên các hoạt động thể thao theo tranh.

- Hs lắng nghe.

- Hs tìm vần trong từ Thể thao.

- Hs đọc .

- Hs phân tích vàn ao.(âm a đứng trước âm o đứng sau)

- Hs đọc (a - o – ao )

+ Hs đọc cá nhân, tổ, đồng thanh.

+ Hs quan sát nêu nội dung tranh “chào”

Rút ra từ ứng dụng “chào”

+ Hs trả lời.

+ HS nhận xét bạn.

+ Hs đọc cá nhân tổ, đồng thanh.

+ Hs nêu nội dung tranh “chèo”

+ Hs trả lời.

+ HS trả lời.

+ Hs nhận xét bạn.

+ Hs trả lời.

+ Hs trả lời

+ Hs nhận xét bạn.

Học sinh hát, hoạt động tại chỗ

+ Hs viết bảng con.

+ Hs viết

+ Hs đổi vở nhận xét bài bạn.

4. Củng cố :

Gọi Hs đọc lại bài,

5. Dặn dò :

Chuẩn bị tiết 2.

Tiết 2

1 .Ổn định

2. Kiểm tra bài cũ:

Gọi Hs đọc lại bài.

3. Bài mới:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Ghi chú

*Đọc từ mở rộng:

- GV giới thiệu tranh nhảy sào.

+ GV rút ra từ “Sào”

+ GV đọc mẫu .

- Gv giới thiệu từ “kéo co”

+ Gv theo dõi sửa sai nếu có.

+ Giới thiệu tranh kéo co, có thể cho vài hs thực hiện kéo co…

- Gv giới thiệu đoạn phim trò chơi đi cà kheo..

+ Gv giáo dục học sinh cẩn thận khi tham gia trò chơi đi cà kheo. Khuyên các em còn nhỏ không nên chới trò chơi này….

- Gv giới thiệu tờ báo và hỏi hs đây là gì?

Gv giới thiệu công dụng báo thể thao.

+ Gọi Hs đọc từ “báo thể thao”

- Gv cho hs đọc trơn lại các từ: sào, kéo co, đi cà kheo, báo thể thao.. khôngtheo thứ tự. Kết hợp phân tích, đánh vần..

*Nghỉ giữa tiết.

- Gv giới thiệu nội dung bài đọc “sgk trang 71” “Thảo, Thư, Hào và Hà thi kéo co. Bé Bo reo hò cổ vũ.”

+ Gv đọc mẫu.

+ Y/C Hs tìm tiếng có vần vừa học trong bài.

+ Gv giải thích các từ viết hoa trong bài.

+ Cho Hs tìm các từ khó đọc.

+ Gv nêu câu hỏi tìm hiểu nội dung bài đọc:

Những ai thi kéo co?

Ai reo hò cổ vũ?

Bé Bo làm gì?...

+ Gv nhận xét..

*Luyện nói:

Giới thiệu tranh và hỏi:

- Tranh vẽ những ai?

- Các bạn đang làm gì?

- Y/c Hs đọc từ trong bóng nói.

- Y/c hs tìm những bài hát thiếu nhi về thể thao, ưu tiên bài hát có các từ mang vần mới học kết hợp múa hoặc tập thể dục….(Con cào cào, Tập thể dục buổi sáng, ..)

+ Hs nêu nội dung tranh.

+ HS đọc trơn, phân tích , đánh vần.

+ Hs đọc cá nhân, tổ, đồng thanh.

+ Hs tìm tiếng chứa vần mới học.

+ Hs đọc trơn , đánh vần cá nhân , tổ , nhóm…

+ Hs quan sát tranh và thực hiện.

+ Hs theo dõi và rút ra từ” đi cà kheo”

+ Hs đọc tìm tiếng chứa vần vừa học , đánh vần , đọc trơn..

+ Hs lắng nghe.

+ Hs trả lời.

+ Hs đọc tìm tiếng có vần mới học, phân tích , đánh vần, dọc trơn.

+ Hs đọc cá nhân, đồng thanh.

- Hs thực hiện.

Hs hát bài “con cào cào”

+ Hs lắng nghe.

+ Hs tìm..

+ HS phân tích, đánh vần, đọc trơn.

+ Hs tìm và đánh vần..

+ HS đọc thành tiếng bài đọc cá nhân, tổ, lớp..

+ Hs thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi…

- Hs trả lời.

- Hs đọc.

- Hs tìm và thi hát giữa các tổ.

4. Củng cố:

Gọi Hs đọc lại bài.

- Hs tìm tiếng chứa vần mới học ..có thể cho thi tìm giữa các tổ..

- Nhận xét tiết học.

5. Dặn dò:

Về đọc bài và chuẩn bị bài mới au- êu..

3. Giáo án Tiếng Việt lớp 1 sách Chân Trời Sáng Tạo bài Ôn tập chủ đề Ước mơ

CHỦ ĐỀ 16: ƯỚC MƠ

BÀI 5: ÔN TẬP (2 tiết)

I. Mc tiêu:

Giúp học sinh:

  • Củng cố được các vần: iêc, uôc, ươc, iêt, yêt, uôt,ươt,iên,yên,uôn,ươn.
  • Sử dụng được các vần đã học trong tuần để ghép tiếng mới.
  • Đánh vần tiếng có vần được học trong tuần, đọc trơn bài “ước mơ của em”.
  • Thực hiện đúng bài viết chính tả.
  • Viết đúng cụm từ ứng dụng.

II. Phương tiện dạy học:

- SHS, VTV, VBT, SGV.

- Một số tranh ảnh (phi công, cô giáo…).

- Bảng phụ dùng ghi các nội dung cần rèn đọc.

III. Hoạt động dạy học:

Tiết 1

1. Kiểm tra bài cũ:

- HS tham gia trò chơi (GV có thể sử dụng trò chơi có cài đặt một số từ ngữ có vần được học và có liên quan đến chủ đề, ví dụ trò chơi “đố bạn tìm từ có tiếng chưa vần”

- HS đọc câu, đoạn, viết từ ngữ; nói câu có từ ngữ chứa tiếng có vần mới được học ở bài 4.

2. Ôn tập các vần được học trong tuần:

- HS mở SHS trang 168

- HS nghe GV giới thiệu bài ôn tập

- HS đọc các vần vừa học trong tuần.

- HS tìm điểm giống nhau giữa các vần: iêc, uôc, ươc / yêt, iêt, uôt, ươt/ iên, yên, uôn, ươn.

- HS tìm điểm khác nhau giữa các vần: iêc, uôc, ươc / yêt, iêt, uôt, ươt/ iên, yên, uôn, ươn.

- HS tìm từ ngữ có tiếng chứa vần: iêc, uôc, ươc, iêt, yêt, uôt, ươt, iên, yên, uôn, ươn

- HS nói câu có từ ngữ có tiếng chứa vần: iêc, uôc, ươc, iêt, yêt, uôt, ươt, iên, yên, uôn, ươn.

* Nghỉ giải lao

3. Luyện đọc:

- HS nghe GV đọc bài “ước mơ của em”

- Tìm tiếng trong bài “ước mơ của em” có vần đã học trong tuần.

- HS đánh vần và đọc trơn các tiếng có vần được học trong tuần (ước, được, biếc, lượn, hiền, luôn, vượt, tiên, vuốt, biết).

- HS lắng nghe GV đọc mẫu “ước mơ của em”

- HS đọc thành tiếng bài đọc.

- GV yêu cầu HS đọc 2 khổ thơ đầu và trả lời câu hỏi : Bạn nhỏ ước mơ lớn lên sẽ làm gì? (chú phi công, cô giáo).

- GV cho HS xem tranh chú phi công đang lái máy bay và cô giáo đang giảng bài.

- GV yêu cầu HS đọc khổ thơ 3 và trả lời câu hỏi : Mẹ bạn nhỏ đã khuyên con điều gì? (biết ước mong, biết cần cù, cố gắng).

Tiết 2

- GV chuyển ý sang tiết 2

- HS đánh vần các tiếng, từ có trong cụm từ ứng dụng “cần biết ước mơ”

(GV gợi ý HS giải thích nghĩa của cụm từ hoặc GV giải thích nghĩa của cụm từ ).

- HS tìm từ có chứa vần đã học trong tuần (ước, biết).

- GV hướng dẫn HS cách viết cụm từ “cần biết ước mơ”.

- HS quan sát cách GV viết và phân tích hình thức chữ viết của tiếng trong cụm từ.

- HS đọc trơn cụm từ ứng dụng; viết cụm từ ứng dụng vào vở.

4. Luyện viết chính tả

- GV viết hai dòng thơ cuối lên bảng. HS nhìn bảng viết vào vở chính tả.

- GV hướng dẫn HS soát lỗi bài viết (sửa lỗi nếu có).

- HS tự đánh giá bài làm cuả mình.

- GV nhận xét bài viết của của HS.

*Nghỉ giải lao

5. Luyện nói:

- HS luyện nói về chủ đề ước mơ của em (GV chủ động thiết kế nội dung này nhằm giúp HS mở rộng vốn từ và phát triển lời nói về chủ đề ước mơ (ví dụ: ước mơ lớn lên được làm bộ đội, giáo viên, công an, bác sĩ …).

- HS tham gia hát/ đọc đồng dao, đọc thơ nói về ước mơ.

* GV giáo dục HS: Cần biết ước mơ, những ước mơ đẹp, bản thân phấn đấu học tập giỏi để sau này có thể biến những ước mơ của mình thành hiện thực.

6. Củng cố - dặn dò:

- HS nhận diện lại tiếng / từ chứa vần vừa được ôn tập, nhắc lại mô hình vần được học.

- Hướng dẫn HS đọc, viết thêm ở nhà, ở giờ tự học, hướng dẫn HS đọc mở rộng.

- HS biết chuẩn bị cho tiết học sau (Kể chuyện giấc mơ của một cậu bé).

4. Giáo án Tiếng Việt lớp 1 sách Chân Trời Sáng Tạo bài Câu chuyện về chú gà trống choai

CHUYÊN ĐỀ 4 (CHỦ ĐỀ 21)

TIẾT: XEM – KỂ

BÀI 4: CÂU CHUYỆN VỀ CHÚ GÀ TRỐNG CHOAI

I. MỤC TIÊU

Giúp học sinh:

1. Phán đoán nội dung câu chuyện dựa vào tên truyện Câu chuyện về chú gà trống choai, tên chủ đề Những bông hoa nhỏ và tranh minh họa.

2. Dựa vào tranh minh họa, câu hỏi gợi ý dưới tranh để xây dựng các tình tiết, diễn biến của câu chuyện.

3. Kể từng đoạn của câu chuyện dựa vào tranh minh họa, ước đầu kể toàn bộ câu chuyện.

4. Bày tỏ cảm xúc của bản thân với từng nhân vật trong câu chuyện.

5. Biết điều chỉnh âm lượng giọng kể của bản thân khi kể trong nhóm nhóm nhỏ và trước cả lớp.

6. Bồi dưỡng phẩm chất kiên trì với mục tiêu/mong ước của bản thân.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

- SHS, SGV.

- Tranh minh họa truyện.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ:

- HS hát bài đàn gà con.

- Tiết kể chuyện trước, ta kể câu chuyện gì? (Vượt qua nổi sợ)

- HS1: Câu chuyện kể về ai và cái gì? (Bạn Liên và việc vượt qua nổi sợ độ cao của bạn ấy)

- HS2: Em thấy bạn Liên có điểm gì đáng khen?

- HS3: Em thích chi tiết nào nhất? Vì sao?

- GV nhận xét bài cũ.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Ghi chú

2.Khỏi động:

- HS đọc tên câu chuyện.

- Giúp HS hiểu nghĩa của từ “trống choai” (là con gà trống mới lớn, đang chuẩn bị tập gáy).

- Yêu cầu HS quan sát cả 4 bức tranh. Trả lời các câu hỏi:

+ Trong các bức tranh có những nhân vật nào?

+ Ai là nhân vật chính?

+ Câu chuyện diễn ra ở đâu?

+ Em nghĩ câu chuyện sẽ kể điều gì về chú gà trống choai?

+ Có chuyện gì với bác gà trống?

+ Câu chuyện kết thúc như thế nào?

- GV chốt ý, giới thiệu bài.

3. Luyện tập xây dựng truyện theo tranh và kể chuyện:

*Luyện tập xây dựng truyện theo tranh:

- Yêu cầu HS quan sát tranh 1. Hỏi:

+ Bức tranh gồm có những ai?

+ Bác gà trống và trống choai đang làm gì? Ở đâu? Lúc nào?

+ Trống choai muốn học điều gì từ bác gà trống?

+ Ngay từ đầu, trống choai đã gáy được chưa?

+ Nếu trống choai gáy chưa được hoặc gáy không hay, em nghĩ trống choai có bị chế giễu không?

+ Khi bị chế giễu, liệu trống choai có từ bỏ việc tập gáy không?

- GV nhận xét, chốt nội dung tranh 1: Ngày xưa, gà trống chơi thân với mặt trời. Theo lời hẹn, khi gà trống gáy, mặt trời sẽ thức dậy tỏa sáng muôn nơi. Trống choai muốn học theo bác gà trống. Tuy đã cố hết sức, cậu vẫn chưa gáy được. Ngan, Ngỗng, Vịt chế giễu trống choai, nhưng cậu không nản, ngày nào cũng thức dậy sớm tập gáy.

- Yêu cầu HS quan sát tranh 2. Hỏi:

+ Chuyện gì đã xảy ra với bác gà trống?

+ Bác gà trống bị mệt, bác không gáy được thì mặt trời như thế nào? Cảnh vật khắp nơi ra sao?

+ Lúc này trống choai làm gì?

+ Bác gà trống đã nói gì với trống choai?

- GV nhận xét, chốt nội dung tranh 2: Một hôm, đã đến lúc mặt trời chiếu sáng nhưng khắp nơi vẫn tối đen, các con vật vô cùng lo lắng. Trống choai vội chạy đến nhà bác gà trống: “Bác ơi..”. Gà trống thều thào:“Bác...mệt...quá...không...dậy...

được...cháu...giúp...bác...”. Trống choai dạ vâng rồi nhảy lên bờ rào, lấy hơi, cất tiếng gáy: Ò...ó..o...

- Yêu cầu HS quan sát tranh 3. Hỏi:

+ Khi thay thế bác gà trống, liệu trống choai có thể gọi được mặt trời dậy không?

+ Vì sao trống choai đã cất tiếng gáy mà mặt trời vẫn ngủ?

+ Sau đó trống choai đã làm gì?

+ Sau tiếng gáy đó, mặt trời như thế nào? Muôn vật ra sao?

+ Vì sao các con vật khen ngợi trống choai?

- GV nhận xét, chốt nội dung tranh 3: Mặt trời vẫn ngủ vì tiếng gáy của trống choai quá bé. Cậu hít hơi, vươn mình, cố sức gáy. Thế rồi, tiếng gáy của cậu vươn xa. Mặt trời bừng tỉnh. Muôn vật reo hò cảm ơn trống choai.

- Yêu cầu HS quan sát tranh 4. Hỏi:

+ Từ đó, mỗi ngày trống choai đều làm gì?

- GV nhận xét, chốt nội dung tranh 4: Từ đó, sáng nào trống choai cũng cùng bác gà trống gọi mặt trời dậy.

*Kể chuyện:

- GV chia HS theo nhóm 4 và yêu cầu HS kể lại từng đoạn câu chuyện theo tranh, thời gian 5 phút. Nhắc HS kể với âm lượng nhỏ, đủ nghe trong nhóm. (Nếu có HS không kể được thì các bạn hỗ trợ bằng cách đặt câu hỏi cho bạn)

- Gọi HS lên kể chuyện

- Gọi 1 - 2 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.

- GV nhận xét.

- Nhờ đâu mà trống choai có thể gọi được mặt trời dậy?

- Nếu gặp vấn đề khó khăn, em sẽ làm gì?

- Khi muốn theo đuổi ước mơ, em sẽ làm gì?

- GV giáo dục HS.

- Lớp đồng thanh đọc.

- Lắng nghe.

- Trả lời các câu hỏi.

+ Lắng nghe.

- Quan sát tranh, trả lời câu hỏi.

- Lắng nghe

- Quan sát tranh, trả lời câu hỏi.

- Lắng nghe

- Quan sát tranh, trả lời câu hỏi.

- Lắng nghe

- Quan sát tranh, trả lời câu hỏi.

- Lắng nghe

- Chia theo nhóm 4 và thực hiện kể lại câu chuyện theo tranh. Mỗi HS kể 1 tranh.

- Đại diện 1 nhóm kể 1 tranh.

- 1 - 2 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.

- Trả lời.

- Trả lời.

- Trả lời.

- Lắng nghe

4. Củng cố, dặn dò:

- Ta vừa kể câu chuyện gì?

- Em thích chi tiết nào nhất? Vì sao?

- Nhận xét tiết học.

- Tập kể lại cho người thân nghe khi ở nhà.

- Chuẩn bị tiết học sau, bài: Mưa.

5. Giáo án Tiếng Việt lớp 1 sách Chân Trời Sáng Tạo bài Những bông hoa nhỏ

CHỦ ĐỀ: NHỮNG BÔNG HOA NHỎ

Bài: Thực hành (1 tiết)

I. MỤC TIÊU:

1. Phẩm chất:

Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, biết chia sẻ, giúp đỡ cha mẹ ông bà và phầm chất tự tin về khả năng của bản thân thông qua hoạt động.

2. Năng lực:

a. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: Học sinh đọc trơn được một văn bản thơ đồng dao. Chỉ ra từ chỉ hoạt động có trong bài đồng dao và đặt câu có chứa từ chỉ hoạt động vừa tìm được.

- Năng lực giao tiếp hợp tác: Học sinh thảo luận nhóm. Học sinh nói với bạn và những người xung quanh về những việc em có thể làm được với những cử chỉ, ánh mắt, thân thiện khi nói chuyện với bạn. Biết hợp tác phụ giúp cha mẹ, ông bà bằng những việc làm cụ thể.

- Phát triển năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thông qua việc thực hiện các bài tập.

b. Năng lực đặc thù:

- Năng lực ngôn ngữ:

+ Đọc: Đọc trơn được một văn bản thơ đồng dao.

+ Nói: Phát triển lời nói theo nội dung yêu cầu.

+ Viết: Viết sáng tạo dựa trên những gì đã nói thành câu văn viết theo mẫu câu Em có thể....

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

- VBT, SGV.

- Bảng phụ ghi các từ ngữ, câu cần thực hành.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

1. Ổn định lớp:

- Lớp trưởng khởi động cho các bạn múa hát theo bài hát: “Em là hoa hồng nhỏ”.

2. Kiểm tra bài cũ:

- Tiếng việt tiết trước học bài gì? (Bài: Như bông hoa nhỏ). Hs nhận xét.

- Gọi Hs đọc bài ở SGK:

+ Hs đọc bài Như bông hoa nhỏ trong sách giáo khoa. Hs nhận xét. Gv nhận xét.

+ Hs trả lời câu hỏi: Bông hoa nhỏ trong bài thơ là ai? Hs nhận xét. Gv nhận xét.

- Nhận xét chung phần kiểm tra bài cũ và tuyên dương.

3. Bài mới:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Ghi chú

Giới thiệu bài: Chúng ta đã hoàn thành những bài tập đọc trong chủ đề Những bông hoa nhỏ. Hôm nay, cô trò chúng ta sẽ cùng nhau đến với tiết Thực hành.

- Gv ghi tựa. Gọi Hs nhắc lại.

Hoạt động 1: Luyện đọc và mở rộng vốn từ:

- Gv yêu cầu hs mở sách Bài tập Tiếng việt tập 2.

- Gọi hs đọc yêu cầu của bài tập.

- Gọi 2 hs đọc toàn bài.

+ Hs đọc nối tiếp nhau. Mỗi hs 1 câu cho đến hết.

+ Vài hs đọc toàn bài.

- Sau khi đọc, Gv nêu yêu cầu: Tìm các từ chỉ hoạt động có trong bài thơ?

- Giáo viên gọi học sinh nhắc lại yêu cầu.

- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 2, và tìm từ chỉ hoạt động trong bài đồng dao . (2 phút)

- Yêu cầu 1 bạn lên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi truyền điện.

- Gọi hs nx, góp ý.

- Gv chốt ý.

- Gv nêu yêu cầu: Hãy đặt câu với những từ chỉ hoạt động vừa tìm được và viết vào vở.

- Gọi học sinh nêu lại yêu cầu.

- Yêu cầu vài học sinh đặt câu với từ chỉ hoạt động vừa tìm được trình bày trước lớp.

- Hs nx bạn.

- Yêu cầu học sinh viết vào vở.

- Gv nx vở trước lớp, tuyên dương và chốt ý.

- Nghỉ giải lao: Cho lớp hát 1 bài hát

Hoạt động 2: Luyện tập nói, viết sáng tạo

a. Nói sáng tạo:

- Gọi hs đọc yêu cầu

- Gv gợi ý:

+ Ở lớp bạn có thể làm được những việc gì?

+ Ở nhà bạn có thể làm được những việc gì?

- Gv giao nhiệm vụ: Chia lớp làm việc theo nhóm đôi. Hãy trao đổi với bạn của mình về những việc mình có thể làm được. (thời gian 2 phút)

- Gv quan sát giúp đỡ các em trao đổi với nhau bằng ánh mắt khi hỏi và trả lời. Hướng dẫn, khi nói, em cần nhìn vào mắt bạn, ánh mắt thân thiện, thỉnh thoảng gật đầu, trao đổi thoải mái với nhau.

- Cho học sinh báo cáo kết quả trước lớp

- Giáo viên cho học sinh chơi trò chơi “Phóng viên nhí”

Câu hỏi: Ở nhà bạn có thể làm được những việc gì?

- Gọi lần lượt vài bạn lên tập làm phóng viên phỏng vấn các bạn trong lớp.

- Gv nhận xét, tuyên dương.

b. Viết sáng tạo:

- Yêu cầu hs quan sát sách bài tập.

- Gv hướng dẫn các em viết nội dung nói thành câu văn theo mẫu câu: Em có thể….

- Gv ví dụ: Em có thể quét nhà giúp mẹ.

- Nhắc nhở hs cách viết hoa đầu câu và sử dụng dấu chấm câu, khoảng cách giữa các chữ trong một câu.

- Yêu cầu hs viết.

- Hs tự sửa lỗi bài của mình.

- Gv thu một số vở nhận xét, tuyên dương trước lớp.

Giáo viên chốt: Các em cần phải biết chia sẽ, phụ giúp ông bà, cha mẹ những công việc nhà phù hợp với lứa tuổi của các em. Làm đúng theo lời bác Hồ đã dạy: “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ tùy theo sức của mình” các em nhé.

- Hs nhắc lại

- Hs đọc: Đọc bài thơ: Mười ngón tay

- Hs đọc

- Hs đọc nối tiếp

- Hs đọc.

- Học sinh nêu yêu cầu

- Các nhóm thảo luận

- Học sinh thực hiện

(Hs nêu được: Đi cày, tát nước, cầm

lược, chải đầu, đi trâu, đi cấy, cầm

bay, đánh cờ, chèo đò, dò biển, ngồi

đếm.)

- Hs nx

- Hs lắng nghe

- Học sinh nêu

- Hs thực hiện

- Học sinh thực hiện.

- Hs lắng nghe

- Hs đọc: Nói với bạn về những việc em có thể làm được.

- Hs trả lời: quét lớp, lau bảng, lau

bàn,...

- Hs trả lời: quét nhà, chơi với em,

lau nhà, nhổ cỏ, đưa võng cho em

ngủ, nhặt rau,...

- Hs lắng nghe

- Hs làm việc nhóm đôi

- Đại diện các nhóm báo cáo.

- Hs chơi theo hướng dẫn của giáo viên:

- Học sinh thực hiện

- Hs quan sát

- Hs lắng nghe

- Hs thực hiện

- Hs thực hiện

- Hs lắng nghe.

4. Củng cố:

- Tiết Tiếng việt hôm nay học nội dung gì?

- Em thích nhất nội dung nào?

- Bạn nào cho cô biết em có thể làm những gì để phụ giúp cha mẹ?

- Gọi hs đọc lại bài trên bảng.

5. Dặn dò:

- Gv nhận xét tiết học.

- Về nhà xem trước bài: Kể chuyện về chú Trống choai (trang 34).

6. Giáo án Tiếng Việt lớp 1 sách Chân Trời Sáng Tạo bài Cá Bò

Bài 5: CÁ BÒ

I/ Mục tiêu: Giúp HS

- Tập phán đoán nội dung câu chuyện dựa vào tên truyện và tranh minh họa.

- Kể từng đoạn của câu chuyện dựa vào tranh minh họa và câu gợi ý.

- Trả lời câu hỏi về nội dung bài học liên hệ bài học trong câu chuyện với bản thân.

- Sử dụng âm lượng phù hợp khi kể

- Bày tỏ cảm xúc của bản thân với các nhân vật trong câu chuyện.

- Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, chăm chỉ.

II/ Phương tiện dạy học:

- SHS, SGV

- Tranh minh họa truyện phóng to

III/ Hoạt động dạy học:

1/ Hoạt động 1: Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ.

- Cho HS hát bài: Ngày đầu tiên đi học. Có thể hỏi 1 số câu hỏi để học sinh nêu lên suy nghĩ của mình về những ngày đầu đi học.

- Cho HS đọc, viết, nói câu từ/ câu chứa các âm a, b, c, o và các dấu.

- HS nhận xét bạn – GV nhận xét

2/ Khởi động: Cho HS chơi trò chơi nhỏ: Ai nhanh, ai đúng. Xem tranh 1 số loại cá. HS nêu tên từng loại cá đó. Tuyên dương. GV dẫn dắt vào câu chuyện. HS đọc tên truyện – GV ghi tựa bài, gọi HS nhắc lại.

- Bài mới

3/ Hoạt động 3: Quan sát tranh

- Qua hoạt động này, HS phán đoán nội dung câu chuyện qua tranh minh họa

+ HS thảo luận theo nhóm đôi quan sát tranh và dựa vào câu gợi ý của GV để phán đoán nội dung câu chuyện

(Do đây là bài kể chuyện đầu tiên nên GV cần hướng dẫn kỹ hơn

VD: Nên quan sát theo thứ tự các tranh từ 1đến 4, chú ý đến các nhân vật trong

từng tranh, tranh vẽ những con vật gì? Con cá nào xuất hiện trong cả 4 bức tranh? Có những chuyện gì xảy ra với cá bò con?....)

4/ Hoạt động 4: Luyện tập nghe kể và kể chuyện

+ GV kể 2 lần

- Lần 1: Kể toàn bộ nội dung câu chuyện, GV sử dụng các câu hỏi kích thích sự chú ý, tạo hứng thú, tò mò muốn nghe câu chuyện ở HS.

VD: Liệu cá bò có học bài như lời mẹ dặn không? Cá bò và cá cờ sẽ gặp những gì trên đường đi?...

- GV lưu ý HS lắng nghe để liên hệ nội dung câu chuyện với những phỏng đoán lúc đầu của mình

- Lần 2: GV kể kết hợp tranh.

- GV lưu ý HS lắng nghe để nhớ nội dung từng đoạn

+ HS kể: Thảo luận nhóm 4:

- Mỗi tổ thảo luận 1 tranh, thay phiên nhau kể với âm lượng vừa đủ nghe, chú ý lắng nghe bạn kể.

- Kể trước lớp: Trong từng tổ, mỗi nhóm cử 1 bạn lên kể. GV lưu ý HS kể với âm lượng to hơn để cả lớp cùng nghe.

- Cho HS nhận xét bạn kể - GV nhận xét

- Tìm hiểu nội dung và liên hệ

- GV nêu 1 số câu hỏi để giúp HS nhớ nội dung câu chuyện, nhận xét, đánh giá về các nhân vật và liên hệ bài học từ câu chuyện với bản thân.

VD: Cá bò mẹ dặn cá bò con và cá cờ những việc gì? Trong câu chuyện, em thích nhân vật nào nhất? Vì sao? Khi đi chơi xa em phải làm những gì?...

5/ Hoạt động 5: Củng cố dặn dò.

- GV hỏi để HS nhắc lại tên truyện, các nhân vật và nhân vật em thích.

- Đọc và kể thêm ở nhà.

- Chuẩn bị bài sau.

............

Nhấn vào nút Tải về để tải trọn bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 1 CTST cả năm

Giáo án Tiếng Việt lớp 1 Chân trời sáng tạo biên soạn theo Công văn 2345 với nội dung đầy đủ 35 tuần học, giúp giáo viên xây dựng giáo án, bài giảng theo từng chủ đề, bài học, và hoạt động thực hành. Tài liệu tích hợp những phương pháp dạy học hiện đại, sử dụng tài liệu thực tế, kết hợp kỹ thuật công nghệ, xây dựng các hoạt động thú vị, phù hợp với học sinh lớp 1, để làm cho bài giảng trở nên thú vị và hấp dẫn hơn đối với học sinh. Điều này giúp tạo cơ hội cho các em học sinh tích cực chủ động học tập, khám phá, phát triển các kỹ năng tự học, tự giải quyết vấn đề.

Mời các bạn tham khảo các bài khác trong chuyên mục Giáo án - Bài Giảng của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
28 96.460
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm