Thông tư 19/2017/TT-BTTTT

Thông tư 19/2017/TT-BTTTT - Công tác bảo vệ bí mật nhà nước trong ngành thông tin và truyền thông

Thông tư 19/2017/TT-BTTTT quy định công tác bảo vệ bí mật nhà nước trong ngành thông tin và truyền thông; trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông và cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân liên quan trong việc bảo vệ bí mật nhà nước trong ngành thông tin và truyền thông. Mời các bạn tham khảo.

BỘ THÔNG TIN VÀ
TRUYỀN THÔNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 19/2017/TT-BTTTT

Hà Nội, ngày 12 tháng 09 năm 2017

THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH CÔNG TÁC BẢO VỆ BÍ MẬT NHÀ NƯỚC TRONG NGÀNH THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

Căn cứ Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước ngày 28 tháng 12 năm 2000;

Căn cứ Nghị định số 33/2002/NĐ-CP ngày 28 tháng 3 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 17/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế,

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Thông tư quy định công tác bảo vệ bí mật nhà nước trong ngành thông tin và truyền thông,

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định công tác bảo vệ bí mật nhà nước trong ngành thông tin và truyền thông; trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông và cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân liên quan trong việc bảo vệ bí mật nhà nước trong ngành thông tin và truyền thông.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân công tác trong ngành thông tin và truyền thông và cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân liên quan trong việc bảo vệ bí mật nhà nước trong ngành thông tin và truyền thông.

Điều 3. Bí mật nhà nước trong ngành thông tin và truyền thông

1. Tin, tài liệu về vụ việc, tài liệu, vật, địa điểm, thời gian, lời nói, hồ sơ và các nội dung liên quan khác được quy định tại danh mục bí mật nhà nước độ Tối mật và danh mục bí mật nhà nước độ Mật của ngành thông tin và truyền thông;

2. Tin, tài liệu thuộc danh mục bí mật nhà nước của Bộ, ngành, địa phương, cơ quan khác mà các cơ quan, đơn vị, tổ chức trong ngành thông tin và truyền thông đang quản lý, sử dụng, lưu giữ trong quá trình phối hợp công tác.

Điều 4. Những hành vi bị nghiêm cấm

1. Thu thập, lưu giữ, chuyển giao, làm lộ, làm mất, chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy trái phép tài liệu, vật mang bí mật nhà nước trong ngành thông tin và truyền thông.

2. Trao đổi, cung cấp tin, tài liệu, vật mang bí mật nhà nước cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân; in, sao, chụp tài liệu có nội dung bí mật nhà nước khi chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

3. Soạn thảo, lưu trữ, trao đổi, sao chụp tin, tài liệu mật trên máy tính, thiết bị có kết nối Internet hoặc có kết nối với các thiết bị khác có kết nối Internet.

4. Sử dụng các thiết bị có tính năng ghi âm, ghi hình, thu phát tín hiệu và thực hiện việc ghi âm, ghi hình trong các cuộc họp có nội dung bí mật nhà nước khi chưa được người chủ trì cuộc họp cho phép.

5. Lạm dụng việc bảo vệ bí mật nhà nước để che giấu hành vi vi phạm pháp luật; xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp hoặc cản trở hoạt động bình thường của các cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân.

6. Truyền đưa nội dung bí mật nhà nước chưa mã hóa qua các thiết bị điện tử hoặc qua các dịch vụ bưu chính, viễn thông và các phương tiện truyền thông khác.

Chương II

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 5. Cam kết bảo v bí mt nhà nước

1. Cá nhân được giao nhiệm vụ tiếp xúc dưới mọi hình thức với bí mật nhà nước trong lĩnh vực thông tin và truyền thông phải thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các quy định tại Thông tư này và các quy định khác có liên quan của pháp luật về công tác bảo vệ bí mật nhà nước, và phải cam kết bảo vệ bí mật nhà nước bằng văn bản. Văn bản cam kết bảo vệ bí mật nhà nước được lưu hồ sơ nhân sự của cơ quan, đơn vị chủ quản.

2. Cá nhân được giao nhiệm vụ tiếp nhận, xử lý, lưu trữ, quản lý tài liệu mật, quản lý các dấu mật và đóng dấu độ mật, dấu thu hồi vào văn bản theo sự chỉ đạo của người có thẩm quyền phải cam kết bảo vệ bí mật nhà nước trong lĩnh vực thông tin và truyền thông bằng cách lập danh sách ghi rõ họ tên, chức vụ, đơn vị công tác và ký tên vào danh sách.

3. Cá nhân được tiếp xúc (nghe phổ biến, nghiên cứu, sử dụng) với tin tức, tài liệu độ “Tuyệt mật”, “Tối mật” phải cam kết bảo vệ bí mật nhà nước trong lĩnh vực thông tin và truyền thông bằng cách lập danh sách ghi rõ họ tên, chức vụ, đơn vị công tác, những nội dung bí mật được tiếp xúc và ký tên vào danh sách. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị hoặc cá nhân được ủy quyền chịu trách nhiệm lập danh sách này, cùng ký tên và nộp lưu hồ sơ nhân sự của cơ quan, đơn vị chủ quản.

Điều 6. Cung cấp bí mật nhà nước cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân

Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân lưu giữ bí mật nhà nước chỉ cung cấp cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định sau:

1. Thẩm quyền cung cấp tin, tài liệu, vật mang bí mật nhà nước cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân Việt Nam:

a) Bí mật nhà nước thuộc độ “Tuyệt mật” và độ “Tối mật” do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt;

b) Bí mật nhà nước thuộc độ “Mật” do Chánh Văn phòng, Thủ trưởng Cục, Vụ, đơn vị và các cấp tương đương thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt;

2. Thẩm quyền cung cấp tin, tài liệu, vật mang bí mật nhà nước cho cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài:

a) Bí mật nhà nước thuộc độ “Tuyệt mật” do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

b) Bí mật nhà nước thuộc độ “Tối mật” do Bộ trưởng Bộ Công an phê duyệt;

c) Bí mật nhà nước thuộc độ “Mật” do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông hoặc người được ủy quyền phê duyệt;

3. Người được giao nhiệm vụ tìm hiểu, thu thập thông tin thuộc phạm vi bí mật nhà nước phải có giấy chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân, giấy giới thiệu và công văn của cơ quan chủ quản ghi rõ nội dung, mục đích cần tìm hiểu, thu thập. Bên nhận tin không được làm lộ thông tin và không được cung cấp thông tin đã nhận cho bên thứ ba.

4. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân thực hiện chỉ được cung cấp tin theo đúng nội dung đã được phê duyệt. Nội dung buổi làm việc về cung cấp tin phải được ghi biên bản để báo cáo với người có thẩm quyền đã phê duyệt cung cấp tin và nộp lại cho Văn phòng hoặc bộ phận bảo mật của cơ quan, đơn vị.

Điều 7. Bảo vệ bí mật nhà nước trong thông tin liên lạc

Mọi nội dung thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong ngành thông tin và truyền thông chuyển nhận bằng các phương tiện truyền thông đều phải mã hóa theo quy định của pháp luật về cơ yếu.

Điều 8. Bảo vệ bí mật nhà nước trong hoạt động đối ngoại

1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong ngành thông tin và truyền thông có quan hệ, tiếp xúc với tổ chức, cá nhân nước ngoài không được tự ý tiết lộ bí mật nhà nước.

2. Khi tiến hành chương trình hợp tác quốc tế hoặc thi hành công vụ nếu có yêu cầu phải cung cấp những tin thuộc phạm vi bí mật nhà nước cho tổ chức, cá nhân nước ngoài phải tuân thủ theo nguyên tắc:

a) Bảo vệ lợi ích quốc gia;

b) Chỉ được cung cấp những thông tin đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.

Điều 9. Lập, sửa đổi, bổ sung, giải mật, thay đổi độ mật danh mục bí mật nhà nước

1. Hàng năm (trong quý I), Văn phòng Bộ rà soát danh mục bí mật nhà nước của ngành thông tin và truyền thông để xem xét lập danh mục không còn phù hợp, cần thay đổi độ mật, giải mật, hoặc xác định những nội dung bí mật mới gửi lấy ý kiến các cơ quan, đơn vị trong Bộ, sau đó tổng hợp báo cáo Bộ trưởng xem xét, quyết định.

2. Trong quá trình thực thi công vụ, khi phát hiện tin, tài liệu mang nội dung cần bảo mật ngoài danh mục bí mật nhà nước đã ban hành; tin, tài liệu cần thay đổi độ mật, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc Bộ phải báo cáo Bộ trưởng xem xét, quyết định và gửi một bản cho Văn phòng Bộ đểtổng hợp.

3. Văn phòng Bộ có trách nhiệm tổng hợp ý kiến đề xuất của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc Bộ và báo cáo Bộ trưởng, đồng thời đề xuất sửa đổi, bổ sung danh mục bí mật nhà nước theo quy định pháp luật.

4. Trong trường hợp đột xuất cần tiến hành giải mật, giảm mật, tăng mật các tài liệu, vật mang bí mật nhà nước, Chánh Văn phòng đề xuất với Bộ trưởng để tiến hành giải mật, giảm mật, tăng mật theo trình tự, thủ tục quy định tại Thông tư số 33/2015/TT-BCA ngày 20/7/2015 của Bộ trưởng Bộ Công an hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 33/2002/NĐ-CP ngày 28/3/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh bảo vệ bí mật nhà nước.

5. Tài liệu, vật mang bí mật nhà nước sẽ tự động giải mật trong các trường hợp sau:

a) Đăng tải trên trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị;

b) Công bố trên phương tiện thông tin đại chúng;

c) Đăng Công báo;

d) Niêm yết tại trụ sở cơ quan, đơn vị hoặc tại các địa điểm khác;

đ) Các hình thức công bố công khai khác.

Sau khi tài liệu, vật mang bí mật nhà nước tự động được giải mật, văn thư có trách nhiệm đóng dấu giải mật theo quy định.

Thuộc tính văn bản: Thông tư 19/2017/TT-BTTTT

Số hiệu19/2017/TT-BTTTT
Loại văn bảnThông tư
Lĩnh vực, ngànhBộ máy hành chính
Nơi ban hành
Bộ Thông tin và Truyền thông
Người kýTrương Minh Tuấn
Ngày ban hành12/09/2017
Ngày hiệu lực01/11/2017
Đánh giá bài viết
1 91
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi