Quyết định 169/2013/QĐ-TLĐ

Quyết định 169/2013/QĐ-TLĐ về Quy chế quản lý Tài chính Công đoàn do Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam ban hành.

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG
VIỆT NAM

-------------
Số: 169/QĐ–TLĐ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

----------------------------------------

Hà Nội, ngày 09 tháng 01năm 2013

QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÔNG ĐOÀN
ĐOÀN CHỦ TỊCH TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

- Căn cứ Luật Công đoàn năm 2012; Điều lệ Công đoàn Việt Nam

- Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước năm 2002

- Căn cứ Luật Kế toán năm 2003

- Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước năm 2008

- Căn cứ Nghị quyết Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa X

- Theo đề nghị của Ban Tài chính Tổng Liên đoàn.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Ban hành Quy chế quản lý Tài chính Công đoàn.

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2013, thay thế Quy chế quản lý tài chính công đoàn ban hành kèm theo Quyết định số 1072/QĐ-TLĐ ngày 01/9/2011; Quy định số 1310/QĐ-TLĐ ngày 30/9/2009 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Điều 3: Các ban, đơn vị trực thuộc Tổng Liên đoàn, công đoàn các cấp, các đơn vị sự nghiệp của công đoàn có trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Các đ/c UVĐCTTLĐ
- Lưu: Văn thư TLĐ.

TM. ĐOÀN CHỦ TỊCH
CHỦ TỊCH

(Đã ký)


Đặng Ngọc Tùng

QUY CHẾ

QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÔNG ĐOÀN.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 169/QĐ-TLĐ ngày 09 tháng 01 năm 2013 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn)

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh.

Quy chế này quy định về quản lý tài chính công đoàn.

Điều 2. Đối tượng áp dụng.

Đối tượng áp dụng là các cấp công đoàn; cơ quan; đơn vị sự nghiệp công đoàn.

Điều 3. Nguyên tắc chung về quản lý tài chính công đoàn.

1- Tài chính công đoàn là điều kiện đảm bảo cho hoạt động thực hiện quyền, trách nhiệm của công đoàn và duy trì hoạt động của hệ thống công đoàn theo Luật Công đoàn.

2- Công đoàn thực hiện quản lý, sử dụng tài chính công đoàn theo quy định của pháp luật và quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

3- Tài chính công đoàn được quản lý theo nguyên tắc tập trung, dân chủ, công khai, minh bạch, có phân công, phân cấp quản lý, gắn quyền hạn và trách nhiệm của công đoàn các cấp.

Chương II
QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH, TÀI SẢN CÔNG ĐOÀN.

Mục I- QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÔNG ĐOÀN

Điều 4: Thu, chi tài chính công đoàn.

1. Nguồn thu tài chính công đoàn.

Nguồn thu tài chính công đoàn theo Điều 26 Luật công đoàn năm 2012, bao gồm: Thu đoàn phí công đoàn theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam và Hướng dẫn của Tổng Liên đoàn; Thu kinh phí công đoàn, Ngân sách Nhà nước cấp hỗ trợ và thu khác .

2- Phân cấp thu tài chính công đoàn.

a- Đoàn phí công đoàn: Phân cấp cho công đoàn cơ sở thu.

b- Kinh phí công đoàn:

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thống nhất thu kinh phí công đoàn và phân cấp thu cho LĐLĐ tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành TW; Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn như sau:

- LĐLĐ tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành TW; Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn và Công đoàn cấp trên cơ sở được phân cấp thu kinh phí công đoàn của đơn vị Hành chính sự nghiệp do ngân sách Nhà nước cấp kinh phí hoạt động, tổ chức, doanh nghiệp ( Nơi đã thành lập công đoàn cơ sở và nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở).

- LĐLĐ tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành TW; Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn xem xét, phân cấp thu kinh phí công đoàn cho các công đoàn cơ sở doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp không thụ hưởng kinh phí hoạt động từ ngân sách Nhà nước đã thực hiện tốt nhiệm vụ thu, chi, quản lý tài chính công đoàn.

- LĐLĐ tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành TW; Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn quyết định đơn vị được phân cấp thu kinh phí công đoàn và thông báo cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện.

c- Ngân sách Nhà nước cấp hỗ trợ.

Nguồn ngân sách Nhà nước cấp hỗ trợ đơn vị thụ hưởng thu, sử dụng, quản lý theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.

d- Nguồn thu khác phát sinh ở cấp nào do cấp đó thu.

3- Chi tài chính công đoàn.

Chi tài chính công đoàn thực hiện theo khoản 2 Điều 27 Luật Công đoàn.

Điều 5: Hệ thống tổ chức quản lý tài chính công đoàn.

1- Cấp Tổng dự toán Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

2- Cấp Tổng dự toán LĐLĐ tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành TW; Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn.

3- Cấp Tổng dự toán công đoàn cấp trên cơ sở.

4- Đơn vị dự toán bao gồm: Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn, các cơ quan, đơn vị sự nghiệp của công đoàn.

Điều 6: Phân cấp quản lý tài chính công đoàn.

1- Ban Chấp hành ( Ban Thường vụ) công đoàn cơ sở có trách nhiệm tổ chức thực hiện nhiệm vụ thu, chi, quản lý tài chính theo phân cấp của Tổng Liên đoàn; Xây dựng dự toán, tổ chức thực hiện dự toán, quyết toán; Công khai dự toán, quyết toán thu, chi tài chính công đoàn; Xây dựng và tổ chức thực hiện quy chế chi tiêu của công đoàn cơ sở.

2- Ban Thường vụ công đoàn cấp trên cơ sở có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ thu, chi, quản lý tài chính công đoàn theo phân cấp của Tổng Liên đoàn; Xây dựng dự toán, tổ chức thực hiện dự toán; quyết toán; Công khai dự toán, quyết toán; Kiểm tra, hướng dẫn đơn vị cấp dưới thực hiện nhiệm vụ thu, chi, quản lý tài chính công đoàn và nộp kinh phí lên công đoàn cấp trên; Phê duyệt báo cáo dự toán, quyết toán của các đơn vị cấp dưới.

3- Ban Thường vụ LĐLĐ các tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành TW; Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ thu, chi, quản lý tài chính công đoàn theo phân cấp của Tổng Liên đoàn; Xây dựng dự toán, tổ chức thực hiện dự toán; quyết toán; Công khai dự toán, quyết toán; Kiểm tra, hướng dẫn đơn vị cấp dưới thực hiện nhiệm vụ thu, chi, quản lý tài chính công đoàn và nộp kinh phí lên công đoàn cấp trên; Phê duyệt báo cáo dự toán, quyết toán của các đơn vị cấp dưới.

4- Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ thu, chi, quản lý tài chính của Công đoàn Việt Nam; Quyết định nguyên tắc xây dựng, xét duyệt, phân bổ dự toán tài chính công đoàn hàng năm; Phê duyệt dự toán, quyết toán của các đơn vị cấp dưới; Kiểm tra, hướng dẫn đơn vị cấp dưới thực hiện nhiệm vụ thu, chi, quản lý tài chính công đoàn, thực hiện nộp kinh phí về Tổng Liên đoàn; Ban hành các quy định, quy chế, hướng dẫn về thu, phân phối, sử dụng, quản lý tài chính công đoàn theo quy định của pháp luật; Tổng hợp, phờ duyệt dự toán, quyết toán thu, chi tài chính công đoàn hàng năm.

5- Phân cấp quyết định sử dụng nguồn tài chính công đoàn đầu tư tài chính, cấp vốn Điều lệ ; đầu tư XDCB, mua sắm tài sản, vay vốn:

a- Thẩm quyền của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn :

- Phê duyệt chủ trương đầu tư tài chính (Trừ tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn), cấp vốn Điều lệ từ 2 tỷ đồng trở lên.

- Phê duyệt chủ trương đầu tư XDCB, mua sắm tài sản từ nguồn ngân sách Nhà nước và nguồn tài chính củaTổng Liên đoàn cấp .

- Phê duyệt chủ trương sử dụng nguồn tài chính công đoàn cho các đơn vị trong tổ chức công đoàn vay.

- Phê duyệt đề án vay vốn từ 2 tỷ đồng trở lên cho các đơn vị trong tổ chức công đoàn (Trừ Điều lệ doanh nghiệp công đoàn có quy định khác).

- Phê duyệt chủ trương đầu tư XDCB, mua sắm tài sản bằng nguồn tài chính công đoàn của các cấp công đoàn từ 2 tỷ đồng trở lên và ủy quyền cho Ban Thường vụ LĐLĐ các tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành TW; Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn thực hiện các công việc tiếp theo, theo quy định của pháp luật về XDCB và đấu thầu.

b- Thẩm quyền của Ban Thường vụ LĐLĐ các tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành TW; Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng liên đoàn :

- Phê duyệt chủ trương sử dụng nguồn tài chính công đoàn đầu tư tài chính, cấp vốn điều lệ theo khoản 1 Điều 5 và Điều 12 của Quy chế tổ chức, quản lý tài chính doanh nghiệp công đoàn dưới 2 tỷ đồng.

- Phê duyệt đề án vay vốn theo quy định của pháp luật cho các đơn vị trực thuộc mức dưới 2 tỷ đồng (Trừ Điều lệ doanh nghiệp công đoàn có quy định khác thì thực hiện theo Điều lệ của doanh nghiệp).

- Phê duyệt chủ trương đầu tư XDCB bằng nguồn tài chính công đoàn của đơn vị dưới 2 tỷ đồng. Thực hiện các công việc theo quy định của pháp luật về XDCB và đấu thầu các dự án đầu tư XDCB sử dụng nguồn tài chính của đơn vị mức từ 2 tỷ đổng trở lên sau khi được Tổng Liên đoàn phê duyệt chủ trương.

- Phê duyệt chủ trương cho các đơn vị trực thuộc vay vốn lưu động dưới 2 tỷ đồng ( thời hạn không quá 1 năm).

Điều 7: Năm tài chính công đoàn tính từ 01 tháng 01 đến 31 tháng 12 năm dương lịch.

Điều 8: Dự toán thu, chi tài chính công đoàn của công đoàn các cấp, các đơn vị được xây dựng hàng năm. Khi dự toán đã được công đoàn cấp trên duyệt, công đoàn các cấp, các đơn vị có trách nhiệm tổ chức thực hiện.

- Thu tài chính công đoàn phải đảm bảo thu đúng, thu đủ và kịp thời.

- Thủ trưởng đơn vị dự toán quyết định chi tài chính công đoàn đảm bảo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do Nhà nước và Tổng Liên đoàn quy định. Công đoàn các cấp, các đơn vị không được đặt ra các khoản thu, chi trái với quy định của Nhà nước và Tổng Liên đoàn.

- Các cấp công đoàn phải có dự phòng tài chính, dự phòng tài chính của công đoàn cấp nào do cấp đó quyết định.

Điều 9: Các khoản thu, chi tài chính công đoàn; Nguồn kinh phí hoạt động xã hội, nguồn kinh phí dự án,.. phải được hạch toán kế toán, quyết toán đầy đủ, kịp thời theo chế độ kế toán HCSN do Nhà nước quy định và Hướng dẫn của Tổng Liên đoàn.

Các đơn vị kế toán công đoàn được mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước để quản lý thu, chi tài chính công đoàn. Đối với các đơn vị có số thu, chi tài chính không lớn có thể nhờ tài khoản của chuyên môn để quản lý thu, chi tài chính công đoàn.

Mỗi đơn vị kế toán chỉ tổ chức một quỹ tiền mặt. Quỹ tiền mặt phải quản lý chặt chẽ, kiểm kê quỹ hàng tháng. Định mức tồn quỹ tối đa chi cho hoạt động thường xuyên phải được quy định trong quy chế chi tiêu và quản lý tài chính của đơn vị.

Trường hợp đơn vị kế toán nhờ chuyên môn quản lý, thu, chi tài chính công đoàn, kế toán công đoàn phải sao, kê chứng từ để làm căn cứ ghi sổ kế toán, lập báo cáo quyết toán, phục vụ cho công tác kiểm tra, kiểm toán thu, chi, quản lý tài chính công đoàn của đơn vị.

Điều 10: Dự toán, quyết toán thu, chi tài chính năm của công đoàn các cấp phải báo cáo với Ban Chấp hành, Ủy ban Kiểm tra cựng cấp.

Điều 11: Thời hạn báo cáo dự toán, quyết toán thu, chi tài chính công đoàn quy định như sau:

1. Dự toán thu, chi tài chính công đoàn năm sau của LĐLĐ các tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành TW; Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn báo cáo về Tổng Liên đoàn trước ngày 30/11. Quyết toán thu, chi tài chính công đoàn năm trước, báo cáo về Tổng Liên đoàn trước ngày 31/3.

2. LĐLĐ tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành TW; CĐ Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn quy định cụ thể thời gian nộp báo cáo dự toán, quyết toán của cấp dưới, đơn vị trực thuộc cho phù hợp với quy định trên.

Điều 12: Quản lý, sử dụng tài chính công đoàn tích lũy

1- Tài chính công đoàn tích lũy đến thời điểm 31/12 được chuyển sang năm sau để sử dụng.

2- Các cấp công đoàn được sử dụng nguồn tài chính công đoàn tích lũy để đầu tư tài chính theo quy định của pháp luật, cấp vốn Điều lệ cho các đơn vị trực thuộc theo khoản 1 Điều 5 và Điều 12 của Quy chế tổ chức và quản lý tài chính doanh nghiệp công đoàn; Đầu tư XDCB, mua sắm và cân đối cho các yêu cầu chi của năm dự toán nhưng tối đa không quá 50% số dư tích lũy đến cuối năm trước ( Bao gồm cả số dư đầu tư tài chính, cấp vốn Điều lệ, đầu tư XDCB lũy kế). Việc chuyển số dư tài chính công đoàn tích lũy sang gửi có kỳ hạn tại ngân hàng do công đoàn các cấp quyết định.

3- Việc sử dụng tài chính công đoàn tích lũy để cấp vốn điều lệ, đầu tư XDCB, mua cổ phần theo quy định của Nhà nước, căn cứ theo quyết định của cấp có thẩm quyền ghi giảm nguồn tài chính công đoàn tích lũy của đơn vị khi kết thúc năm tài chính, đồng thời tăng nguồn vốn tương ứng và theo dõi, thanh quyết toán theo chế độ tài chính, kế toán của Nhà nước và Quy định của TLĐ, đảm bảo tính minh bạch về quản lý nguồn kinh phí.

Mục 2- QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG ĐOÀN

Điều 13: Tài sản được hình thành từ nguồn đóng góp của đoàn viên, từ nguồn tài chính công đoàn; Tài sản do Nhà nước chuyển giao quyền sở hữu cho công đoàn và các nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật là tài sản thuộc sở hữu của công đoàn. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thực hiện quyền, trách nhiệm sở hữu tài sản của công đoàn theo quy định của pháp luật và giao cho các đơn vị quản lý, sử dụng.

Điều 14: Tài sản công đoàn ở các đơn vị phải thực hiện chế độ quản lý, sử dụng tài sản theo quy định của Luật Công đoàn năm 2012; Luật quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước số 09/2008/QH12 ngày 31/6/2008; Nghị định số 52/2009/NĐ-CP ngày 03/6/2009 của Chính phủ.

Điều 15: Tiếp nhận và chuyển giao tài sản.

1. Điều chuyển tài sản của công đoàn sang các đơn vị khác ngoài tổ chức Công đoàn theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, các đơn vị được phân cấp quản lý, sử dụng tài sản phải xin ý kiến của Tổng Liên đoàn .

2. Điều chuyển tài sản trong nội bộ cơ quan và giữa các công đoàn cấp trên cơ sở, công đoàn cơ sở cùng một LĐLĐ tỉnh, thành phố hay Công đoàn ngành Trung ương; Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn do Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành TW; Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn quyết định sau khi có ý kiến của đơn vị có tài sản điều chuyển và đơn vị tiếp nhận.

Đánh giá bài viết
1 692
0 Bình luận
Sắp xếp theo