Thông tư số 30/2010/TT-BLĐTBXH

Thông tư số 30/2010/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: Quy định chuẩn giáo viên, giảng viên dạy nghề.

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ
HỘI

-----------
Số: 30/2010/TT-BLĐTBXH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-------------------------

Hà Nội, ngày 29 tháng 09 năm 2010

THÔNG TƯ
Quy định chuẩn giáo viên, giảng viên dạy nghề
-------------------------

Căn cứ Luật Dạy nghề ngày 29 tháng 11 năm 2006;

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Nghị định 186/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Nghị định số 70/2009/NĐ-CP ngày 21 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý Nhà nước về dạy nghề;

Căn cứ Quyết định 09/2005/QĐ-TTg ngày 11 tháng 01 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005 - 2010”;

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chuẩn giáo viên, giảng viên dạy nghề như sau:

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Thông tư này quy định chuẩn giáo viên, giảng viên dạy nghề, bao gồm các yêu cầu về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và năng lực nghề nghiệp.

2. Thông tư này áp dụng đối với giáo viên, giảng viên dạy nghề tại các trường Cao đẳng nghề, trường Trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề và các cơ sở khác có tham gia hoạt động dạy nghề.

Thông tư này không áp dụng đối với giáo viên, giảng viên dạy các môn chung, các môn văn hóa tại các trường Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề.

Điều 2. Mục đích ban hành chuẩn giáo viên, giảng viên dạy nghề

1. Làm cơ sở để xây dựng mục tiêu đào tạo, chương trình đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng giáo viên, giảng viên dạy nghề.

2. Giúp giáo viên, giảng viên dạy nghề tự đánh giá phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, năng lực nghề nghiệp, từ đó xây dựng kế hoạch học tập, rèn luyện phấn đấu nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

3. Làm cơ sở để đánh giá giáo viên, giảng viên dạy nghề hàng năm phục vụ công tác quy hoạch, sử dụng, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ này.

4. Làm cơ sở để xây dựng chế độ, chính sách đối với giáo viên, giảng viên dạy nghề.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. “Chuẩn giáo viên, giảng viên dạy nghề” là hệ thống các yêu cầu cơ bản về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực nghề nghiệp mà giáo viên, giảng viên dạy nghề cần đạt được nhằm đáp ứng mục tiêu dạy nghề.

2. “Tiêu chí” là một lĩnh vực của chuẩn, bao gồm các yêu cầu có nội dung liên quan thể hiện năng lực của giáo viên, giảng viên thuộc lĩnh vực đó. Trong mỗi tiêu chí có một số tiêu chuẩn.

3. “Tiêu chuẩn” là những yêu cầu cụ thể của tiêu chí. Trong mỗi tiêu chuẩn có các chỉ số đánh giá.

4. “Giáo viên, giảng viên dạy nghề” là giáo viên dạy trình độ Sơ cấp nghề (sau đây gọi là giáo viên Sơ cấp nghề), giáo viên dạy trình độ Trung cấp nghề (sau đây gọi là giáo viên Trung cấp nghề), giảng viên dạy trình độ Cao đẳng nghề (sau đây gọi là giảng viên Cao đẳng nghề).

Đánh giá bài viết
1 1.375
0 Bình luận
Sắp xếp theo