Thông tư 08/2022/TT-BTC quản lý, sử dụng các khoản thu, chi trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư

Thông tư số 08/2022/TT-BTC

Ngày 9/2 năm 2022 Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 08/2022/TT-BTC quy định về quản lý, sử dụng các khoản thu, chi trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư.

Theo đó, Thông tư này quy định về quản lý thu chi trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư thực hiện các dự án PPP quy định tại Nghị định số 35/2021/NĐ-CP, dự án đầu tư có sử dụng đất, dự án phải tổ chức đấu thầu theo quy định của pháp luật chuyên ngành, pháp luật về xã hội hóa quy định tại Nghị định số 25/2020/NĐ-CP...

Văn bản pháp luật này thuộc lĩnh vực Đầu tư được HoaTieu.vn cập nhật và đăng tải, mời các bạn sử dụng file tải về để lưu làm tài liệu sử dụng.

Thông tư 08/2022/TT-BTC

BỘ TÀI CHÍNH

____________

Số: 08/2022/TT-BTC

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CH NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập-Tự do-Hạnh phúc

_________________________

Hà Nội, ngày 09 tháng 02 năm 2022

THÔNG TƯ
Quy định về quản lý, sử dụng các khoản thu, chi trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư

Căn c Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 ca Chính ph quy định chi tiết và hướng dn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 25/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2020 ca Chính phủ quy định chi tiết thi hành một s điu ca Luật Đấu thu v lựa chọn nhà đu tư:

Căn cứ Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2021 ca Chính ph v qun lý chi phí đu tư xây dng:

Căn cứ Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03 tháng 03 năm 2021 ca Chính ph quy định chi tiết một số nội dung về qun lý dự án đầu tư xây dựng:

Căn cứ Nghị định số 28/2021/ND-CP ngày 26 tháng 03 năm 2021 ca Chính ph quy định cơ chế qun lý tài chính dự án đầu tư theo phương thức đi tác công tư:

Căn cứ Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2021 ca Chính ph quy định chi tiết và hướng dn thi hành một s điu ca Luật Đầu tư:

Căn cứ Nghị định số 35/2021/NĐ-CP ngày 29 tháng 03 năm 2021 ca Chính ph quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư:

Căn cứ Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 6 năm 2021 của Chính ph quy định cơ chế tự ch tài chính đơn vị sự nghiệp công lập:

Căn c Nghị định số 99/2021/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2021 ca Chính ph quy định về qun lý, thanh toán, quyết toán dự án s dụng vn đu tư công:

Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 ca Chính ph quy định chức năng, nhiệm vụ, quyn hạn và cơ cu t chức ca Bộ Tài chính:

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Đầu tư:

Bộ trưng Bộ Tài chính han hành Thông tư quy định v qun lý, s dụng các khon thu, chi trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư.

Chương I. QUY ĐỊNH CHUNG

Điểu 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về quản lý, sử dụng các khoản thu, chi trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư thực hiện các dự án:

1. Dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư theo pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư (sau đây gọi là dự án PPP) quy định tại Nghị định số 35/2021/NĐ-CP ngày 29/03/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (sau đây gọi là Nghị định số 35/2021/NĐ-CP);

2. Dự án đầu tư có sử dụng đất, dự án phải tổ chức đấu thầu theo quy định của pháp luật chuyên ngành, pháp luật về xã hội hóa quy định tại Nghị định số 25/2020/NĐ-CP ngày 28/02/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư (sau đây gọi là Nghị định số 25/2020/NĐ-CP) và Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26/03/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư (sau đây gọi là Nghị định số 31/2021/NĐ-CP).

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Tổ chức, cá nhân tham gia hoặc có liên quan đến hoạt động lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư quy định tại Điều 1 Thông tư này.

Điều 3. Nguyên tắc quản lý thu, chi trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư

1. Các khoản thu, chi trong lựa chọn nhà đầu tư phải đúng mục đích, đúng chế độ của Nhà nước và quy định của pháp luật.

2. Việc tạm ứng, thanh toán, quyết toán các khoản thu, chi trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư phải đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư công, chi thường xuyên thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước quy định tại Thông tư này và các quy định khác có liên quan.

Điều 4. Chi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án PPP

1. Chi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án PPP gồm:

a) Chi lập, thẩm định hồ sơ mời sơ tuyển;

b) Chi đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển;

c) Chi thẩm định kết quả sơ tuyển;

d) Chi lập, thẩm định hồ sơ mời đàm phán, hồ sơ mời thầu;

đ) Chi đánh giá hồ sơ dự đàm phán, hồ sơ dự thầu;

e) Chi thẩm định kết quả lựa chọn nhà đầu tư;

g) Chi giải quyết kiến nghị của nhà đầu tư về kết quả lựa chọn nhà đầu tư.

2. Định mức các khoản chi quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định tại Điều 32 và điểm e khoản 2 Điều 73 Nghị định số 35/2021/NĐ-CP.

Điều 5. Chi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất, dự án phải tổ chức đấu thầu theo quy định của pháp luật chuyên ngành, pháp luật về xã hội hóa

1. Chi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất, dự án phải tổ chức đấu thầu theo quy dịnh của pháp luật chuyên ngành, pháp luật về xã hội hóa gồm:

a) Chi lập, thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;

b) Chi đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất;

c) Chi thẩm định kết quả lựa chọn nhà đầu tư;

d) Chi giải quyết kiến nghị của nhà đầu tư về kết quả lựa chọn nhà đầu tư.

2. Định mức các khoản chi quy định tại Điều này thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định số 25/2020/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 Điều 89 Nghị định số 35/2021/NĐ-CP.

Điều 6. Các khoản thu trong lựa chọn nhà đầu tư

1. Các khoản thu từ tiền bán hồ sơ mời thầu và các khoản thu khác (nếu có) sau khi thực hiện các nghĩa vụ thuế được bên mời thầu nộp vào ngân sách nhà nước theo quy dinh của pháp luật về ngân sách nhà nước.

2. Các khoản thu do nhà đầu tư được lựa chọn chịu trách nhiệm hoàn trả các khoản chi phí quy định tại Điều 4, Điều 5 Thông tư này được nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hợp đồng PPP, hợp đồng giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất, dự án phải thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo pháp luật chuyên ngành, pháp luật xã hội hóa được ký kết.

Chương II. QUẢN LÝ CHI TRONG LỰA CHỌN NHÀ ĐẦU TƯ THỰC HIỆN DỰ ÁN PPP

Điều 7. Nguồn kinh phí trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án PPP

Nguồn kinh phí để chi các nội dung trong lựa chọn nhà đầu tư quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e khoản 1 Điều 4 Thông tư này dược bố trí trong kế hoạch vốn chuẩn bị dự án PPP từ nguồn vốn đầu tư công của cơ quan có thẩm quyền và được tính trong tổng mức đầu tư của dự án PPP

Điều 8. Quản lý, sử dụng kinh phí trong đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án PPP

1. Trường hợp bên mời thầu là Ban quản lý dự án: việc quản lý, sử dụng, quyết toán kinh phí trong đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án PPP thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính về quản lý, sử dụng các khoản thu từ hoạt động tư vấn, quản lý dự án của các chủ đầu tư, ban quản lý dự án sử dụng vốn đầu tư công.

2. Trường hợp đơn vị chuyên môn, đơn vị trực thuộc của cơ quan có thẩm quyền thuê tư vấn lựa chọn nhà đầu tư để thực hiện một hoặc toàn bộ các công việc tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 32 Nghị định số 35/2021/NĐ-CP, kinh phí thuê tư vấn được thực hiện như sau:

a) Tổng mức chi trong lựa chọn nhà đầu tư đã có thuế (bao gồm các chi phí Bên mời thầu tự thực hiện) không vượt quá dự toán được duyệt cho công việc thuê tư vấn.

b) Giá trị thanh toán cho đơn vị tư vấn được thực hiện theo Hợp đồng giữa Bên mời thầu và đơn vị tư vấn.

c) Việc quản lý, sử dụng, thanh toán, quyết toán kinh phí quy định tại điểm b khoản này được thực hiện theo quy định hiện hành về quản lý, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư công.

3. Trường hợp đơn vị chuyên môn, đơn vị trực thuộc của cơ quan có thẩm quyền có đủ năng lực được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận cho phép tự thực hiện một phần hoặc toàn bộ các công việc tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 32 Nghị định số 35/2021/NĐ-CP: Việc quản lý, sử dụng kinh phí tự tổ chức thực hiện công tác đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư của đơn vị được giao tự thực hiện theo cơ chế tài chính được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Điều 9. Chi giải quyết kiến nghị của nhà đầu tư về kết quả lựa chọn nhà đầu tư

1. Trường hợp nhà đầu tư có kiến nghị về kết quả lựa chọn nhà đầu tư do người có thẩm quyền giải quyết, nhà đầu tư có trách nhiệm nộp kinh phí giải quyết kiến nghị cho bộ phận thường trực giúp việc của Hội đồng tư vấn theo quy định tại điểm e khoản 2 Điều 73 Nghị định số 35/2021/NĐ-CP.

2. Bộ phận thường trực giúp việc của Hội đồng tư vấn lập và trình Chủ tịch Hội đồng tư vấn phê duyệt dự toán chi giải quyết kiến nghị về kết quả lựa chọn nhà đầu tư theo từng vụ việc.

3. Dự toán chi do Chủ tịch Hội đồng tư vấn phê duyệt quy định tại khoản 2 Điều này không vượt mức kinh phí do nhà đầu tư có kiến nghị nộp theo quy định tại khoản 1 Điều này.

4. Chủ tịch Hội đồng tư vấn quyết định mức khoản chi theo dự toán đã được phê duyệt cho các thành viên Hội đồng tư vấn, bộ phận thường trực giúp việc của Hội đồng tư vấn và các khoản chi khác để thực hiện việc giải quyết kiến nghị.

5. Bộ phận thường trực giúp việc của Hội đồng tư vấn chịu trách nhiệm chi giải quyết kiến nghị theo dự toán được Chủ tịch Hội đồng tư vấn phê duyệt.

6. Kết thúc giải quyết kiến nghị, Chủ tịch Hội đồng tư vấn có trách nhiệm xác nhận phần kinh phí đã thực chi. Chênh lệch thu nhà đầu tư kiến nghị đã nộp lớn hơn số thực chi (nếu có) được Chủ tịch Hội đồng tư vấn xác nhận, bộ phận thường trực giúp việc của Hội đồng tư vấn có trách nhiệm hoàn trả cho nhà đầu tư có kiến nghị trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày Chủ tịch Hội đồng tư vấn xác nhận phần kinh phí đã thực chi.

7. Trường hợp kiến nghị của nhà đầu tư được kết luận là đúng, quyết định giải quyết kiến nghị về kết quả lựa chọn nhà đầu tư của cơ quan có thẩm quyền phải kêt luận về mức kinh phí và thời hạn mà bên mời thầu có trách nhiệm hoàn trả cho nhà đầu tư. Mức kinh phí bên mời thầu phải hoàn trả cho nhà đầu tư bằng số tiền mà nhà đầu tư có kiến nghị đã nộp trừ đi số tiền bộ phận thường trực giúp việc của Hội đồng tư vấn đã hoàn trả theo quy định tại khoản 6 Điêu này (nếu có).

8. Nguồn kinh phí để hoàn trả cho nhà đầu tư theo quyết định giải quyết kiến nghị về kết quả lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp kiến nghị của nhà đầu tư được cơ quan có thẩm quyền kết luận là đúng được quy định như sau:

a) Trường hợp bên mời thầu là đơn vị hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập: Nguồn kinh phí để hoàn trả cho nhà đầu tư được bố trí từ dự toán chi thường xuyên của đơn vị.

b) Trường hợp bên mời thầu không phải là đơn vị hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập: Nguồn kinh phí để hoàn trả cho nhà đầu tư được bố trí từ kinh phí hoạt động của đơn vị.

9. Tổ chức, cá nhân có sai phạm theo quyêt định giải quyêt kiên nệhị vê kêt quá lựa chọn nhà đau tư của cơ quan có thâm quyền có trách nhiệm bồi thường cho bên mời thau theo quy định cua pháp luật.

Chương III. QUẢN LÝ CHI TRONG LỰA CHỌN NHÀ ĐẦU TƯ DỰ ÁN CÓ SỬ DỤNG ĐẤT, DỰ ÁN PHẢI TỔ CHỨC ĐẤU THẦU THEO QUY ĐỊNHCỦA PHÁP LUẬT CHUYÊN NGÀNH, PHÁP LUẬT VỀ XÃ HỘI HÓA

Điều 10. Nguồn kinh phí trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất, dự án phải tổ chức đấu thầu theo quy định của pháp luật chuyên ngành, pháp luật về xã hội hoá

1. Nguồn kinh phí trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất quy định tại điểm a, điểm b, điểm c Khoản 1 Điều 5 Thông tư này được bố trí từ nguồn chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao là bên mời thầu hoặc từ nguồn chi thường xuyên ngân sách nhà nước của đơn vị trực thuộc Ban quản lý khu kinh tế được Ban quản lý khu kinh tế giao là bên mời thầu theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 25/2020/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 6 Điều 108 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP.

2. Nguồn kinh phí trong lựa chọn nhà đầu tư dự án phải tổ chức đấu thầu theo quy định cuea pháp luật chuyên ngành, pháp luật về xã hội hoá quy định tại điểm a, điểm b, điểm c Khoản 1 Điều 5 Thông tư này được bố trí từ nguồn chi thường xuyên ngân sách nhà nước của cơ quan chuyên môn, cơ quan trực thuộc Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao là bên mời thầu hoặc đơn vị được giao là bên mời thầu theo quy định của pháp luật về chuyên ngành, pháp luật về xã hội hóa theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định số 25/2020/NĐ-CP.

Điều 11. Lập, phê duyệt và chấp hành dự toán

1. Nguyên tắc lập, phê duyệt và chấp hành dự toán

Lập, phê duyệt, châp hành dự toán các khoản chi trong đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư quy định tại điểm a, điểm b, điểm khoản 1 Điều 5 Thông tư này thực hiện theo quy định hiện hành về lập, phê duyệt, chấp hành dự toán chi thường xuyên nguồn ngân sách nhà nước.

2. Căn cứ lập dự toán các khoản chi trong đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất, dự án phải tổ chức đấu thầu theo quy định của pháp luật chuyên ngành, pháp luật về xã hội hóa

a) Danh mục dự án có sử dụng đất được cấp có thẩm quyền phê duyệt, công bố theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 25/2020/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 Điều 108 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP; danh mục dự án phải tổ chức đấu thầu theo quy định của pháp luật chuyên ngành, pháp luật về xã hội hóa được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 25/2020/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 7 Điều 108 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP;

b) Kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

c) Chính sách, chế độ theo quy định của pháp luật hiện hành tương ứng.

3. Lập, phê duyệt và chấp hành dự toán

a) Căn cứ quy định của Luật Ngân sách nhà nước và quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này: Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện; đơn vị trực thuộc Ban quản lý Khu kinh tế lập dự toán chi theo từng nội dung chi quy định tại Điều 5 Thông tư này, tổng hợp chung vào dự toán ngân sách hàng năm của cơ quan, đơn vị mình, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định;

b) Sau khi dự toán ngân sách hàng năm dược cấp có thẩm quyền phê duyệt; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ban Quản lý khu kinh tế phân bổ dự toán chi thường xuyên cho các đơn vị được giao thực hiện theo quy định;

c) Trường hợp phát sinh dự án có sử dụng đất, dự án phải tổ chức đấu thầu theo quy định của pháp luật chuyên ngành, pháp luật về xã hội hóa được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong năm: Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện; đơn vị trực thuộc Ban quản lý khu kinh tế lập bổ sung dự toán, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định hiện hành.

Điều 12. Quản lý chi trong đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất, dự án phải tổ chức đấu thầu theo quy định của pháp luật chuyên ngành, pháp luật về xã hội hóa

1. Trường hợp bên mời thầu là đơn vị sự nghiệp công lập tổ chức thực hiện các công việc lựa chọn nhà đầu tư có sử dụng đất quy định tại Điều 7 Nghị định 25/2020/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung tại khoản 5 Điều 89 Nghị định số 35/2021/NĐ-CP: Việc quản lý, sử dụng, quyết toánchi phí trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất, dự án phải tổ chức đấu thầu theo quy định của pháp luật chuyên ngành, pháp luật về xã hội hóa thực hiện theo quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.

2. Trường hợp bên mời thầu là đơn vị hành chính tổ chức thực hiện các công việc lựa chọn nhà đầu tư quy định tại Điều 7 Nghị định 25/2020/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung tại khoản 5 Điều 89 Nghị định số 35/2021/NĐ-CP: Việc quản lý, sử dụng, quyết toán chi phí trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất, dự án phải tổ chức đấu thầu theo quy định của pháp luật chuyên ngành, pháp luật về xã hội hóa thực hiện theo quy định của pháp luật ngân sách nhà nước.

3. Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bên mời thầu thuê tư vấn lựa chọn nhà đầu tư để thực hiện một phần hoặc toàn bộ các công việc tại Điều 7 Nghị định 25/2020/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung tại khoản 5 Điều 89 Nghị định số 35/2021/NĐ-CP, kinh phí thuê tư vấn thực hiện như sau:

a) Tổng mức chi trong lựa chọn nhà đầu tư đã có thuế (bao gồm các chi phí cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bên mời thầu tự thực hiện) không vượt quá dự toán được duyệt cho công việc thuê tư vấn.

b) Giá trị thanh toán cho đơn vị tư vấn dược thực hiện theo Hợp đồng giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bên mời thầu và đơn vị tư vấn.

c) Việc quản lý, sử dụng, thanh toán, quyết toán kinh phí quy định tại điểm b Khoản này được thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật về ngân sách nhà nước.

Điều 13. Chi giải quyết kiến nghị của nhà đầu tư về kết quả lựa chọn nhà đầu tư

1. Trường hợp nhà đầu tư có kiến nghị về kết quả lựa chọn nhà đầu tư do người có thẩm quyền giải quyết, nhà đầu tư có trách nhiệm nộp kinh phí giải quyết kiến nghị cho bộ phận thường trực giúp việc của Hội đồng tư vấn theo quy định tại khoản 6 Điều 7 Nghị định số 25/2020/NĐ-CP.

2. Bộ phận thường trực giúp việc của Hội đồng tư vấn lập và trình Chủ tịch Hội đồng tư vấn phê duyệt dự toán chi giải quyết kiến nghị của nhà đầu tư theo từng vụ việc.

3. Dự toán chi do Chủ tịch Hội đồng tư vấn phê duyệt quy định tại khoản 2 Điều này không vượt mức kinh phí do nhà đầu tư có kiến nghị nộp theo quy dịnh tại khoản 1 Điều này.

4. Chủ tịch Hội đông tư vân quyết định mức khoán chi theo dự toán đã dược phê duyệt cho các thành viên Hội đong tư van, bộ phận thường trực giúp việc của Hội dòng tư vân và các khoản chi khác đề thực hiện việc giải quyết kiến nghị.

5. Bộ phận thường trực giúp việc chịu trách nhiệm chi giải quyết kiến nghị theo dự toán dược Chủ tịch Hội đồng tư vấn phê duyệt.

6. Kết thúc giải quyết kiến nghị, Chủ tịch Hội đồng tư vấn có trách nhiệm xác nhận phần kinh phí đã thực chi. Chênh lệch thu lớn hơn chi (nếu có), bộ phận thường trực giúp việc của Hội đồng tư vấn có trách nhiệm hoàn trả cho nhà đầu tư có kiến nghị trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày Chủ tịch Hội đồng tư vấn xác nhận phần kinh phí đã thực chi.

7. Trường hợp kiến nghị của nhà đầu tư được kết luận là đúng, văn bản của người có thẩm quyền giải quyết kiến nghị về kết quả lựa chọn nhà đầu tư phải kết luận về mức kinh phí và thời hạn mà bên mời thầu có trách nhiệm hoàn trả cho nhà đầu tư.

8. Bộ phận thường trực giúp việc Hội đồng tư vấn có văn bản yêu cầu bên mời thầu xem xét hoàn trả cho nhà đầu tư mức kinh phí bằng số tiền mà nhà đầu tư có kiến nghị đã nộp trừ đi số tiền bộ phận thường trực giúp việc của Hội đồng tư vấn đã hoàn trả theo quy định tại khoản 6 Điều này (nếu có).

9. Nguồn kinh phí để hoàn trả cho nhà đầu tưt heo quyết định giải quyết kiến nghị về kết quả lựa chọn nhà đầu tư được quy định như sau:

a) Trường hợp bên mời thầu là đơn vị hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập: Nguồn kinh phí để hoàn trả cho nhà đầu tư được bố trí từ dự toán chi thường xuyên của đơn vị.

b) Trường hợp bên mời thầu không phải là đơn vị hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập: Nguồn kinh phí để hoàn trả cho nhà đầu tư được bố trí từ kinh phí hoạt động của đơn vị.

10. Tổ chức, cá nhân có sai phạm theo quyết định giải quyết kiến nghị về kết quả lựa chọn nhà đầu tư của cấp có thẩm quyền có trách nhiệm bồi thường cho bên mời thầu theo quy định của pháp luật.

Chương IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 14. Trách nhiệm của các cơ quan có liên quan

1. Trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền, cơ quan, đơn vị được giao là bên mời thầu:

a) Chịu trách nhiệm về việc quản lý, sử dụng các khoản thu, chi trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư theo quy định của pháp luật;

b) Thực hiện việc lập dự toán chi phí trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư và lập báo cáo quyết toán chi phí sử dụng, trình cấp có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt;

c) Hoàn trả các khoản chi Hội đồng tư vấn đã chi trong trường hợp kiến nghị của nhà đầu tư được xác định là đúng.

2. Trách nhiệm của cơ quan thanh toán:

Chịu trách nhiệm kiểm soát, thanh toán chi phí trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư theo quy định về thanh toán ngân sách nhà nước, pháp luật về đầu tư công, đúng chế độ quản lý tài chính hiện hành của Nhà nước và các quy định cụ thể tại Thông tư này.

3. Trách nhiệm của Chủ tịch Hội đồng tư vấn, bộ phận thường trực giúp việc của Hội đồng tư vấn

a) Chủ tịch Hội đồng tư vấn có trách nhiệm quản lý, sử dụng khoản chi phí do nhà đầu tư nộp theo quy định tại khoản 1 Điều 9, khoản 1 Điều 13 Thông tư này đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm và đúng quy định của pháp luật;

b) Bộ phận thường trực giúp việc của Hội đồng tư vấn có trách nhiệm tiếp nhận chi phí do nhà đầu tư nộp, lập và trình Chủ tịch chi Hội đồng tư vấn phê duyệt dự toán chi, chi hoạt động của Hội đồng tư vấn theo dự toán được phê duyệt và hoàn trả phần chênh lệch thu lớn hơn chi cho nhà đầu tư có kiến nghị theo quy định tại Điều 9, Điều 13 Thông tư này.

4. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan trung ương, cơ quan khác, địa phương:

Kiểm tra việc quản lý, sử dụng chi phí trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư các dự án PPP, dự án có sử dụng đất, dự án phải đấu thầu theo quy định của pháp luật chuyên ngành, pháp luật về xã hội hoá; có biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật đối với các cá nhân, đơn vị có hành vi vi phạm trong quản lý, sử dụng chi phí trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư.

Điều 15. Trách nhiệm của nhà đầu tư

Nộp ngân sách nhà nước các khoản chi phí trong lựa chọn nhà đầu tư theo quy định tại khoản Điều 6 Thông tư này và pháp luật về ngân sách nhà nước.

Điều 16. Điều khoản thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 25 tháng 03 năm 2022.

2. Các nội dung quy định về chi phí lựa chọn nhà đầu tư tại Thông tư số 88/2018/TT-BTC ngay 28/9/2018 của Bộ Tài chính quy định một số nội dung về quản lý tài chính đối với dự án đầu tư theo phương thức PPP và chi phí lựa chọn nhà đầu tư hết hiệu lực kể từ thời điểm Thông tư này có hiệu lực.

3. Trường hợp dự toán chi phí lựa chọn nhà đầu tư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt trước ngày có hiệu lực của Thông tư này, việc thanh toán, quyết toán chi phí lựa chọn nhà đầu tư thực hiện theo quy định tại Thông tư này mà không phải thực hiện phê duyệt lại dự toán.

4. Trường hợp các văn bản dẫn chiếu tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung, thay thế thì thực hiện theo các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế đó.

5. Bộ, cơ quan trung ương, cơ quan khác, Ủy ban nhân dân các cấp, Ban quản lý khu kinh tế và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

6. Trong quá trình thực hiện, trường hợp có khó khăn vướng mắc, đề nghị các đơn vị phản ánh về Bộ Tài chính để xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

i nhận :

- Văn phòng Tổng bí thư;

- Văn phòng Quốc hội;

- Văn phòng Chủ tịch nước;

- Văn phòng Trung ương Đảng:

- Văn phòng Chính phủ;

- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;

- Toà án nhân dân tối cao;

- Kiểm toán Nhà nước;

- Các Bộ, CQ ngang Bộ, CQ thuộc CP;

- Cơ quan TW của các đoàn thể;

- Các Tổng Công ty, Tập đoàn kinh tế nhà nước;

- HĐND, UBND tỉnh, TP trực thuộc TW;

- Sở Tài chính, KBNN tỉnh, TP trực thuộc TW;

- Công báo;

- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);

- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;

- Cổng TTĐT Chính phủ;

- Cổng TTĐT Bộ Tài chính;

- Lưu: VT, ĐT;

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

Tạ Anh Tuấn

Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
Thuộc tính văn bản
Cơ quan ban hành:Bộ Tài chínhNgười ký:Tạ Anh Tuấn
Số hiệu:08/2022/TT-BTCLĩnh vực:Đầu tư
Ngày ban hành:09/02/2022Ngày hiệu lực:25/03/2022
Loại văn bản:Thông tưNgày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Tình trạng hiệu lực:Còn hiệu lực
Đánh giá bài viết
1 197
0 Bình luận
Sắp xếp theo