Bảo hiểm xã hội Việt Nam giải thích mức tăng đóng bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên
Giải thích mức tăng đóng BHYT của học sinh, sinh viên
Liên quan tới thông tin, từ năm học 2015-2016, mức đóng BHYT của HS-SV tăng từ 3% lên 4,5%; thời gian đóng là 15 tháng thay cho 12 tháng như trước đây. Nhiều phụ huynh học sinh không khỏi giật mình, còn giáo viên cũng khổ không kém với việc thu BHYT do gặp phải sự phản ứng từ phía phụ huynh. VnDoc. Com xin gửi tới các bạn cuộc phỏng vấn với ông Lê Văn Phúc - Phó trưởng Ban thực hiện Chính sách BHYT (BHXH VN) để giải thích rõ nguyên nhân tăng mức đóng BHYT cho học sinh, sinh viên.
Mức đóng bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên tăng lên hơn 400.000 đồng một năm
Mức đóng BHYT cho HS-SV tăng từ 3% lương cơ bản lên 4,5 % từ năm học 2015-2016.
Thưa ông, lý do của việc tăng mức tham gia BHYT từ năm học 2015-2016 là gì?
- Trong Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi có quy định, mức đóng của học sinh, sinh viên được điều chỉnh từ 3% (mức lương cơ bản) lên 4,5% từ năm học 2015-2016. Việc tham gia sẽ tính theo năm tài chính.
Năm 2015, do đặc thù thẻ BHYT của học sinh, sinh viên năm học 2014-2015 sẽ hết hạn vào tháng 9. Nên việc quy định tham gia BHYT năm học 2015-2016 sẽ kéo dài thêm 3 tháng (từ tháng 10-12). Do đó, thời gian đóng sẽ là 15 tháng thay cho 12 tháng.
Về việc tăng mức đóng từ 3% lên tới 4,5%. Nếu xét riêng rẽ, Quỹ BHYT của học sinh, sinh viên khi mức đóng BHYT là 3% vẫn đủ chi trả chi phí khám, chữa bệnh cho nhóm đối tượng này.
Tuy nhiên, Bảo hiểm y tế là sự chia sẻ cộng đồng giữa các thành viên trong xã hội, người khỏe chia sẻ với người ốm, người trẻ chia sẻ với người có tuổi, người có thu nhập cao đóng cao bù đắp cho người có thu nhập thấp đóng thấp.
Quỹ BHYT học sinh chủ yếu do phụ huynh đóng góp, nếu quỹ này không sử dụng hết sẽ được chia sẻ lại cho chính các cha, mẹ, ông bà của người học sinh đó.
Hơn nữa, theo Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, quyền lợi của người tham gia BHYT được mở rộng, nên mức đóng cũng phải tăng lên tương ứng.
"Đối với học sinh, sinh viên, ngoài việc Nhà nước hỗ trợ 30% mức đóng, quyền lợi của các em còn được hưởng hơn những nhóm đối tượng khác. Đó là các em được chăm sóc sức khỏe ban đầu tại nhà trường mà kinh phí trích từ nguồn đóng BHYT.
Đối với các trường hợp học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo, thân nhân quân đội, công an vẫn được nhà nước cấp 100% kinh phí đóng BHYT; thuộc hộ cận nghèo được Nhà nước hỗ trợ 70%" - ông Lê Văn Phúc nói.
Nhiều bậc phụ huynh phàn nàn rằng mức đóng góp đầu năm học đã quá lớn, nay lại có thêm khoản kinh phí bổ sung về BHYT. Vậy, để tăng tính linh động thì BHYT có giải pháp nào hỗ trợ các bậc phụ huynh trong việc tham gia và khám chưa bệnh cho con em họ, thưa ông?
- Năm học 2015-2016 là năm đầu tiên thực hiện quy định đóng BHYT học sinh theo năm tài chính (từ 1/1 đến 31/12 của năm đó). Liên bộ Y tế - Tài chính quy định có thể đóng theo 6 tháng hoặc 12 tháng (trước đây, đóng theo năm học, từ tháng 01/10 năm trước đến 30/9 năm sau).
Năm nay là thời điểm chuyển giao nên BHXH Việt Nam cũng đã có hướng dẫn BHXH các tỉnh, thành phố căn cứ tình hình thực tế địa phương mình để thu BHYT học sinh nhằm thuận lợi cho người tham gia.
Theo đó, phương thức thu có thể thực hiện theo 3 cách:
Thứ nhất, đóng từ nay đến hết năm 2015 (3 tháng), sau đó lại đóng tiếp cho năm sau.
Thứ hai, có thể năm nay đóng 3 tháng, năm sau chia làm hai đợt, mỗi đợt đóng 6 tháng. Điều này tạo điều kiện cho các gia đình rất nhiều.
Thứ ba, nếu gia đình nào có điều kiện thì có thể đóng luôn 15 tháng.
BHXH Việt Nam cũng lưu ý đối với BHXH các địa phương triển khai thực hiện trước hết phải hướng tới sự thuận tiện cho gia đình học sinh, thông báo cho gia đình biết và có được sự đồng thuận.
Không ít phụ huynh đặt vấn đề về tính lãng phí khi bắt buộc phải tham gia BHYT với con mình. Bởi họ đang mua bảo hiểm của nhiều hãng bảo hiểm tư nhân cho con với mức cao hơn và thủ tục thuận lợi, chất lượng khám chữa bệnh tốt hơn hẳn tuyến các bệnh viện khám BHYT. Vậy, nên chăng chỉ áp dụng đối với những gia đình học sinh có hoàn cảnh khó khăn hoặc trung bình, thưa ông?
- Luật quy định về các đối tượng bắt buộc phải tham gia BHYT, trong đó có học sinh, sinh viên.
Việc cha mẹ mua bảo hiểm y tế cho con không chỉ thể hiện ý thức trách nhiệm tuân thủ pháp luật mà còn thể hiện sự quan tâm đến con cái, trong đó quan trọng nhất là sức khỏe và việc học tập.
Ngoài ra, như tôi đã nói tham gia bảo hiểm y tế đó là sự chia sẻ cộng đồng.
Trên thực tế, không nhiều người có thể tham gia BHYT của các công ty bảo hiểm thương mại, bởi mức đóng BHYT hằng năm của các công ty này rất cao.
Đồng thời, mức chi trả sẽ tỷ lệ thuận với mức đóng bảo hiểm. Đây là điểm khác biệt rất lớn với BHYT do Nhà nước tổ chức thực hiện.
Mức chi trả BHYT học sinh, sinh viên không phụ thuộc vào mức đóng mà phụ thuộc vào tình trạng bệnh lý. Hầu hết các chi phí khám, chữa bệnh sẽ được quỹ BHYT chi trả, học sinh, sinh viên chỉ phải trả 20% chi phí khám, chữa bệnh.
Nhiều trường hợp học sinh, sinh viên bị bệnh nặng đã được quỹ BHYT chi trả hàng trăm triệu đồng mỗi năm, điều này chắc chắn không có ở bảo hiểm thương mại.
Về việc một số ý kiến của phụ huynh, người tham gia BHYT còn phàn nàn về chất lượng, thủ tục khám, chữa bệnh BHYT, tôi cho rằng trong thời gian qua, ngành y tế đã có rất nhiều cố gắng để cải thiện vấn đề này. Thực tế là cung cách phục vụ người bệnh đã được nâng lên rõ rệt.
Tuy nhiên, cũng không phải một sớm một chiều có thể đáp ứng được tất cả nhu cầu của người dân. Hiện tại, hơn 70% dân số đã có BHYT, người bệnh đến khám, chữa bệnh tại các bệnh viện (đặc biệt là tuyến huyện, tỉnh) chủ yếu là người có thẻ BHYT.
Trong khi đó ngành y tế còn thiếu về nhân lực, cơ sở vật chất nên việc xếp hàng, chờ đợi tại các bệnh viện là khó tránh khỏi.
Ngành BHXH, ngành y tế đang nỗ lực cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng phục vụ và người tham gia BHYT cũng nên chia sẻ với những khó khăn chung của đất nước.
Đứng về phía các nhà trường, không ít đơn vị phản hồi về việc họ chỉ đứng ra thu hộ BHXH. Trong khi đó, nhiều phụ huynh phàn nàn về mức đóng và khả năng không tham gia BHYT, ý kiến ông về việc này ra sao?
- BHYT là một trong những chính sách an sinh xã hội lớn của Đảng và Nhà nước ta, vì vậy Luật BHYT và các văn bản hướng dẫn thực hiện đã quy định rõ trách nhiệm của các Bộ, ngành, chính quyền địa phương, tổ chức, cá nhân trong thực hiện BHYT.
Tại tiết a, Khoản 5 Điều 2 Thông tư liên tịch số 41/TTLT-BYT-BTC ngày 24/11/2015 của liên Bộ Y tế-Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện BHYT quy định rõ: "Cơ sở giáo dục thu tiền đóng phần thuộc trách nhiệm phải đóng của học sinh, sinh viên 6 tháng hoặc một năm một lần nộp vào quỹ BHYT". Như vậy đây là trách nhiệm chứ không phải thu "hộ" như một số đơn vị nêu ý kiến.
Ngoài ra, Luật BHYT cũng quy định Bộ Giáo dục và đào tạo có trách nhiệm phối hợp để tổ chức tốt việc chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh, sinh viên tại nhà trường; Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định của pháp luật về trách nhiệm tham gia BHYT.
- Chia sẻ:Phùng Minh Phương
- Ngày:
Gợi ý cho bạn
-
Luật Bảo hiểm y tế số 46/2014/QH13
-
Thông tư 01/2023/TT-BLĐTBXH mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội
-
Quyết định 976/QĐ-BHXH 2023 thủ tục hành chính liên thông Đăng ký khai sinh, thường trú, cấp BHYT
-
Đi làm sớm có được hưởng chế độ thai sản không?
-
Tải Thông tư 20/2023/TT-BLĐTBXH về mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng BHXH
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Thuế - Lệ phí - Kinh phí
Giáo dục - Đào tạo
Y tế - Sức khỏe
Thể thao
Bảo hiểm
Chính sách
Hành chính
Cơ cấu tổ chức
Quyền Dân sự
Tố tụng - Kiện cáo
Dịch vụ Pháp lý
An ninh trật tự
Trách nhiệm hình sự
Văn bản Nông - Lâm - Ngư nghiệp
Tài nguyên - Môi trường
Công nghệ - Thông tin
Khoa học công nghệ
Văn bản Giao thông vận tải
Hàng hải
Văn hóa Xã hội
Du lịch
Doanh nghiệp
Xuất - Nhập khẩu
Tài chính - Ngân hàng
Lao động - Tiền lương
Đầu tư - Chứng khoán - Thương mại
Xây dựng - Đô thị - Đất đai - Nhà ở
Lĩnh vực khác