Thông tư hướng dẫn kiểm tra an toàn thực phẩm hàng hóa có nguồn gốc thực vật nhập khẩu số 12/2015/TT-BNNPTNT

Tải về

Thông tư số 12/2015/TT-BNNPTNT hướng dẫn kiểm tra an toàn thực phẩm hàng hóa có nguồn gốc thực vật nhập khẩu. Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có hoạt động liên quan đến sản xuất kinh doanh hàng hóa có nguồn gốc thực vật dùng làm thực phẩm nhập khẩu vào Việt Nam thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Thông tư số 12/2015/TT-BNNPTNT có hiệu lực thi hành từ ngày 5 tháng 5 năm 2015.

Hướng dẫn kiểm tra an toàn thực phẩm hàng hóa có nguồn gốc thực vật nhập khẩu

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 12/2015/TT-BNNPTNT Hà Nội, ngày 16 tháng 3 năm 2015


THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN KIỂM TRA AN TOÀN THỰC PHẨM HÀNG HÓA CÓ NGUỒN GỐC THỰC VẬT NHẬP KHẨU

Căn cứ Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 được Quốc hội thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn thực phẩm;

Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Chính Phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 9 tháng 4 năm 2014 hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quan lý nhà nước về an toàn thực phẩm.

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng nông lâm sản và Thủy sản, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật,

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư hướng dẫn kiểm tra an toàn thực phẩm hàng hóa có nguồn gốc thực vật nhập khẩu như sau:

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có hoạt động liên quan đến sản xuất kinh doanh hàng hóa có nguồn gốc thực vật dùng làm thực phẩm nhập khẩu vào Việt Nam thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Điều 3. Những hàng hóa nhập khẩu không thuộc diện phải kiểm tra ATTP

Điều 4. Giải thích từ ngữ

Điều 5. Căn cứ kiểm tra

1. Các quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam, quy định quốc tế về ATTP.

2. Trường hợp Việt Nam có ký kết Hiệp định, thỏa thuận song phương về ATTP với nước xuất khẩu thì tuân thủ theo các Hiệp định, thỏa thuận song phương mà Việt Nam đã ký kết.

Điều 6. Chỉ tiêu kiểm tra

Các chỉ tiêu về ATTP phải kiểm nghiệm do cơ quan kiểm tra quyết định căn cứ vào lịch sử tuân thủ quy định của nhà sản xuất, nhà nhập khẩu; tình hình thực tế về nguy cơ gây mất an toàn thực phẩm từ nơi sản xuất, nước sản xuất; tình hình thực tế lô hàng và hồ sơ kèm theo.

Điều 7. Cơ quan kiểm tra

1. Cơ quan kiểm tra tại cửa khẩu hoặc nơi tập kết: Các đơn vị thuộc Cục Bảo vệ thực vật hoặc các đơn vị được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định trên cơ sở đề xuất của Cục Bảo vệ thực vật.

2. Cơ quan kiểm tra giám sát hàng hóa lưu thông trên thị trường theo phân công, phân cấp: Các đơn vị thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được giao nhiệm vụ.

3. Cơ quan kiểm tra ATTP tại nước xuất khẩu: Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thuỷ sản chủ trì, phối hợp với Cục Bảo vệ thực vật và các cơ quan có liên quan.

Điều 8. Phí, lệ phí và kinh phí triển khai kiểm tra giám sát về ATTP.

Chương II

PHƯƠNG THỨC KIỂM TRA AN TOÀN THỰC PHẨM

Điều 9. Phương thức kiểm tra thông thường

Điều 10. Phương thức kiểm tra chặt

Điều 11. Phương thức kiểm tra giảm

Áp dụng theo quy định tại khoản 2, Điều 39 của Luật An toàn thực phẩm và Điều 15 Nghị định số 38/2012/NĐ-CP. Phương thức kiểm tra, lấy mẫu kiểm nghiệm lô hàng kiểm tra thực hiện theo điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia về thừa nhận lẫn nhau đối với hoạt động chứng nhận an toàn thực phẩm.

Điều 12. Thông quan hàng hóa

Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam chỉ được thông quan khi có Giấy chứng nhận kiểm tra ATTP hàng hóa có nguồn gốc thực vật nhập khẩu do Cơ quan kiểm tra cấp theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 của Thông tư này.

Chương III

ĐĂNG KÝ CỦA NƯỚC XUẤT KHẨU VÀ KIỂM TRA TẠI NƯỚC XUẤT KHẨU

Điều 13. Hồ sơ đăng ký của nước xuất khẩu

Điều 14. Thẩm tra hồ sơ đăng ký

Điều 15. Kiểm tra tại nước xuất khẩu

Chương IV

ĐĂNG KÝ, KIỂM TRA AN TOÀN THỰC PHẨM LÔ HÀNG NHẬP KHẨU

Điều 16. Đăng ký kiểm tra lô hàng nhập khẩu

Điều 17. Nội dung kiểm tra

Điều 18. Cấp Giấy chứng nhận kiểm tra ATTP

Điều 19. Nội dung kiểm tra hàng hoá nhập khẩu lưu thông trên thị trường

Chương V

BIỆN PHÁP XỬ LÝ VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM

Điều 20. Đối với lô hàng nhập khẩu

Điều 21. Đối với nước xuất khẩu

Chương VI

TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN

Điều 22. Trách nhiệm của cơ quan kiểm tra

Điều 23. Quyền hạn của cơ quan kiểm tra

Điều 24. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nhập khẩu

Điều 25. Quyền của tổ chức, cá nhân nhập khẩu

Chương VII

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 26. Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản

Điều 27. Cục Bảo vệ thực vật

Điều 28. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Chương VIII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 29. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 5 tháng 5 năm 2015.

2. Thông tư này thay thế Thông tư số 13/2011/TT-BNNPTNT ngày 16/3/2011 hướng dẫn việc kiểm tra an toàn thực phẩm hàng hóa có nguồn gốc thực vật nhập khẩu, Thông tư 05/2013/TT-BNNPTNT ngày 21/1/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2011/TT-BNNPTNT ngày 16/3/2011 hướng dẫn việc kiểm tra an toàn thực phẩm hàng hóa có nguồn gốc thực vật nhập khẩu và Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BNNPTNT ngày 19/12/2013 thông tư hướng dẫn việc kiểm tra an toàn thực phẩm hàng hóa có nguồn gốc thực vật nhập khẩu.

BỘ TRƯỞNG

Cao Đức Phát

Đánh giá bài viết
1 219
Thông tư hướng dẫn kiểm tra an toàn thực phẩm hàng hóa có nguồn gốc thực vật nhập khẩu số 12/2015/TT-BNNPTNT
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm