Quyết định 718/QĐ-BYT

Quyết định 718/QĐ-BYT - Kế hoạch hành động quốc gia về Dinh dưỡng đến năm 2020

Quyết định 718/QĐ-BYT về việc phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về Dinh dưỡng đến năm 2020 đã được Bộ Y tế ban hành ngày 29/01/2018. Kế hoạch gồm: Cải thiện tình trạng dinh dưỡng bà mẹ và trẻ em; Giảm tình trạng thiếu vi chất di dưỡng của người dân...

BỘ Y TẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 718/QĐ-BYT

Hà Nội, ngày 29 tháng 01 năm 2018

QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA VỀ DINH DƯỠNG ĐẾN NĂM 2020

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20/6/2017 của Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Căn cứ Quyết định số 226/QĐ-TTg ngày 22/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về Dinh dưỡng giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn đến 2030;

Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Y tế dự phòng,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về Dinh dưỡng đến năm 2020 (kèm theo Quyết định).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Các ông, bà: Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng, Tổng Cục trưởng, Cục trưởng thuộc Bộ Y tế; Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Nơi nhận:

  • Như Điều 3;
  • Các Thứ trưởng;
  • Cổng TTĐT Bộ Y tế;
  • Lưu: VT, DP.

BỘ TRƯỞNG



Nguyễn Thị Kim Tiến

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA
VỀ DINH DƯỠNG ĐẾN NĂM 2020

(Ban hành kèm theo Quyết định số 718/QĐ-BYT ngày 29 tháng 01 năm 2018)

MỤC LỤC

PHẦN I. CƠ SỞ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ

II. ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA VDINH DƯỠNG GIAI ĐOẠN 2011-2015

III. QUAN ĐIỂM XÂY DNG KẾ HOẠCH

PHẦN II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA VỀ DINH DƯỠNG ĐẾN NĂM 2020

I. MỤC TIÊU

II. GIẢI PHÁP

III. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG

1. Tăng cường xây dựng chính sách và phối hợp liên ngành nhm thúc đẩy và hỗ trợ hoạt động dinh dưỡng

2. Cải thiện tình trạng dinh dưỡng của bà mẹ và trẻ em

3. Cải thiện tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng

4. Cải thiện về số lượng, nâng cao chất lượng bữa ăn của người dân

5. Kiểm soát tình trạng thừa cân - béo phì và yếu tố nguy cơ của một số bệnh mạn tính không lây nhiễm liên quan đến dinh dưỡng

6. Theo dõi, giám sát và đánh giá

IV. GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

VI. NGUỒN KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG

PHỤ LỤC 1. TỔNG KẾT CÁC CHỈ TIÊU CỦA KẾ HOẠCH GIAI ĐOẠN 2011- 2015

PHỤ LỤC 2. CÁC CHỈ BÁO KIỂM ĐNH CÁC CHỈ TIÊU CỦA KẾ HOẠCH ĐẾN 2020

PHỤ LỤC 3. DỰ KIẾN NGÂN SÁCH ĐỂ TRIỂN KHAI KHHĐQG VỀ DINH DƯỠNG THEO HỢP PHẦN

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA VỀ DINH DƯỠNG ĐẾN NĂM 2020

(Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-BYT ngày tháng 01 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

PHẦN I. CƠ SỞ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

1. CĂN CỨ PHÁP LÝ

1. Nghị quyết số 73/NQ-CP ngày 26/8/2016 của Chính phủ phê duyệt Chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu giai đoạn 2016 - 2020.

2. Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31/8/2012 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế.

3. Quyết định số 122/QĐ-TTg ngày 10/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

4. Quyết định số 226/QĐ-TTg ngày 22/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

5. Quyết định số 376/QĐ-TTg ngày 20/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản và các bệnh không lây nhiễm khác, giai đoạn 2015 - 2025

6. Quyết định 641/QĐ-TTg ngày 28/4/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011- 2030.

7. Quyết định số 1980/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các chỉ tiêu quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020.

8. Quyết định số 2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020.

9. Quyết định số 1340/QĐ-TTg ngày 08/7/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và tiểu học đến năm 2020.

10. Nghị quyết số 20-NQ/TW Ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.

11. Chỉ thị số 46/CT-TTg ngày 21 tháng 12 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác dinh dưỡng trong tình hình mới.

I. ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA VỀ DINH DƯỠNG GIAI ĐOẠN 2011 - 2015.

Đảng và Chính phủ đã hết sức quan tâm tới yếu tố con người trong chiến lược phát triển xã hội, coi con người vừa là chủ thể sáng tạo, vừa là mục tiêu phấn đấu cao nhất. Để xây dựng nguồn nhân lực đáp ứng các yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, việc nâng cao sức khỏe, trong đó yếu tố nền tảng là cải thiện dinh dưỡng là cần thiết và cấp bách. Nhằm tiếp tục phấn đấu đạt các chỉ tiêu cơ bản về sức khỏe của nhân dân ta, ngày 22 tháng 02 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt bản Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn đến 2030. Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng là một văn kiện về đường lối dinh dưỡng ở nước ta, khẳng định các nỗ lực và cam kết mạnh mẽ của Chính phủ đối với công tác cải thiện tình trạng dinh dưỡng của nhân dân trong chiến lược con người, nâng cao chất lượng giống nòi và phát triển xã hội.

II. Đánh giá những kết quả đạt được về công tác dinh dưỡng:

Trong những năm qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu về cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho nhân dân. Ngành Y tế đã tích cực phối hợp với các ngành liên quan triển khai hiệu quả việc cải thiện tình trạng dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe người dân và đã đạt được những kết quả quan trọng. Tại kỳ họp thường niên lần thứ 35 của Liên hiệp quốc, Việt Nam được đánh giá là một trong số ít các quốc gia trên thế giới đã đạt được mức giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em gần với Mục tiêu Thiên niên kỷ. Việt Nam cũng là nước thứ 2 trên thế giới ký Công ước Quyền trẻ em nhằm bảo đảm cho trẻ em có đủ các điều kiện cần thiết để phát triển thể chất và tinh thần tương ứng với độ tuổi và mức độ trưởng thành, trong đó chăm sóc dinh dưỡng giai đoạn 1000 ngày đầu đời, tiền dậy thì và dậy thì có vai trò quyết định đến sự phát triển tầm vóc, thể lực và chất lượng cuộc sống của người dân.

Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng đã được phổ biến và quán triệt đầy đủ từ cấp trung ương tới địa phương và các bộ, ban, ngành ương cả nước. Các mục tiêu của CLQGDD đã được đưa vào văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI, XII và trở thành mục tiêu phấn đấu trong chương trình phát triển kinh tế - xã hội của các cấp chính quyền cũng như chương trình hành động của các đoàn thể xã hội. Nhiều chương trình, dự án về dinh dưỡng đã được Nhà nước trực tiếp đầu tư, dự án hợp tác quốc tế được mở rộng. Điều đó đã thúc đẩy cải thiện tình trạng dinh dưỡng của nhân dân một cách rõ rệt.

Ban chỉ đạo và ban điều hành của các tỉnh đã có nhiều cố gắng trong công tác chỉ đạo và xây dựng kế hoạch hành động từng tỉnh và có lồng ghép trong hoạt động của ban ngành. Công tác giám sát đã có thực hiện, nhưng giám sát của các bộ ngành chưa được thực hiện thường xuyên. Công tác xây dựng kế hoạch, tổng kết hàng năm đã vào nề nếp ở trung ương và tất cả các địa phương, nhưng còn thiếu kết nối và thiếu thông tin chia sẻ.

Công tác theo dõi, đánh giá hoạt động được triển khai có hệ thống, đồng bộ và khách quan hiệu quả. Việt Nam có được bộ số liệu đánh giá dinh dưỡng hàng năm được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đánh giá cao.

Đã xây dựng được một số chính sách liên quan nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng bà mẹ và trẻ em. Tuy nhiên còn thiếu các chính sách dinh dưỡng cho lứa tuổi học sinh và người cao tuổi, cũng như chưa xây dựng đầy đủ các chính sách nhằm kiểm soát yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm.

Đã tăng cường được nguồn lực thông qua các dự án trong nước và hợp tác quốc tế, đã có hoạt động công tác xã hội hóa về dinh dưỡng, đặc biệt là có sự tham gia chủ động của các địa phương. Các bộ, ban ngành đã tham mưu cho chính phủ, cho lãnh đạo bộ, ban ngành xây dựng và ban hành nhiều văn bản đường lối chính sách hỗ trợ cho dinh dưỡng tại các cấp. Tuy nhiên, công tác vận động chính sách và hoạt động phối hợp liên ngành về hoạt động dinh dưỡng chưa được phát huy hiệu quả.

Thuộc tính văn bản: Quyết định 718/QĐ-BYT

Số hiệu718/QĐ-BYT
Loại văn bảnQuyết định
Lĩnh vực, ngànhThể thao - Y tế
Nơi ban hànhBộ Y tế
Người kýNguyễn Thị Kim Tiến
Ngày ban hành29/01/2018
Ngày hiệu lực
29/01/2018
Đánh giá bài viết
1 387
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi