Thông tư liên tịch 17/2016/TTLT-BGDĐT-BTTTT tổ chức thi và cấp chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin

Thông tư liên tịch 17/2016/TTLT-BGDĐT-BTTTT - Quy định hoạt động tổ chức thi và cấp chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin

Thông tư liên tịch 17/2016/TTLT-BGDĐT-BTTTT quy định hoạt động tổ chức thi và cấp chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin. Theo đó, Thông tư theo dõi, tổng hợp tình hình triển khai việc tổ chức thi, cấp chứng chỉ ứng dụng CNTT trên phạm vi cả nước và tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý các vi phạm.

Công văn 1813/BTTTT-CNTT về sử dụng tin học trong tuyển dụng, nâng ngạch công chức và thăng hạng viên chức

Thông tư 31/2015/TT-BTTTT hướng dẫn xuất nhập khẩu sản phẩm CNTT đã qua sử dụng

Công văn 614/CV-CNTT về triển khai hệ thống phần mềm giao dịch BHXH điện tử

Nghị quyết 41/NQ-CP về chính sách ưu đãi thuế thúc đẩy phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin tại Việt Nam

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 17/2016/TTLT-BGDĐT-BTTTT Hà Nội, ngày 21 tháng 6 năm 2016

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
QUY ĐỊNH TỔ CHỨC THI VÀ CẤP CHỨNG CHỈ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; Nghị định số 07/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi điểm b khoản 13 Điều 1 của Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;

Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 03 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Nghị định số 132/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông;

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Thông tư liên tịch quy định hoạt động tổ chức thi và cấp chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Thông tư liên tịch này quy định hoạt động tổ chức thi và cấp chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT).

2. Thông tư liên tịch này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân tham gia hoặc có liên quan đến hoạt động tổ chức thi và cấp chứng chỉ ứng dụng CNTT.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong thông tư liên tịch này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Chứng chỉ ứng dụng CNTT là chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân nhằm xác nhận trình độ, năng lực sử dụng CNTT theo Chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (sau đây gọi tắt là Thông tư 03/2014/TT-BTTTT).

2. Cơ quan quản lý trực tiếp là các đại học, học viện, các trường đại học đối với các trung tâm tin học, trung tâm ngoại ngữ - tin học, trung tâm CNTT trực thuộc; là Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo (nếu được ủy quyền) đối với các trung tâm tin học, trung tâm ngoại ngữ - tin học được thành lập theo Thông tư số 03/2011/TT-BGDĐT ngày 28/01/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế Tổ chức và hoạt động của trung tâm ngoại ngữ, tin học.

3. Trung tâm sát hạch là tên gọi chung đối với các trung tâm tin học, trung tâm ngoại ngữ - tin học, trung tâm CNTT thực hiện việc tổ chức thi, cấp chứng chỉ ứng dụng CNTT.

Điều 3. Quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị của trung tâm sát hạch

1. Có phòng thi và các phòng chức năng đủ để tổ chức cả 2 phần thi trắc nghiệm và thực hành cho 20-30 thí sinh/đợt thi trở lên.

a) Phòng thi đảm bảo đủ ánh sáng, bàn, ghế, phấn hoặc bút dạ, bảng hoặc màn chiếu; có đồng hồ dùng chung cho tất cả thí sinh theo dõi được thời gian làm bài; có máy in được kết nối với máy tính;

b) Có thiết bị kiểm tra an ninh như cổng từ hoặc thiết bị cầm tay, nhằm kiểm soát được việc thí sinh mang vật dụng vào phòng thi;

c) Có phòng làm việc của Hội đồng thi, có hòm, tủ hay két sắt, khóa chắc chắn để bảo quản hồ sơ thi.

2. Có hệ thống CNTT đảm bảo cho việc tổ chức thi trên máy

a) Mạng máy tính nội bộ (LAN) gồm máy chủ, máy trạm có cấu hình cao được cài đặt hệ điều hành và phần mềm thi hoạt động ổn định, đáp ứng yêu cầu thi; có thiết bị bảo mật hợp nhất cho hệ thống, thiết bị cân bằng tải đường truyền, thiết bị lưu trữ sao lưu dữ liệu, bộ lưu điện và nguồn điện dự phòng; tốc độ kết nối mạng nội bộ, kết nối Internet đảm bảo hoạt động thi trên máy;

b) Số lượng máy tính phải đảm bảo mỗi thí sinh một máy riêng biệt và số lượng máy tính dự phòng phải đạt tối thiểu 10% trên tổng số thí sinh dự thi;

c) Có máy ghi hình (camera) giám sát trực tuyến đảm bảo bao quát và ghi được toàn bộ diễn biến của cả phòng thi liên tục trong suốt thời gian thi; lưu trữ hình ảnh thi vào cơ sở dữ liệu của trung tâm.

3. Khu vực thi phải đảm bảo các yêu cầu bảo mật, an toàn và phòng chống cháy nổ; có nơi bảo quản đồ đạc của thí sinh.

Điều 4. Quy định về nhân sự của trung tâm sát hạch

1. Có giám đốc và ít nhất một phó giám đốc có năng lực quản lý, chỉ đạo và có bằng tốt nghiệp đại học trở lên.

2. Có ít nhất 10 cán bộ ra đề thi và giám khảo có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành CNTT trở lên, có kinh nghiệm trong công tác ra đề và chấm thi.

3. Có đội ngũ giám thị, kỹ thuật viên đáp ứng yêu cầu sử dụng các thiết bị CNTT, âm thanh, hình ảnh phục vụ cho việc tổ chức thi và chấm thi.

Điều 5. Quy định về ngân hàng câu hỏi thi trắc nghiệm

1. Ngân hàng câu hỏi thi trắc nghiệm kỹ năng sử dụng CNTT cơ bản

a) Có số lượng tối thiểu 700 câu hỏi thi;

b) Có đủ đại diện các nhóm kỹ năng của cả 06 mô đun quy định tại Phụ lục số 01 của Thông tư 03/2014/TT-BTTTT.

2. Ngân hàng câu hỏi thi trắc nghiệm kỹ năng sử dụng CNTT nâng cao

a) Có số lượng tối thiểu 150 câu hỏi thi cho mỗi mô đun nâng cao;

b) Có đủ đại diện các nhóm kỹ năng của mỗi mô đun nâng cao quy định tại Phụ lục số 02 của Thông tư 03/2014/TT-BTTTT.

Điều 6. Quy định về phần mềm thi trắc nghiệm

1. Có giao diện thân thiện, dễ cài đặt, sử dụng; có khả năng ngắt kết nối với các ứng dụng và thiết bị bên ngoài không liên quan đến nội dung thi.

2. Cho phép thí sinh tự đăng nhập vào phần mềm để làm bài thi bằng mã dự thi cá nhân.

3. Có phân hệ quản lý ngân hàng câu hỏi để cập nhật, bổ sung.

4. Có thuật toán chọn ngẫu nhiên, đồng đều các câu hỏi ở các phần kiến thức khác nhau để tạo ra đề thi trắc nghiệm từ ngân hàng câu hỏi thi.

5. Có các chức năng phụ trợ như đồng hồ đếm ngược, xem trước câu hỏi tiếp theo, thống kê câu hỏi đã trả lời, tự động đăng xuất và lưu trữ bài làm của thí sinh khi hết thời gian làm bài.

6. Tự động chấm điểm bài thi trắc nghiệm, lưu trữ và thông báo kết quả trên màn hình hoặc in ra giấy ngay sau khi hết giờ làm bài thi hoặc khi thí sinh bấm nút "kết thúc".

Điều 7. Quy định về đề thi ứng dụng CNTT

1. Quy định chung

a) Đề thi gồm 02 bài thi: bài thi trắc nghiệm và bài thi thực hành; thi trên máy tính có nối mạng LAN (có máy chủ nội bộ lưu trữ). Hai bài thi này là bắt buộc, được thực hiện liên tiếp theo quy định của trung tâm sát hạch;

b) Bài thi trắc nghiệm do phần mềm tạo ra từ ngân hàng câu hỏi thi, được chấm tự động;

c) Bài thi thực hành do Ban Đề thi xây dựng dưới dạng tệp (file); kết quả bài thi thực hành do Ban Chấm thi chấm và được lưu vào các tệp trên máy chủ của mạng LAN.

2. Đề thi ứng dụng CNTT cơ bản được xây dựng trên cơ sở tổng hợp kiến thức, kỹ năng của đủ 06 mô đun kỹ năng cơ bản của Chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT quy định tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư 03/2014/TT-BTTTT.

3. Đề thi ứng dụng CNTT nâng cao được xây dựng trên cơ sở kiến thức, kỹ năng mỗi mô đun nâng cao của Chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT quy định tại Khoản 2 Điều 2 Thông tư 03/2014/TT-BTTTT.

4. Cung ứng đề thi

a) Đề thi trắc nghiệm được phần mềm tạo ra từ ngân hàng câu hỏi thi;

b) Đề thi thực hành

  • Đề thi thực hành do Ban Đề thi biên soạn, được mã hóa và bàn giao cho Ban Coi thi theo đúng quy định;
  • Chủ tịch Hội đồng thi nhận đề thi từ Ban Đề thi, trực tiếp xem xét, mã hóa, lưu vào thiết bị nhớ, niêm phong theo quy định bảo mật đề thi và lập biên bản bàn giao cho Trưởng Ban Coi thi;
  • Trưởng Ban Coi thi chuyển dữ liệu đề thi vào máy chủ nội bộ trước giờ thi không quá 60 phút; trực tiếp giải mã đề thi để chuẩn bị giao cho thí sinh khi bắt đầu làm bài thi.

Điều 8. Ngân hàng câu hỏi thi và phần mềm quản lý thi quốc gia

1. Ngân hàng câu hỏi thi và phần mềm quản lý thi quốc gia được xây dựng nhằm đảm bảo sự thống nhất về đề thi, chấm thi trên phạm vi cả nước.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì xây dựng, quản lý và vận hành ngân hàng câu hỏi thi quốc gia và phần mềm quản lý thi quốc gia.

3. Ngân hàng câu hỏi thi quốc gia và phần mềm quản lý thi quốc gia được thẩm định và thông qua bởi Hội đồng thẩm định liên Bộ do Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông thành lập.

Điều 9. Đối tượng dự thi và điều kiện dự thi

1. Đối tượng dự thi: Cá nhân có nhu cầu được đánh giá năng lực sử dụng CNTT hoặc có nhu cầu được cấp chứng chỉ ứng dụng CNTT theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Điều kiện dự thi

a) Cá nhân có hồ sơ đăng ký dự thi hợp lệ; đóng đầy đủ lệ phí thi theo quy định hiện hành;

b) Thí sinh dự thi cấp chứng chỉ ứng dụng CNTT nâng cao phải có chứng chỉ ứng dụng CNTT cơ bản.

3. Đăng ký dự thi

a) Cá nhân trực tiếp đến đăng ký với trung tâm sát hạch hoặc thông qua tổ chức để đăng ký dự thi với trung tâm sát hạch;

b) Hồ sơ đăng ký dự thi gồm:

  • Đơn đăng ký dự thi theo mẫu tại Phụ lục kèm theo Thông tư liên tịch này;
  • Hai (02) ảnh 4cmx6cm theo kiểu ảnh chứng minh nhân dân được chụp không quá 06 tháng trước ngày đăng ký dự thi; mặt sau của ảnh ghi rõ họ và tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh;
  • Bản sao một trong các giấy tờ: chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân, hộ chiếu hoặc giấy khai sinh kèm theo 01 giấy tờ có ảnh đóng dấu giáp lai.

Điều 10. Hội đồng thi

1. Hội đồng thi do Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp của trung tâm sát hạch ra quyết định thành lập.

2. Thành phần Hội đồng thi gồm:

a) Chủ tịch Hội đồng, Phó Chủ tịch Hội đồng (nếu cần) do Giám đốc hoặc Phó Giám đốc trung tâm đảm nhiệm và các thành viên Hội đồng;

b) Các ban của Hội đồng thi gồm: Ban Thư ký, Ban Đề thi, Ban Coi thi, Ban Chấm thi. Thành viên các ban của Hội đồng thi được chọn trong số cán bộ, giáo viên có đủ trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và kinh nghiệm trong công tác thi và kiểm tra.

3. Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng thi và thành viên các Ban của Hội đồng thi phải là người không có người thân (cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị em ruột; cha, mẹ, anh, chị em ruột của vợ hoặc chồng) của thí sinh tham dự kỳ thi tại Hội đồng thi.

4. Hội đồng thi tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

Điều 11. Nhiệm vụ của Hội đồng thi

1. Chủ tịch Hội đồng thi

a) Điều hành các công việc của Hội đồng thi;

b) Ký duyệt danh sách thí sinh đăng ký dự thi;

c) Tiếp nhận, quản lý và bảo mật đề thi;

d) Ký duyệt danh sách thí sinh dự thi đạt yêu cầu, trình người đứng đầu cơ quan quản lý trực tiếp phê duyệt kết quả thi, đề nghị cấp có thẩm quyền cấp chứng chỉ;

đ) Quyết định các hình thức kỷ luật đối với các đối tượng vi phạm Quy chế thi (nếu có).

2. Phó Chủ tịch Hội đồng thi

a) Giúp việc cho Chủ tịch Hội đồng và điều hành các công việc theo sự phân công của Chủ tịch Hội đồng;

b) Điều hành các công việc của Hội đồng khi Chủ tịch Hội đồng vắng mặt.

3. Ban Thư ký

a) Giúp Hội đồng thi rà soát, tập hợp hồ sơ đăng ký dự thi, lập danh sách thí sinh và soạn thảo các văn bản liên quan trình Chủ tịch Hội đồng thi, ghi biên bản các cuộc họp của Hội đồng thi;

b) Thông báo thời gian và địa điểm thi cho từng thí sinh đăng ký dự thi;

c) Nhận hồ sơ, dữ liệu bài thi từ Ban Coi thi; bảo quản, kiểm kê, giao dữ liệu bài thi cho Ban Chấm thi; lập biểu thống kê kết quả thi của thí sinh. Khi lập danh sách kết quả điểm thi phải có một người đọc, một người ghi, sau đó đổi vị trí người đọc và người kia kiểm tra lại; cuối danh sách phải ghi rõ ngày, tháng, năm, có chữ ký và họ tên của người đọc, người ghi điểm;

d) Trình Chủ tịch Hội đồng thi danh sách thí sinh đạt điều kiện cấp chứng chỉ.

Đánh giá bài viết
2 7.888
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo