6 Mẫu lời chứng theo Thông tư 01/2021 2024 mới nhất

Tải về

Bộ Tư pháp ban hành Thông tư 01/2021/TT-BTP ngày 03/02/2021 hướng dẫn Luật Công chứng 2014. Theo đó lời chứng của công chứng viên tùy trường hợp cụ thể sẽ áp dụng theo mẫu lời chứng theo Thông tư 01/2021/BTP mới được ban hành. Mời các bạn tham khảo và tải Mẫu lời chứng ban hành kèm theo Thông tư 01/2021 file .doc/pdf miễn phí trên trang HoaTieu.vn.

1. Lời chứng của công chứng viên là gì? Có tác dụng gì?

  • Lời chứng của công chứng viên là bộ phận cấu thành của văn bản công chứng.
  • Căn cứ vào các mẫu lời chứng và ghi chú cách ghi lời chứng, công chứng viên soạn thảo lời chứng phù hợp với từng hợp đồng, giao dịch cụ thể.
  • Công chứng viên không được đưa vào lời chứng những nội dung nhằm trốn tránh, giảm bớt trách nhiệm của mình hoặc nội dung vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội

2. Mẫu lời chứng của công chứng viên áp dụng chung đối với hợp đồng (giao dịch)

Mẫu lời chứng của công chứng viên theo mẫu TP-CC-22 Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2021/TT-BTP dưới đây là mẫu áp dụng chung đối với hợp đồng hoặc giao dịch, với mục đích làm chứng cho hai bên đối tác đảm bảo đủ điều kiện để hợp đồng có hiệu lực pháp luật.

LỜI CHỨNG CỦA CÔNG CHỨNG VIÊN

Hôm nay, ngày ......... tháng .......... năm ............ (1)

Tại ............................ (2), địa chỉ:........................... (3)

Tôi ....................................... (4), công chứng viên, trong phạm vi trách nhiệm của mình theo quy định của pháp luật,

CHỨNG NHẬN:

……………………………… (5) được giao kết giữa:

Bên.................................................................... (6)

Bên.................................................................... (6)

- Các bên đã tự nguyện giao kết ...... (5) này;

- Tại thời điểm ký (7) vào ...... (5) này, các bên giao kết có năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật;

- Các bên giao kết cam đoan chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, tính hợp pháp của các giấy tờ đã cung cấp liên quan đến việc giao kết ...... (5) này;

- Mục đích, nội dung của ...... (5) không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội;

- Các bên giao kết đã tự đọc lại (8), đồng ý toàn bộ nội dung và ký (7) vào từng trang của ...... (5) này trước mặt tôi; chữ ký (7.1) trong ...... (5) đúng là chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên nêu trên;

(*)

- Văn bản công chứng này được lập thành ...... (9) bản chính, mỗi bản chính gồm .... tờ, ...... trang (10), có giá trị pháp lý như nhau; người yêu cầu công chứng giữ ...... (9) bản chính; 01 (một) bản chính lưu tại ...... (2), tỉnh (thành phố) ...... (11).

Số công chứng ...... quyển số ....../...... TP/CC-SCC/HĐGD (14)

3. Mẫu lời chứng của công chứng viên đối với hợp đồng ủy quyền

3.1. Mẫu lời chứng của công chứng viên dùng cho bên ủy quyền

Dưới đây là Mẫu lời chứng của công chứng viên dùng cho bên ủy quyền, áp dụng với hợp đồng ủy quyền trong trường hợp bên ủy quyền và bên được ủy quyền không thể cùng đến một tổ chức hành nghề công chứng. Mời các bạn tham khảo.

LỜI CHỨNG CỦA CÔNG CHỨNG VIÊN

Hôm nay, ngày ........... tháng .......... năm ............ (1)

Tại ............................ (2), địa chỉ tại........................... (3)

Tôi ....................................... (4), công chứng viên, trong phạm vi trách nhiệm của mình theo quy định của pháp luật,

CHỨNG NHẬN:

Hợp đồng ủy quyền này được giao kết bởi:

Bên ủy quyền:..................................................................... (6)

- Bên ủy quyền đã tự nguyện giao kết hợp đồng ủy quyền này.

- Tại thời điểm ký (7) vào hợp đồng này, bên ủy quyền có năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật;

- Bên ủy quyền cam đoan chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, tính hợp pháp của các giấy tờ đã cung cấp liên quan đến việc giao kết hợp đồng này;

- Mục đích, nội dung của hợp đồng không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội;

- Bên ủy quyền đã tự đọc lại (8), đồng ý toàn bộ nội dung và đã ký (7) vào từng trang của hợp đồng này trước mặt tôi; chữ ký (7.1) trong hợp đồng đúng là chữ ký (7.1) của bên ủy quyền;

- Do bên được ủy quyền không thể có mặt tại ....... (2), tỉnh (thành phố) ....... (11), do đó bên được ủy quyền có trách nhiệm liên hệ tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú để hoàn tất thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền. Sau khi hoàn thất thủ tục công chứng, bên được ủy quyền có trách nhiệm gửi cho bên ủy quyền ....... (9) bản chính của văn bản bản công chứng;

(*)

- Văn bản công chứng này được lập thành ....... (9) bản chính, mỗi bản chính gồm .... tờ, ...... trang (10), có giá trị pháp lý như nhau; người yêu cầu công chứng giữ ....... (9) bản chính; 01 (một) bản chính lưu tại ....... (2), tỉnh (thành phố) ....... (11)

Số công chứng ...... quyển số ....../...... TP/CC-SCC/HĐGD (14)

CÔNG CHỨNG VIÊN (15)

3.2. Mẫu lời chứng của công chứng viên dùng cho bên được ủy quyền

LỜI CHỨNG CỦA CÔNG CHỨNG VIÊN

Hôm nay, ngày ........... tháng .......... năm ............ (1)

Tại ............................ (2), địa chỉ tại........................... (3)

Tôi ....................................... (4), công chứng viên, trong phạm vi trách nhiệm của mình theo quy định của pháp luật,

CHỨNG NHẬN:

Hợp đồng ủy quyền này được giao kết giữa:

Bên ủy quyền: ..................................................................... (6)

Theo văn bản công chứng số ...... quyển số ....../...... TP/CC-SCC/HĐGD do công chứng viên............. của ............. (12) chứng nhận.

Bên được ủy quyền: ............................................................ (6)

- Bên được ủy quyền đã xuất trình …. (9) bản chính của văn bản công chứng do bên ủy quyền giao; đã tự nguyện giao kết hợp đồng này, chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, tính hợp pháp của các giấy tờ đã cung cấp liên quan đến việc giao kết hợp đồng này;

- Tại thời điểm ký (7) vào hợp đồng này, bên được ủy quyền có năng lực hành vi dân sự phù hợp theo quy định của pháp luật;

- Bên được ủy quyền cam đoan chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, tính hợp pháp của các giấy tờ đã cung cấp liên quan đến việc giao kết hợp đồng này;

- Mục đích, nội dung của hợp đồng không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội;

- Bên được ủy quyền đã tự đọc lại (8), đồng ý toàn bộ nội dung hợp đồng và đã ký (7) vào từng trang của hợp đồng này trước mặt tôi; chữ ký (7.1) trong hợp đồng đúng là chữ ký (7.1) của bên được ủy quyền;

(*)

- Văn bản công chứng này được lập thành ....... (9) bản chính, mỗi bản chính gồm .... tờ, ...... trang (10), có giá trị pháp lý như nhau; người yêu cầu công chứng giữ ....... (9) bản chính; 01 (một) bản chính lưu tại ............ (2), tỉnh (thành phố) ................ (11)

Số công chứng ...... quyển số ....../...... TP/CC-SCC/HĐGD (14)

..................................................

Mẫu lời chứng của công chứng viên
Mẫu lời chứng của công chứng viên

4. Mẫu lời chứng của công chứng viên đối với di chúc

Dưới đây là mẫu Mẫu TP-CC-23: Mẫu lời chứng của công chứng viên đối với di chúc và Văn bản sửa đổi/bổ sung di chúc.

LỜI CHỨNG CỦA CÔNG CHỨNG VIÊN

Hôm nay, ngày ........... tháng .......... năm ............ (1)

Tại ............................ (2), địa chỉ tại........................... (3)

Tôi ....................................... (4), công chứng viên, trong phạm vi trách nhiệm của mình theo quy định của pháp luật,

CHỨNG NHẬN:

Ông (Bà)…………………………… (6)

- Đã tự nguyện lập............................ (5) này ;

- Tại thời điểm ký (7) vào .……. (5) này , Ô ng /B à………… . (6) có năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật; không bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép ;

- Ông (Bà)…………. (6) cam đoan chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, tính hợp pháp của các giấy tờ đã cung cấp liên quan đến việc lập .……. (5) này.

- Mục đích, nội dung của .……. (5) không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội;

- Ông (Bà) ............... (6) đã tự đọc lại (8), đồng ý toàn bộ nội dung và đã ký (7) vào từng trang của .……. (5) này trước mặt tôi; chữ ký (7.1) trong hợp đồng đúng là chữ ký (7.1) của Ông (Bà) ............... (6);

(*)

- Văn bản công chứng này được lập thành ....... (9) bản chính, mỗi bản chính gồm .... tờ, ...... trang (10), có giá trị pháp lý như nhau; người yêu cầu công chứng giữ ....... (9) bản chính; 01 (một) bản chính lưu tại ............ (2), tỉnh (thành phố) ................ (11)

Số công chứng ...... quyển số ....../...... TP/CC-SCC/HĐGD (14)

CÔNG CHỨNG VIÊN (15)

5. Mẫu lời chứng của công chứng viên đối với văn bản thỏa thuận phân chia di sản

Dưới đây là Mẫu TP-CC-24: Mẫu lời chứng của công chứng viên đối với văn bản thỏa thuận phân chia di sản/văn bản khai nhận di sản:

LỜI CHỨNG CỦA CÔNG CHỨNG VIÊN

Hôm nay, ngày ........... tháng .......... năm ............ (1)

Tại ............................ (2), địa chỉ tại........................... (3)

Tôi ....................................... (4), công chứng viên, trong phạm vi trách nhiệm của mình theo quy định của pháp luật,

CHỨNG NHẬN:

.......................... (5) này được lập bởi (các) Ông (Bà):

1.…………….........................................................................(6)

2.…………….........................................................................(6)

- Các Ông (Bà) có tên nêu trên đã tự nguyện lập ……( 5) này ; cam đoan không bỏ sót người thừa kế và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc bỏ sót người thừa kế;

- Tại thời điểm ký (7) vào văn bản này, c ác Ông (Bà) có tên nêu trên có năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật ;

- Các Ông (Bà) có tên nêu trên cam đoan chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, hợp pháp của các giấy tờ liên quan đến việc lập …… (5) này.

- Sau khi niêm yết việc thụ lý công chứng …… (5) tại .... từ ngày ... tháng .... năm ... đến hết ngày ... tháng ... năm ... ( 13 ), ..... (2) không nhận được khiếu nại , tố cáo nào;

- Mục đích, nội dung của …… (5) không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội;

- Các Ông (Bà) có tên nêu trên đã tự đọc lại (8), đồng ý toàn bộ nội dung và đã ký (7) vào từng trang của …… (5) trước mặt tôi; chữ ký (7.1) trong hợp đồng đúng là chữ ký (7.1) của các Ông (Bà) có tên nêu trên;

(*)

- Văn bản công chứng này được lập thành ....... (9) bản chính, mỗi bản chính gồm .... tờ, ...... trang (10), có giá trị pháp lý như nhau; người yêu cầu công chứng giữ ....... (9) bản chính; 01 (một) bản chính lưu tại ............ (2), tỉnh (thành phố) ................ (11)

Số công chứng ...... quyển số ....../...... TP/CC-SCC/HĐGD (14)

CÔNG CHỨNG VIÊN (15)

6. Mẫu lời chứng của công chứng viên đối với văn bản từ chối nhận di sản

Dưới đây là Mẫu TP-CC-25: Mẫu lời chứng của công chứng viên đối với văn bản từ chối nhận di sản.

LỜI CHỨNG CỦA CÔNG CHỨNG VIÊN

Hôm nay, ngày ........... tháng .......... năm ............ (1)

Tại ............................ (2), địa chỉ tại........................... (3)

Tôi ........................... (4), công chứng viên, trong phạm vi trách nhiệm của mình theo quy định của pháp luật,

CHỨNG NHẬN:

Văn bản từ chối nhận di sản này được lập bởi (các) Ông (Bà):

1.………….............................................................................(6)

2.…………….........................................................................(6)

- (Các) Ông (Bà) có tên nêu trên đã tự nguyện lập văn bản từ chối nhận di sản này; cam đoan việc từ chối nhận di sản này không nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình;

- Tại thời điểm ký (7) vào văn bản từ chối nhận di sản , (các) Ông (Bà) có tên nêu trên có năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật ;

- (Các) Ông (Bà) có tên nêu trên cam đoan chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, tính hợp pháp của các giấy tờ đã cung cấp liên quan đến việc lập văn bản từ chối nhận di sản này;

- Mục đích, nội dung văn bản từ chối nhận di sản không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội;

- (Các) Ông (Bà) có tên nêu trên đã tự đọc lại (8), đồng ý toàn bộ nội dung và đã ký (7) vào từng trang của văn bản từ chối nhận di sản trước mặt tôi; chữ ký (7.1) trong hợp đồng đúng là chữ ký (7.1) của các Ông (Bà) có tên nêu trên;

(*)

- Văn bản công chứng này được lập thành ....... (9) bản chính, mỗi bản chính gồm .... tờ, ...... trang (10), có giá trị pháp lý như nhau; người yêu cầu công chứng giữ ....... (9) bản chính; 01 (một) bản chính lưu tại ............ (2), tỉnh (thành phố) ................ (11)

Số công chứng ...... quyển số ....../...... TP/CC-SCC/HĐGD (14)

CÔNG CHỨNG VIÊN (15)

7. Mẫu lời chứng của công chứng viên đối với bản dịch

Dưới đây là Mẫu TP-CC-26: Mẫu lời chứng của công chứng viên đối với bản dịch.

LỜI CHỨNG CỦA CÔNG CHỨNG VIÊN

Hôm nay, ngày ........... tháng .......... năm ............ (1)

Tại ............................ (2), địa chỉ tại........................... (3)

Tôi ....................................... (4), công chứng viên, trong phạm vi trách nhiệm của mình theo quy định của pháp luật,

CHỨNG NHẬN:

- Bản dịch này do Ông/Bà ...................................(5), cộng tác viên phiên dịch của ...............(2), tỉnh (thành phố).............. (6) dịch từ tiếng ............... sang tiếng ....................;

- Chữ ký trong bản dịch đúng là chữ ký của Ông/Bà........................... (5);

- Nội dung bản dịch chính xác, không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội;

- Văn bản công chứng này được lập thành...... (7) bản chính, mỗi bản gồm .... tờ, ...... trang (8), lưu 01 bản tại ................(2), tỉnh (thành phố) ...................(6)

Số công chứng ..........., quyển số ......./.......TP/CC-SCC/BD (9)

CÔNG CHỨNG VIÊN (10)

Chi tiết toàn bộ mẫu lời chứng mời các bạn sử dụng file Tải về để xem chi tiết.

8. Mẫu lời chứng theo Thông tư 01/2021/TT-BTP có khác gì so với trước đây?

Số lượng mẫu lời chứng:

  • So với Thông tư số 06, Thông tư số 01 ít hơn 01 mẫu lời chứng do nhập 02 mẫu lời chứng “Văn bản thỏa thuận phân chia/văn bản khai nhận di sản”.
  • Đồng thời, Thông tư số 01 đã bổ sung thêm trường hợp văn sửa đổi/bổ sung/hủy bỏ di chúc.

Địa điểm công chứng:

  • Quy định của Thông tư số 01 phù hợp với thực tiễn hành nghề công chứng. Trường hợp công chứng ngoài trụ sở nhưng công chứng viên vẫn phải ký và đóng dấu tại trụ sở hành nghề công chứng.

Cách ghi thời gian:

  • Việc hướng dẫn cách ghi thời gian thể hiện rõ quan điểm của Thông tư 01, đó là thời gian ký và đóng dấu tổ chức hành nghề công chứng tại trụ sở tổ chức hành nghề công chứng. Quy định này phù hợp với khoản 1 Điều 5 Luật Công chứng năm 2014 “Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng”.
  • Việc quy định phải ghi thêm giờ, phút khi công chứng di chúc (Thông tư số 01) là sát thực với tính chất, yêu cầu của việc lập di chúc vì có những trường hợp lập di chúc khi sức khỏa và tinh thần phải xác định từng giờ, từng phút.

Xưng danh công chứng viên:

  • Thông tư số 01 bổ sung thêm “trong phạm vi trách nhiệm của mình theo quy định của pháp luật”.

Ghi tên hợp đồng, giao dịch:

  • Thông tư số 01 quy định rõ việc ghi ngắn gọn khi trích dẫn lại tên loại văn bản công chứng (chỉ cần ghi rõ tên loại văn bản công chứng khi nêu lần đầu tiên).

Thông tin các bên tham gia giao dịch:

  • Thông tư số 01 nêu rõ thông tin các bên tham gia giao dịch phải ghi năm sinh (nếu chưa đủ 18 tuổi thì ghi rõ ngày tháng năm sinh); nơi cư trú (thay vì là nơi thường trú như Thông tư số 06).

Công chứng viên đọc dự thảo:

  • Thông tư số 01 quy định là “các bên/bên/ông (bà)” (Thông tư số 01 ghi người yêu cầu công chứng) phù hợp với tính chất của hợp đồng, giao dịch và các loại văn bản công chứng.

Ký, điểm chi: 

  • Thông tư 01 nêu rõ Người làm chứng, người phiên dịch không bắt buộc phải ký vào từng trang mà chỉ cần ký vào trang cuối của hợp đồng (giao dịch).

Lời kết công chứng:

  • Thông tư số 01 nêu cụm từ chung gồm tất cả các loại văn bản công chứng “Văn bản công chứng này” (Thông tư số 06 nêu cụ thể loại văn bản);
  • Thông tư số 01 quy định bản chính được gửi cho ngươì yêu cầu công chứng và lưu taị tổ chức hành nghề công chứng (Thông tư số 06 quy định gửi bản chính cho 03 bên (bên A, bên B và lưu tại tổ chức hành nghề công chứng.

Từ nội dung mở rộng của Thông tư số 01, nhận thấy một số vấn đề như sau:

  • Người làm chứng: ghi rõ lý do có người làm chứng, tự mời hay được công chứng viên chỉ định.
  • Người phiên dịch: ghi rõ lý do mời người phiên dịch; người mời phiên dịch cam đoan chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc người mời phiên dịch.
  • Những người giao kết hợp đồng (giao dịch) có thể không ký cùng thời điểm (công chứng tại trụ sở).

Một số lưu ý về nội dung lời chứng:

  • Thông tư số 01 sửa đổi, bổ sung một số nội dung lời chứng phù hợp với thực tiễn và pháp luật công chứng, như: bỏ cụm từ “thỏa thuận” trong câu “Các bên đã tự nguyện giao kết.... này”; ghi rõ là “tại thời điểm ký vào ...... (5) này, các bên giao kết có năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật” của các bên tham gia trong nội dung văn bản thay vì “tại thời điểm công chứng” như Thông tư số 06; bổ sung nội dung các bên giao kết cam đoan chịu trách nhiệm về tính chính xác, tính hợp pháp của các giấy tờ đã cung cấp liên quan đến việc giao kết; bổ sung việc xác nhận chữ ký đúng là chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên.

Trên đây là Mẫu lời chứng theo Thông tư 01/2021 2024 mới nhất. Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Phổ biến pháp luật của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
8 23.651
6 Mẫu lời chứng theo Thông tư 01/2021 2024 mới nhất
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm