Thủ tục đăng ký hiến tạng 2024

Thủ tục đăng ký hiến tạng 2024? Hiện nay, số lượng bệnh nhân có nhu cầu ghép tạng ngày càng tăng lên ở các bệnh viện cho thấy, tuy nhiên, số tạng được hiến bởi những người đăng ký tự nguyện hiến tạng vẫn không đủ đáp ứng nhu cầu. Những bệnh nhân thật sự cần thiết và không còn thời gian để chờ đợi thì sẽ được ưu tiên ghép tạng.

Có thể thấy rằng, việc đăng ký hiến tạng là một hành động vô cùng nhân đạo, trên thực tế, một người đăng ký hiến tạng sau khi qua đời có thể cứu sống được rất nhiều người. Vậy thủ tục đăng ký hiến tạng như thế nào? Mời bạn đọc tham khảo bài viết của HoaTieu.vn.

1. Đăng ký hiến tạng ở đâu?

Trên phạm vi cả nước, chỉ có 2 địa điểm tiếp nhận đăng ký hiến tạng, đó là ở 2 thành phố lớn của cả nước là thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

Những bạn có mong muốn đăng ký hiến tạng có thể đăng ký trực tiếp hoặc đăng ký online ở các địa điểm sau:

- Ở Hà Nội: Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia, phòng 230, Nhà C2 Bệnh viện Việt Đức (số 40 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội hoặc cổng số 1 số 16 Phủ Doãn, Hoàn Kiếm, Hà Nội) trong khung giờ hành chính từ thứ 2 đến thứ 6, nghỉ lễ theo quy định chung.

- TP Hồ Chí Minh: Đăng ký tại Bệnh viện Chợ Rẫy ở Thành phố Hồ Chí Minh

Lưu ý: Mang theo giấy CCCD/CMND/Hộ chiếu, 1 ảnh thẻ (kích thước nào cũng được, nếu không có thì Trung tâm sẽ chụp ảnh miễn phí và có ảnh sau 15 phút).

2. Điều kiện đăng ký hiến tạng

Mặc dù hiến tạng sau khi chết là việc cá nhân tự nguyện thực hiện nhưng vẫn phải đáp ứng một số điều kiện của Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác số 75/2006/QH11 của Quốc hội (trong bài viết gọi tắt là Luật số 75/2006).

Cụ thể như sau:

2.1. Độ tuổi

Căn cứ Điều 5 Luật số 75/2006, điều kiện để được hiến tạng về độ tuổi là từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

Đặc biệt, việc hiến tạng phải được người này hoàn toàn tự nguyện đăng ký, không bị ép buộc.

2.2. Điều kiện hiến tạng

Những người cao tuổi đều có thể hiến tặng một phần mô, tạng và giác mạc sau khi chết, chết não

Đối với người còn sống:

Căn cứ theo quy định tại Điều 14 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác năm 2006 quy định điều kiện để lấy mô, bộ phận cơ thể người sống như sau:

Chỉ cơ sở y tế quy định tại Điều 16 của Luật này mới được tiến hành lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sống

Chỉ lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sống đã đăng ký hiến. Trong trường hợp cấp cứu mà cần phải ghép mô hoặc cần ghép mô cho cha, mẹ, anh, chị, em ruột thì được phép lấy mô của người chưa đăng ký hiến nếu có sự đồng ý của người đó.

Cơ sở y tế trước khi tiến hành lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sống có trách nhiệm sau:

a) Tư vấn về sức khỏe, tâm lý xã hội cho người hiến

b) Kiểm tra các thông số sinh học của người hiến

Bộ trưởng Bộ Y tế quy định cụ thể việc tư vấn, kiểm tra các thông số sinh học của người hiến mô, bộ phận cơ thể người sống.

Đối với người đã chết:

Căn cứ theo quy định tại Điều 21 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác năm 2006 quy định điều kiện để lấy mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết như sau:

Chỉ cơ sở y tế quy định tại Điều 16 của Luật này mới được tiến hành lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết

Việc lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết được thực hiện trong các trường hợp sau đây:

a) Có thẻ đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết

b) Có thẻ đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết và đã được công bố là chết não theo quy định tại Khoản 5 Điều 27 của Luật này

c) Trường hợp không có thẻ hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết thì việc lấy phải được sự đồng ý bằng văn bản của cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó hoặc vợ, chồng hoặc đại diện các con đã thành niên của người hiến.

Việc đăng ký hiến mô, tạng khi còn sống hoặc sau khi chết/chết não phải được thể hiện qua đơn tình nguyện hiến tặng theo quy định của pháp luật. Và trong mẫu đơn đăng ký này không quy định bắt buộc phải có sự đồng ý thân nhân người đăng ký hiến tạng.

2.3. Các trường hợp bị cấm

Ngoài điều kiện về độ tuổi, năng lực hành vi dân sự, để được đăng ký hiến tạng sau khi chết, người có nhu cầu hiến tạng không được vi phạm các hành vi nêu tại Điều 11 Luật số 75/2006, gồm:

- Thực hiện việc trộm mô, bộ phận cơ thể người hoặc trộm xác.

- Ép người khác phải cho mô, bộ phận cơ thể người hoặc lấy từ người không tự nguyện hiến. Đồng thời, cũng không được thực hiện các hành vi mua, bán mô, bộ phận cơ thể người; mua hoặc bán xác bởi việc hiến tạng là hoàn toàn tự nguyện.

- Thực hiện ghép, lấy, sử dụng, lưu trữ vì mục đích thương mại hoặc quảng cáo, môi giới cho việc hiến, nhận bộ phận cơ thể người vì mục đích thương mại bởi mục đích của việc hiến tạng là để nhằm mục đích nhân đạo, chữa bệnh, nghiên cứu khoa học hoặc giảng dạy và không nhằm mục đích thương mại.

- Không lấy mô, bộ phận cơ thể từ người dưới 18 tuổi cũng như không ghép mô, bộ phận cơ thể của người bị nhiễm bệnh như HIV, Lao, Phong…

- Không được phép tiết lộ hoặc làm lộ thông tin, bí mật về người hiến, người được phép trái luật.

- Không được lợi dụng quyền hạn hoặc chức vụ của mình để làm sai lệch kết quả xác định chết não.

3. Thủ tục đăng ký hiến tạng 2024

3.1. Thủ tục đăng ký hiện tạng tại Hà Nội

Thủ tục đăng ký hiến tạng trực tiếp: Bạn đến đến đăng ký trực tiếp tại Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia, phòng 230, Nhà C2 Bệnh viện Việt Đức (số 40 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội hoặc cổng số 1 số 16 Phủ Doãn, Hoàn Kiếm, Hà Nội) trong khung giờ hành chính từ thứ 2 đến thứ 6, nghỉ lễ theo quy định chung.

Đăng ký hiến tạng qua bưu điện: Bạn tải mẫu đơn tại đường link sau đây: https://dangky.vnhot.vn/dang-ky-hien

In đơn ra, điền theo mẫu rồi gửi tới Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia phòng 230, Nhà C2, Bệnh viện Việt Đức (số 40 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội) kèm theo 1 ảnh thẻ, 1 bản photo CMND/CCCD/hộ chiếu không cần công chứng. Ở cách này thì dù bạn ở đâu trên cả nước đều có thể thực hiện được.

Có thể gửi hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nhờ người mang trực tiếp đều được. Vào thời điểm đăng ký thì không cần khám sức khỏe hay xét nghiệm. Việc đăng ký và cấp thẻ là miễn phí. Từ 2 - 4 tuần kể từ thời điểm gửi đơn bạn sẽ nhận được thẻ. Nếu quá thời hạn trên mà chưa nhận được thì thông báo cho nơi đăng ký để kiểm tra.

Đăng ký hiện tạng online qua website: Bạn truy cập vào trang web https://vnhot.vn/ của CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ - Trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người, thuộc Bộ Y Tế. Tiến hành đăng ký trực tuyến tại phần "Đăng ký hiến tạng".

Sau đó, hoàn thiện hồ sơ đăng ký theo các bước hướng dẫn.

3.2. Hướng dẫn đăng ký hiến tạng tại Hồ Chí Minh

- Thủ tục đăng ký hiến tạng trực tiếp: Bạn đến đăng ký trực tiếp tại Bệnh viện Chợ Rẫy ở Thành phố Hồ Chí Minh.

- Thủ tục đăng ký hiến tạng online: 

  • Bạn điền đầy đủ các thông tin trong mẫu đăng ký hiến tạng (mẫu đơn có thể tải về theo link đính kèm trong bài viết)
  • Gửi mẫu đơn tới Bệnh viện Chợ Rẫy kèm theo 1 ảnh thẻ, 1 bản photo CMND/CCCD/hộ chiếu không cần công chứng.

Có thể gửi hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nhờ người mang trực tiếp đều được. Vào thời điểm đăng ký thì không cần khám sức khỏe hay xét nghiệm. Việc đăng ký và cấp thẻ là miễn phí. Từ 2 - 4 tuần kể từ thời điểm gửi đơn bạn sẽ nhận được thẻ. Nếu quá thời hạn trên mà chưa nhận được thì thông báo cho nơi đăng ký để kiểm tra.

4. Đơn đăng ký hiến tạng online tại Hà Nội và TP.HCM 2024

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN TỰ NGUYỆN HIẾN MÔ, BỘ PHẬN CƠ THỂ Ở NGƯỜI SAU CHẾT / CHẾT NÃO

Kính gửi:*.......

Địa chỉ:..............

Tên tôi là: .................................................................................................................

Sinh ngày:................tháng:.................năm:..........................; Giới tính:.....................

Địa chỉ thường trú:.......................................................................................................

Địa chỉ nhận thẻ qua đường bưu điện (nếu có):...........................................................

Nghề nghiệp :..................................................; Nơi công tác (nếu ):.........................

Giấy CMND / Hộ chiếu số:............................; Cấp ngày:...............................................

Nơi cấp:...........................................................; Điện thoại:............................................

Email:..............................................................................................................................

Nếu không may gặp rủi ro bị chết, chết não (do tai nạn, do bệnh lý,...); tôi tự nguyện đăng ký hiến tặng các mô, bộ phận cơ thể người (tạng) dưới đây:

 Giác mạc

 Phổi

 Thận

 Gân

 Tụy

 Sụn

 Tim

 Da

 Gan

 Van tim

 Xương

 Mạch máu

Việc tôi tự nguyện đăng ký hiến tặng trên là do sau khi được tìm hiểu, tư vấn về chết não và hiểu rõ ý nghĩa nhân đạo của việc hiến tặng mô, tạng nhằm cứu những người không may mắc bệnh hiểm nghèo.

Việc đăng ký hiến mô, tạng này không kèm theo bất cứ một yêu cầu hoặc điều kiện nào khác.

Tôi đề nghị o Giữ bí mật hoặc o Không giữ bí mật danh tính của tôi đối với người nhận mô, tạng và với các cơ quan truyền thông.

Tôi viết đơn này trong trạng thái tinh thần hoàn toàn minh mẫn, tỉnh táo và xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về cam kết của mình .

Trân trọng cảm ơn./.

..............., ngày.......... tháng....... năm 20.......

Người làm đơn

(Ký, ghi rõ họ tên)

* Tại Hà Nội: Trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người

Địa chỉ: 40 Tràng Thi – Hàng Bông – Hoàn Kiếm – Hà Nội

(Tổng đài: 1900 633 408; Hotline: 0915 060 550; Website: www.vnhot.vn)

* Tại TP.HCM: Bệnh viện Chợ Rẫy

Địa chỉ: 201B Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh

(Tổng đài: 028 3855 4137 - 1184; Hotline: 0913 677 016; Website: www.vnhot.vn)

5. Mẫu đơn đăng ký hiến tạng

Bạn đọc có thể tham khảo mẫu đơn đăng ký hiến tạng tại: https://dangky.vnhot.vn/dang-ky-hien

6. Câu hỏi về thủ tục hiến tạng

Hiến tạng là một trong những nghĩa cử cao đẹp nhất con người có thể thực hiện. Chỉ bằng việc hiến tặng nội tạng, thân xác của mình sau khi chết, bạn đã đem lại cơ hội cứu sống hàng chục, thậm chí là hàng trăm người khác. Vậy thủ tục đăng ký hiến tạng như thế nào?

Hỏi:

Tôi 40 tuổi, ở nhà làm nội trợ, kết quả khám sức khỏe định kỳ hằng năm cho thấy sức khỏe của tôi không có vấn đề gì đáng lo ngại. Xin hỏi, tôi muốn đăng ký hiến tạng sau khi chết thì phải làm những thủ tục nào, ở đâu?

Trả lời:

Nếu bạn ở TP.HCM, muốn đăng ký hiến tạng, có hai cách: Cách thứ nhất là đăng ký qua email theo địa chỉ dieuphoigheptangbvcr@gmail.com, sau đó đơn vị sẽ gửi mẫu đơn xin hiến tạng đến để bạn điền vào. Sau khi làm đầy đủ thủ tục, đơn vị sẽ in thẻ hiến tạng và gửi chuyển phát nhanh đến địa chỉ của bạn.

Cách thứ hai, bạn có thể trực tiếp đến đơn vị điều phối ghép các bộ phận cơ thể người tại BV Chợ Rẫy TP.HCM (201B Nguyễn Chí Thanh, quận 5, TP.HCM) để được đăng ký và nhận ngay thẻ hiến tạng, hoặc liên hệ số điện thoại 08.39560139 và số điện thoại nóng 24/24 giờ 0913.677.016 (TS Dư Thị Ngọc Thu).

Ngoài ra, bạn có thể tới các địa chỉ sau để được tư vấn, đăng ký hiến mô, hiến tạng, hiến xác:

BV ĐH Y Dược

215 Hồng Bàng, phường 11, quận 5, TP.HCM. ĐT: 08.3855 4269

BV Phạm Ngọc Thạch

120 Hùng Vương, phường 12, quận 5, TP.HCM. ĐT: 08.38550207

BV Nhân dân 115

527 Sư Vạn Hạnh, phường 12, quận 10, TP.HCM. ĐT: 08.3865 4249

Miền Bắc:

Đăng ký trực tiếp tại Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia (40 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội). Nhớ mang theo 1 ảnh thẻ và bản sao Chứng minh thư.

Theo quy định, bất kỳ ai từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, không giới hạn giới tính, tín ngưỡng đều có quyền hiến tặng mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống hoặc hiến sau khi chết, chết não và hiến xác.

Thủ tục đăng ký hiến tạng

Quyền lợi của người hiến mô

Người đã hiến mô (khi còn sống) được chăm sóc, phục hồi sức khoẻ miễn phí ngay sau khi thực hiện việc hiến mô tại cơ sở y tế.

- Người hiến mô sau khi chết (giác mạc): Người hiến giác mạc sẽ được tôn vinh, gia đình người hiến giác mạc sẽ được trao tặng bằng ghi nhận nghĩa cử cao đẹp. Thân nhân người hiến tặng giác mạc sẽ được ưu tiên trong khám, chữa mắt và đặc biệt được ưu tiên ghép giác mạc trong trường hợp họ bị mắc bệnh về giác mạc và cần phải ghép thay thế.

Quyền lợi của người hiến tạng khi còn sống

- Được chăm sóc, phục hồi sức khoẻ miễn phí ngay sau khi thực hiện việc hiến tạng tại cơ sở y tế và được khám sức khỏe định kỳ miễn phí.

- Được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí.

- Được ưu tiên ghép mô, tạng khi có chỉ định ghép của cơ sở y tế.

- Được tặng kỷ niệm chương vì sức khỏe nhân dân.

Quyền lợi của người hiến tạng sau khi chết, chết não, hiến xác

- Người đã hiến tạng sau khi chết, chết não, hiến xác được truy tặng kỷ niệm chương vì sức khỏe nhân dân.

Trên đây, HoaTieu.vn đã phân tích và giúp bạn đọc tìm hiểu về Thủ tục đăng ký hiến tạng 2024. Bài viết chỉ mang tính tham khảo, tùy tình huống thực tế có các căn cứ pháp lý khác, nên sẽ có sự sai biệt với nội dung giới thiệu trên.

Mời bạn đọc tham khảo các bài viết liên quan tại mục Dân sự mảng Hỏi đáp pháp luật của HoaTieu.vn:

Đánh giá bài viết
8 9.519
1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • braum leon
    braum leon

    Nếu tôi muốn hiến tất cả nội tạng khi còn sống thì thủ tục là gì? 25/06/23. trangialoc79@gmail.com

    Thích Phản hồi 01:26 25/06
    • Ban Quản Trị HoaTieu.vn
      Ban Quản Trị HoaTieu.vn

      Bạn đến tận nơi hai địa chỉ ở Hà Nội hoặc Hồ Chí Minh để làm thủ tục trực tiếp hoặc đăng ký thủ tục hiến tạng online tại: https://vnhot.vn/, tại trang web thì tải mẫu đơn hiến tạng sau đó in đơn ra, điền theo mẫu, gửi kèm theo 1 ảnh thẻ, 1 bản photo chứng minh thư (không cần công chứng) tới địa chỉ: Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia, Phòng 230 - Nhà C2 - Bệnh viện Việt Đức, Số 40 Tràng Thi - Hoàn Kiếm - Hà Nội. Sau khi nhận được hồ sơ của bạn, sẽ làm thẻ và gửi về địa chỉ bạn đã đăng ký nhé.

      Thích Phản hồi 09:02 27/06