(Cả năm) Giáo án Ngữ văn 12 Chân trời sáng tạo
KHBD Văn 12 Chân trời sáng tạo năm 2024 - 2025
Giáo án Ngữ văn 12 Chân trời sáng tạo - Mẫu kế hoạch bài dạy môn Văn lớp 12 CTST được các thầy cô giáo biên soạn theo chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 được Hoatieu chia sẻ trong bài viết sau đây sẽ giúp các thầy cô tiết kiệm được thời gian và công sức khi soạn giáo án cho năm học mới. Sau đây là nội dung chi tiết giáo án môn Ngữ văn lớp 12 sách Chân trời sáng tạo file word, mời các thầy cô cùng tham khảo.
Giáo án Ngữ văn 12 CTST kì 1
BÀI 1. NHỮNG SẮC ĐIỆU THI CA
(Thơ cổ điển và lãng mạn – 9 tiết)
(Đọc và Thực hành tiếng Việt: 5,5 tiết; Viết: 2 tiết; Nói và nghe: 1 tiết; Ôn tập: 0,5 tiết)
KẾ HOẠCH BÀI DẠY KĨ NĂNG ĐỌC THƠ CỔ ĐIỂN VÀ LÃNG MẠN
HOÀNG HẠC LÂU (LẦU HOÀNG HẠC)
TRÀNG GIANG
TIẾNG THU (Đọc mở rộng theo thể loại)
XUÂN DIỆU (Đọc kết nối chủ điểm)
Thời gian thực hiện: 4,5 tiết
I. MỤC TIÊU BÀI DẠY
Sau khi học xong bài học này, HS có thể:
1. Năng lực
1.1. Năng lực đặc thù
– Nhận biết được một số đặc điểm cơ bản của phong cách cổ điển và lãng mạn qua các tác phẩm thơ trữ tình tiêu biểu.
– Biết đánh giá, phê bình văn bản dựa trên trải nghiệm và quan điểm của người đọc.
– Vận dụng được kiến thức về lịch sử văn học và kĩ năng tra cứu để sắp xếp một số tác phẩm, tác giả lớn theo tiến trình lịch sử văn học; biết đặt tác phẩm trong bối cảnh sáng tác và bối cảnh hiện tại để có đánh giá phù hợp.
1.2. Năng lực chung
– Năng lực giao tiếp và hợp tác: Phân tích được các công việc cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ của nhóm.
– Năng lực tự chủ và tự học: Hoàn thành được những nhiệm vụ được giao khi thực hiện các hoạt động đọc, viết, nói và nghe.
2. Phẩm chất
Tôn trọng sự khác biệt trong phong cách cá nhân.
II. KIẾN THỨC CẦN DẠY
– Đặc điểm của các VB thuộc phong cách cổ điển và lãng mạn.
– Cách đọc VB thuộc phong cách cổ điển và lãng mạn.
III. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
– Một số tranh ảnh có liên quan đến VB đọc 1, 2 và 3
– Máy chiếu hoặc bảng đa phương tiện dùng chiếu tranh ảnh, phim (nếu có)
– Giấy A1/ bảng nhóm để HS trình bày kết quả làm việc nhóm
– PHT, sơ đồ, bảng biểu.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
a. Mục tiêu:
– Xác định được tên chủ điểm, thể loại chính và câu hỏi lớn của bài học.
– Xác định được nhiệm vụ HT của phần Đọc.
– Tạo hứng thú về chủ đề HT Những sắc điệu thi ca.
b. Sản phẩm:
– Thái độ của HS tham gia hoạt động HT.
– Phần ghi chép của HS về tên chủ điểm của bài học, thể loại sẽ học.
– Câu trả lời của HS về nhiệm vụ HT của phần Đọc.
c. Tổ chức thực hiện:
* Giao nhiệm vụ HT:
(1) GV chiếu một vài hình ảnh (lầu Hoàng Hạc, bức tranh mùa thu có hình ảnh “con nai vàng ngơ ngác”,...) hoặc trình chiếu/ gợi nhắc tên một số bài thơ HS đã học ở các cấp lớp trước như: Nam quốc sơn hà, Qua Đèo Ngang, Chiều xuân, Thơ duyên,… Sau đó, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Bức tranh hoặc tên các bài thơ đó gợi cho em liên tưởng gì đến tên chủ điểm bài học?
(2) HS đọc lướt nội dung phần Đọc (SGK, tr. 9 – 19) và trả lời câu hỏi: Nhiệm vụ HT chính của các em về Đọc ở bài học này là gì?
* Thực hiện nhiệm vụ HT: HS thực hiện nhiệm vụ.
* Báo cáo thảo luận: 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác nhận xét, bổ sung.
* Kết luận, nhận định: GV nhận xét câu trả lời của HS, sau đó chốt lại tên chủ điểm, thể loại chính, câu hỏi lớn của bài học và tóm tắt nhiệm vụ HT của phần Đọc: đọc VB 1 (Hoàng Hạc lâu) và VB 2 (Tràng Giang) để hình thành kĩ năng đọc thơ cổ điển và lãng mạn, đọc VB 3 (Xuân Diệu) để tìm hiểu thêm về chủ điểm của bài học; đọc VB 4 (Tiếng thu) để thực hành kĩ năng đọc thơ lãng mạn.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
1. Hoạt động tìm hiểu Tri thức Ngữ văn
1.1. Tìm hiểu phong cách cổ điển và phong cách lãng mạn
a. Mục tiêu: Bước đầu nhận biết được những nét cơ bản về phong cách, phong cách cổ điển và phong cách lãng mạn.
b. Sản phẩm: Thông tin điền vào PHT.
c. Tổ chức thực hiện:
* Giao nhiệm vụ HT: Nhóm 2 – 3 HS thực hiện nhiệm vụ HT theo mẫu phiếu sau:
PHIẾU HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU PHONG CÁCH CỔ ĐIỂN VÀ PHONG CÁCH LÃNG MẠN Đọc nội dung về phong cách, phong cách cổ điển và phong cách lãng mạn (SGK, tr. 9 – 10), tìm các từ khoá và điền vào chỗ trống: 1. Phong cách là:............................................................................................................ ....................................................................................................................................... 2. Phong cách được tạo thành từ: ..................................................................................; Thể hiện qua: (1) ............................; (2) ..............................; (3) ................................... (4) ............................................... 3. Hoàn thành bảng tóm tắt sau:
|
* Thực hiện nhiệm vụ HT: Nhóm HS thực hiện nhiệm vụ.
* Báo cáo, thảo luận: Đại diện 3 – 4 nhóm HS trình bày kết quả. Các nhóm khác bổ sung.
* Kết luận, nhận định: GV nhận xét sản phẩm HT của HS, kết hợp với việc phân tích một số ví dụ từ VB 1 và 2 để HS hiểu khái niệm phong cách, phong cách cổ điển, phong cách lãng mạn.
Lưu ý: Trong quá trình đọc hiểu các VB 1, 2, 4, GV nên hướng dẫn HS đọc lại Tri thức đọc hiểu để hiểu rõ hơn các khái niệm phong cách, phong cách cổ điển, lãng mạn.
1.2. Tìm hiểu Lịch sử/ tiến trình lịch sử văn học
a. Mục tiêu: Bước đầu nhận biết được đôi nét cơ bản về Lịch sử/ tiến trình lịch sử văn học.
b. Sản phẩm: Câu trả lời miệng, sơ đồ của HS.
c. Tổ chức thực hiện:
* Giao nhiệm vụ HT: Nhóm 2 HS đọc mục Lịch sử/ tiến trình lịch sử văn học (SGK, tr. 10) theo nhóm đôi và thực hiện các nhiệm vụ sau:
(1) Tóm tắt thế nào là “Lịch sử/ tiến trình văn học”.
(2) Hoàn thành sơ đồ tóm tắt về lịch sử văn học viết Việt Nam:
..........................
Giáo án Ngữ văn 12 CTST kì 2
BÀI 6. TRONG THẾ GIỚI CỦA GIẤC MƠ
(Thơ) (11 tiết)
(Đọc và Thực hành tiếng Việt: 7,5 tiết; Viết: 2 tiết; Nói và nghe: 1 tiết; Ôn tập: 0,5 tiết)
DẠY ĐỌC. KẾ HOẠCH BÀI DẠY KĨ NĂNG ĐỌC THƠ
ĐÂY THÔN VĨ DẠ
ĐÀN GHI TA CỦA LOR-CA
TỰ DO (Đọc mở rộng theo thể loại)
SAN-VA-ĐO ĐA-LI VÀ “SỰ DAI DẲNG CỦA KÍ ỨC” (Đọc kết nối chủ điểm)
Thời gian thực hiện: 6,5 tiết
I. MỤC TIÊU BÀI DẠY
Sau khi học xong bài học này, HS có thể:
1. Năng lực
1.1. Năng lực đặc thù
– Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của thơ trữ tình hiện đại như: ngôn ngữ, hình tượng, biểu tượng, yếu tố tượng trưng, siêu thực trong thơ,...
– Phân tích và đánh giá được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của tác phẩm thơ; phân tích sự phù hợp giữa chủ đề, tư tưởng và cảm hứng chủ đạo trong tác phẩm thơ.
1.2. Năng lực chung
– Năng lực giao tiếp và hợp tác thể hiện qua việc thảo luận nhóm.
– Năng lực sáng tạo thể hiện qua việc có những kiến giải mới mẻ về VB.
2. Phẩm chất
Tôn trọng sự khác biệt trong phong cách cá nhân.
II. KIẾN THỨC CẦN DẠY
– Yếu tố siêu thực trong thơ trữ tình.
– Hình tượng và biểu tượng.
– Cách đọc thơ có yếu tố siêu thực.
III. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
– Một số tranh, ảnh có liên quan đến bài học, ví dụ: hình ảnh thôn Vĩ Dạ, bức tranh Sự dai dẳng của kí ức (San-va-đo Đa-li).
– Máy chiếu hoặc bảng đa phương tiện dùng chiếu tranh, ảnh (nếu có).
– Giấy A1 hoặc bảng nhóm để HS trình bày kết quả làm việc nhóm.
– PHT (GV có thể chuyển một số câu hỏi trong SGK thành PHT).
– Bảng biểu, sơ đồ tóm tắt đặc điểm của thơ có yếu tố siêu thực.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
1. Hoạt động giới thiệu chủ điểm
a. Mục tiêu: Bước đầu nêu được suy nghĩ về chủ điểm của bài học.
b. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS về chủ điểm.
c. Tổ chức thực hiện:
* Giao nhiệm vụ HT: HS liệt kê trên giấy stick-note những từ khoá thể hiện suy nghĩ của em về cụm từ “Trong thế giới của giấc mơ”.
* Thực hiện nhiệm vụ HT: Mỗi HS có 2 phút để thực hiện nhiệm vụ.
* Báo cáo, thảo luận: Một số HS đọc các từ khoá đã ghi.
* Kết luận, nhận định: Dựa vào ý kiến của HS, GV dẫn dắt, giới thiệu về chủ điểm của bài học.
2. Hoạt động xác định nhiệm vụ học tập
a. Mục tiêu: Nhận biết được nhiệm vụ học tập của phần Đọc; xác định được thể loại chính của bài học.
b. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về nhiệm vụ học tập của phần Đọc và thể loại chính của bài học.
c. Tổ chức thực hiện:
* Giao nhiệm vụ HT: Cá nhân HS đọc tên thể loại (bên dưới tên chủ điểm), đọc lướt tên các VB trong chủ điểm và trả lời câu hỏi: Thể loại chính sẽ học ở bài học này và nhiệm vụ học tập trong phần Đọc là gì?
* Thực hiện nhiệm vụ HT: Cá nhân HS thực hiện nhiệm vụ.
* Báo cáo, thảo luận: 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác nhận xét, bổ sung.
* Kết luận, nhận định: GV tóm tắt ý kiến của HS, sau đó giới thiệu về chủ điểm và thể loại chính (thơ có yếu tố siêu thực) của bài học
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
1. Hoạt động tìm hiểu Tri thức Ngữ văn
1.1. Yếu tố siêu thực trong thơ trữ tình
a. Mục tiêu: Kích hoạt tri thức nền về giấc mơ; bước đầu nhận biết được đặc điểm của thơ có yếu tố siêu thực.
b. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về giấc mơ và đặc điểm của thơ có yếu tố siêu thực.
c. Tổ chức thực hiện:
* Giao nhiệm vụ HT: Nhóm 2 HS:
(1) Kể lại một giấc mơ của mình và xem xét các hình ảnh trong giấc mơ có mối liên quan nào với nhau hay không sau đó giải thích thế nào là siêu thực.
(2) GV ghi hai câu thơ Bao giờ mặt nhật tan thành máu/ Và khối lòng tôi cứng tợ si (Hàn Mặc Tử, Những giọt lệ) lên bảng, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Các hình ảnh “mặt nhật, máu, si” gợi cho bạn liên tưởng đến điều gì?
Hình ảnh trong câu thơ | Liên tưởng của tôi |
mặt nhật | … |
máu | … |
si | … |
* Thực hiện nhiệm vụ HT: HS thực hiện nhiệm vụ.
* Báo cáo, thảo luận:
(1) 2 HS trình bày câu trả lời.
(2) 4 HS trả lời, GV ghi tóm tắt ý kiến của HS lên bảng.
* Kết luận, nhận định: GV tóm tắt ý kiến của HS, kết luận vấn đề theo định hướng sau:
(1) Dựa trên câu trả lời của HS và mục Siêu thực (SGK/ tr. 5), GV làm rõ khái niệm siêu thực: Sự kì lạ, khác thường, phá vỡ những quy luật thông thường của thực tại, gợi nhắc những bí ẩn, phi logic của những giấc mơ và của những ám ảnh vô thức.
(2) GV giảng giải sự ám ảnh về trăng, hồn, máu trong thơ Hàn Mặc Tử để làm rõ yếu tố siêu thực trong thơ. GV cũng có thể nêu thêm sự kết hợp giữa những hình ảnh có vẻ không liên quan với nhau như “hơi nắng, nũng nịu, cặp môi tươi” để làm rõ yếu tố siêu thực trong hai câu thơ sau:
Hơi nắng dịu dàng đầy nũng nịu
Sau rào khẽ liếm cặp môi tươi
(Hàn Mặc Tử, Nắng tươi)
1.2. Hình tượng và biểu tượng
a. Mục tiêu: Bước đầu phân biệt được hình tượng và biểu tượng.
b. Sản phẩm: Thông tin điền vào bảng so sánh.
c. Tổ chức thực hiện:
* Giao nhiệm vụ HT: Nhóm 2 HS đọc mục Hình tượng và biểu tượng (SGK/ tr. 6) và điền vào bảng sau:
Hình tượng | Biểu tượng | |
Khái niệm | … | … |
Ví dụ (VB Tây tiến) | … | … |
* Thực hiện nhiệm vụ HT: HS thực hiện nhiệm vụ.
* Báo cáo, thảo luận: Đại diện 2 nhóm trả lời câu hỏi, các nhóm khác bổ sung.
* Kết luận, nhận định: GV tóm tắt ý kiến của HS, hướng dẫn HS phân biệt hai khái niệm này:
Hình tượng | Biểu tượng | |
Khái niệm | Hình ảnh, nhân vật được xây dựng một cách sống động, sáng tạo trong tác phẩm à thể hiện quan điểm, tư tưởng, ý đồ, tài năng của người nghệ sĩ. | Loại hình ảnh đặc biệt, thông qua hình thức cụ thể, trực quan, gợi lên những tư tưởng, triết lí có ý nghĩa sâu xa. |
Ví dụ (VB Tây Tiến) | Hình tượng người lính Tây Tiến. | Hình ảnh “dáng kiều thơm” biểu tượng cho các thiếu nữ Hà Nội thanh lịch. |
..........
Mời các bạn sử dụng file tải về để xem trọn bộ giáo án Ngữ văn lớp 12 bộ CTST.
Mời các bạn tham khảo các bài viết khác trong chuyên mục Giáo án bài giảng của Hoatieu.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
- Giáo án Word
- Kế hoạch bài dạy Ngữ văn 12 Kết nối tri thức
- Giáo án Ngữ văn 12 Cánh Diều cả năm
- Giáo án Ngữ văn 12 Chân trời sáng tạo
- Giáo án chuyên đề Ngữ văn 12 Cánh Diều
- Giáo án chuyên đề Ngữ văn 12 Kết nối tri thức
- Giáo án Chuyên đề Ngữ văn 12 Chân trời sáng tạo
- Giáo án Toán 12 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Kế hoạch bài dạy Toán 12 Chân trời sáng tạo
- Giáo án Toán 12 Cánh Diều
- Giáo án chuyên đề Toán 12 Kết nối tri thức
- Giáo án chuyên đề Toán 12 Cánh diều
- Giáo án PowerPoint
- Giáo án điện tử Ngữ văn 12 Chân trời sáng tạo
- Bài giảng điện tử Văn 12 Cánh Diều
- Giáo án điện tử Ngữ văn 12 Kết nối tri thức
- Giáo án điện tử chuyên đề Ngữ văn 12 Cánh Diều
- Bài giảng điện tử chuyên đề Ngữ văn 12 CTST
- Giáo án điện tử chuyên đề Ngữ văn 12 Kết nối tri thức
- Giáo án điện tử Toán 12 Kết nối tri thức
- Bài giảng điện tử Toán 12 Chân trời sáng tạo
- Bài giảng Powerpoint Toán 12 Cánh diều
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Giáo án lớp 12
(5 môn) Giáo án sách lớp 12 bộ Kết nối tri thức
Mẫu giáo án môn Ngữ văn lớp 12 theo công văn 5512
(Cả năm file word) Kế hoạch bài dạy Ngữ văn 12 Kết nối tri thức
(Đủ 3 chuyên đề) Giáo án điện tử chuyên đề Ngữ văn 12 Cánh Diều
(Điện, Lâm nghiệp - Thủy sản) Giáo án Công nghệ 12 Kết nối tri thức
(Bài 1-9) Giáo án điện tử Ngữ văn 12 Chân trời sáng tạo