Khái niệm xuất siêu, nhập siêu [Cập nhật 2024]
Khái niệm xuất siêu, nhập siêu
Khái niệm xuất siêu, nhập siêu là gì? Những tác động của xuất, nhập siêu tới kinh tế ra sao? Nội dung chi tiết mời các bạn cùng tham khảo qua bài viết dưới đây.
Nghị định 134/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
Thông tư 182/2015/TT-BTC ban hành Biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu ưu đãi 2016
1. Nhập siêu là gì?
Nhập siêu là khái niệm dùng mô tả tình trạng Cán cân thương mại có giá trị nhỏ hơn 0 (zero). Nói cách khác, khi kim ngạch nhập khẩu cao hơn xuất khẩu trong một thời gian nhất định, đó là nhập siêu. Nhập siêu là hiện tượng phổ biến ở những nước có nền kinh tế thị trường phát triển theo hướng mở.
2. Xuất siêu là gì?
Xuất siêu là khái niệm dùng mô tả tình trạng Cán cân thương mại có giá trị lớn hơn 0 (zero). Nói cách khác, khi kim ngạch xuất khẩu cao hơn nhập khẩu trong một thời gian nhất định, đó là xuất siêu.
3. Kim ngạch là gì
Kim ngạch xuất đi là tổng giá trị xuất đi (lượng tiền thu về được) của tất cả những hàng hoá xuất khẩu của nước nhà (hoặc một doanh nghiệp) trong một kỳ nhất định (thường là quý hay năm), tiếp đến qui đổi đồng bộ ra một loại tổ chức tiền tệ nhất định. Kim ngạch xuất khẩu càng cao càng minh chứng kinh tế tài chính của doanh nghiệp hay của cả một nước nhà càng phát triển. Ngược lại kim ngạch xuất khẩu thấp, kim ngạch nhập khẩu cao thì kinh tế tài chính của giang sơn đó càng xưa cũ, chậm cải cách và phát triển.
4. Tác động của xuất siêu, nhập siêu
Xét trên nhiều phương diện, nhập khẩu ở một chừng mực nào đó sẽ có lợi cho nền kinh tế, đặc biệt đối với các nước trong giai đoạn đang phát triển. Tuy nhiên, nhập siêu quá cao sẽ tác động xấu đến nền kinh tế.
- Đối với nhập siêu:
Tích cực
1. Kinh tế
Đối với kinh tế, việc nhập khẩu công nghệ, máy móc trang thiết bị cao cấp giúp nâng cao trình độ kỹ thuật, tiến gần trình độ phát triển cao của thế giới, nhờ đó tạo ra các sản phẩm xuất khẩu có chất lượng, có khả năng cạnh tranh cao. Trong điều kiện ngành sản xuất nguyên liệu cao cấp trong nước chưa phát triển thì việc nhập khẩu nguyên liệu giúp cho các nước này thực hiện tốt chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa hướng về xuất khẩu. Hàng nhập khẩu trong nhiều trường hợp tạo môi trường cạnh tranh kích thích sản xuất trong nước hoàn thiện và phát triển. Nhập khẩu từ nguồn vốn ODA của các tổ chức tài chính quốc tế giúp cải thiện mau chóng hạ tầng cơ sơ tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế.
2. Xã hội
Đối với xã hội, việc nhập khẩu hàng tiêu dùng, sản phẩm khoa học và văn hóa còn góp phần phát triển nguồn nhân lực và nâng cao mức sống người dân. Nhập khẩu từ nguồn vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp chẳng những góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trương kinh tế mà còn tạo thêm công ăn, việc làm cho người lao động, cải thiện đời sống xã hội.
Tiêu cực
1. Thúc đẩy tư tưởng "sùng ngoại"
Giới chuyên gia kinh tế cảnh báo những hiểm họa của tình trạng nhập siêu lớn. Chẳng hạn, nhập khẩu tràn lan vượt quá kiểm soát của chính phủ sẽ dẫn tới hiện tượng lãng phí ngoại tệ, tác động xấu đến sản xuất trong nước. Việc nhập khẩu hàng tiêu dùng quá nhiều sẽ dẫn tới xu hướng "sùng ngoại", khiến hàng nội địa khó tiêu thụ hơn.
2. Gia tăng nợ công
Quan trọng hơn, nhập siêu thường xuyên sẽ dẫn đến tình trạng cạn kiệt ngoại tệ, khiến các chính phủ phải gia tăng vay nợ bằng cách phát hành thêm trái phiếu. Trong một thời gian dài, nhập siêu sẽ khiến con số nợ công của một nước ngày càng tăng vì suy cho cùng các nước đều phải dựa vào xuất khẩu để trả nợ và lãi.
3. Nhân tố tạo khủng hoảng
Xét ở mặt này, nhập siêu có thể gây ra khủng hoảng nợ công như tại Hy Lạp, nước nhập siêu tới 13,5% GDP (năm 2009), dẫn đầu top các nền kinh tế bị nhập siêu tính theo tỷ lệ với GDP. Nước này đã rơi vào cuộc khủng hoảng nợ công tồi tệ nhất châu Âu kể từ đầu năm 2010 và cho đến nay vẫn chưa cải thiện tình hình, dù đã nhận được các gói ứng cứu từ bên ngoài. Hoặc như trường hợp của Hoa Kỳ, nước có kim ngạch nhập siêu tuyệt đối (tính bằng USD) lớn nhất. Hoa Kỳ hiện cũng lâm vào một cuộc khủng hoảng nợ công, nhưng ở mức độ và sắc thái khác vơi Hy Lạp. Hiện nước này đã chạm trần nợ công và có nguy cơ vỡ nợ tạm thời nếu Chính phủ và Quốc hội không đạt được thỏa thuận nâng trần nợ trước ngày 2-8-2011.
Ngoài ra, một số nhà chuyên môn tin rằng nhập siêu lớn là một trong các nguyên nhân chính dẫn tới cuộc Khủng hoảng tài chính Đông Á năm 1997 – 1998.
4. Gia tăng thất nghiệp
Một nghiên cứu của TS. Alec Feinberg, sáng lập viên Citizens for Equal Trade, lại gắn nhập siêu với tỷ lệ thất nghiệp. Dựa trên những dữ liệu từ 25 nước có mức nhập siêu và xuất siêu lớn nhất thế giới (trong giai đoạn 2009-2010), nhóm nghiên cứu của TS. Feinberg cho biết tỷ lệ tác động tới thị trường việc làm của tình trạng nhập siêu dao động từ 60-72%. Những nước nhập siêu cao có tỷ lệ thất nghiệp cao hơn và ngược lại.
Feinberg cũng lưu ý 2 trường hợp là Hoa Kỳ và Trung Quốc. Hoa Kỳ là nước có mức nhập siêu tính theo giá trị USD lớn nhất thế giới, với 633 tỷ USD (năm 2010), lớn hơn giá trị kim ngạch nhập siêu của tất cả các nước nhập siêu trong top 10 (trừ Hoa Kỳ) cộng lại. Hoa Kỳ có tỷ lệ thất nghiệp 9,6% (tại thời điểm thực hiện nghiên cứu). Trong khi đó, Trung Quốc có Thặng dư thương mại tới 296 tỷ USD vào năm 2009, và có tỷ lệ thất nghiệp chỉ 4,3%.
5. Nhấn chìm thị trường chứng khoán
Trang web chuyên giải thích về đầu tư InvestOpedia cho rằng đối với Thị trường chứng khoán(TTCK), nhập siêu kéo dài có thể gây nên những hậu quả tai hại. Giải thích của InvestOpedia cũng dựa trên 2 tác động chính của tình trạng nhập siêu là gia tăng nợ công và làm suy yếu sức cạnh tranh của hàng hóa trong nước. Nếu trong một thời gian dài một đất nước nhập khẩu nhiều hàng hóa hơn xuất khẩu, họ sẽ lâm vào cảnh nợ nần, trong khi hàng hóa nội địa ngày càng bị hàng ngoại lấn át. Qua thời gian, giới đầu tư sẽ nhận thấy tình trạng suy yếu trong tiêu thụ hàng hóa nội địa, một diễn biến gây tổn hại cho các nhà sản xuất trong nước và cũng làm suy giảm giá trị cổ phiếu của họ. Thời gian càng kéo dài, giới đầu tư càng nhận ra rằng cơ hội đầu tư tốt ở thị trường nội địa càng ít đi, và bắt đầu chuyển hướng sang các thị trường cổ phiếu ở nước khác. Điều đó sẽ làm giảm nhu cầu đối với thị trường cổ phiếu ở trong nước và khiến thị trường ngày càng đi xuống. Thực trạng của Thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay có thể rơi vào trường hợp này.
- Đối với xuất siêu:
Trong 7 tháng đầu năm 2022 thì nhà nước ta đã gia tăng mức xuất siêu đáng kể là 764 triệu USD. Đây là mức tăng đánh giá được nền kinh tế đang phục hồi trở lại sau những năm dịch bệnh.
Doanh nghiệp nội vẫn khó
Tính chung 7 tháng năm 2022, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 216,35 tỷ USD, tăng 16,1% so với cùng kỳ năm trước với 30 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 91,9% tổng kim ngạch xuất khẩu. Đáng chú ý là khu vực kinh tế trong nước ngày càng khẳng định vai trò đóng góp của mình khi có giá trị kim ngạch xuất khẩu 7 tháng 56,99 tỷ USD, tăng 17%, cao hơn mức tăng 15,7% của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô), chiếm 26,3% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Tuy rằng tín hiệu tăng trưởng của khu vực kinh tế trong nước về xuất khẩu tăng lên nhưng tỉ trọng trong xuất khẩu cả nước vẫn chưa ở mức cao, nên vẫn cần phát triển hơn nữa. Bên cạnh đó việc xuất siêu có tác động rất lớn đến nề kinh tế nước nhà, giúp nước ta ngày càng phát triển hơn nhờ hạn chế nhập khẩu và xuất siêu lớn đi các nước. Hơn nữa nền kinh tế tăng trưởng tốt cũng giúp xã hội và đời sống người dân đi lên, tạo ra nhiều công ăn việc làm với mức lương tốt hơn cho mọi người.
5. Việt Nam là nước nhập siêu hay xuất siêu?
Theo thông tin thống kê mới nhất thì trong 7 tháng đầu năm 2022 nước ta đã tiếp tục duy trì mức xuất siêu là 764 triệu USD. So sánh với cùng kỳ năm ngoái thì cán cân thương mại hàng hoá nhập siêu là 3.31 tỷ USD. Đây là tín hiệu đáng mừng cho một nền kinh tế phục hồi sau đợt dịch lớn trong 2 năm trước đó.
Cụ thể, trong tháng 7/2022, hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tiếp tục tăng khá. Trong đó, xuất khẩu ước đạt 30,32 tỷ USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ 2021, nhập khẩu ước đạt 30,3 tỷ USD, tăng 3,4%.
Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu 7 tháng năm 2022, nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản ước đạt 3,2 tỷ USD, tăng 56,2% so với cùng kỳ năm 2021; nhóm hàng công nghiệp chế biến ước đạt 192 tỷ USD, tăng 16%; nhóm hàng nông, lâm sản ước đạt 14,6 tỷ USD, tăng 5,4%; nhóm hàng thủy sản ước đạt 6,6 tỷ USD, tăng 32,9%.
Về thị trường xuất khẩu, trong 7 tháng năm 2022, hầu hết các thị trường xuất khẩu đều đạt mức tăng khá cao. Trung Quốc là thị trường có quan hệ thương mại hai chiều lớn nhất với ước tính 103,1 tỷ USD, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm 2021; Hoa Kỳ đứng ở vị trí thứ 2 với ước tính 76 tỷ USD về thương mại hai chiều, tăng 20,7%; Hàn Quốc là thị trường có kim ngạch xuất nhập khẩu đứng ở vị trí thứ 3 với 51,3 tỷ USD, tăng 21,2%; Thị trường EU có kim ngạch 2 chiều ước đạt 37,1 tỷ USD; Nhật Bản có kim ngạch hai chiều ước đạt 27,5 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 13,4 tỷ USD, tăng 12,9%.
Cũng trong 7 tháng năm 2022, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 215,59 tỷ USD, tăng 13,6% so với cùng kỳ 2021.
Tuy được đánh giá là tín hiệu tốt về nền kinh tế đang được phục hồi nhưng mức tăng trưởng này còn khá thấp và nguy cơ nhập siêu trở lại vẫn còn hiện hữu. Vì thế nhà nước cần đưa ra những biện pháp nhằm hạn chế nhập siêu như nâng cao hiệu quả tính cạnh tranh của hàng trong nước và hàng nước ngoài, đẩy nhanh quá trình hiện đại hoá công nghệ để hạn chế lắp ráp, gia công nhằm giảm phụ thuộc nhập khẩu linh kiện nguyên liệu.
Hơn nữa trong quá trình phục hồi nền kinh tế hiện nay thì nhà nước cũng cần đẩy mạnh những biện pháp thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát dịch bệnh để việc phát triển kinh tế được ổn định và bắt kịp với thế giới. Ngoài ra cũng cần có những dự phòng về rủi về tài chính, tiền tệ, lạm phát gia tăng nhằm bảo vệ được thị trường kinh tế phát triển ổn định nhất. Vậy nên xuất siêu là căn cứ đánh giá một nề kinh tế có tăng trưởng dương vì hạn chế nhập khẩu những sản phẩm từ nước ngoài.
Như vậy trên đây là những phân tích của Hoa Tiêu về vấn đề Khái niệm xuất siêu, nhập siêu. Mời các bạn tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Hỏi đáp pháp luật:
Tham khảo thêm
Công văn 8600/TCHQ-TXNK năm 2016 áp dụng thuế xuất thuế nhập khẩu
Hoạt động sản xuất trên đã mang lại hiệu quả như thế nào cho gia đình anh D và xã hội?
Thông tư 130/2016/TT-BTC hướng dẫn mới về thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt
Thông tư 31/2016/TT-NHNN về cho vay bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
Phân biệt thị trường hàng hóa và thị trường dịch vụ
Thông tư 38/2015/TT-BTC quy định thủ tục kiểm tra, giám sát hải quan, quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
Quyết định 15/2017/QĐ-TTg Danh mục hàng hóa nhập khẩu phải làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập
Công văn 15120/BTC-CST về chính sách thuế, phí, lệ phí và các khoản thu ngân sách khác đối với khu kinh tế cửa khẩu
- Chia sẻ:Phùng Thị Kim Dung
- Ngày:
Tải định dạng .DOC
10/01/2018 10:57:51 CH
Gợi ý cho bạn
-
Luật số 43/2024/QH15 sửa đổi Luật Đất đai 2024, Luật Nhà ở 2023, Luật Kinh doanh BĐS 2023, Luật Các tổ chức tín dụng 2024
-
Tải Nghị định 83/2023/NĐ-CP về phát hành, đăng ký, niêm yết chứng khoán
-
Nghị định 122/2024/NĐ-CP về hoạt động thương mại biên giới
-
Thông tư 76/2024/TT-BTC chế độ báo cáo về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ
-
Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 số 19/2023/QH15
-
Quyết định số 500/QĐ-TTg 2023 về Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
-
Tải Thông tư 02/2024/TT-BKHĐT cấp, thu hồi chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu file Doc, Pdf
-
Luật thương mại số 36/2005/QH11
-
Thông tư 47/2018/TT-BCT
-
Luật Đấu thầu 2023 số 22/2023/QH15
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Đầu tư - Chứng khoán - Thương mại
Nghị quyết 23/2016/QH14 về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017
Công văn 789/TTg-PL năm 2016 về ban hành văn bản hướng dẫn Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư
Công văn 7072/2012/TCHQ-TXNK
Quyết định 5106/QĐ-BCT năm 2016 biểu giá chi phí tránh được năm 2017
Công văn 6058/BKHĐT-GSTĐĐT
Luật Cạnh tranh số 23/2018/QH14 mới nhất
Thuế - Lệ phí - Kinh phí
Giáo dục - Đào tạo
Y tế - Sức khỏe
Thể thao
Bảo hiểm
Chính sách
Hành chính
Cơ cấu tổ chức
Quyền Dân sự
Tố tụng - Kiện cáo
Dịch vụ Pháp lý
An ninh trật tự
Trách nhiệm hình sự
Văn bản Nông - Lâm - Ngư nghiệp
Tài nguyên - Môi trường
Công nghệ - Thông tin
Khoa học công nghệ
Văn bản Giao thông vận tải
Hàng hải
Văn hóa Xã hội
Du lịch
Doanh nghiệp
Xuất - Nhập khẩu
Tài chính - Ngân hàng
Lao động - Tiền lương
Đầu tư - Chứng khoán - Thương mại
Xây dựng - Đô thị - Đất đai - Nhà ở
Lĩnh vực khác