Kế hoạch lựa chọn sách giáo khoa mới 2023-2024 mới nhất

Lựa chọn và đánh giá sách giáo khoa mới theo Thông tư 01/2020/TT-BGDĐT là nhiệm vụ quan trọng đang được các trường gấp rút thực hiện. Sau đây là một số mẫu kế hoạch lựa chọn sách giáo khoa theo chương trình giáo dục phổ thông mới Hoatieu.vn đã sưu tầm xin chia sẻ đến quý bạn đọc.

1. Mẫu kế hoạch lựa chọn sách giáo khoa năm học 2022-2023

Dưới đây là một mẫu kế hoạch chọn sách giáo khoa thực tế của một trường tiểu học, mời các bạn tham khảo.

ỦY BAN NHÂN DÂN
HUYỆN ...........

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

TRƯỜNG TIỂU HỌC......

Số: 46/KH-NB

......., ngày .... tháng .... năm 20...

KẾ HOẠCH
Lựa chọn sách giáo khoa cho năm học 2022–2023

Căn cứ Thông tư số 25/2020/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 8 năm 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (BGDĐT) quy định việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông (TT25);

Căn cứ Công văn số ...../SGDĐT-GDTH ngày 08 tháng 01 năm 20... của Sở Giáo dục và Đào tạo .............. về Hướng dẫn chuẩn bị việc tổ chức lựa chọn sách giáo khoa cho năm học 2022-2023;

Căn cứ Công văn số ...../UBND ngày 01 tháng 3 năm 20... của Ủy ban nhân dân huyện ....... về việc tổ chức đề xuất lựa chọn sách giáo khoa cho năm học 2022 – 2023;

Căn cứ Kế hoạch số ....../KH-GDĐT ngày 04 tháng 02 năm 20...của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện ....... về lựa chọn sách giáo khoa cho năm học 20...-2020;

Thực hiện Văn bản số ..../GDĐT-TH ngày 23 tháng 02 năm 20... của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện ....... về Hướng dẫn lựa chọn sách giáo khoa lớp.... Theo Thông tư 25/2020/TT-BGDĐT;

Trường Tiểu học ...... xây dựng kế hoạch lựa chọn sách giáo khoa cho năm học 2022-2023 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Trên cơ sở khung chương trình các môn học đã được ban hành tại Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành để nhận xét về tính phù hợp của mỗi đầu sách giáo khoa theo từng môn học về: quan điểm, mục tiêu xây dựng chương trình, yêu cầu cần đạt, nội dung giáo dục, phương pháp dạy học.

Lựa chọn sách giáo khoa cho từng môn học, hoạt động giáo dục (sau đây gọi chung là môn học) thuộc danh mục sách giáo khoa đã được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt đáp ứng các tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phô thông do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành về đặc điểm kinh tế xã hội của thành phố và điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục, phù hợp với yêu cầu và trình độ học sinh.

2. Yêu cầu

Lựa chọn sách giáo khoa làm việc theo nguyên tắc tập trung, dân chủ, khách quan, minh bạch, nghiêm túc, thể hiện tinh thần trách nhiệm của mỗi cá nhân và tập thể.

Thực hiện đúng quy trình lựa chọn sách giáo khoa theo TT25 công khai, đúng pháp luật. Mỗi môn học, hoạt động giáo dục ở mỗi khối lớp lựa chọn một hoặc một số sách giáo khoa phù hợp, thiết thực trong công tác giảng dạy.

II. ĐỐI TƯỢNG

Kế hoạch này áp dụng đối với Trường Tiểu học ......, thực hiện chương trình giáo dục phổ thông, cán bộ quản lý, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên, các thành viên tham gia lựa chọn sách giáo khoa.

III. NỘI DUNG

1. Nghiên cứu sách giáo khoa

Căn cứ các Thông tư, văn bản hướng dẫn lựa chọn, danh mục sách giáo khoa được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt và Tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành để tiến hành nghiên cứu sách giáo khoa.

Nghiên cứu các bản mẫu sách giáo khoa của các nhà xuất bản cung cấp đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt.

2. Nội dung nghiên cứu sách giáo khoa

Hiệu trưởng chỉ đạo, tổ chức cho giáo viên, tổ chuyên môn, đại diện phụ huynh học sinh nghiên cứu:

- Chương trình các môn học đã được ban hành tại Thông tư số 32/2018/TT- BGDĐT, TT25, danh mục sách giáo khoa được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (BGDĐT) phê duyệt, tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (UBNDTP) ban hành và các kế hoạch, hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo để nắm được quy trình, tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa.

- Bản mẫu sách giáo khoa các môn học được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt do các nhà xuất bản cung cấp.

- Sau khi nghiên cứu, giáo viên, tổ chuyên môn, đại diện phụ huynh học sinh chuẩn bị ý kiến bằng văn bản nhận xét về tính phù hợp của mỗi đầu sách giáo khoa theo từng môn học về quan điểm, mục tiêu xây dựng chương trình, yêu cầu cần đạt, nội dung giáo dục, phương pháp dạy học với dẫn chứng, minh chứng cụ thể.

3. Quy trình lựa chọn sách giáo khoa

a) Hiệu trưởng

Tổ chức cuộc họp với thành phần dự họp gồm người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu, tổ trưởng tổ chuyên môn và đại diện Ban đại diện cha mẹ học sinh để thảo luận, đánh giá sách giáo khoa trên cơ sở danh mục sách giáo khoa do các tổ chuyên môn đề xuất; lựa chọn 01 (một) sách giáo khoa cho mỗi môn học; báo cáo về Phòng Giáo dục và Đào tạo danh mục sách giáo khoa do nhà trường đề xuất lựa chọn. Danh mục sách giáo khoa do nhà trường đề xuất lựa chọn có chữ ký của người đứng đầu cơ sở giáo dục và các tổ trưởng tổ chuyên môn.

b) Phó Hiệu trưởng, Tổ chuyên môn

Tham mưu Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch tổ chức đề xuất lựa chọn sách giáo khoa theo hướng dẫn của các cơ quan quản lý giáo dục; tổ chức cho giáo viên, tổ chuyên môn nghiên cứu, thảo luận và đánh giá sách giáo khoa của các môn học thuộc chuyên môn phụ trách theo tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa.

Tổ chuyên môn tiến hành bỏ phiếu kín lựa chọn ít nhất 01 (một) bản sách giáo khoa cho mỗi môn học; báo cáo Hiệu trưởng danh mục sách giáo khoa do tổ chuyên môn đề xuất lựa chọn. Danh mục sách giáo khoa do tổ chuyên môn đề xuất lựa chọn có chữ ký của tổ trưởng tổ chuyên môn và các giáo viên tham gia lựa chọn.

c) Tiến độ thực hiện

* Công tác chuẩn bị: (Đầu tháng 01 năm 20...)

Xây dựng kế hoạch lựa chọn sách giáo khoa theo chương trì n h giáo dục phổ thông 2018 cho năm học 20...-2022;

Hướng dẫn các tổ lựa chọn, đề xuất danh mục sách giáo khoa, các kiến nghị điều chỉnh, bổ sung danh mục sách giáo khoa hàng năm (nếu có).

Báo cáo Phòng Giáo dục và Đào tạo việc điều chỉnh, bổ sung danh mục sách giáo khoa dựa trên báo cáo tổng hợp các kiến nghị điều chỉnh, bổ sung danh mục sách giáo khoa của các tổ. Việc điều chỉnh, bổ sung danh mục sách giáo khoa được thực hiện như việc lựa chọn sách giáo khoa theo quy định.

- Bước 1: Tự nghiên cứu (Từ ngày 11/01/20... đến 29/01/20...)

+ Thông báo đến các tổ danh mục sách giáo khoa được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt.

+ Tổ trưởng tổ chức cho giáo viên tự nghiên cứu khung chương trình các môn học đã được ban hành tại Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT để nhận xét về tính phù hợp của mỗi đầu sách giáo khoa theo từng môn học về: quan điểm, mục tiêu xây dựng chương trình, yêu cầu cần đạt, nội dung giáo dục, phương pháp dạy học.

- Bước 2: Đề xuất, tổng hợp đề xuất danh mục sách giáo khoa (Từ 17/02/20... đến 01/3/20...)

+ Các tổ chuyên môn tổ chức nghiên cứu, thảo luận và đề xuất lựa chọn sách giáo khoa.

+ Hiệu trưởng báo cáo kết quả và gửi cho về Phòng Giáo dục và Đào tạo để tổng hợp (qui định tại Mục 3.a).

- Bước 3: Công bố kết quả lựa chọn sách giáo khoa (28/3/20... đến 31/3/20...)

+ Đăng tải trên trang web, bản tin nhà trường danh mục sách giáo khoa được phê duyệt để sử dụng trong trường.

+ Thông báo danh mục sách giáo khoa được phê duyệt.

+ Nhà trường hướng dẫn các tổ chuyên môn sử dụng sách giáo khoa theo quy định của pháp luật.

+ Cung câp thông tin bằng văn bản cho các nhà xuất bản có sách giáo khoa được lựa chọn về danh mục, số lượng sách giáo khoa mỗi nhà xuất bản cần cung ứng cho nhà trường cùng thời điểm công bố danh mục sách giáo khoa được phê duyệt.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch hướng dẫn lựa chọn sách giáo khoa; báo cáo Phòng Giáo dục và Đào tạo về kết quả thực hiện.

2. Các tổ trưởng chuyên môn tổ chức thảo luận, đề xuất chọn sách giáo khoa theo hướng dẫn của các cơ quan quản lý giáo dục; thực hiện báo cáo kết quả đúng tiến độ, đồng thời lưu giữ hồ sơ lựa chọn sách giáo khoa cấp trường theo quy định.

Trên đây là kế hoạch lựa chọn sách giáo khoa cho năm học 20...-2022 của Trường Tiểu học ....... Ban Giám hiệu đề nghị giáo viên nghiêm túc thực hiện theo kế hoạch đã đề ra./.

Nơi nhận:

- Phòng GD&ĐT (báo cáo);

- Tổ trưởng CM (thực hiện);

- Lưu:VT, CM (HS lựa chọn SGK).

HIỆU TRƯỞNG

2. Mẫu kế hoạch triển khai lựa chọn sách giáo khoa

UBND HUYỆN ……….

TRƯỜNG TIỂU HỌC………

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số /KH-THHN1

…….. ngày tháng 02 năm 2020

KẾ HOẠCH
Triển khai lựa chọn sách giáo khoa lớp ......

Căn cứ Thông tư số 01/2020/TT-BGD ĐT ngày 30 tháng 01 năm 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Hướng dẫn việc lựa chọn SGK trong cơ sở Giáo dục phổ thông;

Căn cứ quyết định số ……………… ngày 24 tháng 02 năm 2020 về việc thành lập Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa lớp ......;

Trường Tiểu học số 1 ………. lập kế hoạch nghiên cứu, lựa chọn sách giáo khoa lớp ...... năm học 2020-20... cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

Nghiên cứu, lựa chọn sách giáo khoa thuộc danh mục sách giáo khoa đã được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt để. Mỗi môn học, hoạt động giáo dục ở mỗi khối lớp chọn 01 đầu sách giáo khoa. Việc lựa chọn các đầu sách phù hợp với đặc điểm kinh tế- xã hội của địa phương và phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học của nhà trường.

Trên cơ sở khung chương trình các môn học đã được ban hành tại Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT để nhận xét về tính phù hợp của mỗi đầu sách SGK theo từng môn học về: quan điểm, mục tiêu xây dựng chương trình, yêu cầu cần đạt, nội dung giáo dục, phương pháp dạy học.

II. ĐỐI TƯỢNG

Cán bộ quản lý, tổ trưởng, tổ phó chuyên môn khối ...., giáo viên được tham gia tập huấn chương trình GDPT trong nhà trường, các thành viên trong hội đồng lựa chọn sách giáo khoa lớp ....

III. THỜI GIAN

- Từ ngày………. đến ngày…………..: Các cá nhân tự nghiên cứu khung chương trình các môn học đã được ban hành tại Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT để nhận xét về tính phù hợp của mỗi đầu sách SGK theo từng môn học về: quan điểm, mục tiêu xây dựng chương trình, yêu cầu cần đạt, nội dung giáo dục, phương pháp dạy học.

- Ngày ngày …. tháng….. năm 2020: Họp Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa lớp ...... và phân công cụ thể cho từng thành viên.

- Từ ngày ….. tháng ….. năm đến ngày ……..2020: Cac thành viên tự nghiên cứu các môn đã được phân công và lựa chọn theo Bộ Tiêu chí Ủy ban nhân dân thành phố ……. đã quy định tại …………………….

- Từ ………. đến ………: Các nhóm tập trung thảo luận và báo cáo kết quả nghiên cứu bằng văn bản về trường, trường tổng hợp.

- Ngày ………: Cô ………… – Thư ký Hội động lựa chọn sách giáo khoa tổng hợp kết quả lựa chọn sách bằng văn bản gửi cho Chủ tịch hội động lựa chọn sách giáo khoa.

- Ngày …………: Họp chung để các nhóm trình bày kết quả chọn và bỏ phiếu chọn SGK lớp .......

- Báo cáo kết quả chọn SGK về Phòng Giáo dục và Đào tạo (bao gồm biên bản tổng hợp của trường và các nhóm nghiên cứu) vào ngày 05/4/2020.

IV. NỘI DUNG

1. Chọn sách giáo khoa để nghiên cứu

Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã cung cấp bản mẫu SGK lớp ...... mới cho các trường tiểu học, mỗi trường có 04 bộ sách (Cùng học để phát triển năng lực; Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Vì sự bình đẳng dân chủ trong trường học). Một số bản mẫu sách khác đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt sử dụng (Quyết định số 4507/QĐ-BGDĐT ngày 21/11/2019 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Quyết định 180/QĐ-BGDĐT ngày 20/01/2020) để chọn đúng sách để nghiên cứu.

Ngoài bản cứng đã được cấp phát có thể truy cập các địa chỉ website để xem các phiên bản điện tử SGK mới lớp ...... như sau: Bộ sách Cùng học để phát triển năng lực: https://sgk.sachmem.vn sau đó kéo xuống phần "HỌC LIỆU ĐIỆN TỬ"; Bộ sách Kết nối tri thức và Bộ sách Chân trời sáng tạo: http://hanhtrangso.nxbgd.vn/sach-dien-tu sau đó vào mục TRẢI NGHIỆM;

Bộ sách Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục: http://sachthietbigiaoduc.vn/;

Bộ sách Cánh diều: sachcanhdieu.com hoặc sachcanhdieu.vn sau đó kéo xuống phần “ĐẦU SÁCH NỔI BẬT”.

2. Nội dung nghiên cứu sách giáo khoa

Chuyên môn chỉ đạo các nhóm, các cá nhân tổ chức đọc, nghiên cứu các đầu sách trong các bộ sách, đối chiếu với chương trình các môn học đã được ban hành tại Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT để nhận xét về tính phù hợp của mỗi đầu sách SGK theo từng môn học về: quan điểm, mục tiêu xây dựng chương trình, yêu cầu cần đạt, nội dung giáo dục, phương pháp dạy học. Các nhận xét cần chỉ rõ minh chứng, dẫn chứng cụ thể.

V. CÁC NHÓM NGHIÊN CỨU

Nhóm 1: Nghiên cứu sách Toán, TNXH, HĐ trải nghiệm

TT

Họ và tên

Chức vụ

Nhiệm vụ phân công

Ghi chú

1

Hiệu trưởng

Nhóm trưởng, phụ trách môn Toán

2

TTCM tổ 4

Nhóm phó, phụ trách TNXH

3

Giáo viên

Thư ký, phụ trách môn Toán

4

Giáo viên

Phụ trách HĐTN

5

Giáo viên

Phụ trách môn Toán

6

Giáo viên

Phụ trách TNXH

7

Giáo viên

Phụ trách HĐTN

Nhóm 2:Nghiên cứu sách Tiếng Việt, Đạo Đức, Anh văn

TT

Họ và tên

Chức vụ

Nhiệm vụ phân công

Ghi chú

1

Phó Hiệu trưởng

Nhóm trưởng, phụ trách môn TV

2

TTCM tổ 1

Thư kí, phụ trách môn TV

3

TTCM tổ 5

Nhóm phó, Phụ trách môn TV

4

TTCM tổ 2

Phụ trách môn Đạo đức

5

Giáo viên

Phụ trách môn Đạo đức

6

Giáo viên

Phụ trách môn Đạo đức

7

Giáo viên

Phụ trách môn Anh Văn

8

Giáo viên

Phụ trách môn Anh Văn

Nhóm 3:Nghiên cứu sách Giáo dục thể chất, Mỹ thuật, Âm nhạc

TT

Họ và tên

Chức vụ

Nhiệm vụ phân công

Ghi chú

1

Phó Hiệu trưởng

Nhóm trưởng, phụ trách môn Giáo dục thể chất

2

TTCM tổ 3

Nhóm phó, Phụ trách môn Mỹ thuật

3

Giáo viên

Phụ trách môn Giáo dục thể chất

4

Giáo viên

Thư kí, phụ trách môn Mỹ thuật

5

Giáo viên

Phụ trách môn Mỹ thuật

6

Giáo viên

Phụ trách môn Âm Nhạc

7

Giáo viên

Phụ trách môn Âm Nhạc

Sau khi các nhóm nghiên cứu xong từng bộ sách thì trao đổi sang cho nhóm khác để đảm bảo tất cả CB,GV đều nghiên cứu đủ các bộ sách.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Chuyên môn, các cá nhân, nhóm có trách nhiệm tổ chức nghiên cứu tìm hiểu sách giáo khoa lớp ...... năm học 2020 - 20...; Sau khi các nhóm góp ý xong các nội dung nghiên cứu các đầu sách trong các bộ sách gửi về thư ký tổng hợp, Thư ký tổng hợp có nhiệm vụ hoàn thành biên bản gửi chuyên môn và báo cáo cho Hiệu trưởng (CTHĐ) về kết quả nghiên cứu bằng văn bản theo đúng kế hoạch.

Trên đây là kế họạch nghiên cứu sách giáo khoa lớp ...... của trường Tiểu học ………………. đề nghị các nhóm triển khai thực hiện có hiệu quả./.

Nơi nhận:

- HT,PHT (để thực hiện);

- Tổ CM; các thành viên SGK (để th/hiện);

- Website của nhà trường;

- Lưu VT.

HIỆU TRƯỞNG

3. Mẫu kế hoạch tổ chức thực hiện lựa chọn sách giáo khoa

KẾ HOẠCH

Tổ chức thực hiện lựa chọn sách giáo khoa lớp ...... theo chương trình phổ thông mới

Năm học: 2022-2023

Căn cứ Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT, ngày 30/12/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Điều lệ trường Tiểu học;

Căn cứ Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT, ngày 26/12/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành chương trình giáo dục phổ thông;

Căn cứ Thông tư số 01/2020/TT-BGDĐT, ngày 30/01/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Hướng dẫn việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông;

Căn cứ Công văn số .................. ngày 30/10/2019 của Sở GD&ĐT ............... về việc nghiên cứu, triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới;

Căn cứ Văn bản số ............. ngày 04/11/2019 của Phòng GD&ĐT ............. về việc nghiên cứu,triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới;

Căn cứ Quyết định số ................., ngày 03 tháng 02 năm 2020 của Trường Tiểu học ................ về việc thành lập Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa lớp ...... năm học 2020-20...,

Trường Tiểu học .............. xây dựng kế hoạch hoạt động của Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa cụ thể như sau:

I. Mục đích, yêu cầu

1. Mục đích

Lựa chọn được bộ sách giáo khoa có hình thức sinh động, tạo cảm hứng học tập cho học sinh; đảm bảo tính chính xác, khoa học, logic, tính thực tiễn sinh động gắn kết với cuộc sống; phù hợp với đặc điểm của địa phương và năng lực của học sinh; thể hiện được tính sáng tạo, tính tự học, tính hội nhập.

Lựa chọn sách giáo khoa thuộc danh mục sách giáo khoa đã được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt để sử dụng trong năm học 2020-20... của nhà trường.

Khi lựa chọn sách cần thực hiện đúng các quy trình chọn theo thông tư 01/2020/TT-BGD ĐT, công khai, minh bạch.

2. Yêu cầu

- Mỗi môn học, hoạt động giáo dục ở mỗi khối lớp lựa chọn 01 (một) đầu sách giáo khoa phù hợp.

- Hội đồng Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa lớp ...... năm học 2020-20... làm việc nghiêm túc, khách quan, nêu cao tinh thần trách nhiệm, đảm bảo lựa chọn bộ sách thiết thực trong công tác giảng dạy.

- Bảo đảm thực hiện công khai, minh bạch, đúng pháp luật.

II. Nội dung

2. Các bước tiến hành

- Tổ chuyên môn tổ chức nghiên cứu, thảo luận và đánh giá sách giáo khoa của các môn học thuộc chuyên môn phụ trách theo tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa. Giáo viên bỏ phiếu kín lựa chọn một đầu sách giáo khoa cho mỗi môn học thuộc phạm vi đánh giá, lựa chọn của tổ chuyên môn. Tổ chuyên môn báo cáo Hội đồng danh mục sách giáo khoa được lựa chọn, sắp xếp theo thứ tự số phiếu đồng ý lựa chọn từ cao xuống thấp. Danh mục sách giáo khoa được lựa chọn có chữ ký của tổ trưởng tổ chuyên môn và các giáo viên trong tổ chuyên môn.

- Hội đồng họp, thảo luận, đánh giá sách giáo khoa trên cơ sở danh mục sách giáo khoa do các tổ chuyên môn đề xuất lựa chọn theo các nguyên tắc quy định tại Điều 2 Thông tư này và tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa. Hội đồng bỏ phiếu kín lựa chọn sách giáo khoa. Sách giáo khoa được lựa chọn phải được trên 1/2 (một phần hai) số thành viên của Hội đồng bỏ phiếu đồng ý lựa chọn. Trường hợp sách giáo khoa không được trên 1/2 (một phần hai) số thành viên của Hội đồng bỏ phiếu đồng ý lựa chọn, Hội đồng thảo luận, phân tích các sách giáo khoa với các tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa và bỏ phiếu lựa chọn lại. Sau lần bỏ phiếu thứ hai, nếu vẫn không được trên 1/2 (một phần hai) số thành viên của Hội đồng bỏ phiếu đồng ý lựa chọn thì Hội đồng quyết định lựa chọn sách giáo khoa có số phiếu đồng ý cao nhất trong danh mục sách giáo khoa do tổ chuyên môn báo cáo theo quy định tại khoản 1 Điều này. Hội đồng tổng hợp kết quả lựa chọn sách giáo khoa thành biên bản, có chữ ký của Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Thư ký và các Ủy viên tham dự.

- Hội đồng đề xuất với Hiệu trưởng danh mục sách giáo khoa đã được Hội đồng lựa chọn để lựa chọn sách giáo khoa năm học 2020-20....

- Trên cơ sở đề xuất của Hội đồng, Hiệu trưởng báo cáo PGD về nhà trường lựa chọn sách giáo khoa sử dụng trong năm học 2020-20....

2. Hình thức tổ chức: Nghiên cứu, thảo luận tập trung

3. Thời gian: Từ ....phút, ngày ..... đến hết ngày ..............

4. Địa điểm: Văn phòng nhà trường

III. Tổ chức thực hiện

- Chủ tịch hội đồng phân công nhiệm vụ các thành viên.

- Thư lý tổng hợp kết quả lựa chọn sách giáo kho.

- Hội đồng báo cáo lãnh đạo nhà trường về kết quả thực hiện.

Trên đây là kế hoạch về việc thực hiện lựa chọn sách giáo khoa lớp ...... theo chương trình phổ thông mới của trường TH Hợp Hòa B đề nghị PHT, các tổ chuyên môn triển khai thực hiện.

Nơi nhận:

- PGD&ĐT ( b/c);

- Các thành viên(t/h)

-Lưu: VT.

CHỦ TỊCH HĐ HIỆU TRƯỞNG

4. Biên bản chọn sách giáo khoa

Dưới đây là một số mẫu biên bản chọn sách giáo khoa tiểu học, mời các bạn tham khảo.

Biên bản chọn sách giáo khoa lớp 4 môn Tiếng Việt

TRƯỜNG TH: ………………..

TỔ: ……………………………...

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP TỔ CHUYÊN MÔN
NHẬN XÉT SÁCH GIÁO KHOA LỚP 4 THEO THÔNG TƯ 25/2020/TT-BGDĐT
NĂM HỌC 2023 - 2024

I. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM

Thời gian họp: Vào hồi … giờ … phút ngày … tháng … năm 2023

Địa điểm:….….….….….….….….….….….…

Tổng số thành viên: ….….….….….….….…

Số thành viên có mặt: ….….….….….….…...

Thành viên vắng mặt: ….….….….….….….

II. NỘI DUNG NHẬN XÉT

Tên sách: TIẾNG VIỆT 4 – CÁNH DIỀU

Tác giả:

Tập một: Nguyễn Minh Thuyết (TCB kiêm CB) – Chu Thị Thuỷ An – Phan Thị Hồ Điệp – Nguyễn Thị Bích Hà – Nguyễn Khánh Hà – Trần Mạnh Hưởng – Trần Bích Thuỷ

Tập hai: Nguyễn Minh Thuyết (TCB kiêm CB) – Hoàng Hoà Bình - Vũ Trọng Đông - Đặng Kim Nga - Nguyễn Thị Tố Ninh - Đặng Thị Yến

Tiêu chí (Theo TT 25/2020/TT-BGDĐT) và các chỉ báo cụ thể của tiêu chí

Minh chứng đáp ứng của SGK
Tiếng Việt 4 – Cánh Diều

1. Tiêu chí 1: Phù hợp với việc học của học sinh.

1.1. Sách giáo khoa được trình bày hấp dẫn, tạo được sự hứng thú với học sinh.

Kênh chữ chọn lọc, kênh hình gần gũi, có sự cân đối, hài hòa giữa kênh hình và kênh chữ, có tính thẩm mỹ cao.

Sách giáo khoa Tiếng Việt 4 – Cánh Diều được biên soạn theo một cấu trúc chặt chẽ, dễ đọc, dễ theo dõi. Mở đầu mỗi chương là hình ảnh nêu lên nội dung tổng quát ý nghĩa của mỗi chương, gây hứng thú cho người đọc. Trong mỗi bài học, các mục được bố trí hài hoà, kênh hình kênh chữ cân đối, có tính thẩm mỹ cao.

1.2. Nội dung mỗi bài học/ chủ đề trong sách giáo khoa được thể hiện sinh động, thúc đẩy học sinh học tập tích cực, rèn kỹ năng hợp tác, kích thích học sinh tư duy sáng tạo, độc lập.

Mở đầu mỗi chủ đề là một bức tranh sinh động, mang hơi thở cuộc sống, đồng thời gắn kết chặt chẽ với nội dung các tiết học. Mỗi bài học chính trong sách giáo khoa Tiếng Việt 4 – Cánh Diều có nội dung, cấu trúc khoa học giúp học sinh dễ dàng tiếp cận, phát huy tính chủ động, sáng tạo của bản thân. Từng bài học có cấu trúc chặt chẽ gồm các bước: Chia sẻ (Khởi động) – Khám phá – Luyện tập – Vận dụng – Tự đánh giá. Đặc biệt phần Hoạt động Chia sẻ đưa ra những câu hỏi, những gợi ý giúp học sinh học tập tích cực, rèn kỹ năng hợp tác, kích thích học sinh tư duy sáng tạo, độc lập.

1.3. Nội dung các bài học/ chủ đề trong sách giáo khoa có những hoạt động học tập thiết thực, giúp học sinh biết cách định hướng để đạt được mục tiêu học tập.

SGK Tiếng Việt 4 thiết kế nội dung mở để thực hiện giáo dục phân hoá, nhằm đáp ứng nhiều đối tượng HS và phù hợp với nhiều điều kiện dạy - học khác nhau.

VD: Sách có nhiều bài tập lựa chọn trong các hoạt động đọc, viết, nói và nghe để GV và HS chọn theo đặc điểm, điều kiện của mỗi lớp và khả năng, sở thích của mỗi HS; có “phần mềm” gồm khoảng 50 tiết Góc sáng tạo, Trao đổi, Ôn tập để GV linh hoạt sử dụng thời gian dạy học.

1.4. Các nhiệm vụ học tập trong mỗi bài học hướng đến việc hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất, khả năng tự học, giúp học sinh vận dụng sáng tạo trong cuộc sống.

Mỗi bài học trong sách Tiếng Việt 4 đều hướng đến hình thành năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học, ngoài ra có một số bài học phát triển năng lực phẩm chất, khả năng tự học, giúp học sinh vận dụng sáng tạo trong cuộc sống.

Ví dụ:

- Trong tất cả các hoạt động đọc, viết, nói và nghe đều có những CH giúp HS liên hệ với bản thân và cuộc sống. Mỗi bài học (mỗi chủ điểm học tập) đều có hoạt động Vận dụng, giúp học sinh ứng dụng những điều đã học để nhận thức, phát hiện và giải quyết những tình huống có thực trong đời sống.

- Khi học xong cách viết đơn, thư,… các em học sinh có thể tự viết đơn cho một cơ quan, tổ chức, cá nhân,… hoặc viết thư cho bạn bè, gia đình, người thân,…

2. Tiêu chí 2: Thuận tiện, hiệu quả đối với giáo viên.

2.1. Cách thiết kế bài học/chủ đề trong sách giáo khoa giúp giáo viên dễ dạy, dễ lựa chọn phương án, hình thức tổ chức và phương pháp dạy học tích cực.

- Cấu trúc bài học phù hợp với quy trình hoạt động: Chia sẻ (Khởi động) – Khám phá – Luyện tập – Vận dụng – Tự đánh giá giúp giáo viên: dễ dạy, dễ lựa chọn phương án, hình thức tổ chức và phương pháp dạy học tích cực. Trong mỗi bước giáo viên có thể chọn bất cứ phương pháp hình thức thể hiện nào miễn là đáp ứng yêu cầu cần đạt.

- Một bài học (2 tuần) gồm nhiều nội dung: Đọc, Viết, Nói và nghe, Góc sáng tạo, Tự đánh giá. Không nhất thiết là việc thực hiện mỗi nội dung này đều phải bao gồm đủ 5 loại hoạt động. Mặt khác, trong một bài học cũng như trong mỗi nội dung học tập, các loại hoạt động có thể xen kẽ nhau, chứ không nhất thiết chỉ theo một trình tự nhất định.

2.2. Sách giáo khoa có các nội dung, chủ đề kiến thức phong phú, giúp giáo viên có thể thực hiện dạy học tích hợp, gắn kết nội dung bài học với thực tiễn.

Trong mỗi bài học, chủ đề kiến thức phong phú, gắn Tiếng Việt với cuộc sống và Tiếng Việt với các môn học khác. Câu hỏi đọc hiểu và bài tập từ ngữ, ngữ pháp có yêu cầu giải thích, suy luận, khái quát, tổng hợp và vận dụng vào thực tế nhiều hơn. Các bài tập viết đoạn văn, bài văn được sắp xếp theo quy trình viết; có nhiều bài tập viết đoạn văn, bài văn gắn với việc hình thành kĩ năng sống.

2.3. Nội dung sách giáo khoa đảm bảo mục tiêu phân hoá, nhiều hình thức và phương pháp đánh giá, thuận lợi cho giáo viên trong việc lựa chọn công cụ đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực của học sinh.

Nội dung sách giáo khoa đảm bảo mục tiêu phân hoá, nhiều hình thức và phương pháp đánh giá, thuận lợi cho giáo viên trong việc lựa chọn công cụ đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực của học sinh được thể hiện trong các mục Luyện tập – Vận dụng – Tự đánh giá. Các mục này không bắt buộc học sinh phải nắm vững tất cả, mà tuỳ theo điều kiện của nhà trường và học sinh. Các mục Chia sẻ (Khởi động), Khám phá giáo viên có thể chọn tình huống thích hợp với học sinh, miễn là đáp ứng Yêu cầu cần đạt.

2.4. Cấu trúc sách giáo khoa thuận tiện cho tổ/ nhóm chuyên môn xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá, phù hợp với kế hoạch giáo dục của nhà trường.

Sách giáo khoa Tiếng Việt 4 được xây dựng theo bài học, không quy định bắt buộc giới hạn số tiết cho mỗi bài nên giáo viên, tổ chuyên môn có thể hoàn toàn chủ động giảng dạy, triển khai kế hoạch kiểm tra, đánh giá, phù hợp với kế hoạch giáo dục của nhà trường. Tuy vậy, sách giáo viên vẫn có gợi ý số tiết cho mỗi bài để giáo viên tham khảo.

3. Tiêu chí 3: Phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của địa phương

3.1. Nội dung sách giáo khoa đảm bảo tính kế thừa, ngôn ngữ, nội dung và cách thức thể hiện phù hợp với văn hóa, lịch sử, địa lý của địa phương; có thể điều chỉnh để phù hợp với khả năng học tập của nhiều nhóm đối tượng học sinh và triển khai tốt với điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và các điều kiện dạy học khác của nhà trường.

Nội dung sách giáo khoa đảm bảo tính kế thừa, ngôn ngữ, nội dung và cách thức thể hiện phù hợp với văn hoá, lịch sử, địa lí của địa phương; có thể điều chỉnh để phù hợp với khả năng học tập của nhiều nhóm đối tượng học sinh và triển khai tốt với điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và các điều kiện dạy học khác của nhà trường.

3.2. Cấu trúc sách giáo khoa có tính mở, tạo điều kiện để địa phương, nhà trường chủ động, linh hoạt trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục; tạo cơ hội để nhà trường, tổ/nhóm chuyên môn, giáo viên bổ sung những nội dung và hoạt động đặc thù thích hợp, sát với thực tế địa phương.

- SGK Tiếng Việt 4 - Cánh Diều được thiết kế theo mô hình tích hợp, lấy hệ thống chủ đề - chủ điểm làm chỗ dựa để phát triển NL ngôn ngữ (cụ thể là các kĩ năng đọc, viết, nói, nghe), NL văn học, các NL chung và các PC phù hợp với trình độ nhận thức và tâm lí của HS lớp 4.

- Mỗi bài học chính trong sách là một đơn vị trọn vẹn về nội dung (một chủ điểm), trọn vẹn về các hoạt động học tập (đọc, viết, nói và nghe). Trong mỗi bài học, các hoạt động đọc, viết, nói và nghe được bố trí xen kẽ, luân phiên cho phù hợp với tâm lí tiếp nhận của học sinh (HS) và điều kiện dạy, học thực tế tại tỉnh ta.

3.3. Sách giáo khoa có giá thành hợp lý, phù hợp với điều kiện kinh tế của cộng đồng dân cư địa phương.

Sách giáo khoa Tiếng Việt 4 – Cánh Diều không có chỗ cho học sinh viết, vẽ nên có thể sử dụng lâu dài. Giá sách đã được Bộ Tài chính duyệt và phù hợp với kinh tế của người dân địa phương.

4. Tiêu chí 4: Các yếu tố đi kèm với sách giáo khoa đảm bảo chất lượng dạy và học

4.1. Phương pháp tập huấn, hỗ trợ đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí trong việc giới thiệu những điểm mới của sách giáo khoa đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018, cách sử dụng sách giáo khoa hiệu quả, đảm bảo chất lượng.

Các video giới thiệu sách hợp tác với đội ngũ VTV, các tiết dạy minh hoạ, các catalogue giới thiệu, kết hợp giới thiệu trực tiếp và trực tuyến hỗ trợ tới từng cán bộ và giáo viên trên khắp cả nước.

4.2. Nguồn tài nguyên, học liệu điện tử bổ sung cho sách giáo khoa đa dạng, phong phú, hữu ích.

Nguồn tài nguyên, học liệu điện tử bổ sung cho sách giáo khoa đa dạng, phong phú, hữu ích như phim, sách giáo viên, sách điện tử, sách tham khảo.

Ngoài ra, có 2 nhóm facebook để hỗ trợ GV và PHHS:

+ Nhóm Giáo viên Cánh Diều – Tiểu học (trên 50 000 thành viên). Trên trang mạng của nhóm, GV sẽ được tác giả SGK giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến chương trình, SGK tiểu học; trao đổi kinh nghiệm, giáo án, tư liệu dạy học,…

+ Nhóm Đồng hành cùng con học sách cánh Diều (trên 15000 thành viên). Trên trang mạng của nhóm, PHHS sẽ được tác giả SGK và GV giải đáp thắc mắc, hỗ trợ dạy con học.

4.3. Danh mục thiết bị dạy học kèm theo sách giáo khoa phù hợp, có chất lượng, dễ sử dụng, giá thành hợp lý.

Danh mục thiết bị dạy học kèm theo sách giáo khoa phù hợp, có chất lượng, dễ sử dụng, giá thành hợp lí.

4.4. Chất lượng sách giáo khoa đảm bảo yêu cầu (không bung, sứt gáy; giấy in tốt, khổ sách đúng quy định, kênh chữ dễ đọc; kênh hình màu sắc rõ ràng, thẩm mĩ,..)

Chất lượng sách giáo khoa đảm bảo yêu cầu (không bung, sứt gáy; giấy in tốt, khổ sách đúng quy định, kênh chữ dễ đọc; kênh hình màu sắc rõ ràng, thẩm mĩ, ...)

2.4. Kênh phân phối, phát hành sách giáo khoa kịp thời, đáp ứng yêu cầu.

Kênh phân phối của NXB Đại học Sư phạm, NXB Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh và Công ty CP Đầu tư xuất bản – Thiết bị giáo dục Việt Nam toả khắp cả nước, phát hành sách giáo khoa kịp thời, đáp ứng yêu cầu.

KẾT LUẬN:

– Kết quả bỏ phiếu lựa chọn ........ / ........ (............%)

– Sau khi rà soát theo các tiêu chí của Thông tư 25/2020/TT-BGDĐT bỏ phiếu tổ chuyên môn đề xuất lựa chọn sách giáo khoa Tiếng Việt 4 – Cánh Diều do Nguyễn Minh Thuyết (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên) để thực hiện trong năm học 2023 – 2024 và các năm tiếp theo.

Trên đây là ví dụ một mẫu biên bản chọn sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 4, các bạn có thể tham khảo các môn học khác ở đây:

ToánBiên bản chọn sách giáo khoa lớp 4 môn Toán
Lịch sử và Địa lýBiên bản chọn sách giáo khoa lớp 4 môn Lịch sử và Địa lý
Đạo đứcBiên bản chọn sách giáo khoa lớp 4 môn Đạo đức
Công nghệBiên bản chọn sách giáo khoa lớp 4 môn Công nghệ
Hoạt động trải nghiệmBiên bản chọn sách giáo khoa lớp 4 môn Hoạt động trải nghiệm
Tin họcBiên bản chọn sách giáo khoa lớp 4 môn Tin học
Khoa họcBiên bản chọn sách giáo khoa lớp 4 môn Khoa học
Giáo dục thể chấtBiên bản chọn sách giáo khoa lớp 4 môn Giáo dục thể chất
Âm nhạcBiên bản chọn sách giáo khoa lớp 4 môn Âm nhạc
Mĩ thuậtBiên bản chọn sách giáo khoa lớp 4 môn Mĩ thuật
Tiếng AnhBiên bản chọn sách giáo khoa lớp 4 môn Tiếng Anh

Trên đây là các mẫu Kế hoạch lựa chọn sách giáo khoa mới 2024 mới nhất. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết liên quan khác trong mục Tài liệu: Dành cho giáo viên nhé.

Đánh giá bài viết
8 14.338
0 Bình luận
Sắp xếp theo