Thông tư 12/2015/TT-BKHĐT quy chuẩn chuyên môn trong hoạt động giám định tư pháp

Thông tư 12/2015/TT-BKHĐT - Quy chuẩn chuyên môn trong hoạt động giám định tư pháp

Thông tư 12/2015/TT-BKHĐT quy chuẩn chuyên môn trong hoạt động giám định tư pháp do Bộ kế hoạch và đầu tư ban hành, hướng dẫn quy chuẩn chuyên môn trong hoạt động giám định tư pháp, thủ tục cử người tham gia giám định tư pháp và thành lập hội đồng giám định tư pháp trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.

Công văn 228/ĐKKD-NV về cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Nghị định 96/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Doanh nghiệp 2014

Nghị định 97/2015/NĐ-CP về quản lý người giữ chức danh, chức vụ tại Doanh nghiệp Nhà nước

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 12/2015/TT-BKHĐTHà Nội, ngày 27 tháng 10 năm 2015

THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN VỀ QUY CHUẨN CHUYÊN MÔN TRONG HOẠT ĐỘNG GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP; THỦ TỤC CỬ NGƯỜI THAM GIA GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP VÀ THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP TRONG LĨNH VỰC KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ

Căn cứ Luật giám định tư pháp ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật giám định tư pháp;

Căn cứ Nghị định số 116/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế,

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Thông tư hướng dẫn về quy chuẩn chuyên môn trong hoạt động giám định tư pháp; thủ tục cử người tham gia giám định tư pháp và thành lập Hội đồng giám định tư pháp trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Thông tư này quy định quy chuẩn chuyên môn trong hoạt động giám định tư pháp; tiếp nhận trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp; hồ sơ, kết luận giám định tư pháp; thủ tục cử người tham gia giám định tư pháp và thành lập Hội đồng giám định tư pháp trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.

2. Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến giám định tư pháp trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.

Điều 2. Áp dụng quy chuẩn chuyên môn trong hoạt động giám định tư pháp trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư

1. Quy chuẩn chuyên môn áp dụng cho hoạt động giám định tư pháp trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư là các tiêu chuẩn về thẩm định đầu tư, đấu thầu, đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã và các tiêu chuẩn khác trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.

2. Đối với lĩnh vực không có quy chuẩn thì việc giám định căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp luật quy định về lĩnh vực giám định.

3. Việc giám định tư pháp trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư phải căn cứ văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực thi hành tại thời điểm xảy ra vụ việc.

Điều 3. Tiếp nhận trưng cầu, yêu cầu, đối tượng giám định tư pháp và cử người thực hiện giám định tư pháp

1. Tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

a) Trường hợp văn bản trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp gửi đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp với Thủ trưởng đơn vị thuộc Bộ có liên quan căn cứ nội dung trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp để lựa chọn người giám định tư pháp theo tiêu chuẩn được quy định tại Điều 2 Thông tư số 07/2014/TT-BKHĐT ngày 24 tháng 11 năm 2014 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn một số nội dung về giám định tư pháp trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư. Vụ Tổ chức cán bộ tiếp nhận hồ sơ từ Vụ Pháp chế và thực hiện thủ tục trình Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cử người giám định tư pháp.
Việc giao, nhận hồ sơ, đối tượng trưng cầu, yêu cầu giám định phải được lập thành biên bản theo mẫu quy định tại Phụ lục I của Thông tư này;

b) Khi tiếp nhận đối tượng cần giám định, tài liệu có liên quan hoặc mẫu so sánh gửi kèm theo (nếu có) trong tình trạng niêm phong thì người mở niêm phong phải kiểm tra niêm phong trước khi mở niêm phong. Quá trình mở niêm phong phải có mặt người thực hiện giám định; người trưng cầu, yêu cầu giám định và người chứng kiến (nếu có). Mọi thông tin, diễn biến liên quan đến quá trình mở niêm phong phải được ghi vào biên bản và có chữ ký xác nhận của các bên tham gia, chứng kiến theo mẫu quy định tại Phụ lục II của Thông tư này;

c) Trường hợp văn bản trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp có nội dung không thuộc phạm vi quản lý nhà nước trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Vụ Pháp chế) có văn bản từ chối nhận trưng cầu, yêu cầu giám định gửi người trưng cầu, yêu cầu giám định;

d) Trường hợp người trưng cầu, yêu cầu giám định trưng cầu, yêu cầu trực tiếp người giám định tư pháp thì người giám định tư pháp báo cáo Thủ trưởng đơn vị trực tiếp quản lý mình để bố trí, tạo điều kiện thực hiện giám định.

2. Tại Sở Kế hoạch và Đầu tư; Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế:

a) Trường hợp nhận được trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp có nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Trưởng ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế lựa chọn giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc phù hợp nội dung trưng cầu, yêu cầu giám định, quyết định hình thức giám định là giám định cá nhân hoặc giám định tập thể theo quy định tại Điều 28 Luật giám định tư pháp; trả lời cơ quan trưng cầu, yêu cầu giám định danh sách người được phân công thực hiện giám định và hình thức giám định các nội dung trưng cầu, yêu cầu;

b) Trường hợp nội dung giám định không thuộc phạm vi quản lý nhà nước, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Trưởng ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế có trách nhiệm từ chối giám định tư pháp và trả lời bằng văn bản cho cơ quan trưng cầu, yêu cầu giám định

3. Người được phân công thực hiện giám định tư pháp có trách nhiệm tiếp nhận nội dung trưng cầu, yêu cầu giám định, tổ chức thực hiện giám định, kết luận về các nội dung giám định và trả lời cơ quan trưng cầu, yêu cầu giám định.

Nếu từ chối giám định trong trường hợp nội dung cần giám định vượt quá khả năng chuyên môn; đối tượng giám định, các tài liệu liên quan được cung cấp không đủ hoặc không có giá trị để kết luận giám định; thời gian không đủ để thực hiện giám định hoặc có lý do chính đáng khác thì việc từ chối phải được thông báo cho người trưng cầu, người yêu cầu giám định bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Điều 4. Hồ sơ giám định tư pháp

Hồ sơ giám định tư pháp do người thực hiện giám định tư pháp lập, bao gồm: Quyết định trưng cầu, văn bản yêu cầu giám định; biên bản giao, nhận hồ sơ, đối tượng trưng cầu, yêu cầu giám định; văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định; bản ảnh giám định (nếu có); kết luận giám định trước đó hoặc kết quả xét nghiệm, thực hiện giám định do người khác thực hiện (nếu có) và các tài liệu khác có liên quan đến toàn bộ quá trình thực hiện hoạt động giám định, kết luận giám định tư pháp.

Điều 5. Kết luận giám định tư pháp

1. Người giám định tư pháp phải lập kết luận giám định tư pháp theo quy định tại Khoản 1 Điều 32 Luật giám định tư pháp.

2. Kết luận giám định tư pháp phải có chữ ký của người thực hiện giám định hoặc người đứng đầu tổ chức thực hiện giám định theo quy định tại Khoản 2 Điều 32 Luật giám định tư pháp.

3. Kết luận giám định tư pháp, biên bản bàn giao kết luận giám định tư pháp và văn bản ghi nhận toàn bộ quá trình thực hiện giám định thực hiện theo mẫu quy định tại các Phụ lục III, IV và V của Thông tư này.

Đánh giá bài viết
1 139
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo