14 trường hợp bị phạt vì không đổi sang căn cước công dân gắn chip 2025
Có bắt buộc đổi thẻ căn cước gắn chip không hay không đổi sang căn cước gắn chip có bị phạt không? Đây là câu hỏi đang được nhiều người dân quan tâm, Hoatieu xin chia sẻ giải đáp trong bài viết sau đây.
CCCD gắn chip có tính bảo mật cao, chỉ có CCCD gắn chip thì người dân mới tạo được tài khoản định danh điện tử, dễ dàng thực hiện các dịch vụ công trực tuyến, tiết kiệm thời gian đi lại. Mặt khác, trong thời gian tới, CCCD gắn chip ngày càng tích hợp được nhiều tính năng tiện ích như rút tiền, khám chữa bệnh… người dân nên đi làm CCCD gắn chip càng sớm càng tốt.
Các trường hợp bị phạt khi không đổi căn cước gắn chip 2025
- 1. Các trường hợp bắt buộc phải đổi sang Căn cước công dân gắn chip
- 2. Không đổi Căn cước công dân gắn chíp bị phạt bao nhiêu?
- 3. Có bắt buộc đổi thẻ căn cước gắn chip không?
- 4. Trường hợp đã có CCCD gắn chip mới nhưng vẫn bị phạt?
- 5. Tại sao nên đổi sang Căn cước công dân gắn chip trong năm 2022?
- 6. Thủ tục đổi từ CMND sang CCCD gắn chip
1. Các trường hợp bắt buộc phải đổi sang Căn cước công dân gắn chip
Trước khi thẻ Căn cước công dân gắn chip ra đời, nước ta đã từng phát hành và sử dụng 02 loại giấy tờ nhân thân là Chứng minh nhân dân và thẻ Căn cước công dân mã vạch.
Sau đây là 08 trường hợp người sử dụng Căn cước công dân (cả có chip và mã vạch) phải đổi hoặc xin cấp lại thẻ Căn cước công dân gắn chip mới theo quy định tại Điều 21, 23 Luật Căn cước công dân 2014:
- Khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.
- Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được;
- Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên;
- Thay đổi đặc điểm nhận dạng;
- Xác định lại giới tính, quê quán;
- Có sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước công dân;
- Bị mất thẻ Căn cước công dân;
- Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam.
Đối với người đang sử dụng Chứng minh nhân dân, Căn cứ Điều 5 Nghị định 05/1999/NĐ-CP, có 06 trường hợp phải đổi từ Chứng minh nhân dân sang Căn cước công dân gắn chip là:
- Chứng minh nhân dân hết thời hạn sử dụng;
- Chứng minh nhân dân hư hỏng không sử dụng được;
- Thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh;
- Thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương;
- Thay đổi đặc điểm nhận dạng.
Hiện nay, Căn cước công dân gắn chip là loại giấy tờ duy nhất được cấp thay thế khi người dân xin đổi, cấp lại Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân mã vạch hết hạn hoặc không còn sử dụng được do bị hỏng, rách, sai thông tin...
Vì vậy, người sử dụng Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân thuộc 01 trong 14 trường hợp trên đều sẽ phải đổi sang thẻ Căn cước công dân gắn chip. Nếu không đổi có thể sẽ bị phạt vì lý do không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.
2. Không đổi Căn cước công dân gắn chíp bị phạt bao nhiêu?
Đối với vi phạm quy định về cấp, quản lý, sử dụng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân, tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định:
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không xuất trình Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân khi có yêu cầu kiểm tra của người có thẩm quyền;
b) Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân;
c) Không nộp lại Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân cho cơ quan có thẩm quyền khi được thôi, bị tước quốc tịch, bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam; không nộp lại Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân cho cơ quan thi hành lệnh tạm giữ, tạm giam, cơ quan thi hành án phạt tù, cơ quan thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Như vậy, nếu thuộc 14 trường hợp đã nêu trên mà không đi đổi sang thẻ Căn cước công dân gắn chip, người dân có thể bị phạt đến 500.000 đồng.
3. Có bắt buộc đổi thẻ căn cước gắn chip không?
Theo Khoản 2 Điều 4 Thông tư 06/2021/TT-BCA quy định:
- Thẻ CCCD đã được cấp trước ngày 23/01/2021 vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định.
- Khi công dân có yêu cầu thì được đổi sang thẻ CCCD gắn chip.
Ngoài ra, Điều 23 Luật Căn cước công dân 2014 quy định các trường hợp công dân được cấp lại, đổi thẻ CCCD gồm:
- Thẻ CCCD được đổi trong các trường hợp sau đây:
+ Khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi;
+ Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được;
+ Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng;
+ Xác định lại giới tính, quê quán;
+ Có sai sót về thông tin trên thẻ hiện tại;
+ Khi công dân có yêu cầu.
- Thẻ CCCD được cấp lại trong các trường hợp sau đây:
+ Bị mất thẻ Căn cước công dân;
+ Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam.
Như vậy, đối với công dân đã được cấp thẻ CCCD, CMND 9 số trước ngày 23/01/2021 thì thẻ vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định. Đồng nghĩa công dân không phải bắt buộc đổi thẻ CCCD mã vạch, CMND 9 số đang còn thời hạn sử dụng sang thẻ CCCD gắn chip.
4. Trường hợp đã có CCCD gắn chip mới nhưng vẫn bị phạt?
Những trường hợp đã có CCCD gắn chip nhưng vẫn bị phạt:
Theo Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, người đã có CCCD gắn chip vẫn có thể bị phạt tiền từ 300.000 - 6.000.000 đồng, tùy theo mức độ vi phạm. Cụ thể:
Phạt cảnh cáo/phạt tiền từ 300.000 - 500.000 cho các trường hợp:
- Không xuất trình CCCD khi có yêu cầu kiểm tra của người có thẩm quyền.
- Không thực hiện đúng quy định về cấp, đổi, cấp lại CCCD: thẻ CCCD bị hư hỏng không sử dụng được; công dân thay đổi họ, chữ đệm, tên; công dân đã thay đổi đặc điểm nhận dạng; xác định lại giới tính, quê quán; có sai sót về thông tin trên thẻ CCCD; bị mất thẻ CCCD.
- Không nộp lại CCCD cho cơ quan có thẩm quyền khi được thôi, bị tước quốc tịch, bị hủy bỏ quyết định nhập quốc tịch Việt Nam.
- Không nộp lại CCCD cho cơ quan thi hành lệnh tạm giam, tạm giữ, thi hành án phạt tù, thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Phạt tiền từ 1.000.000 - 2.000.000 đồng cho các trường hợp:
- Chiếm đoạt, sử dụng CCCD của người khác.
- Tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung của CCCD.
- Hủy hoại, cố ý làm hư hỏng CCCD.
- Chiếm đoạt, sử dụng CCCD của người khác.
- Tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung của CCCD.
- Hủy hoại, cố ý làm hư hỏng CCCD.
Phạt tiền từ 2.000.000 - 4.000.000 đồng cho các trường hợp:
- Làm giả, sử dụng giấy tờ, dữ liệu giả để được cấp CCCD.
- Cung cấp thông tin sai sự thật, tài liệu sai sự thật để được cấp CCCD.
Phạt tiền từ 4.000.000 - 6.000.000 đồng cho các trường hợp:
- Làm giả CCCD.
- Sử dụng CCCD giả.
- Thế chấp, cầm cố, nhận cầm cố CCCD.
- Mua, bán, thuê, cho thuê CCCD.
- Mượn, cho mượn CCCD để thực hiện hành vi trái pháp luật.
5. Tại sao nên đổi sang Căn cước công dân gắn chip trong năm 2022?
Được miễn lệ phí cấp, đổi Căn cước công dân gắn chip đến hết tháng 6/2022
Theo quy định tại Thông tư số 120/2021/TT-BTC, kể từ 01/01/2022 đến hết ngày 30/6/2022, mức thu lệ phí cấp Căn cước công dân được tính bằng 50% mức thu lệ phí quy định tại Điều 4 Thông tư số 59/2019/TT-BTC.
Cụ thể, mức lệ phí cấp Căn cước công dân từ 01/01/2022 đến hết 30/6/2022 như sau:
- Chuyển từ Chứng minh nhân dân 9 số, 12 số sang cấp thẻ Căn cước công dân: 15.000 đồng/thẻ.
- Đổi thẻ Căn cước công dân khi bị hư hỏng không sử dụng được; thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng; xác định lại giới tính, quê quán; có sai sót về thông tin trên thẻ; khi công dân có yêu cầu: 25.000 đồng/thẻ.
- Cấp lại thẻ Căn cước công dân khi bị mất thẻ, được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam: 35.000 đồng/thẻ.
Có thể sẽ được dùng Căn cước công dân thay một số giấy tờ cá nhân trong năm 2022
Đây là một trong những mục tiêu của Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc ban hành kèm Quyết định 06/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 06/01/2021.
Cụ thể, đề án này đặt ra mục tiêu trong năm 2022 là đảm bảo từng bước thay thế giấy tờ cá nhân trên cơ sở tích hợp, xác thực thông tin, giấy tờ cá nhân vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để chỉ cần sử dụng thẻ Căn cước công dân, ứng dụng Định danh điện tử quốc gia (VNEID).
Trong đó, tập trung thực hiện ngay đối với một số giấy tờ như: Bảo hiểm y tế, giấy phép lái xe, mã số chứng chỉ hoặc giấy phép hành nghề, tiêm chủng, y tế, giáo dục, thẻ cán bộ, công chức, viên chức….
6. Thủ tục đổi từ CMND sang CCCD gắn chip
Bước 1: Người dân điền vào Tờ khai Căn cước công dân tại Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an cấp huyện hoặc khai trên Cổng dịch vụ công trực tuyến.
Bước 2: Người dân xuất trình CMND, sổ hộ khẩu; Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra, đối chiếu thông tin của người dân trong Tờ khai CCCD (trường hợp công dân kê khai trực tuyến thì thu nhận qua thiết bị đọc mã vạch hoặc thiết bị thu nhận thông tin vào hệ thống) với thông tin trong sổ hộ khẩu để xác định chính xác người cần cấp thẻ và thống nhất các nội dung thông tin về công dân.
Trường hợp thông tin công dân có sự thay đổi, chưa khớp với Sổ hộ khẩu và tờ khai thì cần xuất trình các giấy tờ hợp pháp về những thông tin đã thay đổi.
Trường hợp công dân đủ điều kiện, thủ tục thì cán bộ cơ quan quản lý CCCD chụp ảnh, thu thập vân tay, đặc điểm nhận dạng của người đến làm thủ tục cấp thẻ CCCD để in trên Phiếu thu nhận thông tin CCCD và thẻ CCCD theo quy định.
Cán bộ cơ quan quản lý CCCD thu nhận vân tay của công dân qua máy thu nhận vân tay; trường hợp ngón tay bị cụt, khèo, dị tật, không lấy được vân tay thì ghi nội dung cụ thể vào vị trí tương ứng của ngón đó.
Bước 3: Nộp lệ phí và nhận giấy hẹn trả thẻ CCCD.
Bước 4: Nhận kết quả theo giấy hẹn.
Có thể nhận trực tiếp hoặc qua bưu điện. Nếu nhận qua đường bưu điện người dân phải đăng ký và tự trả phí.
Trên đây là 14 trường hợp bị phạt vì không đổi sang căn cước công dân gắn chip và các thông tin xoay quanh việc làm CCCD gắn chip. Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Phổ biến pháp luật của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Đề thi mẫu vào lớp 10 THPT chuyên Ngoại ngữ năm 2021
Danh sách các trường xét học bạ 2024 (mới cập nhật)
Đề án tuyển sinh Đại học Bách khoa 2024 mới nhất
Cách tính điểm ưu tiên vào lớp 10 2025
Giải mã ý nghĩa 10 ký tự mã số thẻ bảo hiểm y tế mới
Kiếm tiền từ Youtube, FB, Google đóng thuế bao nhiêu % doanh thu?
Làm thẻ căn cước công dân gắn chip cần mang theo giấy tờ gì?
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu hợp đồng ngoại thương bằng Tiếng Anh
Có thể bạn quan tâm
-
3 Đối tượng học sinh không cần nộp tiền khi học thêm trong nhà trường từ 14/2/2025
-
Cách xếp loại học lực, hạnh kiểm của học sinh THCS, THPT 2024-2025
-
Yêu cầu cần đạt trong Chương trình giáo dục phổ thông mới 2025
-
Giáo viên trường công lập sẽ gặp 2 hạn chế về dạy thêm từ 14/02/2025
-
Tra cứu khu vực ưu tiên 2024 mới nhất
-
Quy định chào trong quân đội 2025
-
Quy tắc chính tả i và y
-
Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể môn Toán 2025
-
Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể 2018
-
Điều kiện để giáo viên tổ chức dạy thêm ngoài nhà trường từ 14/2/2025
-
Khi nào học sinh thi học kì 2?
-
Thí sinh tự do thi lại đại học 2025 như thế nào?
Bài viết hay Phổ biến Pháp luật
Các trường hợp được sinh con thứ 3 2025
Số lượng học sinh thi vào 10 năm 2025 Hà Nội
Cách xem sách giáo khoa online
Danh mục văn bản pháp luật về cấp sổ đỏ, thu hồi đất
(File word) Phụ lục Nghị định 96/2024 về mua bán chung cư, nhà ở
Kế hoạch 4340/KH-SGDĐT TP.Hà Nội 2021 công tác Thi đua - Khen thưởng ngành GD&ĐT năm 2022