Khái niệm đường bộ được hiểu như thế nào là đúng?

Khái niệm đường bộ được hiểu như thế nào là đúng? Đường bộ được quy định thế nào trong các văn bản pháp luật? Đường bộ gồm những công trình gì? Cùng Hoatieu.vn tìm hiểu nhé.

1. Đường bộ là gì?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008 thì đường bộ được hiểu như sau:

Đường bộ gồm đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ.

Một số định nghĩa khác tại Luật này:

1. Công trình đường bộ gồm đường bộ, nơi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ, đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu, rào chắn, đảo giao thông, dải phân cách, cột cây số, tường, kè, hệ thống thoát nước, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí và các công trình, thiết bị phụ trợ đường bộ khác.

2. Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ gồm công trình đường bộ, bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ và các công trình phụ trợ khác trên đường bộ phục vụ giao thông và hành lang an toàn đường bộ.

3. Đất của đường bộ là phần đất trên đó công trình đường bộ được xây dựng và phần đất dọc hai bên đường bộ để quản lý, bảo trì, bảo vệ công trình đường bộ.

4. Hành lang an toàn đường bộ là dải đất dọc hai bên đất của đường bộ, tính từ mép ngoài đất của đường bộ ra hai bên để bảo đảm an toàn giao thông đường bộ.

2. Công trình đường bộ gồm những gì?

Công trình đường bộ gồm đường bộ, nơi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ, đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu, rào chắn, đảo giao thông, dải phân cách, cột cây số, tường, kè, hệ thống thoát nước, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí và các công trình, thiết bị phụ trợ đường bộ khác.

3. Một số khái niệm giao thông đường bộ khác

Khái niệm “làn đường”

Là một phần của đường xe chạy được chia theo chiều dọc của đường, có bề rộng đủ cho xe chạy an toàn.

Một số khái niệm giao thông đường bộ khác

Khái niệm “khổ giới hạn đường bộ”

Là khoảng trống có kích thước giới hạn về chiều cao, chiều rộng của đường, cầu, bến phà, hầm đường bộ, để các xe kể cả hàng hóa xếp trên xe đi qua được an toàn.

Khái niệm “dải phân cách”

Là bộ phận của đường để phân chia mặt đường thành hai chiều xe chạy riêng biệt hoặc để phân chia phần đường của xe cơ giới và xe thô sơ.

“Vạch kẻ đường” được hiểu như thế nào là đúng?

Vạch kẻ đường là vạch chỉ sự phân chia làn đường, vị trí hoặc hướng đi, vị trí dừng lại.

4. Phân loại đường bộ hiện nay

Việc phân loại đường bộ hiện nay được quy định tại Điều 39 Luật Giao thông đường bộ 2008 như sau:

- Mạng lưới đường bộ được chia thành sáu hệ thống, gồm quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường đô thị và đường chuyên dùng, quy định như sau:

+ Quốc lộ là đường nối liền Thủ đô Hà Nội với trung tâm hành chính cấp tỉnh; đường nối liền trung tâm hành chính cấp tỉnh từ ba địa phương trở lên; đường nối liền từ cảng biển quốc tế, cảng hàng không quốc tế đến các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính trên đường bộ; đường có vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng, khu vực;

+ Đường tỉnh là đường nối trung tâm hành chính của tỉnh với trung tâm hành chính của huyện hoặc trung tâm hành chính của tỉnh lân cận; đường có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh;

+ Đường huyện là đường nối trung tâm hành chính của huyện với trung tâm hành chính của xã, cụm xã hoặc trung tâm hành chính của huyện lân cận; đường có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện;

+ Đường xã là đường nối trung tâm hành chính của xã với các thôn, làng, ấp, bản và đơn vị tương đương hoặc đường nối với các xã lân cận; đường có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của xã;

+ Đường đô thị là đường trong phạm vi địa giới hành chính nội thành, nội thị;

+ Đường chuyên dùng là đường chuyên phục vụ cho việc vận chuyển, đi lại của một hoặc một số cơ quan, tổ chức, cá nhân.

- Thẩm quyền phân loại và điều chỉnh các hệ thống đường bộ quy định như sau:

+ Hệ thống quốc lộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định;

+ Hệ thống đường tỉnh, đường đô thị do Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định sau khi thỏa thuận với Bộ Giao thông vận tải (đối với đường tỉnh) và thỏa thuận với Bộ Giao thông vận tải và Bộ Xây dựng (đối với đường đô thị);

+ Hệ thống đường huyện, đường xã do Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định sau khi được Chủ tịch UBND cấp tỉnh đồng ý;

+ Hệ thống đường chuyên dùng do cơ quan, tổ chức, cá nhân có đường chuyên dùng quyết định sau khi có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đối với đường chuyên dùng đấu nối vào quốc lộ;

Ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Chủ tịch UBND cấp tỉnh đối với đường chuyên dùng đấu nối vào đường tỉnh, đường đô thị, đường huyện; ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Chủ tịch UBND cấp huyện đối với đường chuyên dùng đấu nối vào đường xã.

5. Người tham gia giao thông đường bộ gồm những thành phần nào?

Căn cứ theo Khoản 22 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008, người tham gia giao thông đường bộ bao gồm: người điều khiển, người sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ; người điều khiển, dẫn dắt súc vật; người đi bộ trên đường bộ. Trong đó, người sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ sẽ bao gồm các loại phương tiện giao thông đường bộ và xe máy chuyên dùng:

- Phương tiện giao thông đường bộ gồm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (bao gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy, kể cả xe máy điện và các loại xe tương tự) và phương tiện giao thông thô sơ đường bộ (gồm xe đạp, kể cả xe đạp máy), xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự.

- Xe máy chuyên dùng gồm xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh có tham gia giao thông đường bộ.

=> Có thể thấy, các thành phần than gia giao thông đường bộ bao gồm rất nhiều loại xe, có cả xe thi công, các loại xe đặc chủng, xe súc vật kéo, xe dùng cho người khuyết tật... Những loại xe này khi tham gia giao thông đều phải nghiêm túc tuân thủ quy định của pháp luật, đi đúng phần đường dành cho phương tiện của mình và đi theo chỉ dẫn của biển báo giao thông, điều lệnh của cảnh sát giao thông, đèn giao thông. Các trường hợp vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính hoặc nhận hình phạt bổ sung (tước bằng lái xe, tạm giữ xe) theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CPNghị định 123/2021/NĐ-CP.

6. Quy định tham gia giao thông đường bộ

Khi tham gia giao thông đường bộ, người tham gia giao thông phải tuân thủ các quy định sau tại Luật Giao thông đường bộ 2008:

  • Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.
  • Xe ô tô có trang bị dây an toàn thì người lái xe và người ngồi hàng ghế phía trước trong xe ô tô phải thắt dây an toàn.

Trong đó: Hệ thống báo hiệu đường bộ gồm hiệu lệnh của người điều khiển giao thông; tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, rào chắn.

Bên cạnh đó, người tham gia giao thông còn phải tuân thủ những quy định riêng dưới đây:

  • Người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ.
  • Khi có người điều khiển giao thông thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
  • Tại nơi có biển báo hiệu cố định lại có báo hiệu tạm thời thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của báo hiệu tạm thời.
  • Tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, giảm tốc độ và nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường.
  • Những nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, nếu thấy người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường thì phải giảm tốc độ, nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường bảo đảm an toàn.

=> Người tham gia giao thông cần biết các quy tắc này để xác định thứ tự ưu tiên chính xác: Khi không có người điều khiển giao thông thì tuân theo hệ thống báo hiệu đường bộ, khi có người điều khiển giao thông thì phải ưu tiên theo hướng dẫn của người điều khiển giao thông.

7. Các lỗi giao thông đường bộ thường gặp

Nghị định 100/2019/NĐ-CP ra đời đã làm tăng mức xử phạt giao thông đường bộ lên rất nhiều so với Nghị định 46. Hoatieu.vn gửi đến bạn đọc mức xử phạt một số lỗi giao thông thường gặp dưới đây:

  • Mức phạt giao thông đường bộ với xe máy:

Lỗi

Mức phạt tại Nghị định 100/2019

Xi nhan khi chuyển làn

100.000 - 200.000 đồng

Xi nhan khi chuyển hướng

400.000 - 600.000 đồng

Chở theo 02 người

200.000 - 300.000 đồng

Chở theo 03 người

400.000 - 600.000 đồng

(tước Bằng từ 01 - 03 tháng)

Không xi nhan, còi khi vượt trước

100.000 - 200.000 đồng

Dùng điện thoại, thiết bị âm thanh (trừ thiết bị trợ thính)

600.000 - 01 triệu đồng

(tước Bằng từ 01 - 03 tháng)

Vượt đèn đỏ, đèn vàng

600.000 - 01 triệu đồng

(tước Bằng từ 01 - 03 tháng)

Sai làn

400.000 - 600.000 đồng

Đi ngược chiều

01 - 02 triệu đồng

Đi vào đường cấm

400.000 - 600.000 đồng

Không gương chiếu hậu

100.000 - 200.000 đồng

Không mang Bằng

100.000 - 200.000 đồng

Không có Bằng

800.000 đồng - 1.2 triệu đồng

Không mang đăng ký xe

100.000 - 200.000 đồng

Không có đăng ký xe

300.000 - 400.000 đồng

Bảo hiểm

100.000 - 200.000 đồng

Không đội mũ bảo hiểm

200.000 - 300.000 đồng

Vượt phải

400.000 - 600.000 đồng

Dừng, đỗ không đúng nơi quy định

200.000 - 300.000 đồng

Có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc dưới 0.25 mg/1 lít khí thở

02 - 03 triệu đồng

(tước Bằng từ 10 - 12 tháng)

Nồng độ cồn vượt quá 50 mg đến 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0.25 đến 0.4 mg/1 lít khí thở

04 - 05 triệu đồng

(tước Bằng từ 16 - 18 tháng)

Nồng độ cồn vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0.4 mg/1 lít khí thở

06 - 08 triệu đồng

(tước Bằng từ 22 - 24 tháng)

Chạy quá tốc tộ quy định từ 5 đến dưới 10 km/h

200.000 - 300.000 đồng

Chạy quá tốc tộ quy định từ 10 đến 20 km/h

600.000 đồng - 01 triệu đồng

Chạy quá tốc tộ quy định trên 20 km/h

04 - 05 triệu đồng

(tước Bằng từ 02 - 04 tháng)

  • Mức phạt giao thông đường bộ với ô tô:
LỗiMức phạt
Không thắt dây an toàn
  • Đối với tài xế: Phạt tiền từ 800.000 – 1.000.000 đồng.
  • Đối với người ngồi trên xe: Phạt tiền từ 300.000 – 500.000 đồng.
Chuyển làn không có tín hiệu báo
  • Trên đường không phải cao tốc: Phạt tiền từ 400.000 đồng – 600.000 đồng.
  • Trên đường cao tốc: Phạt tiền từ 3.000.000 – 5.000.000 đồng, đồng thời bị tước giấy phép lái xe từ 1 đến 3 tháng.
Dừng – Đỗ xe không đúng nơi quy định
  • Dừng, đỗ không có tín hiệu báo: 200.000 – 400.000 đồng.
  • Dừng, đỗ sai phần đường quy định: 400.000 – 12.000.000 đồng. Mức phạt đối với lỗi này đặc biệt trải rộng theo nhiều mức khác nhau tuỳ thuộc vào từng lỗi và vị trí đỗ cụ thể.
Chạy xe quá tốc độ cho phép
  • Từ 5 - dưới 10km/h: 800.000 – 1.000.000 đồng.
  • 10 - 20km/h: 3.000.000 – 5.000.000 đồng.
  • Trên 20 – 35km/h: 6.000.000 - 8.000.000 đồng.
  • Trên 35km/h: 10.000.000 – 12.000.000 đồng.
Vượt đèn đỏ, đèn vàng
  • Phạt tiền từ 3.000.000 – 5.000.000 đồng và tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 - 03 tháng.
Chở quá số người quy định
  • Cự ly dưới 300km: 400.000 – 600.000 đồng/người. Tối đa 40.000.000 đồng.
  • Cự ly trên 300km: 1.000.000 – 2.000.000 đồng/người. Tối đa 40 triệu đồng.
Sử dụng điện thoại khi đang lái xe
  • Phạt tiền từ 1.000.000 – 2.000.000 đồng.
Đi vào đường cấm, đường một chiều
  • Đi vào đường cấm: Phạt tiền từ 1.000.000 – 2.000.000 đồng.
  • Đi ngược chiều: Phạt tiền từ 3.000.000 – 5.000.000 đồng.
Lái xe sau khi đã uống rượu bia
  • Phạt tiền từ 6.000.000 – 40.000.000 đồng và tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 - 24 tháng.
Quên hoặc không có giấy phép lái xe
  • Trường hợp quên không mang Giấy phép lái xe: Phạt tiền từ 200.000 - 400.000 đồng.
  • Trường hợp không có Giấy phép lái xe: Phạt tiền từ 4.000.000 - 6.000.000 đồng.

Khi tham gia giao thông, các bạn cần tuân thủ các quy định của pháp luật để đảm bảo an toàn cho chính bản thân mình và những người tham gia giao thông khác. Hàng năm tại Việt Nam, tai nạn giao thông cướp đi tính mạng của hàng nghìn người. Điều này gây mất mát tước tiên và to lớn nhất là cho gia đình người bị hại và sau đó là đất nước.

8. Phần của đường bộ được sử dụng cho các phương tiện giao thông qua lại là gì?

Phần của đường bộ được sử dụng cho các phương tiện giao thông qua lại là phần đường xe chạy, không bao gồm lề đường, vỉa hè.

Lề đường và vỉa hè không sử dụng cho các phương tiện giao thông qua lại, đây là bộ phận của đường đô thị, phục vụ chủ yếu cho người đi bộ và kết hợp là nơi bố trí hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị dọc tuyến.

Đối với hành vi lái xe leo lề, vỉa hè thì có thể bị xử phạt hành chính theo từng loại phương tiện như sau:

+ Xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy: bị xử phạt từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng theo khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP)

+ Xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô: bị xử phạt từ 04 triệu đồng đến 06 triệu đồng theo khoản 5 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP).

+ Ngoài ra, người điều khiển xe ô tô có hành vi leo lề, vỉa hè còn bị áp dụng biện pháp xử phạt bổ sung là bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng theo điểm b khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP).

9. “Khổ giới hạn đường bộ” để xe và hàng hóa trên xe đi lại an toàn bao gồm những giới hạn nào?

“Khổ giới hạn đường bộ” để xe và hàng hóa trên xe đi lại an toàn bao gồm giới hạn về chiều cao và chiều rộng của cầu, đường. Thực tế khi tham gia giao thông, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh biển báo giới hạn độ cao, chiều rộng trên các cầu, đường để cảnh báo cho xe có trọng tải lớn không nên đi vào đường có cảnh báo khổ giới hạn đường bộ.

Nếu để xe vượt quá khổ giới hạn quy định, người điều khiển phương tiện sẽ bị xử phạt vi phạm theo khoản 3 Điều 33 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP như sau:

3. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Chở hàng vượt khổ giới hạn của cầu, đường ghi trong Giấy phép lưu hành;

c) Điều khiển xe vượt quá khổ giới hạn của cầu, đường hoặc chở hàng vượt khổ giới hạn của cầu, đường tham gia giao thông, trừ trường hợp có Giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng.

Ngoài phạt tiền, người điều khiển phương tiện quá khổ còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (đối với ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự ô tô) hoặc chứng chỉ bồi dưỡng luật về giao thông (đối với xe máy chuyên dùng) từ 01 - 03 tháng (theo điểm a khoản 6 Điều 33 Nghị định 100/2019, sửa bởi Nghị định 123/2021).

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
2 11.834
0 Bình luận
Sắp xếp theo