Thông tư 03/2018/TT-BTTTT

Tải về

Ngày 20/4/2018, Bộ trưởng Bộ thông tin và truyền thông ban hành Thông tư 03/2018/TT-BTTTT kèm theo Định mức kinh tế - kỹ thuật về sản xuất chương trình truyền hình. Thông tư 03/2018/TT-BTTTT có hiệu lực ngày 01/7/2018, thay thế Thông tư 30/2010/TT-BTTTT.

Thuộc tính văn bản: Thông tư 03/2018/TT-BTTTT

Số hiệu03/2018/TT-BTTTT
Loại văn bảnThông tư
Lĩnh vực, ngànhCông nghệ thông tin
Nơi ban hànhBộ Thông tin và Truyền thông
Người kýTrương Minh Tuấn
Ngày ban hành20/04/2018
Ngày hiệu lực
01/07/2018

Nội dung Thông tư 03/2018/TT-BTTTT

BỘ THÔNG TIN VÀ
TRUYỀN THÔNG
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 03/2018/TT-BTTTTHà Nội, ngày 20 tháng 4 năm 2018

THÔNG TƯ 
BAN HÀNH ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT VỀ SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25/6/2015;

Căn cứ Luật Báo chí ngày 05/4/2016;

Căn cứ Nghị định số 201-CP ngày 26/5/1981 của Hội đồng Chính phủ về quản lý định mức kinh tế - kỹ thuật;

Căn cứ Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập;

Căn cứ Nghị định số 17/2017/NĐ-CP ngày 17/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính,

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật về sản xuất chương trình truyền hình.

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Định mức kinh tế - kỹ thuật về sản xuất chương trình truyền hình.

Điều 2. Phạm vi định mức

Định mức kinh tế - kỹ thuật về sản xuất chương trình truyền hình ban hành kèm theo Thông tư này quy định các mức hao phí tối đa trực tiếp trong sản xuất chương trình truyền hình, bao gồm: Hao phí về nhân công (chưa bao gồm hao phí về di chuyển ngoài phạm vi địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương mà cơ quan sản xuất chương trình truyền hình đóng trụ sở); Hao phí về máy móc thiết bị (bao gồm máy móc, thiết bị dùng chung); Hao phí về vật liệu sử dụng trong sản xuất chương trình truyền hình, đảm bảo chương trình đủ điều kiện phát sóng hoặc đăng tải lên mạng Internet theo quy định của pháp luật về báo chí.

Điều 3. Đối tượng áp dụng

1. Các cơ quan, tổ chức thuộc đối tượng áp dụng Định mức kinh tế - kỹ thuật về sản xuất chương trình truyền hình ban hành kèm theo Thông tư này bao gồm:

a) Các cơ quan, tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước để tổ chức sản xuất chương trình truyền hình;

b) Các cơ quan báo chí được cấp phép hoạt động truyền hình (sau đây gọi tắt là cơ quan báo hình) được giao dự toán ngân sách nhà nước để sản xuất chương trình truyền hình;

c) Các cơ quan, tổ chức khác có liên quan đến sản xuất chương trình truyền hình sử dụng ngân sách nhà nước.

2. Khuyến khích cơ quan, tổ chức không sử dụng ngân sách nhà nước để sản xuất các chương trình truyền hình áp dụng Định mức kinh tế - kỹ thuật về sản xuất chương trình truyền hình ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 4. Tổ chức thực hiện

1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.

2. Thông tư số 30/2010/TT-BTTTT ngày 31 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành định mức áp dụng tạm thời về hao phí lao động, hao phí thiết bị trong sản xuất các chương trình truyền hình hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.

3. Căn cứ định mức hao phí tối đa về sản xuất chương trình truyền hình và hướng dẫn áp dụng ban hành kèm theo Thông tư này, các Bộ, cơ quan Trung ương, địa phương quy định các định mức cụ thể sản xuất chương trình truyền hình phù hợp với điều kiện thực tế nhưng không vượt quá mức định mức hao phí tối đa.

4. Đối với các chương trình truyền hình thuộc danh mục dịch vụ sự nghiệp công do cấp có thẩm quyền ở Trung ương ban hành nhưng chưa được ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật kèm theo Thông tư này, cơ quan báo hình sản xuất chương trình tổ chức xây dựng định mức và báo cáo cơ quan chủ quản đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông xem xét, ban hành hoặc chấp thuận để cơ quan chủ quản ban hành.

5. Đối với việc quản lý sản xuất chương trình truyền hình thuộc danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước do địa phương ban hành (ngoài phạm vi danh mục dịch vụ sự nghiệp công do cấp có thẩm quyền ở Trung ương ban hành), các địa phương tổ chức xây dựng, xét duyệt và ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định của pháp luật.

6. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị phản ánh về Bộ Thông tin và Truyền thông để xem xét, giải quyết./.

Nơi nhận:BỘ TRƯỞNG
- Thủ tướng và các Phó Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
- Văn phòng Quốc hội;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Bộ TTTT: Bộ trưởng và các Thứ trưởng, các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, Cổng TTĐT Bộ;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Sở TTTT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Các cơ quan báo hình;
- Công báo, Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
- Lưu: VT, KHTC.
Trương Minh Tuấn

ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT VỀ SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH

(Ban hành kèm theo Thông tư số 03/2018/TT-BTTTT ngày 20/4/2018 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông)

Phần I. HƯỚNG DẪN CHUNG

1. Giải thích từ ngữ

Trong định mức này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

a) “Báo hình” là loại hình báo chí sử dụng hình ảnh là chủ yếu, kết hợp tiếng nói, âm thanh, chữ viết, được truyền dẫn, phát sóng trên các hạ tầng kỹ thuật ứng dụng công nghệ khác nhau.

b) “Sản phẩm báo chí” trong báo hình là kênh truyền hình (bao gồm các chương trình truyền hình được sắp xếp ổn định, liên tục, được phát sóng trong khung giờ nhất định và có dấu hiệu nhận biết).

c) “Chương trình truyền hình” là tập hợp các tin, bài trên báo hình theo một chủ đề trong thời  lượng nhất định, có dấu hiệu nhận biết mở đầu và kết thúc.

d) “Tư liệu khai thác” bao gồm:

Các chương trình truyền hình đã phát sóng được khai thác, sử dụng lại một phần trong sản xuất chương trình mới. Các tư liệu hình ảnh, âm thanh do đơn vị sản xuất hoặc của các đơn vị khác sản xuất được sử dụng cho việc sản xuất chương trình truyền hình mới.

đ) “Khung chương trình thời sự” là danh mục tin, bài, phóng sự ngắn,... được phát trong chươngtrìnhthời sự.

e) “Bản tin truyền hình” là bản tin, chương trình truyền hình chuyển tải các tin tức, sự kiện, vấn đề thời sự trong nước, thế giới hoặc thông tin có tính chất chuyên đề.

g) “Bản tin truyền hình ngắn” là bản tin, chương trình truyền hình chuyển tải các tin tức, sự kiện, vấn đề thời sự trong nước, thế giới... có thời lượng không quá 5 phút.

h) “Bản tin truyền hình trong nước” là bản tin, chương trình truyền hình chuyển tải các tin tức, sự kiện, vấn đề thời sự trong nước.

i) “Bản tin truyền hình tiếng dân tộc biên dịch” là bản tin, chương trình truyền hình đã phát sóng bằng tiếng Việt (tiếng dân tộc Kinh) được biên dịch sang tiếng dân tộc thiểu số.

k) “Bản tin truyền hình chuyên đề” là bản tin, chương trình truyền hình về một vấn đề mang tính chuyên môn sâu.

l) “Bản tin truyền hình quốc tế biên dịch” là bản tin, chương trình truyền hình được khai thác từ các nguồn tin của nước ngoài, biên dịch sang tiếng Việt.

m) “Bản tin truyền hình biên dịch sang tiếng nước ngoài” là bản tin, chương trình truyền hình được biên dịch sang một hay nhiều ngôn ngữ tiếng nước ngoài từ bản tin, chương trình tiếng Việt.

n) “Bản tin truyền hình thời tiết” là bản tin, chương trình truyền hình về nội dung thời tiết.

o) “Bản tin truyền hình chạy chữ” là bản tin, chương trình truyền hình cung cấp nội dung thông tin gồm hình ảnh và chữ chạy trên màn hình.

p) “Chương trình truyền hình thời sự tổng hợp” là chương trình truyền hình đề cập nội dung, chủ đề về sự kiện, lĩnh vực xã hội quan tâm và có hình thức thể hiện đa dạng, phong phú.

q) “Chương trình truyền hình có phụ đề” là chương trình truyền hình có phụ đề bng chữ theo ngôn ngữ phù hợp trên hình ảnh để làm rõ nội dung, chủ đề.

r) “Phóng sự truyền hình” là chương trình truyền hình vừa chuyển tải nội dung thông tin, vừa đi sâu phân tích, đánh giá và định hướng dư luận xã hội về những sự kiện, sự việc và vấn đề đang được xã hội quan tâm.

s) “Ký sự truyền hình” là chương trình truyền hình ghi lại, phản ánh chân thực các nhân vật, sự kiện, sự việc có thật.

t) “Phim tài liệu truyền hình” là chương trình truyền hình có cấu trúc chặt chẽ nhằm mục đích khám phá sự kiện, hiện tượng, con người trong đời sống hiện thực một cách chi tiết.

u) “Tạp chí truyền hình” là chương trình truyền hình chuyên sâu về một lĩnh vực nào đó trong đời sống xã hội.

v) “Tọa đàm - giao lưu trên truyền hình” là chương trình thể hiện các nội dung trao đổi, thảo luận về vấn đề, sự kiện, hiện tượng nảy sinh trong cuộc sống được xã hội quan tâm.

x) “Tư vấn qua truyền hình” là chương trình truyền hình có nội dung tư vấn, giải đáp và hướng dẫn kiến thức về một chủ đề, lnh vực cho khán giả.

y) “Truyền hình trực tiếp” là chương trình truyền hình được sản xuất và phát sóng trực tiếp khi sự kiện đang diễn ra.

aa) “Trả lời khán giả qua truyền hình” là chương trình truyền hình có nội dung giải đáp các câu hỏi của khán giả.

ab) “Cập nhật chương trình truyền hình lên mạng Internet” là việc sử dụng các phương tiện kỹ thuật để đăng tải các chương trình truyền hình lên mạng Internet.

2. Nội dung định mức

Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
Thuộc tính văn bản
Cơ quan ban hành:Bộ Thông tin và Truyền thôngNgười ký:Trương Minh Tuấn
Số hiệu:03/2018/TT-BTTTTLĩnh vực:Công nghệ thông tin
Ngày ban hành:20/04/2018Ngày hiệu lực:01/07/2018
Loại văn bản:Thông tưNgày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Tình trạng hiệu lực:Còn hiệu lực
Đánh giá bài viết
1 878
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm