Mẫu số 01a-LĐTL: Bảng chấm công 2025

Tải về

Bạn cần một mẫu bảng chấm công đơn giản nhưng vẫn đảm bảo sự minh bạch, công bằng cho nhân viên dù là nghỉ phép, nghỉ lễ hay nghỉ không lương đều được chấm đầy đủ theo quy định. Hoatieu.vn xin giới thiệu Bảng biểu chấm công Mẫu số: 01a-LĐTL ban hành kèm theo các Thông tư 107, Thông tư 200 và Thông tư 133 của Bộ Tài chính. Mời các bạn cùng xem và tải về mẫu chuẩn tại đây.

Chấm công là một công việc diễn ra thường xuyên và rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức. Bảng chấm công thường được lập dưới dạng bảng tính Excel hoặc trong Word. Khi xây dựng một bảng chấm công cho doanh nghiệp cần phải đảm bảo theo tiêu chuẩn nhất định để không có sai sót dẫn đến tính sai lương cho nhân viên. Dưới đây là các mẫu Mẫu số 01a-LĐTL: Bảng chấm công mới nhất dành cho các công ty, doanh nghiệp. Các bạn có thể tải về dễ dàng để tiện sử dụng cho doanh nghiệp của mình.

Bảng chấm công là căn cứ quan trọng trong mỗi cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp để theo dõi ngày công thực tế làm việc, nghỉ việc, nghỉ hưởng chế độ BHXH,... để đánh giá sự chuyên cần, chăm chỉ, tích cực, hiệu quả công việc của từng nhân viên, qua đó làm cơ sở để trả lương.

Đối với một số mô hình doanh nghiệp, chấm công không quá quan trọng nhưng để xây dựng doanh nghiệp hoạt động ổn định, lâu dài thì chấm công là rất cần thiết.

1. Mẫu bảng chấm công theo Thông tư 133/2016/TT-BTC

Mẫu bảng chấm công theo Thông tư 133/2016/TT-BTC về hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa được Bộ Tài chính ban hành ngày 26/08/2016 (đến nay vẫn có hiệu lực).

Mẫu bảng chấm công ban hành kèm theo Thông tư 133/2016/TT-BTC được áp dụng cho:

- Các doanh nghiệp nhỏ và vừa (bao gồm cả doanh nghiệp siêu nhỏ) thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trừ doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ, công ty đại chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán, các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định tại Luật Hợp tác xã.

- Doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa thuộc lĩnh vực đặc thù như điện lực, dầu khí, bảo hiểm, chứng khoán,... đã được Bộ Tài chính ban hành hoặc chấp thuận áp dụng chế độ kế toán đặc thù.

Đơn vị:....................................

Địa chỉ:....................................

Mẫu số 01a-LĐTL
(Ban hành theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC ngày 26/8/2016 của Bộ Tài chính)

BẢNG CHẤM CÔNG

Tháng......năm........

STTHọ và tênNgạch bậc lương hoặc cấp bậc chức vụNgày trong thángQuy ra công
1 2 3 ... 31 Số công hưởng lương sản phẩmSố công hưởng lương thời gianSố công nghỉ việc, ngừng việc hương 100% lươngSố công nghỉ việc, ngừng việc hương ...% lươngSố công hưởng BHXH
ABC1 23...313233343536

Cộng:
Ngày......tháng......năm........
Người chấm công
(Ký, họ tên)
Phụ trách bộ phận
(Ký, họ tên)

Người duyệt
(Ký, họ tên)

Ký hiệu chấm công:

- Lương sản phẩm:SP- Nghỉ phép:P
- Lương thời gian:+- Hội nghị, học tập:H
- Ốm, điều dưỡng:Ô- Nghỉ bù:NB
- Con ốm:- Nghỉ không lương:KL
- Thai sảnTS- Ngừng việcN
- Tai nạnT- Lao động nghĩa vụ:
_________________________

Hướng dẫn cách ghi bảng chấm công theo Thông tư 133:

Mỗi bộ phận (phòng, ban, tổ, nhóm...) phải lập bảng chấm công hàng tháng.

Cột A, B: Ghi số thứ tự, họ và tên từng người trong bộ phận công tác.

Cột C: Ghi ngạch bậc lương hoặc cấp bậc chức vụ của từng người.

Cột 1-31: Ghi các ngày trong tháng (Từ ngày 01 đến ngày cuối cùng của tháng).

Cột 32: Ghi tổng số công hưởng lương sản phẩm của từng người trong tháng.

Cột 33: Ghi tổng số công hưởng lương thời gian của từng người trong tháng.

Cột 34: Ghi tổng số công nghỉ việc và ngừng việc hưởng 100% lương của từng người trong tháng.

Cột 35: Ghi tổng số công nghỉ việc và ngừng việc hưởng các loại % lương của từng người trong tháng.

Cột 36: Ghi tổng số công nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội của từng người trong tháng.

Hàng ngày tổ trưởng (Trưởng ban, phòng, nhóm,...) hoặc người được ủy quyền căn cứ vào tình hình thực tế của bộ phận mình để chấm công cho từng người trong ngày, ghi vào ngày tương ứng trong các cột từ cột 1 đến cột 31 theo các ký hiệu quy định trong chứng từ.

Cuối tháng, người chấm công và người phụ trách bộ phận ký vào Bảng chấm công và chuyển Bảng chấm công cùng các chứng từ liên quan như Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH, giấy xin nghỉ việc không hưởng lương,... về bộ phận kế toán kiểm tra, đối chiếu qui ra công để tính lương và bảo hiểm xã hội. Kế toán tiền lương căn cứ vào các ký hiệu chấm công của từng người tính ra số ngày công theo từng loại tương ứng để ghi vào các cột 32, 33, 34, 35.

Ngày công được quy định là 8 giờ. Khi tổng hợp quy thành ngày công nếu còn giờ lẻ thì ghi số giờ lẻ bên cạnh số công và đánh dấu phẩy ở giữa.

Ví dụ: 22 công 4 giờ ghi 22,4

Bảng chấm công được lưu tại phòng (ban, tổ,...) kế toán cùng các chứng từ có liên quan.

2. Mẫu bảng chấm công theo Thông tư 200/2014/TT-BTC

Mẫu bảng chấm công theo Thông tư 200/2014/TT-BTC về hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp được Bộ Tài chính ban hành ngày 22/12/2014 (đến nay vẫn có hiệu lực).

Mẫu bảng chấm công ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC được áp dụng cho:

- Các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế.

- Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang thực hiện kế toán theo Chế độ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ được vận dụng quy định của Thông tư 200/2014/TT-BTC để kế toán phù hợp với đặc điểm kinh doanh và yêu cầu quản lý của mình.

Đơn vị:....................................

Địa chỉ:....................................

Mẫu số: 01a - LĐTL
(Ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC
Ngày 22/12/2014 của Bộ Tài
 chính)

BẢNG CHẤM CÔNG

Tháng.............năm.............

STTHọ và tênNgạch bậc
lương hoặc
cấp bậc
chức vụ
Ngày trong thángQuy ra công
1 2 3 .....31Số công
hưởng lương
sản phẩm
Số công
hưởng lương
thời gian
Số công
nghỉ việc,
ngừng việc hưởng
100% lương
Số công nghỉ
việc, ngừng việc
hưởng ....% lương

Số công
hưởng
BHXH

ABC123.....313233343536

Cộng
Người chấm công
(Ký, họ tên)
Phụ trách bộ phận
(Ký, họ tên)
Ngày ..... tháng ..... năm.....
Người duyệt
(Ký, họ tên)

Ký hiệu chấm công:

- Lương SP:
- Lương thời gian:
- Ốm, điều dưỡng:
- Con ốm:
- Thai sản:
- Tai nạn:
SP
+
Ô

TS
T
- Nghỉ phép
- Hội nghị, học tập:
- Nghỉ bù
- Nghỉ không lương
- Ngừng việc
- Lao động nghĩa vụ

P
H
NB
KL
N

_________________________

Hướng dẫn cách ghi bảng chấm công theo Thông tư 200:

Mỗi bộ phận (phòng, ban, tổ, nhóm…) phải lập bảng chấm công hàng tháng.

Cột A, B: Ghi số thứ tự, họ và tên từng người trong bộ phận công tác.

Cột C: Ghi ngạch bậc lương hoặc cấp bậc chức vụ của từng người.

Cột 1-31: Ghi các ngày trong tháng (Từ ngày 01 đến ngày cuối cùng của tháng).

Cột 32: Ghi tổng số công hưởng lương sản phẩm của từng người trong tháng.

Cột 33: Ghi tổng số công hưởng lương thời gian của từng người trong tháng.

Cột 34: Ghi tổng số công nghỉ việc và ngừng việc hưởng 100% lương của từng người trong tháng.

Cột 35: Ghi tổng số công nghỉ việc và ngừng việc hưởng các loại % lương của từng người trong tháng.

Cột 36: Ghi tổng số công nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội của từng người trong tháng.

Hàng ngày tổ trưởng (Trưởng ban, phòng, nhóm,...) hoặc người được ủy quyền căn cứ vào tình hình thực tế của bộ phận mình để chấm công cho từng người trong ngày, ghi vào ngày tương ứng trong các cột từ cột 1 đến cột 31 theo các ký hiệu quy định trong chứng từ.

Cuối tháng, người chấm công và người phụ trách bộ phận ký vào Bảng chấm công và chuyển Bảng chấm công cùng các chứng từ liên quan như Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH, giấy xin nghỉ việc không hưởng lương,... về bộ phận kế toán kiểm tra, đối chiếu qui ra công để tính lương và bảo hiểm xã hội. Kế toán tiền lương căn cứ vào các ký hiệu chấm công của từng người tính ra số ngày công theo từng loại tương ứng để ghi vào các cột 32, 33, 34, 35.

Ngày công được quy định là 8 giờ. Khi tổng hợp quy thành ngày công nếu còn giờ lẻ thì ghi số giờ lẻ bên cạnh số công và đánh dấu phẩy ở giữa.

Ví dụ: 22 công 4 giờ ghi 22,4

Bảng chấm công được lưu tại phòng (ban, tổ,…) kế toán cùng các chứng từ có liên quan.

3. Mẫu bảng chấm công theo Thông tư 107/2017/TT-BTC

Mời các bạn cùng tham khảo thêm Mẫu C01-HD Bảng chấm công ban hành kèm theo Thông tư 107/2017/TT-BTC về hướng dẫn chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp được Bộ Tài chính ban hành ngày 10/10/2017 (đến nay vẫn có hiệu lực).

Mẫu số 01a-LĐTL: Bảng chấm công

Đơn vị:...............................................

Mẫu số C01- HD

Bộ phận:.............................................

Mã QHNS: ..........................

BẢNG CHẤM CÔNG

Tháng .........năm.........

Số:...................

Số TT

Họ và tên

Ngày trong tháng

Quy ra công

1

2

3

...

31

Số công hưởng lương thời gian

Số công nghỉ không lương

Số công hưởng BHXH

A

B

1

2

3

.....

31

32

33

34

Cộng

Ngày......tháng .... năm...

NGƯỜI CHẤM CÔNG

(Ký, họ tên)

PHỤ TRÁCH BỘ PHẬN

(Ký, họ tên)

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

(Ký, họ tên)

Ký hiệu chấm công:

- Lương thời gian

+

- Hội nghị, học tập

H

- Ốm, điều dưỡng

Ô

- Nghỉ bù

Nb

- Con ốm

- Nghỉ không lương

No

- Thai sản

Ts

- Ngừng việc

N

- Tai nạn

T

- Lao động nghĩa vụ

- Nghỉ phép

P

4. Mẫu bảng chấm công theo Quyết định 48/2006/QĐ-BTC

Mẫu bảng chấm công theo Quyết định 48/2006/QĐ-BTC về việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa (chính thức hết hiệu lực kể từ ngày 1/1/2017).

Hoatieu.vn chỉ liệt kê mẫu tại đây để các bạn tham khảo, bạn lưu ý chỉ nên sử dụng mẫu đơn mới nhất hiện nay vẫn đang có hiệu lực.

Đơn vị:..........................

Bộ phận:........................

Mẫu số: 01a- LĐTL
(Ban hành theo QĐ số: 48/2006/QĐ- BTC
Ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng BTC)

BẢNG CHẤM CÔNG

Tháng....năm....

STTHọ và tênNgạch bậc lương hoặc cấp bậc chức vụNgày trong thángQuy ra công
1 2 3 ... 31 Số công hưởng lương sản phẩmSố công hưởng lương thời gianSố công nghỉ việc, ngừng việc hương 100% lươngSố công nghỉ việc, ngừng việc hương ...% lươngSố công hưởng BHXH
ABC1 23...313233343536
Cộng
Ngày......tháng......năm.....
Người chấm công
(Ký, họ tên)
Phụ trách bộ phận
(Ký, họ tên)
Người duyệt
(Ký, họ tên)

Ký hiệu chấm công:

- Lương sản phẩm:SP- Nghỉ phép:P
- Lương thời gian:+- Hội nghị, học tập:H
- Ốm, điều dưỡng:Ô- Nghỉ bù:NB
- Con ốm:- Nghỉ không lương:KL
- Thai sảnTS- Ngừng việcN
- Tai nạnT- Lao động nghĩa vụ:

5. Các phương pháp chấm công được áp dụng hiện nay

Tùy theo mô hình hoạt động, tính chất công việc mà mỗi doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức lại có những phương pháp chấm công khác nhau

- Chấm công theo ngày: Nhân viên sẽ thực hiện chấm công trước khi bắt đầu và sau khi kết thúc ca làm việc trong ngày. Mỗi ngày công được tính bởi 1 ký hiệu đã quy định trước đó ở trong bảng chấm công. Nếu trong ngày, người lao động làm 2 việc có thời gian khác nhau thì chấm công theo ký hiệu của công việc chiếm nhiều thời gian nhất còn nếu người lao động làm 2 công việc có thời gian bằng nhau thì chấm công theo công việc diễn ra trước. Thường những doanh nghiệp áp dụng hình thức chấm công này sẽ có nhân viên làm việc theo giờ hành chính, thường là 8 tiếng một ngày. Dựa vào bảng chấm công theo ngày thì người phụ trách sẽ tập hợp lại và tính ra bảng chấm công theo tháng

- Chấm công theo giờ (hoặc theo ca): Người lao động làm bao nhiêu công thì sẽ được chấm công theo các ký hiệu quy định về ca làm và ghi số giờ làm bên cạnh theo ký hiệu tương ứng. Đây là hình thức chấm công khá linh hoạt, áp dụng đối với các doanh nghiệp có nhân viên làm parttime, khối lượng công việc được tính theo giờ, có phân chia ngày làm việc thành các ca làm khác nhau..

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục Thuế - Kế toán - Kiểm toán trong chuyên mục Biểu mẫu nhé.

Đánh giá bài viết
13 60.009
Mẫu số 01a-LĐTL: Bảng chấm công 2025
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm