Mức thanh toán BHYT khi khám, chữa bệnh trái tuyến năm 2017
Mức BHYT khi khám, chữa bệnh trái tuyến năm 2017
Mức thanh toán BHYT khi khám, chữa bệnh trái tuyến năm 2017 như thế nào? HoaTieu.vn xin giới thiệu tới các bạn mức hưởng BHYT khi khám bệnh trái tuyến áp dụng cho năm 2017 qua bài viết dưới đây kèm theo Luật bảo hiểm y tế.
Mức đóng bảo hiểm xã hội năm 2017 mới nhất (BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ)
Không cần xuất trình thẻ BHYT khi khám chữa bệnh từ 01/6/2017
Quy định tăng viện phí với người không có thẻ BHYT từ 1/6/2017
Chị Nguyễn Thị Khánh Trinh (Email: khanhtrinhnt@gmail.com) thắc mắc: "Khi khám bệnh, chữa bệnh (KCB) BHYT trái tuyến trong năm 2017 sẽ được thanh toán như thế nào?".
Về vấn đề này, HoaTieu.vn xin được giải đáp như sau:
Trong năm 2017, trường hợp người có thẻ BHYT tự đi KCB không đúng tuyến được quỹ BHYT thanh toán theo mức hưởng quy định tại Khoản 1 Điều 22 Luật bảo hiểm y tế 2008 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2014) này theo tỷ lệ như sau:
- Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú.
- Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú (từ ngày 01/01/2021 sẽ thanh toán 100% chi phí điều trị nội trú trong phạm vi cả nước).
- Tại bệnh viện tuyến huyện là 100% chi phí KCB.
Đối với người dân tộc thiểu số và người thuộc hộ gia đình nghèo tham gia BHYT đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người tham gia BHYT đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo khi tự đi KCB không đúng tuyến được quỹ BHYT thanh toán chi phí KCB đối với bệnh viện tuyến huyện, điều trị nội trú đối với bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến trung ương và có mức hưởng theo quy định tại Khoản 1 Điều 22 của Luật bảo hiểm y tế.
Khoản 3 Điều 22 Luật BHYT sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định như sau:
"3. Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều này theo tỷ lệ như sau, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này:
a) Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;
b) Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trong phạm vi cả nước
c) Tại bệnh viện tuyến huyện là 70% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2015; 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 01 tháng 01 năm 2016."
Tham khảo thêm
Hướng dẫn thực hiện đóng BHXH, BHYT, BHTN từ 01/01/2017 Thông báo về việc đóng BHXH, BHYT, BHTN từ ngày 01/01/2017
Giảm giá nhiều dịch vụ y tế cho người không có thẻ BHYT Giá dịch vụ y tế tăng, người không có thẻ bảo hiểm gặp khó
Nhiều chính sách về BHXH, BHYT thay đổi từ 01/6/2017 Không cần xuất trình thẻ BHYT khi khám, chữa bệnh từ 01/6/2017?
Từ 1/7: Giấy hẹn đổi thẻ BHYT cũng có giá trị khám bệnh Giấy hẹn đổi thẻ BHYT cũng có giá trị khám bệnh?
Thời hạn sử dụng của các loại thẻ BHYT Nhiều mức thời hạn sử dụng của thẻ bảo hiểm y tế
- Chia sẻ bởi:
- Ngày:

Mới nhất trong tuần
-
Quyết định 595/QĐ-BHXH về quy trình thu và quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT
-
Nghị quyết 528/2018/UBTVQH14
-
Công văn số 11/BHXH-CSXH 2023 về hướng dẫn thực hiện chế độ BHXH theo Nghị định số 97/2022/NĐ-CP
-
Công văn 4173/VPCP-KSTT 2018
-
Thông tư 14/2018/TT-BLĐTBXH Sửa đổi Thông tư 17/2016/TT-BLĐTBXH rà soát hộ nghèo đa chiều
-
Tính tiền trợ cấp thai sản được hưởng năm 2023
-
Công việc về lao động cần làm cuối năm 2022 và đầu năm 2023
-
Quyết định 13/2022/QĐ-TTg thực hiện chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp
-
Điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần 2023
-
Công văn 3068/BHXH-CSXH về triển khai Quyết định 28/2021/QĐ-TTg