Quyết định 2115/QĐ-BYT 2023 quản lý sử dụng kháng sinh dành cho bệnh viện huyện
Quyết định 2115/QĐ-BYT 2023
Ngày 11/5/2023 Bộ Y tế đã ban hành Quyết định 2115/QĐ-BYT về việc ban hành tài liệu chuyên môn “Sổ tay hướng dẫn thực hiện chương trình quản lý sử dụng kháng sinh dành cho bệnh viện tuyến huyện”.
Theo đó, ban hành cùng với Quyết định này là tài liệu chuyên môn “Sổ tay hướng dẫn thực hiện chương trình quản lý sử dụng kháng sinh dành cho bệnh viện tuyến huyện” áp dụng cho tất cả các cơ sở khám, chữa bệnh Nhà nước và tư nhân trên cả nước.
Sổ tay hướng dẫn sử dụng kháng sinh dành cho bệnh viện huyện
BỘ Y TẾ _____ Số: 2115 /QĐ-BYT
| CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ___________________ Hà Nội, ngày 11 tháng 5 năm 2023 |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc ban hành tài liệu chuyên môn “Sổ tay hướng dẫn thực hiện chương trình quản lý sử dụng kháng sinh dành cho bệnh viện tuyến huyện”
_____
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Căn cứ Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 95/2022/NĐ-CP ngày 15/11/2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Theo đề nghị của Ban soạn thảo xây dựng dự thảo “Sổ tay hướng dẫn thực hiện chương trình quản lý sử dụng kháng sinh dành cho bệnh viện tuyến huyện” được thành lập theo Quyết định số 2871/QĐ-BYT ngày 11/6/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này tài liệu chuyên môn “Sổ tay hướng dẫn thực hiện chương trình quản lý sử dụng kháng sinh dành cho bệnh viện tuyến huyện”.
Điều 2. Tài liệu chuyên môn “Sổ tay hướng dẫn thực hiện chương trình quản lý sử dụng kháng sinh dành cho bệnh viện tuyến huyện” áp dụng cho tất cả các cơ sở khám, chữa bệnh Nhà nước và tư nhân trên cả nước.
Điều 3. Các ông, bà: Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ; Vụ trưởng, Cục trưởng các Vụ, Cục thuộc Bộ Y tế; Giám đốc các cơ sở khám, chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thủ trưởng y tế các Bộ, ngành; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: - Như Điều 3; - Bộ trưởng (để b/c); - Các Thứ trưởng; - Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế; Website Cục KCB; - Lưu: VT, KCB. | KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG
Trần Văn Thuấn |
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
LỜI GIỚI THIỆU
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CHƯƠNG 1. THÀNH LẬP BAN QUẢN LÝ SỬ DỤNG KHÁNG SINH
CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ SỬ DỤNG KHÁNG SINH VÀ LẬP KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG KHÁNG SINH TẠI CƠ SỞ Y TẾ
CHƯƠNG 3. XÂY DỰNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ SỬ DỤNG KHÁNG SINH TẠI CƠ SỞ Y TẾ
CHƯƠNG 4. TRIỂN KHAI CÁC HOẠT ĐỘNG CAN THIỆP QUẢN LÝ SỬ DỤNG KHÁNG SINH TẠI CƠ SỞ Y TẾ TUYẾN HUYỆN
CHƯƠNG 5. GIÁM SÁT VỀ ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG KHÁNG SINH TẠI CƠ SỞ Y TẾ
CHƯƠNG 6. ĐÀO TẠO TẬP HUẤN, TỔNG KẾT, BÁO CÁO THÔNG TIN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phụ lục 1. Vai trò, trách nhiệm của các thành viên trong chương trình QLSDKS
Phụ lục 2. Mẫu Quyết định thành lập Ban quản lý sử dụng kháng sinh
Phụ lục 3. Mẫu báo cáo hoạt động chương trình QLSDKS cho các buổi họp định kỳ
Phụ lục 4. Mẫu kế hoạch hoạt động QLSDKS
Phụ lục 5. Mẫu đánh giá chương trình quản lý sử dụng kháng sinh trước khi triển khai kế hoạch hoạt động
Phụ lục 6. Gợi ý khung viết hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh nhiễm khuẩn
Phụ lục 7. Phiếu giám sát sử dụng kháng sinh điều trị
Phụ lục 8. Danh mục kháng sinh ưu tiên quản lý tại cơ sở y tế
Phụ lục 9. Quy định quản lý kháng sinh Nhóm 1
Phụ lục 10. Mẫu phiếu yêu cầu sử dụng kháng sinh Nhóm 1
Phụ lục 11. Ví dụ minh họa về tiêu chí phê duyệt kháng sinh
Phụ lục 12. Quy trình xuống thang kháng sinh
Phụ lục 13. Hướng dẫn chuyển đổi kháng sinh từ đường tiêm sang đường uống
Phụ lục 14. Đánh giá hiệu quả hoạt động QLSDKS
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Các mô hình thành lập Ban QLSDKS
Bảng 2. Kháng sinh cần theo dõi, giám sát sử dụng - Nhóm 2 theo Quyết định số 5631/QĐ-BYT
Bảng 3. Một số hoạt động khác của Ban QLSDKS
Bảng 4. Các chỉ số đánh giá quá trình thực hiện chương trình QLSDKS
DANH MỤC HÌNH
Hình 1. Sơ đồ về cơ cấu tổ chức của Ban QLSDKS tại CSYT
Hình 2. Các hoạt động đánh giá thực trạng quản lý sử dụng kháng sinh
Hình 3. Quy trình xây dựng các hướng dẫn sử dụng KS, hướng dẫn điều trị BV
Hình 4. Các bước để thực hiện quản lý các kháng sinh Nhóm 1
Hình 5. Tóm tắt các bước lập kế hoạch QLSDKS tại CSYT
Hình 6. Ví dụ về biểu diễn DDD/100 ngày nằm viện của các kháng sinh tại một BV
Hình 7. Ví dụ về biểu diễn DDD/100 ngày nằm viện của từng nhóm KS theo thời gian
Hình 8. Ví dụ về so sánh tiêu thụ kháng sinh tại các khoa khác nhau tại một BV
LỜI GIỚI THIỆU
Sử dụng kháng sinh hợp lý điều trị các bệnh nhiễm vi sinh vật tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là cần thiết để ngăn ngừa tình trạng kháng thuốc xuất hiện, biến đổi và lây lan. Việc sử dụng kháng sinh không hợp lý gây ra nguy cơ không chỉ tác hại trực tiếp trên người bệnh mà còn tác hại gián tiếp cho cộng đồng do sự lây lan và phát triển của các vi khuẩn kháng thuốc. Để giảm thiểu tối đa sự gia tăng hậu quả của tình trạng kháng thuốc về y tế, kinh tế và xã hội, nỗ lực trong tối ưu hóa và cải thiện thực hành sử dụng kháng sinh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là cần thiết và cấp bách.
Trong thập kỷ qua, các chương trình quản lý sử dụng kháng sinh (QLSDKS) đã được xây dựng và triển khai tại nhiều quốc gia trên thế giới. Chương trình QLSDKS là những chiến lược điều phối, quản lý có hệ thống nhằm tối ưu hóa thực hành sử dụng kháng sinh, giúp cải thiện hiệu quả điều trị, giảm thiểu các biến cố bất lợi có liên quan tới điều trị kháng sinh, giảm sử dụng kháng sinh, ngăn ngừa kháng kháng sinh và giảm thiểu chi phí điều trị không cần thiết.
Tại Việt Nam, để triển khai Kế hoạch Hành động quốc gia về phòng chống kháng thuốc và tăng cường giải quyết vấn đề kháng kháng sinh tại cơ sở y tế (CSYT), ngày 31/12/2020, Bộ Y tế ban hành “Hướng dẫn thực hiện quản lý sử dụng kháng sinh trong bệnh viện” theo Quyết định số 5631/QĐ-BYT thay thế hướng dẫn ban hành theo Quyết định số 772/QĐ-BYT ngày 04/3/2016. Tuy nhiên, theo một khảo sát của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh trên phạm vi toàn quốc, các CSYT nói chung, đặc biệt là CSYT tuyến huyện chưa triển khai được nhiều hoạt động QLSDKS, bao gồm cả các hoạt động mang tính thiết yếu để mang lại hiệu quả cho chương trình như xây dựng hệ thống hướng dẫn điều trị, định kỳ đánh giá tiêu thụ, triển khai giám sát - phản hồi... Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng này, một số lý do tiêu biểu được ghi nhận bao gồm: chưa bảo đảm nhân lực được đào tạo, điều kiện cơ sở vật chất phòng xét nghiệm vi sinh còn hạn chế, đặc biệt hiện nay còn thiếu hướng dẫn phù hợp với phân tuyến của cơ sở để triển khai các hoạt động. Từ đó, Sổ tay này được xây dựng nhằm đưa ra hướng dẫn cụ thể, mang tính thực hành, để thúc đẩy việc triển khai Quyết định số 5631/QĐ-BYT tại các cơ sở CSYT tuyến huyện.
Nội dung Sổ tay gồm những hướng dẫn chi tiết việc thực hiện chương trình QLSDKS, bám sát theo các nội dung, yêu cầu của Quyết định số 5631/QĐ-BYT và tham khảo hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dành cho các quốc gia có điều kiện tương tự Việt Nam. Những nội dung đã được trình bày chi tiết trong Quyết định số 5631/QĐ-BYT sẽ được tham chiếu tại Sổ tay này. Chương 1 Sổ tay đề cập đến việc xây dựng hệ thống, cấu trúc và nhiệm vụ cụ thể của từng thành viên của Ban QLSDKS. Chương 2 sẽ hướng dẫn việc đánh giá thực trạng cơ sở trước khi triển khai chương trình QLSDKS. Sổ tay cũng cung cấp các chiến lược can thiệp đã được chứng minh có hiệu quả theo hướng dẫn của WHO, đi kèm các ví dụ minh họa thực tế. Hệ thống phụ lục sẽ cung cấp các hướng dẫn và quy trình chuyên môn trong sử dụng kháng sinh hợp lý được tham khảo từ các tài liệu cập nhật và được chuẩn hóa của WHO và Bộ Y tế (Chương 3 và 4). Chương 5 và 6 Sổ tay sẽ cung cấp những phương pháp chuẩn để đánh giá việc triển khai chương trình QLSDKS, phương pháp tổng kết, báo cáo, phản hồi phục vụ việc xây dựng các chiến lược và kế hoạch tiếp theo.
Sổ tay này được hi vọng là một tài liệu chuyên môn hữu ích cho các CSYT tuyến huyện, làm cơ sở xây dựng các chương trình QLSDKS hiệu quả, phù hợp với bối cảnh hoạt động, nguồn lực và chương trình hiện có của CSYT. Do đây là lần biên soạn đầu tiên, tài liệu có thể còn các thiếu sót và những điểm cần cải tiến. Ban biên soạn mong nhận được những góp ý từ các quý đồng nghiệp để Sổ tay được tiếp tục hoàn thiện.
Trân trọng cảm ơn.
Ban biên soạn
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt | Giải thích |
BS | Bác sỹ |
BV | Bệnh viện |
CSYT | Cơ sở y tế |
DDD | Defined Daily Dose - Liều dùng xác định hàng ngày |
DOT | Days of Therapy - Ngày điều trị kháng sinh |
DS | Dược sỹ |
IV - PO | Tiêm/truyền tĩnh mạch - Uống |
KS | Kháng sinh |
KSDP | Kháng sinh dự phòng |
LOT | Length of Therapy - Thời gian sử dụng kháng sinh |
NB | Người bệnh |
NK | Nhiễm khuẩn |
QLSDKS | Quản lý sử dụng kháng sinh |
CHƯƠNG 1. THÀNH LẬP BAN QUẢN LÝ SỬ DỤNG KHÁNG SINH
Ban quản lý sử dụng kháng sinh (Ban QLSDKS) có vai trò vô cùng quan trọng trong việc xây dựng chiến lược, lập kế hoạch, triển khai và giám sát các hoạt động quản lý sử dụng kháng sinh (KS) tại CSYT. Năm bước thành lập Ban QLSDKS bao gồm:
Bước 1. Xác định cơ cấu tổ chức
Bước 2. Xác định vai trò, trách nhiệm và cách thức hoạt động
Bước 3. Xác định thành phần
Bước 4. Họp thống nhất chức năng nhiệm vụ
Bước 5. Ban hành quyết định
1.1. Xác định cơ cấu tổ chức
Ban QLSDKS gồm 2 bộ phận (Hình 1):
Hình 1. Sơ đồ về cơ cấu tổ chức của Ban QLSDKS tại CSYT
Ban quản lý sử dụng kháng sinh (Ban QLSDKS) có thành phần là các cán bộ đại diện của các chuyên khoa khác nhau trong CSYT chịu trách nhiệm quản lý chung, đề ra kế hoạch hoạt động và giám sát việc thực hiện các hoạt động QLSDKS tại CSYT.
Các nhóm chuyên trách QLSDKS gồm 2-3 thành viên chịu trách nhiệm trực tiếp triển khai thực hiện, theo dõi các hoạt động QLSDKS thường quy và báo cáo cho ban quản lý.
Tùy quy mô và nguồn lực, mỗi CSYT có thể thành lập từ 1 đến 3 nhóm chuyên trách. Thành phần của nhóm chuyên trách bao gồm:
- Đối với bệnh viện hạng I: mỗi nhóm chuyên trách cần ít nhất 3 thành viên gồm:
+ 1 bác sỹ (BS) - nên lựa chọn những người có chuyên môn điều trị bệnh nhiễm khuẩn và sử dụng KS hợp lý
+ 1 dược sỹ (DS) - ưu tiên người làm công tác dược lâm sàng
+ 1 cán bộ làm công tác vi sinh.
Đối với các bệnh viện khác: ít nhất 2 thành viên gồm BS và dược sỹ.
- Các thành viên trong nhóm chuyên trách có thể đồng thời là thành viên của Ban QLSDKS hoặc là ngoài ban.
- Để đảm bảo năng lực thực hiện các hoạt động của nhóm, ưu tiên lựa chọn bác sĩ chuyên ngành truyền nhiễm hoặc thường xuyên thực hành điều trị nhiễm khuẩn và kê đơn KS.
1.2. Xác định vai trò, trách nhiệm và cách thức hoạt động của Ban quản lý sử dụng kháng sinh
1.2.1. Ban quản lý sử dụng kháng sinh
a) Vai trò, trách nhiệm
- Liên lạc chặt chẽ với các Ban, Hội đồng khác (bao gồm cả Hội đồng Thuốc và điều trị) trong quá trình hoạt động của Ban.
- Thường xuyên rà soát, xem xét các chính sách quan trọng, từ đó xây dựng kế hoạch trên cơ sở đảm bảo đủ nguồn lực tài chính và nhân lực để thực hiện chương trình QLSDKS.
- Thực hiện đánh giá chất lượng và lập kế hoạch hành động để nâng cao hiệu quả của chương trình QLSDKS.
- Thành lập Nhóm chuyên trách để thực hiện trực tiếp các hoạt động QLSDKS và có báo cáo cho Ban quản lý, tạo điều kiện thuận lợi cho Nhóm chuyên trách thực hiện kế hoạch và phổ biến các báo cáo hoạt động thường xuyên.
- Thúc đẩy việc triển khai các hoạt động của chương trình QLSDKS, xây dựng hệ thống và cơ chế giám sát QLSDKS bao gồm giám sát về tiêu thụ và đề kháng kháng sinh. Các hoạt động quan trọng cần triển khai là:
+ Đánh giá, xây dựng các hướng dẫn lâm sàng trong kê đơn thuốc KS.
+ Theo dõi và đánh giá sự tuân thủ các hướng dẫn lâm sàng bằng một hoặc nhiều biện pháp can thiệp cụ thể do Nhóm chuyên trách thực hiện và phản hồi lại cho Ban QLSDKS và người kê đơn một cách thường xuyên.
Cụ thể vai trò trách nhiệm của từng thành viên trong ban QLSDKS được trình bày chi tiết tại Phụ lục 1.
b) Cách thức hoạt động
Ban QLSDKS họp thường quy, lý tưởng nhất là 01 lần/tháng hoặc ít nhất 01 lần/03 tháng. Trong các phiên họp thường quy của Ban, nên có sự tham gia của đại diện các Ban, Hội đồng liên quan (ví dụ như Hội đồng thuốc và điều trị). Thư ký Ban cần chuẩn bị Báo cáo kết quả hoạt động và các tài liệu cần để gửi tới các thành viên ban QLSDKS trước ngày họp (tốt nhất là trước khi họp 01 tuần). Trưởng Ban QLSDKS cần quyết định chương trình trước khi họp. Thư ký Ban gửi biên bản và kết luận cuộc họp cho các thành viên (tốt nhất trong vòng 02 tuần kể từ ngày họp).
Xem thêm phần 2 Chương 6 cho phần báo cáo hoạt động Ban QLSDKS.
1.2.2. Nhóm chuyên trách QLSDKS
a) Vai trò, trách nhiệm
- Triển khai các hoạt động QLSDKS thường quy, bao gồm thực hiện các đợt đi buồng và thực hiện các can thiệp QLSDKS khác tại một số khoa lâm sàng ưu tiên được xác định trong kế hoạch hoạt động QLSDKS của bệnh viện (BV).
- Đánh giá tính phù hợp của việc điều trị tình trạng nhiễm khuẩn và kê đơn thuốc KS theo quy định/hướng dẫn tại BV.
- Phối hợp với khoa Dược và các khoa/phòng liên quan (như phòng Kế hoạch tổng hợp, Công nghệ thông tin,…), thực hiện giám sát, phân tích và phiên giải số lượng và chủng loại KS đã tiêu thụ (DDD, DOT,...) ở cấp độ khoa, phòng và/hoặc BV.
- Tại các cơ sở đã có phòng xét nghiệm vi sinh: theo dõi mức độ nhạy cảm với KS và tỷ lệ kháng KS của các vi khuẩn quan trọng ở cấp độ khoa/phòng hoặc toàn BV hoặc trên các đối tượng ưu tiên theo dõi.
- Tư vấn cho các nhân viên y tế về việc sử dụng/áp dụng các hướng dẫn sử dụng KS của CSYT.
- Đánh giá và báo cáo hiệu quả các can thiệp QLSDKS tại CSYT.
- Tuyên truyền và giáo dục cho nhân viên y tế và NB để nâng cao nhận thức về QLSDKS.
Cụ thể vai trò và trách nhiệm của từng thành viên trong nhóm chuyên trách xem chi tiết tại Phụ lục 1.
b) Cách thức hoạt động
Nhóm chuyên trách cần có quy định rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ, cơ chế và kế hoạch hoạt động cho từng thành viên. Các thành viên cần nắm rõ vai trò, nhiệm vụ của mình và sắp xếp thời gian để thực hiện các nhiệm vụ đó. Nhóm chuyên trách cần tổ chức họp định kỳ để trao đổi công việc (họp hàng tuần hoặc tối thiểu 1 lần/tháng). Ngoài ra, nhóm cần thực hiện báo cáo đánh giá hoạt động QLSDKS tại cơ sở thường quy và báo cáo với Ban QLSDKS tại mỗi lần họp của Ban.
1.3. Xác định thành phần Ban Quản lý sử dụng kháng sinh
Ban QLSDKS phải bao gồm các thành viên đến từ các chuyên khoa khác nhau. Tùy vào điều kiện nhân lực, lãnh đạo CSYT lựa chọn 1 trong 3 mô hình dưới đây:
Bảng 1. Các mô hình thành lập Ban QLSDKS
Mô hình | Thành phần |
Tối thiểu | - Lãnh đạo CSYT (làm Trưởng ban), - Trưởng các khoa lâm sàng có liên quan (khoa sử dụng KS thường xuyên), - Dược sĩ (ưu tiên là dược sĩ làm công tác dược lâm sàng), - Đại diện phòng kế hoạch tổng hợp, - Thư ký ban là đại diện khoa dược hoặc đại diện phòng Kế hoạch tổng hợp. |
Tối ưu | Bổ sung thêm - BS lâm sàng (hồi sức tích cực, truyền nhiễm hoặc BS có kinh nghiệm trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn và sử dụng KS), - Cán bộ làm công tác vi sinh, - Cán bộ kiểm soát nhiễm khuẩn, - Đại diện phòng Quản lý chất lượng. |
Mở rộng | Bổ sung thêm - Đại diện Hội đồng thuốc và điều trị, - Lãnh đạo các khoa phòng khác, - Đại diện điều dưỡng, - Cán bộ công nghệ thông tin. |
1.4. Họp thống nhất chức năng nhiệm vụ
Lãnh đạo CSYT tổ chức cuộc họp với các thành viên xác định trong bước 3 để thống nhất các nội dung về cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ đã xác định ở bước 1 và 2, từ đó điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế tại các khoa/phòng chuyên môn và chức năng.
1.5. Ban hành quyết định thành lập Ban QLSDKS
Quyết định thành lập Ban QLSDKS do lãnh đạo CSYT ban hành, được xem xét điều chỉnh hàng năm hoặc mỗi 2-3 năm/lần, tham khảo mẫu Quyết định trong Phụ lục 2.
Quyết định thành lập nhóm chuyên trách QLSDKS do Ban QLSDKS đề ra, tham khảo mẫu quyết định thành lập Ban QLSDKS tại Phụ lục 2.
CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ SỬ DỤNG KHÁNG SINH VÀ LẬP KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG KHÁNG SINH TẠI CƠ SỞ Y TẾ
2.1. Đánh giá thực trạng quản lý sử dụng kháng sinh
2.1.1. Mục đích
- Đánh giá thực trạng sử dụng KS và các hoạt động QLSDKS đã và đang triển khai tại CSYT;
- Xác định các vấn đề trong việc kê đơn KS tại cơ sở và từng khoa/phòng;
- Tìm hiểu khó khăn thực tế khi triển khai các hoạt động quản lý sử dụng KS;
- Các thông tin thu được sử dụng để xây dựng kế hoạch triển khai chương trình QLSDKS tại CSYT.
2.1.2. Các phương pháp đánh giá
- Đánh giá thực trạng hoạt động của chương trình QLSDKS tại cơ sở theo Bảng kiểm tham khảo trong Phụ lục 5 (gồm thông tin hành chính liên quan tới việc sử dụng KS như số khoa/phòng, số giường bệnh, thông tin về quản lý BV, các hoạt động và chương trình QLSDKS đã được triển khai).
- Thống kê lại danh mục thuốc KS có tại CSYT (tên thuốc, hoạt chất, liều lượng, nhóm KS, giá thuốc và số lượng từng loại).
- Đánh giá cơ bản về tiêu thụ KS (dựa trên các chỉ số như DDD, DOT, LOT…), tham khảo phần 3 Chương 5.
- Đánh giá chuyên sâu xem các đơn thuốc KS có tuân thủ hướng dẫn điều trị không, tham khảo biểu mẫu đánh giá phản hồi ở phần 1 Chương 4.
- Tổng kết dữ liệu vi sinh (nếu có).
- Khảo sát về kiến thức và quan điểm của cán bộ y tế về việc sử dụng KS trong điều trị và phân tích các rào cản trong việc sử dụng KS đúng tại cơ sở (nếu có).
Ban QLSDKS xác định các phương pháp đánh giá phù hợp với quy mô hoạt động và năng lực của CSYT, giao đầu mối thực hiện và phân bổ nguồn lực phù hợp. Có thể kết hợp các hoạt động này vào hoạt động nghiên cứu khoa học tại cơ sở. Kết quả đánh giá sẽ giúp Ban QLSDKS xác định các hoạt động can thiệp cần ưu tiên, từ đó xây dựng kế hoạch hoạt động chi tiết.
.........................
Văn bản pháp luật thuộc lĩnh vực Y tế sức khỏe được Hoatieu cập nhật và đăng tải, mời các bạn sử dụng file tải về để lưu làm tài liệu sử dụng.
Quyết định 2115/QĐ-BYT 2023 quản lý sử dụng kháng sinh dành cho bệnh viện huyện
1,1 MB 13/05/2023 8:57:00 SATải Quyết định 2115/QĐ-BYT 2023 pdf
13/05/2023 9:14:14 SA
Cơ quan ban hành: | Bộ Y tế | Người ký: | Trần Văn Thuấn |
Số hiệu: | 2115/QĐ-BYT | Lĩnh vực: | Y tế |
Ngày ban hành: | 11/05/2023 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Tình trạng hiệu lực: |
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Bài liên quan
-
Quyết định 486/QĐ-TTg 2023 mức lãi suất cho vay đối với khoản vay có dư nợ thuê mua nhà ở
-
Nghị định 22/2023/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định về kinh doanh lĩnh vực TNMT
-
Bộ Nội vụ đề xuất phương án cải cách tiền lương sau năm 2023
-
Nghị định 21/2023/NĐ-CP quy định về bảo hiểm vi mô
-
Chi tiết số tiết học của từng cấp học trong chương trình giáo dục phổ thông mới
-
Nghị quyết 73/NQ-CP 2023 ủy quyền quyết định giá đất cụ thể
-
Thông tư 14/2023/TT-BCA hướng dẫn quy trình công nhận và thực hiện ưu đãi NCC với cách mạng
-
Khung học phí đại học mới nhất
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Y tế - Sức khỏe
Thông tư 07/2024/TT-BYT Quy định về đấu thầu thuốc tại cơ sở y tế công lập
Nghị định 176/2013/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế
Công văn 489/BHXH-BT năm 2016 hướng dẫn về thu bảo hiểm, giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội
Thông tư 30/2015/TT-BYT quy định việc nhập khẩu trang thiết bị y tế
Thông tư 25/2019/TT-BYT
Quyết định số 08/2008/QĐ-BYT
Thuế - Lệ phí - Kinh phí
Giáo dục - Đào tạo
Y tế - Sức khỏe
Thể thao
Bảo hiểm
Chính sách
Hành chính
Cơ cấu tổ chức
Quyền Dân sự
Tố tụng - Kiện cáo
Dịch vụ Pháp lý
An ninh trật tự
Trách nhiệm hình sự
Văn bản Nông - Lâm - Ngư nghiệp
Tài nguyên - Môi trường
Công nghệ - Thông tin
Khoa học công nghệ
Văn bản Giao thông vận tải
Hàng hải
Văn hóa Xã hội
Du lịch
Doanh nghiệp
Xuất - Nhập khẩu
Tài chính - Ngân hàng
Lao động - Tiền lương
Đầu tư - Chứng khoán - Thương mại
Xây dựng - Đô thị - Đất đai - Nhà ở
Lĩnh vực khác