Nghị định 09/2016/NĐ-CP về tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm
Nghị định 09/2016/NĐ-CP - Tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm
Nghị định 09/2016/NĐ-CP quy định về tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm được ban hành ngày 28/01/2016 và có hiệu lực từ ngày 15/03/2016. Nghị định này không áp dụng đối với cơ sở xuất khẩu thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng và cá nhân làm nghề sản xuất muối thủ công.
CHÍNH PHỦ ------- | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- |
Số: 09/2016/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 28 tháng 01 năm 2016 |
NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH VỀ TĂNG CƯỜNG VI CHẤT DINH DƯỠNG VÀO THỰC PHẨM
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật An toàn thực phẩm ngày 17 tháng 6 năm 2010;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế,
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định về vi chất dinh dưỡng bắt buộc tăng cường vào thực phẩm, thực phẩm bắt buộc tăng cường vi chất dinh dưỡng và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Nghị định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân (sau đây gọi chung là cơ sở) sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu vi chất dinh dưỡng; thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng dùng trong nước và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
2. Nghị định này không áp dụng đối với cơ sở xuất khẩu thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng và cá nhân làm nghề sản xuất muối thủ công.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Vi chất dinh dưỡng là các vitamin, chất khoáng hoặc chất vi lượng khác cần thiết cho sự tăng trưởng, phát triển và duy trì sự sống cho cơ thể con người.
2. Tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm là việc chủ động đưa thêm một hay nhiều vi chất dinh dưỡng vào một số thực phẩm với hàm lượng nhất định mà cơ thể cần để phòng ngừa, khắc phục tình trạng thiếu hụt vi chất dinh dưỡng của người dân trong cộng đồng.
Điều 4. Mục đích tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm
Việc bắt buộc tăng cường một số vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm được quy định tại Điều 5 và Điều 6 Nghị định này nhằm:
1. Tăng cường I-ốt vào muối quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 6 Nghị định này để phòng, chống bệnh bướu cổ, đần độn và các rối loạn do thiếu I-ốt gây ra.
2. Tăng cường sắt vào bột mỳ quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 6 Nghị định này để phòng, chống thiếu máu thiếu sắt và khắc phục các hậu quả do thiếu máu thiếu sắt gây ra như chậm tăng trưởng, suy dinh dưỡng, giảm phát triển trí tuệ.
3. Tăng cường kẽm vào bột mỳ quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 6 Nghị định này để cải thiện tăng trưởng góp phần nâng cao tầm vóc con người; phòng, chống một số rối loạn chuyển hóa, biệt hóa tế bào, bệnh nhiễm khuẩn, rối loạn phát triển xương, suy giảm chức năng sinh dục.
4. Tăng cường vitamin A vào dầu thực vật quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 6 Nghị định này để phòng, chống khô mắt, mù lòa và khắc phục các hậu quả như còi cọc, suy dinh dưỡng do thiếu vitamin A gây ra và góp phần tăng cường sức đề kháng cơ thể.
Chương II
VI CHẤT DINH DƯỠNG VÀ THỰC PHẨM BẮT BUỘC TĂNG CƯỜNG VI CHẤT DINH DƯỠNG
Điều 5. Vi chất dinh dưỡng bắt buộc tăng cường vào thực phẩm
1. Vi chất dinh dưỡng bắt buộc tăng cường vào thực phẩm bao gồm I-ốt, sắt, kẽm và vitamin A.
2. Vi chất dinh dưỡng quy định tại Khoản 1 Điều này phải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng hoặc phải phù hợp với quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm.
Điều 6. Thực phẩm bắt buộc tăng cường vi chất dinh dưỡng
1. Các thực phẩm sau đây bắt buộc tăng cường vi chất dinh dưỡng tương ứng:
a) Muối dùng để ăn trực tiếp, dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường I-ốt;
b) Bột mỳ dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường sắt và kẽm;
c) Dầu thực vật có chứa một trong các thành phần dầu đậu nành, dầu cọ, dầu hạt cải và dầu lạc phải tăng cường vitamin A, trừ dầu thực vật dùng trong chế biến thực phẩm theo phương pháp công nghiệp.
2. Thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng quy định tại Khoản 1 Điều này phải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng hoặc phải phù hợp với quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm.
Chương III
TRÁCH NHIỆM TRONG VIỆC BẮT BUỘC TĂNG CƯỜNG VI CHẤT DINH DƯỠNG VÀO THỰC PHẨM
Điều 7. Trách nhiệm của các Bộ
1. Trách nhiệm của Bộ Y tế
a) Quản lý an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu vi chất dinh dưỡng;
b) Xây dựng, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vi chất dinh dưỡng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng; tổ chức việc cấp giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm đối với vi chất dinh dưỡng sản xuất trong nước và nhập khẩu, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng nhập khẩu; xác nhận nội dung quảng cáo đối với vi chất dinh dưỡng và thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng nhập khẩu; cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh vi chất dinh dưỡng;
c) Chủ trì tổ chức việc thực hiện các quy định của pháp luật đối với tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm;
d) Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định của pháp luật đối với sản xuất, kinh doanh vi chất dinh dưỡng; thanh tra, kiểm tra đột xuất đối với quá trình sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng thuộc phạm vi quản lý của các bộ khác trong các trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 26 Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn thực phẩm;
đ) Tổ chức, cung cấp thông tin khoa học, chính xác về vai trò, tác dụng của thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng; thông tin, giáo dục, truyền thông chính sách, pháp luật về thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng; tác hại của thiếu vi chất dinh dưỡng đối với sức khỏe của người dân trong cộng đồng.
2. Trách nhiệm của Bộ Công Thương
a) Quản lý an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu bột mỳ, dầu thực vật tăng cường vi chất dinh dưỡng thuộc phạm vi quản lý;
b) Tổ chức xác nhận nội dung quảng cáo đối với bột mỳ, dầu thực vật tăng cường vi chất dinh dưỡng thuộc phạm vi quản lý; cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh bột mỳ, dầu thực vật tăng cường vi chất dinh dưỡng;
c) Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định của pháp luật đối với sản xuất, kinh doanh bột mỳ, dầu thực vật tăng cường vi chất dinh dưỡng.
3. Trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Quản lý an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu muối tăng cường vi chất dinh dưỡng;
b) Tổ chức xác nhận nội dung quảng cáo đối với muối tăng cường vi chất dinh dưỡng thuộc phạm vi quản lý; cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh muối tăng cường vi chất dinh dưỡng;
c) Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định của pháp luật đối với sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu muối tăng cường vi chất dinh dưỡng.
Tham khảo thêm
Thông tư hướng dẫn kiểm tra an toàn thực phẩm hàng hóa có nguồn gốc thực vật nhập khẩu số 12/2015/TT-BNNPTNT
Thông tư hướng dẫn quản lý phụ gia thực phẩm số 08/2015/TT-BYT
Quyết định thí điểm thanh tra an toàn thực phẩm tại Hà Nội và Hồ Chí Minh số 38/2015/QĐ-TTg
Thông tư quy định đảm bảo an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất nhỏ lẻ số 51/2014/TT-BNNPTNT
Thông tư 48/2015/TT-BYT quy định kiểm tra an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh
Thông tư 33/2015/TT-BNNPTNT về vệ sinh, an toàn thực phẩm trong thu hoạch nhuyễn thể hai mảnh vỏ
- Chia sẻ:Trần Thị Dung
- Ngày:
Nghị định 09/2016/NĐ-CP về tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm
155 KB 01/02/2016 8:20:00 SATải Nghị định về tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm định dạng .DOC
10/01/2018 10:57:51 CH
Gợi ý cho bạn
-
Tải Thông tư 04/2024/TT-BYT Danh mục mua sắm tập trung cấp quốc gia đối với thuốc file Doc, pdf
-
Quyết định 2248/QĐ-BYT 2023 Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Hội chứng mạch vành mạn
-
Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự
-
Mức khung giá tối đa dịch vụ giường bệnh 2024
-
Nghị định 129/2024/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 91/2016/NĐ-CP và Nghị định 155/2018/NĐ-CP
-
Tải Quyết định 292/QĐ-BYT 2024 Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh Tay chân miệng file Doc, Pdf
-
Thông tư 42/2017/TT-BYT Danh mục dược liệu độc làm thuốc
-
Tải Thông tư 18/2022/TT-BYT sửa đổi, bổ sung Thông tư 56/2017/TT-BYT
-
Thông tư 31/2018/TT-BYT Chương trình hỗ trợ thuốc miễn phí cho cơ sở khám bệnh chữa bệnh
-
Thông tư 16/2022/TT-BYT Danh mục loài, chủng loại dược liệu quý, hiếm và đặc hữu phải kiểm soát
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Y tế - Sức khỏe
Quyết định 5530/QĐ-BYT về quy trình thực hành chuẩn trong quản lý chất lượng xét nghiệm
Hướng dẫn kỹ thuật tạm thời cho khẩu trang vải kháng khuẩn
Nghị định 35/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật thú y
Thông tư 16/2018/TT-BYT quy định về kiểm soát nhiễm khuẩn trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
Tải Nghị định 88/2023/NĐ-CP sửa đổi Nghị định hướng dẫn Luật Dược và Nghị định 155/2018
Quyết định về việc quy định cơ chế hỗ trợ kinh phí phẫu thuật cho trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh
Thuế - Lệ phí - Kinh phí
Giáo dục - Đào tạo
Y tế - Sức khỏe
Thể thao
Bảo hiểm
Chính sách
Hành chính
Cơ cấu tổ chức
Quyền Dân sự
Tố tụng - Kiện cáo
Dịch vụ Pháp lý
An ninh trật tự
Trách nhiệm hình sự
Văn bản Nông - Lâm - Ngư nghiệp
Tài nguyên - Môi trường
Công nghệ - Thông tin
Khoa học công nghệ
Văn bản Giao thông vận tải
Hàng hải
Văn hóa Xã hội
Du lịch
Doanh nghiệp
Xuất - Nhập khẩu
Tài chính - Ngân hàng
Lao động - Tiền lương
Đầu tư - Chứng khoán - Thương mại
Xây dựng - Đô thị - Đất đai - Nhà ở
Lĩnh vực khác