Công an phường có làm việc thứ 7 không?

Công an phường có làm việc thứ 7 không? Đây là thắc mắc của rất nhiều người dân địa phương khi muốn tiến hành làm thủ tục hành chính nhưng chỉ được nghỉ vào thứ 7, chủ nhật. Nếu công an xã/phường làm việc thứ 7 thì sẽ rất thuận tiện cho người lao động trên cả nước. Để trả lời cho câu hỏi này, mời các bạn tham khảo nội dung chi tiết dưới đây cùng HoaTieu.vn.

Quy định về giờ làm việc của công an xã/phường
Quy định về giờ làm việc của công an xã/phường

1. Công an phường có làm việc thứ 7 không?

Căn cứ theo quy định của Pháp lệnh Công an xã 2008Luật Công an nhân dân 2018 quy định về nhiệm vụ của công an xã/phường như sau:

Thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý cư trú, chứng minh nhân dân và các giấy tờ đi lại khác; quản lý vật liệu nổ, vũ khí, công cụ hỗ trợ, phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ môi trường; quản lý về an ninh, trật tự đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện trên địa bàn xã theo phân cấp và hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Công an.

Thực tế hiện nay công an phường được coi là cơ quan hành chính nhà nước, thực hiện rất nhiều thủ tục hành chính công cho người dân.

Do đó, giờ làm việc của công an cũng tương tự như người lao động làm việc hành chính trong các cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, mỗi địa phương và mỗi cơ quan có thể sẽ có sự khác nhau về quy định giờ làm việc thực tế.

Giờ hành chính nhà nước thường được áp dụng trong khung thời gian cụ thể như sau:

– Thời gian làm việc buổi sáng: Bắt đầu từ 8 giờ đến 12 giờ.

– Thời gian làm việc buổi chiều: bắt đầu từ 13 giờ 30 đến 17 giờ 30.

– Thời gian làm việc trong tuần thường từ thứ hai đến thứ sáu, thứ bảy và chủ nhật nghỉ.

Căn cứ vào tính chất công việc, thời tiết mà giờ hành chính ở các cơ quan, đơn vị khác nhau có thể chênh lệch và thông thường có thể chênh lệch đến 30 phút hoặc 1 tiếng.

Hiện nay, việc nghiêm túc thực hiện chỉ thị của Chính phủ: "Không để nhân dân phải chờ đợi lâu, phục vụ đến người dân cuối cùng" khiến cho ở nhiều địa phương, các cơ quan, đơn vị công an xã/phường trên cả nước quy định giờ hành chính làm việc đến sáng thứ 7.

Do đó, để biết được cơ quan công an xã, phường nơi bạn sinh sống có làm việc vào thứ 7 không thì bạn nên gọi điện trực tiếp đến cơ quan công an xã/phường để hỏi rõ.

Ở hai thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM, công an phường đều làm việc đến sáng thứ 7 để làm các thủ tục công cho người dân.

Đây thực sự là những thay đổi lớn đối với hệ thống hành chính của nước ta, giúp cho người dân thuận tiện trong việc thực hiện thủ tục hành chính mà không phải xin nghỉ làm các ngày trong tuần như trước đây.

Qua đó thể hiện sự quyết tâm thực hiện cải cách hành chính công của Chính phủ, và quyết tâm thực hiện cải cách ấy có hiệu quả thực tế chứ không chỉ là nói suông trên giấy tờ báo cáo.

2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của công an xã/phường

Hình ảnh công an tổ chức thứ 7 tình nguyện
Hình ảnh công an tổ chức thứ 7 tình nguyện giải quyết thủ tục hành chính cho người dân

Theo điều 9 Pháp lệnh công an xã quy định công an xã/phường có các nhiệm vụ sau:

1. Nắm tình hình an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn xã, đề xuất với cấp ủy Đảng, Uỷ ban nhân dân cùng cấp và cơ quan Công an cấp trên về chủ trương, kế hoạch, biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội và tổ chức thực hiện chủ trương, kế hoạch, biện pháp đó.

2. Làm nòng cốt xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội; hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện quy định của pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn xã theo thẩm quyền.

3. Tham mưu cho Uỷ ban nhân dân xã và tổ chức thực hiện quy định của pháp luật về quản lý, giáo dục các đối tượng phải chấp hành hình phạt quản chế, cải tạo không giam giữ, người bị kết án tù nhưng được hưởng án treo cư trú trên địa bàn xã; quản lý người được đặc xá, người sau cai nghiện ma túy và người chấp hành xong hình phạt tù thuộc diện phải tiếp tục quản lý theo quy định của pháp luật.

4. Chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức và lực lượng khác phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh chống tội phạm và tệ nạn xã hội theo quy định của pháp luật; bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ tính mạng, tài sản của cá nhân, cơ quan, tổ chức trên địa bàn xã.

5. Thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý cư trú, chứng minh nhân dân và các giấy tờ đi lại khác; quản lý vật liệu nổ, vũ khí, công cụ hỗ trợ, phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ môi trường; quản lý về an ninh, trật tự đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện trên địa bàn xã theo phân cấp và hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Công an.

6. Tiếp nhận, phân loại, xử lý theo thẩm quyền các vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn xã; kiểm tra người, đồ vật, giấy tờ tùy thân, thu giữ vũ khí, hung khí của người có hành vi vi phạm pháp luật quả tang; tổ chức cấp cứu nạn nhân, bảo vệ hiện trường và báo cáo ngay cho cơ quan có thẩm quyền; lập hồ sơ ban đầu, lấy lời khai người bị hại, người biết vụ việc, thu giữ, bảo quản vật chứng theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Công an; cung cấp hồ sơ, tài liệu, vật chứng, thông tin thu thập được và tạo điều kiện cho cơ quan có thẩm quyền xác minh, xử lý vụ việc.

7. Tổ chức bắt người phạm tội quả tang, người có quyết định truy nã, truy tìm đang lẩn trốn trên địa bàn xã; dẫn giải người bị bắt lên cơ quan Công an cấp trên trực tiếp.

8. Xử phạt vi phạm hành chính; lập hồ sơ đề nghị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác đối với người vi phạm pháp luật trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Công an.

9. Được yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân trên địa bàn xã phối hợp hoạt động, cung cấp thông tin và thực hiện nhiệm vụ có liên quan đến bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

10. Trong trường hợp cấp thiết, để cấp cứu người bị nạn, cứu hộ, cứu nạn, đuổi bắt người phạm tội quả tang, người có quyết định truy nã, truy tìm, được huy động người, phương tiện của tổ chức, cá nhân và phải trả lại ngay phương tiện được huy động khi tình huống chấm dứt và báo cáo ngay với Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cùng cấp.

Trường hợp có thiệt hại về tài sản thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật; người được huy động làm nhiệm vụ mà bị thương hoặc bị chết thì được giải quyết theo chính sách của Nhà nước.

11. Được sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ và thực hiện một số biện pháp công tác công an theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Công an để bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn xã.

12. Tham gia thực hiện công tác tuyển sinh, tuyển dụng vào lực lượng vũ trang nhân dân; luyện tập, diễn tập thực hiện các phương án quốc phòng, an ninh, cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai và các sự cố nghiêm trọng khác.

13. Xây dựng lực lượng Công an xã trong sạch, vững mạnh về chính trị, tổ chức và nghiệp vụ.

14. Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

Để biết thêm thông tin về nhiệm vụ, quyền hạn của công an xã/phường hiện hành, các bạn tham khảo bài viết:

Mời các bạn tham khảo tài liệu có liên quan tại mục Hỏi đáp pháp luật của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
2 5.025
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Lanh Lảnh Lót
    Lanh Lảnh Lót

    Thông tin hữu ích

    Thích Phản hồi 05/07/22
    • Hà Thanh Hiền
      Hà Thanh Hiền

      Công an phường chỗ mình có làm thứ 7

      Thích Phản hồi 05/07/22
      • Bùi Văn Hòa
        Bùi Văn Hòa

        Nếu làm sáng thứ 7 họ sẽ có thông báo ấy, cũng thuận tiện cho người dân không phải xin nghỉ để đi làm thủ tục hành chính

        Thích Phản hồi 05/07/22