Bị quấy rối tình dục xử lý sao đúng luật?

Hiện nay, việc quấy rối tình dục ở nơi công sở diễn ra phổ biến. Tuy nhiên, nhiều người không biết quấy rối tình dục là như thế nào để kịp thời nhận ra và xử lý. Bài viết này Hoatieu.vn sẽ chia sẻ đến bạn bài viết: Bị quấy rối tình dục xử lý sao đúng luật?

1. Quấy rối tình dục là gì?

Quấy rối tình dục được hiểu là những hành vi có tính chất tình dục gây ảnh hưởng tới nhân phẩm của người khác. Đây là hành vi không được chấp nhận, không mong muốn và không hợp lý làm xúc phạm đối phương, tại nơi làm việc tạo ra môi trường bất ổn, đáng sợ, thù địch, khó chịu. "Quấy rối tình dục" được biểu hiện ở nhiều dạng khác nhau:

  • Dạng hành vi tác động đến thể chất như sờ mó, tiếp xúc cơ thể, cấu véo, thậm chí tấn công....
  • Dạng lời nói: những lời nói khiếm nhã có ngụ ý về tình dục, đề nghị yêu cầu không mong muốn một cách liên tục...
  • Dạng phi lời nói: thể hiện dưới dạng ngôn ngữ cơ thể, không đúng đắn, phô bày tài liệu khiêu dâm...

2. Chứng minh bị quấy rối như thế nào?

Việc quấy rối tình dục diễn ra phổ biến, tuy nhiên chị em vẫn chưa biết cách bảo vệ mình. Để có thể có chứng cứ chứng minh mình bị quấy rối tình dục, các bạn cần phải chuẩn bị máy ghi âm, trích xuất camera, hoặc nhờ người chứng minh bằng lời nói giúp mình để có thể tố cáo hành vi quấy rối tính dục.

Quấy rối tình dục xử lý sao cho đúng luật?

3. Quấy rối tình dục tại nơi làm việc bị xử lý thế nào?

Thứ nhất, xử lý vi phạm hành chính

Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình:

Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng

1.Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;

b) Gây mất trật tự ở rạp hát, rạp chiếu phim, nhà văn hóa, câu lạc bộ, nơi biểu diễn nghệ thuật, nơi tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao, lễ hội, triển lãm, hội chợ, trụ sở cơ quan, tổ chức, khu dân cư, trường học, bệnh viện, nhà ga, bến tàu, bến xe, trên đường phố, ở khu vực cửa khẩu, cảng hoặc ở nơi công cộng khác;

c) Thả rông động vật nuôi trong thành phố, thị xã hoặc nơi công cộng.

Theo đó, người trưởng phòng có những hành vi khiếm nhã như vậy với với chị thì có thể bị xử lí vi phạm hành chính với mức phạt từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.

Hành vi "quấy rối tình dục" tại môi trường làm việc

Người lao động trong quá trình làm việc mà bị "quấy rối tình dục" thì có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng theo quy định tại Điều 35 Bộ Luật lao động 2019:

Điều 35. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động

1. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau:

a) Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

b) Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;

c) Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;

d) Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

2. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây:

a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này;

b) Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật này;

c) Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;

d) Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

đ) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật này;

e) Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;

g) Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Bộ luật này làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.
Như vậy, nếu không muốn làm việc tại môi trường làm việc này nữa thì chị hoàn toàn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng hợp đồng lao động chỉ cần tuân thủ quy định về số ngày báo trước là 3 ngày làm việc.

Ngoài ra, nếu hành vi quấy rối mà xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự người khác thì cũng có thể bị xử lý hình sự theo điều 121 Bộ luật Hình sự về “Tội làm nhục người khác”. Tuy nhiên, hành vi quấy rối tình dục không đủ yếu tố để cấu thành tội làm nhục người khác nếu không có hậu quả cần chứng minh đó là nạn nhân cảm thấy vô cùng nhục nhã, tủi hổ...

Trên đây là ý kiến tư vấn của Hoatieu.vn. Mời bạn tham khảo một số bài viết hữu ích khác như:

Đánh giá bài viết
9 163
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm