Người làm chứng được cách ly trong trường hợp nào?

Tải về

Người làm chứng được cách ly trong trường hợp nào?

Người làm chứng được cách ly trong trường hợp nào? Người làm chứng được bảo vệ như thế nào tại phiên tòa? HoaTieu.vn xin trả lời các câu hỏi trên qua bài viết dưới đây. Nội dung chi tiết mời các bạn tham khảo.

Quyền của người làm chứng tại phiên tòa là gì? Vấn đề này cần phải được làm sáng tỏ thông qua các quy định pháp luật hiện hành:

Người làm chứng được cách ly trong trường hợp nào?

Theo Khoản 3 Điều 55 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 thì người làm chứng có quyền:

- Yêu cầu cơ quan triệu tập họ bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình khi tham gia tố tụng;

- Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;

- Được cơ quan triệu tập thanh toán chi phí đi lại và những chi phí khác theo quy định của pháp luật.

Lưu ý rằng không được lấy làm chứng cứ nếu những tình tiết đó người làm chứng không nói rõ vì sao mình biết.

Người làm chứng cố ý không đến mà không có lý do chính đáng về việc vắng mặt gây trở ngại cho Hội đồng xét xử thì HĐXX có thể ra quyết định dẫn giải.

Đồng thời, trước khi xét hỏi, người làm chứng sẽ được giải thích về quyền và nghĩa vụ của mình cùng việc cách ly người làm chứng.

Đáng chú ý rằng, theo Khoản 2 Điều 204 BLTTHS 2003 có quy định “Trước khi người làm chứng được hỏi về vụ án, chủ tọa phiên tòa có thể quyết định những biện pháp để cho những người làm chứng không nghe được lời khai của nhau hoặc tiếp xúc với những người có liên quan. Trong trường hợp lời khai của bị cáo và người làm chứng có ảnh hưởng lẫn nhau thì chủ tọa phiên tòa có thể quyết định cách ly bị cáo với người làm chứng trước khi hỏi người làm chứng.”

Người làm chứng được bảo vệ như thế nào tại phiên tòa?

Người làm chứng có vai trò quan trọng trong vụ án nên có những quyền đặc biệt: thay đổi nhận dạng, giữ bí mật chỗ ở...

Theo Điều 7 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, người làm chứng mà bị đe dọa đến tính mạng, sức khỏe, bị xâm phạm danh dự, nhân phẩm, tài sản thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải áp dụng những biện pháp cần thiết để bảo vệ theo quy định của pháp luật.

Theo Thông tư Liên tịch số 13/2013/TTLT-BCA-BQP-VKSNDTC-TANDTC ngày 26/12/2013 của Bộ Công an - Bộ Quốc phòng - Viện kiểm sát Tòa án Nhân dân tối cao - Tòa án Nhân dân tối cao, các biện pháp bảo vệ có thể được áp dụng đối với người làm chứng (cả người thân thích của họ, gọi chung là người được bảo vệ) bao gồm:

- Bố trí lực lượng, phương tiện; tiến hành các biện pháp nghiệp vụ; sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ, phương tiện giao thông, thông tin liên lạc để canh gác, bảo vệ (tại phiên tòa, nơi ở, nơi làm việc, học tập của người được bảo vệ, trên các phương tiện giao thông và các nơi cần thiết khác).

- Hạn chế phạm vi đi lại, quan hệ giao tiếp, thăm gặp, làm việc, học tập của người được bảo vệ trong một thời gian nhất định khi xét thấy mức độ tấn công hoặc xâm hại của tội phạm đối với người được bảo vệ ở mức nguy hiểm cao.

- Giữ bí mật việc cung cấp chứng cứ, vật chứng, tài liệu có liên quan trực tiếp đến hành vi phạm tội, người phạm tội của người được bảo vệ khi họ yêu cầu hoặc xét thấy họ có thể bị nguy hiểm do việc cung cấp chứng cứ, vật chứng, tài liệu đó.

Tùy từng vụ án cụ thể, trước khi đưa vụ án ra xét xử, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa cần trao đổi thống nhất với cơ quan có trách nhiệm bảo vệ về việc áp dụng các hình thức để bảo đảm việc giữ bí mật cho người được bảo vệ như cấm ghi hình, ghi âm, chụp ảnh tại phiên tòa; không công bố họ tên, lai lịch của người được bảo vệ; cách ly người được bảo vệ và thực hiện việc hỏi kín đối với người được bảo vệ ...

Đối với người bào chữa, khi được tiếp xúc, nghiên cứu đơn thư tố giác, lời khai hoặc các tài liệu khác trong hồ sơ vụ án có liên quan đến người đang được áp dụng các biện pháp bảo vệ phải cam kết giữ bí mật bằng văn bản và chịu trách nhiệm trước pháp luật về cam kết đó.

- Di chuyển, giữ bí mật chỗ ở, nơi làm việc, học tập cho người được bảo vệ: Trong trường hợp cần thiết, có thể di chuyển người được bảo vệ ra khỏi chỗ ở, nơi làm việc, học tập và tuyệt đối giữ bí mật chỗ ở, nơi làm việc, học tập mới của họ.

Thời hạn di chuyển có thể là tạm thời hoặc vĩnh viễn. Phạm vi di chuyển có thể là trong cùng một địa phương hoặc đến địa phương khác hoặc ra nước ngoài tùy từng trường hợp cụ thể và điều kiện, khả năng cho phép; trong trường hợp cấp bách có thể tạm thời di chuyển người được bảo vệ đến trụ sở cơ quan Công an, cơ quan Quân đội hoặc địa điểm khác thuộc phạm vi quản lý, bảo vệ của cơ quan Công an, cơ quan Quân đội.

- Răn đe, cảnh cáo, vô hiệu hóa hành vi xâm hại người được bảo vệ; áp dụng các biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật để ngăn chặn, xử lý kịp thời hành vi xâm hại người được bảo vệ.

- Thay đổi tung tích, lai lịch, đặc điểm nhân thân, nhân dạng của người được bảo vệ (phải có sự đồng ý của người được bảo vệ hoặc người đại diện hợp pháp của họ) và các biện pháp bảo vệ khác.

Việc áp dụng các biện pháp bảo vệ được thực hiện trong suốt thời gian mà có căn cứ về việc đã hoặc sẽ bị xâm hại là có thực và không giới hạn về thời gian (trong quá trình giải quyết tin báo, tố giác tội phạm, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự hoặc khi bản án đã có hiệu lực pháp luật).

Đánh giá bài viết
1 181
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm