Thông tư 21/2016/TT-BTTTT về đầu tư theo hình thức đối tác công tư của Bộ Thông tin và Truyền thông

Thông tư 21/2016/TT-BTTTT - Đầu tư theo hình thức đối tác công tư của Bộ Thông tin và Truyền thông

Thông tư 21/2016/TT-BTTTT quy định về lĩnh vực đầu tư, nội dung báo cáo nghiên cứu khả thi, nội dung hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư thuộc phạm vi quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 16 tháng 11 năm 2016.

Thông tư 12/2016/TT-BGDĐT về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, đào tạo qua mạng

Nghị quyết 41/NQ-CP về chính sách ưu đãi thuế thúc đẩy phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin tại Việt Nam

Thông tư liên tịch 17/2016/TTLT-BGDĐT-BTTTT quy định hoạt động tổ chức thi và cấp chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin

BỘ THÔNG TIN VÀ
TRUYỀN THÔNG
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 21/2016/TT-BTTTT Hà Nội, ngày 30 tháng 9 năm 2016

THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ NỘI DUNG VỀ ĐẦU TƯ THEO HÌNH THỨC ĐỐI TÁC CÔNG TƯ THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ CỦA BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 18/6/2014;

Căn cứ Nghị định số 132/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông;

Căn cứ Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức đối tác công tư;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính,

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Thông tư quy định chi tiết một số nội dung về đầu tư theo hình thức đối tác công tư thuộc phạm vi quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Thông tư này quy định về lĩnh vực đầu tư, nội dung báo cáo nghiên cứu khả thi, nội dung hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư thuộc phạm vi quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông.

2. Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoặc có liên quan đến hoạt động đầu tư theo hình thức đối tác công tư thuộc phạm vi quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Điều 2. Lĩnh vực đầu tư

Các dự án xây dựng, cải tạo, vận hành, kinh doanh, quản lý công trình kết cấu hạ tầng, cung cấp trang thiết bị hoặc dịch vụ công trong các lĩnh vực:

1. Khu công nghệ thông tin tập trung, bao gồm đầu tư hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài khu (đường giao thông, điện, nước sạch, tiêu thoát nước, truyền thông, xử lý môi trường và các hạ tầng khác).

2. Ứng dụng công nghệ thông tin, bao gồm:

a) Hệ thống thông tin quốc gia, các cơ sở dữ liệu quan trọng quốc gia, các cơ sở dữ liệu chuyên ngành và các hệ thống kết nối thông tin trực tuyến thuộc nền tảng Chính phủ điện tử;

b) Hạ tầng, giải pháp công nghệ đảm bảo an toàn thông tin;

c) Hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin;

d) Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ người dân và doanh nghiệp;

đ) Ứng dụng công nghệ thông tin trong nội bộ cơ quan nhà nước.

3. Các dự án khác trong lĩnh vực thông tin và truyền thông do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Điều 3. Nội dung báo cáo nghiên cứu khả thi

Nội dung chính của báo cáo nghiên cứu khả thi theo quy định tại Điều 25 Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức đối tác công tư và các nội dung như sau:

1. Cơ sở pháp lý lập báo cáo nghiên cứu khả thi

a) Các Luật, Nghị định và Thông tư hướng dẫn liên quan đến việc triển khai dự án theo hình thức đối tác công tư;

b) Các Luật, Nghị định và Thông tư hướng dẫn liên quan đến lĩnh vực đầu tư về ứng dụng công nghệ thông tin, khu công nghệ thông tin tập trung;

c) Các Quyết định phê duyệt quy hoạch, kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin, công nghiệp công nghệ thông tin liên quan đến dự án ứng dụng công nghệ thông tin và khu công nghệ thông tin tập trung; các Nghị quyết về Chính phủ điện tử, chính sách ưu tiên, ưu đãi của dự án; các Quyết định, văn bản của cấp có thẩm quyền trong các bước lập, thẩm định, phê duyệt đề xuất dự án và các văn bản pháp lý có liên quan khác;

d) Tài liệu tham chiếu trong quá trình nghiên cứu, lập báo cáo nghiên cứu khả thi.

2. Sự cần thiết và mục tiêu đầu tư

a) Phân tích sự cần thiết đầu tư dự án, nhu cầu của xã hội và sự đáp ứng ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước nhằm tăng tốc độ xử lý công việc, giảm chi phí hoạt động. Để thúc đẩy mạnh mẽ phát triển Chính phủ điện tử, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước, phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn;

b) Ưu tiên lựa chọn các địa phương có lợi thế về hạ tầng giao thông, hạ tầng viễn thông và công nghệ thông tin, nguồn nhân lực về công nghệ thông tin và mức độ ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin để xây dựng các khu công nghệ thông tin tập trung;

c) Mức độ đáp ứng nhu cầu của dự án ở thời điểm trước và sau khi đầu tư; tiềm năng và lợi ích mang lại của dự án làm cơ sở xác định nhu cầu, thời điểm và quy mô đầu tư dự án;

d) Mục tiêu đầu tư của dự án, bao gồm:

  • Mục tiêu tổng thể: những lợi ích dự án mang lại cho nền kinh tế - xã hội của quốc gia cũng như của địa phương; sự đóng góp của dự án vào mục tiêu tổng thể của ngành thông tin và truyền thông, mục tiêu chung của quốc gia;
  • Mục tiêu cụ thể: nêu rõ các chỉ số cụ thể, định lượng được (số lượng, chất lượng và thời gian); thuyết minh những vấn đề, thực trạng được giải quyết, số lượng đối tượng đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ mà dự án cung cấp và các mục tiêu cụ thể khác.

3. Phân tích lợi thế của việc đầu tư dự án theo hình thức đối tác công tư

a) Thuyết minh các lợi thế của việc đầu tư dự án theo hình thức đối tác công tư, trong đó phân tích rõ lợi thế về nguồn vốn, khả năng hoàn vốn, hiệu quả kinh tế và khả năng chuyển giao các rủi ro giữa các bên liên quan;

b) Trình bày những hạn chế của việc đầu tư dự án theo hình thức đối tác công tư so với các hình thức khác, bao gồm: năng lực quản lý thực hiện dự án của các bên liên quan; tính phức tạp trong việc xây dựng và thực hiện các điều khoản hợp đồng dự án;

c) Đối với dự án do nhà đầu tư đề xuất, báo cáo nghiên cứu khả thi phải phân tích rõ lợi thế về nguồn vốn, khả năng cân đối vốn của nhà đầu tư; về năng lực, kinh nghiệm quản lý của nhà đầu tư; khả năng hoàn vốn, hiệu quả đầu tư và khả năng tiếp nhận các rủi ro.

4. Sự phù hợp của dự án với quy hoạch, kế hoạch phát triển

a) Dự án đầu tư xây dựng Khu công nghệ thông tin tập trung phải phù hợp Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển khu công nghệ thông tin tập trung;

b) Dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước phải phù hợp với Chương trình Quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động cơ quan nhà nước được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

c) Các dự án khác phải phù hợp với quy hoạch và kế hoạch phát triển ngành thông tin và truyền thông.

5. Đối với dự án ứng dụng công nghệ thông tin, nội dung thiết kế sơ bộ được lập phải phù hợp với quy định về quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước.

6. Đánh giá sự phù hợp, tuân thủ tiêu chuẩn kỹ thuật về ứng dụng công nghệ thông tin cơ quan nhà nước hiện hành tại Việt Nam.

7. Trong trường hợp cần thiết phải áp dụng quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc tế hoặc phân kỳ đầu tư nhằm giảm mức độ phức tạp của dự án, tăng tính khả thi và độ hấp dẫn của dự án, cần thuyết minh chi tiết căn cứ vào quy mô dự án, kế hoạch tổng thể thực hiện dự án để phân tích các khó khăn trong quá trình thực hiện dự án.

Đánh giá bài viết
1 59
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi